Những Vụ Án Trên Thế Giới

Chương 191: Kẻ Ꮆiết người hàng loạt đầu tiên của lịch sử lại là em họ của một trong những vị Hoàng đế vĩ đại nhất Trung

Gao Chengyong - sát nhân hàng loạt người Trung Quốc, kẻ đã cưỡиɠ ɧϊếp và gϊếŧ hại 11 phụ nữ trẻ trong quãng thời gian 1988-2002 đã chính thức bị xử tử hình. Nhưng so với sát nhân hàng loạt đời đầu được ghi nhận trong lịch sử Trung Quốc và Thế giới, thì “thành tích” của Gao vẫn còn kém xa nhân vật sinh trước hắn tới hơn 2000 năm sau đây...

Không phải Nam tước dâʍ ɭσạи Gilles de Rais (thế kỉ 15), Quý tộc khát máu người Hugary Elizabeth Báthory (những năm 1600), Thug Behram – trùm giáo phái sát nhân tại Ấn Độ Thuggee (thế kỉ 19) hay Jack The Rippper – kẻ đã gϊếŧ cả trăm gái mại da^ʍ tại London những năm 1888, sát nhân hàng loạt đầu tiên được ghi nhận trong lịch sử là một người Trung Quốc. Thậm chí còn là một thuộc hàng danh gia vọng tộc, quyền lực có thể nói chỉ kém duy nhất Hoàng đế.

Liu Pengli – Lưu Bằng Lệ là cháu của vua Hán Cảnh Đế, em họ của vua Hán Vũ Đế - một trong hai vị Hoàng đế vĩ đại nhất thời kì đầu Đế quốc Trung Hoa cùng với Tần thủy Hoàng. Bằng Lệ là con trai thứ ba của Lương Hữu Vương Lưu Vũ. Lưu Vũ là con trai thứ năm của Hán Văn Đế Lưu Hằng với Đậu Hoàng hậu, trên Vũ có anh trai Lưu Khải – người sau này lên ngôi vua – chính là Hán Cảnh Đế.

Cha của Bằng Lệ, Lương Hữu Vương Lưu Vũ, vua của Lương Quốc, là chư hầu vương có thế lực nhất thời Hàn Cảnh đế. Sử gia đời sau từng nhận xét Lưu Vũ “tuy là thần tử nhưng cũng chẳng khác gì thiên tử”, tức không hề kém xạnh so với anh trai Lưu Khải Hán Cảnh Đế.

Lưu Vũ đương thời lập được nhiều công lớn, đặc biệt là giúp Hán Cảnh Đế dẹp loạn bảy nước chư hầu. Ban đầu tình cảm anh em giữa Vũ và Cảnh Đế rất bền chặt nhưng về sau Vũ ngày càng lấn quyền vua, liên tục chiêu mộ tướng sĩ, làm loạn triều cương, gϊếŧ cả đại thần Viên Áng.

Năm 144 TCN, Vũ bị Cảnh Đế trục xuất khỏi triều đình Trung ương Trường An rồi sinh bệnh mà chết tại Lương Quốc, thọ 41 tuổi. Sau khi Vũ chết, Cảnh Đế đã phân Lương Quốc thành 5 tiểu quốc, giao cho 5 con trai của Vũ làm vương cai quản (Lương, Tế Xuyên, Tế Đông, Sơn Đông, Tế Âm). Bằng Lệ, con trai thứ ba của Vũ là vua của Tế Đông – tức Tế Đông Vương.

Từ nhỏ, Bằng Lệ sớm đã không thích trau dồi việc học hành kinh sử mà chỉ mê luyện võ, bắn cung. Trong số 5 con trai của Lưu Vũ, Bằng Lệ là kẻ có võ nghệ và sức khỏe vô địch, thậm chí nức tiếng tại Lương Quốc. Nhưng Bằng Lệ là kẻ khát máu, luôn tìm kiếm sự khoái lạc qua việc gϊếŧ chóc, tra tấn người khác. Chính vì lý do này mà Lệ rất không được lòng cha khi Lưu Vũ còn sống.

