Tuổi thơ khắc nghiệt
Joseph Kallinger sinh ngày 11/12/1936 tại thành phố Philadelphia nhưng vào thời điểm vừa tròn 1 tuổi, bước ngoặt lớn nhất cuộc đời cậu bé Kallinger đã xảy ra, sau khi cha cậu bỏ rơi hai mẹ con. Người mẹ không có khả năng nuôi con đã buộc phải gửi Kallinger vào trại trẻ mồ côi.
Ngày 15/10/1939, hai vợ chồng người Áo nhập cư là Stephen và Anna Kallinger đã nhận nuôi Joseph Kallinger. Tuy nhiên, những tháng ngày sau đó của Kallinger cũng chẳng khá hơn. Tuổi thơ của cậu trôi qua trong đòn roi và bị lạm dụng nghiêm trọng. Các hình phạt mà Kallinger thường xuyên phải chịu đựng là quỳ trên những hòn đá lởm chởm, bị nhốt trong tủ quần áo, buộc phải ăn phân, bị đánh bằng búa hay thắt lưng và bị bỏ đói…
Tuy nhiên, bi kịch vẫn chưa dừng lại ở đó. Khi Kallinger chín tuổi, cậu còn bị tấn công tìиɧ ɖu͙© bởi người hàng xóm. Điều này đã khiến tâm lý của một đứa trẻ bị tổn thương nặng nề.
Sống trong môi trường như vậy nên ngay từ khi còn nhỏ, Kallinger đã thể hiện sự nổi loạn, luôn chống đối lại giáo viên và cha mẹ nuôi của mình. Những hình phạt cũng vì thế mà trở nên khắc nghiệt hơn. Như nhiều đứa trẻ khác, Kallinger cũng có mơ ước là được trở thành một nhà viết kịch. Tuy nhiên, ước mơ này đã sớm phải từ bỏ khi Kallinger bỏ học.
Kallinger kết hôn với người vợ đầu cũng là bạn học cũ khi chỉ mới 17 tuổi và có hai đứa con. Mối quan hệ đầy sóng gió với những trận bạo lực gia đình đã dẫn tới việc người vợ phải bỏ đi vào tháng 9/1956. Một năm sau, Joseph nhập viện vì những tổn thương não, các xét nghiệm chỉ cho thấy người đàn ông này mắc "rối loạn tâm lý."
Kallinger tái hôn năm 1958, sau khi được xuất viện và có năm đứa con với người vợ thứ hai. Tuy vậy, lần này cũng chẳng khá hơn. Kallinger thường xuyên ngược đãi vợ con và thường áp dụng những hình phạt tương tự như cách mà Kallinger phải chịu từ cha mẹ nuôi.
Hai cha con tội phạm
Vào ngày 23/1/1972, Joseph Kallinger đã trừng phạt cô con gái lớn của mình do tự ý trốn đi chơi bằng một chiếc bàn ủi nóng khiến cô bé bị bỏng nặng. Bị bắt một tuần sau đó, Kallinger phải trải qua 60 ngày kiểm tra tâm lý. Khi ở trong tù, bài kiểm tra IQ của Kallinger chỉ đạt 82 điểm. Người đàn ông này được chẩn đoán mắc bệnh tâm thần phân liệt hoang tưởng.
Cuối cùng các bác sĩ kết luận Kallinger không đủ năng lực nhận thức để xét xử. Bản án dành cho người cha này là bốn năm quản chế và buộc phải điều trị tâm thần.
Trong suốt thập kỷ tiếp theo, Kallinger dành gần như hầu hết thời gian ra vào các viện tâm thần, khi thì cố gắng tự tử, lúc thì định đốt nhà mình tới ba lần.
Ngày 26/6/1974, Kallinger tâm sự với Michael, đứa con trai 13 tuổi của mình về một sự thôi thúc gϊếŧ người từ bên trong. Trước sự ngạc nhiên của chính cha mình, Michael đáp lại một cách nhiệt tình: “Hãy làm đi, bố!”. Và rồi 11 ngày sau, Kallinger với sự hỗ trợ đắc lực của con trai, đã sát hại Jose Collazo, một thanh niên người Puerto Rico, ở Philadelphia.
Bắt đầu từ đây, Kallinger và con trai 13 tuổi Michael ngày càng dấn sâu vào những phi vụ phạm tội kéo dài ở thành phố Philadelphia (bang Pennsylvania), Baltimore (bang Maryland) và bang New Jersey. Trong sáu tuần tiếp theo, cả hai đã tấn công vào bốn gia đình và sát hại ba người chỉ với một chiêu thức giả làm nhân viên bán hàng để tiếp cận “con mồi”. Việc dễ dàng qua mặt cảnh sát khiến Kallingerm tiếp tục thực hiện các tội ác khác cho tới khi bị bắt giữ sau vụ tấn công vào gia đình Romaine.
