Những Vụ Án Trên Thế Giới

Chương 101: Vụ án Nicole Brown và Ron Goldman

Ngày 17.6.1994, sau một cuộc chạy trốn đầy kịch tính, được hàng triệu khán giả hồi hộp theo dõi trên sóng truyền hình trực tiếp, cựu ngôi sao bóng bầu dục Mỹ O.J. Simpson đã đầu hàng cảnh sát Los Angeles. Simpson bị truy tố vì nghi án gϊếŧ vợ cũ - Nicole Brown và tình địch 5 ngày trước đó.

Phiên tòa xét xử O.J. Simpson gây rúng động dư luận Mỹ, biến cựu ngôi sao bóng bầu dục trở thành bị cáo hình sự nổi tiếng nhất trong lịch sử nước này. Vụ án thu hút chú ý của đông đảo công chúng đến mức, người dẫn chương trình lừng danh Larry King từng tuyên bố trên kênh CNN: “Nếu chúng tôi có lịch phỏng vấn Chúa, nhưng O.J rỗi thì chúng tôi đành thất hẹn với Chúa vậy!”.

Rắc rối bắt đầu khi Nicole Brown và người tình Ronald Goldan được phát hiện đã chết với rất nhiều nhát đâm trên người ngày 12.6.1994. Cảnh sát tình nghi Simpson, 47 tuổi là thủ phạm sát hại vợ cũ và tình nhân của cô.

Sáng sớm ngày 17.6.1994, sau khi hay tin nhà chức trách chuẩn bị đưa ra cáo buộc chính thức chống lại mình, cựu ngôi sao bóng bầu dục đã tìm mọi cách chạy trốn khỏi Los Angeles. Tuy nhiên, cảnh sát đã xác định được Simpson đang có mặt trên một chiếc xe Ford Bronco màu trắng, do bạn của anh ta, cựu tuyển thủ bóng bầu dục nhà nghề Al Cowlings lái.

Khi trao đổi với đại diện cảnh sát qua điện thoại di động, Simpson giải thích anh ta đang có trong tay một khẩu súng và sẵn sàng tự sát. Nhà chức trách buộc phải đồng ý không dùng vũ lực chặn chiếc xe.

Một số hãng tin đã cử trực thăng bám sát và cập nhật mọi diễn biến của vụ việc. Toàn bộ quá trình cảnh sát truy đuổi Simpson đầy gay cấn đã được phát trực tiếp trên truyền hình, thu hút hàng triệu khán giả theo dõi.

Theo các nhân chứng, một đoàn xe cảnh sát không ngừng bám theo chiếc xe trắng do Cowlings cầm lái, trên nhiều tuyến đường của Los Angeles, trong lúc Simpson ngồi co ro ở ghế sau xe với khẩu súng tự dí vào đầu.

Cuối cùng, sau gần 9 tiếng đồng hồ chơi trò "mèo đuổi chuột", xe chở Simpson quay trở lại tư dinh của anh ta ở Rockingham. Lực lượng cảnh sát phải mất thêm 90 phút đối đầu căng thẳng nữa trước khi anh ta chịu đầu hàng. Khi khám xe và người, nhà chức trách thu được một khẩu súng, một bộ râu, ria ngụy trang và hộ chiếu của Simpson.

Phiên tòa hình sự đầu tiên xét xử Simpson vào ngày 24.1.1995 được xem là phiên tòa đông nhất trong lịch sử nước Mỹ. Trong gần 9 tháng sau đó, cứ mỗi lần diễn ra phiên xử cựu sao bóng bầu dục là hơn 1/2 dân số Mỹ lại hướng nhìn lên màn hình.

Đây cũng là vụ xét xử dài nhất trong lịch sử bang California, với án phí lên đến 20 triệu USD. Các thống kê chính thức cho thấy, tới 91% khán giả truyền hình Mỹ theo dõi vụ xét xử; 142 triệu người nghe tuyên án qua đài cũng như truyền hình. Thậm chí, có nghiên cứu còn nhận định, Mỹ mất hơn 25 tỷ USD vì công nhân lơ là công việc để theo dõi vụ án này.