Tuy nhiên, sự phát triển lệch lạc về nhân cách và sự khát máu ở Bằng Lệ lỗi phần lớn là do cha hắn. Trong trận chiến dẹp loạn 7 nước chư hầu, khi Bằng Lệ mới 7-8 tuổi, Lưu Vũ đã đem con theo cùng. Và chính việc nhìn thấy cảnh cha mình cùng tướng sĩ gϊếŧ chóc, máu chảy đầu rơi đã tạo ra một “vết hằn” lớn trong tâm sinh lý và sự phát triển của Bẳng Lệ sau này.

Có một giai thoại lưu truyền rằng, từ năm 15 tuổi, đã không có bất kì một binh lính nào trong quân của Lưu Vũ dám tập luyện hay song đấu với Bằng Lệ. Bởi cứ lần nào giao chiến là y như rằng Bằng Lệ sẽ gϊếŧ chết người lính đó. Gϊếŧ người rồi, hắn còn cắt tai, cắt ngón tay để làm chiến lợi phẩm với sự khoái trá rất bệnh hoạn.

Khi Bằng Lệ giữ ngôi Tế Đông Vương sau khi cha mất, cái sự khát máu đầy biếи ŧɦái của hắn còn tăng lên theo cấp độ nhân. Giờ Bằng Lệ không gϊếŧ người bằng việc song đấu nữa mà mỗi tuần hắn thường tổ chức các cuộc đi săn để thỏa mãn thú tính. “Đi săn” ở đây không phải săn thú trong rừng – chuyện vốn dĩ rất bình thường tại Trung Quốc thời đó mà là… săn người.

Những con mồi trong cuộc đi săn của Bằng Lệ thường là tù binh, tử tội, thậm chí là dân thường. Những người này sẽ phải khoác lên mình những bộ lông giả làm thú vật như hổ báo, cáo, hươu…, rồi được thả vào trong rừng tự tìm chỗ ẩn nấp khoảng nửa canh giờ trước khi Bằng Lệ cùng bộ hạ của hắn bắt đầu “cuộc săn”.

Chưa hết, phi đội sát thủ được cầm đầu bởi kẻ khát máu bệnh hoạn Bằng Lệ còn thường xuyên tổ chức những cuộc cướp bóc khách buôn hay dân thường tại các vùng núi ở Tế Đông để thỏa mãn thú vui gϊếŧ chóc. Với một kẻ chẳng thiếu gì về vật chất như Bằng Lệ thì gϊếŧ người là chính, cướp chỉ là phụ. Đồ cướp được hắn thường chia ra ban thưởng cho những bộ hạ có “thành tích” gϊếŧ được nhiều người nhất trong mỗi lần “đi săn” như vậy.

Theo ghi chép của Sử kí Tư Mã Thiên, riêng Bằng Lệ đã gϊếŧ không dưới 150 người, trong giai đoạn hắn giữ ngôi Tế Đông Vương. Phải tới năm 116 TCN, khi có quá nhiều người tố cáo những tội ác của Bằng Lệ, vua Hán Vũ Đế Lưu Triệt, cũng là anh họ của Lệ, mới tổ chức các cuộc điều tra xét hỏi.

Nhân chứng vật chứng không thiếu nhưng Hán Vũ Đế Lưu Triệt vì thương tình Hoàng thân quốc thích nên đã tha tội chết cho Bằng Lệ, chỉ tước ngôi Tế Đông Vương và đày hắn thành thứ dân, lưu ở Shangyong (nay là Trúc Sơn, Nam Đầu, Đài Loan). Ba năm sau, Bằng Lệ bị gϊếŧ chết bởi con cháu của những nạn nhân từng bị hắn sát hại để mua vui trong quá khứ