Với tiền sử tâm thần, Joseph Kallinger tin rằng lần này, hắn sẽ tiếp tục thoát tội.
Phiên tòa đầy phẫn nộ
Tại phiên tòa xét xử Kallinger, rất nhiều bằng chứng đã được đưa ra khẳng định Kallinger là hung thủ gây nên những vụ trộm cắp, gϊếŧ người. Tuy nhiên, với những bằng chứng tâm thần trước đó, phía luật sư biện hộ cho rằng thân chủ của mình là người không bình thường về tâm lý và theo luật thì không thể buộc tội một người mà không kiểm soát được hành vi như Kallinger.
Đề nghị này đã khiến nhiều người có mặt tại phiên tòa cảm thấy phẫn nộ. Lúc này, các công tố viên lại đưa ra những bằng chứng minh Kallinger không chỉ là một người hoàn toàn bình thường, nhận thức được mọi chuyện mà còn là tên tội phạm ranh ma, biết tận dụng thời cơ và có sự tính toán để có thể qua mặt cảnh sát.
Kallinger là người đàn ông trụ cột của gia đình, lo tất cả các khoản chi tiêu cho gia đình, quản lý khá tốt cửa hàng đóng giày của mình. Hàng xóm cũng cho biết nhiều năm tiếp xúc với Kallinger nhưng họ cũng không nhận thấy điều gì bất thường ở người đàn ông này. Theo các chuyên gia, vấn đề tâm lý không ảnh hưởng gì đến việc gây án của Kallinger.
Bồi thẩm đoàn đã mất hơn một giờ đồng hồ để cân nhắc mọi chứng cứ và đưa ra phán quyết. Cuối cùng, tất cả đều thống nhất rằng vấn đề tâm lý không ảnh hưởng đến việc gây án của Kallinger. Phía luật sư của Kallinger có 7 ngày để kháng cáo.
Kẻ “tâm thần” khôn ngoan
Trong phiên tòa tiếp đó, phía luật sư của Kallinger đã thay đổi chiến thuật khi thừa nhận những bằng chứng buộc tội Kallinger. Tuy nhiên, theo luật sư, cần xem xét hoàn cảnh gia đình của Kallinger trước khi định tội hắn. Cái chết của cậu con trai một năm trước, mẹ hắn qua đời hai tuần sau khi hắn bị bắt, con gái xác định mắc bệnh hiểm nghèo…tất cả những điều này đã khiến Kallinger bị ảnh hưởng rất nhiều về tâm lý.
Mặc dù vậy, bồi thẩm đoàn cho hay những điều này không thể biện minh cho những hành vi độc ác lặp đi lặp lại của Kallinger. Ngoài ra, hắn còn lôi kéo cậu con trai mới 13 tuổi của mình vào tội ác. Kallinger bị coi là một kẻ bạo lực và nguy hiểm, bản án dành cho hắn có thể từ 30 đến 80 năm tù giam.
Trong thời gian chờ bị dẫn độ, Kallinger đã có những hành động kì quặc hơn nữa như muốn chứng minh hắn thực sự có vấn đề về tâm thần. Tuy nhiên, những việc làm của Kallinger được giám sát hằng ngày bởi các bác sĩ tâm thần, họ kết luận Kallinger đã cố làm vậy.
Ngoài ra, sự tính toán khôn ngoan của Kallinger còn thể hiện ở việc đã gửi thư cho Giáo sư Flora Chreiber, lúc ấy đang là giảng viên tiếng Anh, đồng thời là người phát ngôn của sở tư pháp Manhattan.
Mặc dù không có kỹ năng trong việc phân tích những vấn đề liên quan đến chứng rối loạn tâm thần nhưng bà Flora đã có một cuốn sách nhắc nhiều đến vấn đề này và mục đích của Kallinger là “nhờ” bà Flora tuyên truyền thông tin bệnh tình của hắn cho truyền thông.
Trong phiên tòa xét xử cuối cùng vào ngày 13/10/1976, Kallinger vẫn một mực không nhận tội nhưng sau hơn hai giờ bàn bạc căng thẳng, đoàn bồi thẩm đã tuyên Kallinger có tội. Ngày hôm sau, tòa tuyên án chung thân đối với Kallinger.
Trong quá trình bị giam giữ, Kallinger làm công việc sửa chữa những đôi giày của nhân viên nhà tù. Người đàn ông này cũng từng nhiều lần cố gắng phóng hỏa đốt phòng giam nhưng không thành. Năm 1986, Kallinger qua đời do bệnh tật, kết thúc cuộc đời của một tên tội phạm gây nhiều tranh cãi.