Ngoài việc là tâm điểm chú ý của truyền thông, phiên tòa xử Simpson còn gây chia rẽ sâu sắc trong dư luận Mỹ cũng như đặt ra nhiều hoài nghi về hệ thống tư pháp nước này. Trong các cuộc thăm dò dư luận, phần lớn người Mỹ gốc Phi tin cựu ngôi sao bóng bầu dục, một người da màu, hoàn toàn vô tội. Trong khi đó, đại đa số người da trắng cho rằng anh ta chính là hung thủ.

Do không có chứng cứ thuyết phục để kết tội Simpson, ngày 3.10.1995, bồi thẩm đoàn gồm 9 người Mỹ gốc Phi, hai người da trắng và một người gốc Mỹ Latinh đã tuyên Simpson trắng án.

Phiên tòa hình sự kết thúc, nhưng luật pháp chưa buông tha Simpson. Một năm sau, ngày 23.10.1996, anh ta lại trở thành bị cáo trong một phiên tòa dân sự, xử vụ gϊếŧ Nicole Brown và Ronald Goldman ở Santa Monica, bang California. Lần này, mục đích của phiên tòa chỉ là quyết định xem các khả năng bị cáo gây án hay không gây án nhiều hơn. Truyện Đoản Văn

Cuối cùng, ngày 4.2.1997, bồi thẩm đoàn gồm một người da đen, một người Mỹ Latinh, một người châu Á và 9 người da trắng kết luận, Simpson phải chịu trách nhiệm về một số tội danh liên quan đến vụ sát hại vợ cũ và tình địch. Tòa ra phán quyết buộc Simpson phải bồi thường 33,5 triệu USD cho gia đình các nạn nhân.

Song, thực tế, gia đình của các nạn nhân hầu như không nhận được bồi thường từ cựu sao bóng rổ do anh ta bị phá sản, nợ tiền luật sư và phải cầm cố cả dinh thự ở Rockingham để trả án phí khổng lồ nhưng vẫn không đủ.

Về sau, Simpson sống bằng quỹ lương hưu 4 triệu USD do anh ta lập ra từ hồi còn chơi bóng bầu dục. Mỗi tháng, anh ta sẽ có hơn 20.000 USD từ quỹ và số tiền này tòa án không thể động tới. Simpson cũng chuyển tới sống ở bang Florida để tránh bị tịch thu tiền dành cho hoạt động bồi thường theo phán quyết của phiên tòa dân sự ở bang California.

Năm 2006, Simpson viết cuốn sách “If I did it” (tạm dịch "Nếu tôi làm việc đó"). Cuốn sách có một số đoạn miêu tả tỉ mỉ về những hành động “tưởng tượng” Simpson có thể làm, nếu muốn sát hại vợ cũ và tình địch. Sách đã được ấn định ngày xuất bản, nhưng bị hủy sau đó vì lo ngại sẽ gây phẫn nộ trong công luận.

Tháng 9.2007, cái tên Simpson lại được nhắc đến nhiều một lần nữa khi ông ta cùng 8 người khác tham gia một vụ cướp có vũ trang tại khách sạn Palace ở Las Vegas. Với nhiều tì vết trong quá khứ, Simpson, lúc này 60 tuổi, không được bảo lãnh tại ngoại và bị truy tố đến 12 tội danh từ bắt cóc, hành hung, cướp tài sản cho đến sử dụng vũ khí gϊếŧ người. Tháng 12.2008, cựu sao bóng rổ bị kết án 33 năm tù giam.

Tuy nhiên, sau tối thiểu 9 năm thụ án tại nhà tù ở thành phố Lovelock, bang Nevada, ngày 1.10.2017, Simpson, 70 tuổi đã được ân xá, phóng thích trước thời hạn do cải tạo tốt.