Em Gái Nhà Rimbaud

Chương 17

De Laet khua tay múa chân, kể cho Vitalie nghe bọn họ đã bụp Charles một trận tơi bời trút giận thay cô thế nào, Arthur đứng bên tít mắt cười nghe. Hai bọn họ học đủ thói quen của thanh niên mới lớn, ngoài uống rượu ra thì còn học cả hút thuốc. Nhưng không phải là thuốc lá thanh niên ở thủ đô lớn hay hút, mà bọn họ hút tẩu.

Arthur thích đội mũ dạ trên đầu, miệng ngậm tẩu. Tẩu không quá to, bên trong bỏ một nắm thuốc lá sấy màu vàng tươi. Vitalie phải liên tục xác nhận là mấy thứ như ma túy vẫn chưa lưu hành ở Charleville, chỉ có ở Paris và một số thành phố lớn, là thứ cần phải có đối với những nghệ sĩ trẻ thời thượng.

Vitalie lo lắng cũng phải, với cái tính cách “cứ cấm cái gì là thử cái đó” của anh trai, anh mà thử được ma túy thì kiểu gì cũng sẽ nghiện. Phải nói giới trẻ văn nghệ rất thích làm mấy trò gây ảo giác, gọi là “tìm cảm hứng”, Arthur cũng không ngoại lệ.

Còn cả absinthe* nữa. Hiện tại anh vẫn chưa nghiện absinthe là vì trong tay anh không có tiền, nhưng đợi đến khi anh kết bạn với Verlaine rồi lên Paris, có khả năng sẽ…

(*Absinthe là loại nước có cồn thường có màu xanh lục, từng bị xem như một loại ma túy tác động trí tuệ gây nghiện và gây ảo giác nguy hiểm. Trong thực tế, Arthur Rimbaud cũng là người nghiện loại thức uống này.)

Hiện tại anh đang mê muội thơ ca của trường phái Parnassian, rất ngưỡng mộ Verlaine và Marat, cũng nghe nói Paul Verlaine có họ hàng ở ngay tỉnh Ardennes, gần Charleville, cách đây không lâu vì chuyện của công xã Paris nên Verlaine đã đến lánh nạn ở nhà họ hàng một thời gian.

Arthur nghe người ta nhắc đến Verlaine thì nói anh có thể viết thư gửi kèm thơ ca của mình cho ông ta. Anh rất đắc ý, cảm thấy thơ của mình rất ổn, chẳng qua không được nhiều người tán thành, chính vì vậy mà anh rất rầu rĩ.

Thực tế chính là: Anh là một chàng trai trẻ không có tiếng tăm, múa may vài chữ không được thế giới bên ngoài tán thành, vẫn chỉ là một cậu bé nhà quê ở Ardennes vô danh.

Thơ của anh khác hẳn thơ ca lưu hành ngày trước và hiện tại, tuy “thiên tài” được mọi người công nhận chỉ có thiên tài toán học và âm nhạc, nhưng văn học cũng thế, dù là thơ hay tiểu thuyết, một tác giả có thiên phú thì dù không học nhiều, cách hành văn người ấy viết ra không giống với cách hành văn mà những người khác cần phải sửa đi sửa lại nhiều lần để “hoàn thiện”. Cái gọi là “cảm hứng” chính là “thiên phú”, không thể “rèn luyện” và cũng không thể “bắt chước”.

Trong nhà Rimbaud không ai có thể đọc hiểu thơ Arthur viết, đến Vitalie cũng không dám chắc chắn cô hiểu được. Thơ của anh từ đơn giản tự nhiên của năm trước biến thành công kích hận đời của hiện tại. Anh ghét sự câu nệ và vô vị ở thị trấn Charleville, cũng ghét mẹ thường xuyên càu nhàu, nhưng anh lại không có lý do để rời đi, chỉ có thể lấy tính phản nghịch của trẻ con để bộc lộ sự bất mãn của mình.

“Không. Dơ bẩn này mới là tổ tiên ta!

Ôi! Đồng bào đâu đã còn là kỹ nữ. Bước ba bước,

Cùng san bằng tòa ngục Bastille.

Con quái vật rỉ máu từng phiến gạch,

Thật ghê tởm; ngục Bastille sừng sững,

Tường loang lổ kể ta nghe tất thảy,

Còn ta bị bóng tối nó nhấn chìm.

– Hỡi công dân! Để lại nỗi buồn quá khứ,

Cùng chiếm ngục hóa nó thành tro bụi!”(1)

Bài trường thi với tựa đề Người thợ rèn này có lẽ đã thể hiện sự phẫn nộ và thất vọng của anh trước sự thất bại của Công xã Paris. Anh là người thẳng thắn, chất phác, diễn đạt suy nghĩ của mình bằng những câu văn trong sáng, không sửa đổi; Anh có sự sắc sảo và tự phụ của một thiên tài, nhưng vẫn phải cần sự công nhận của người khác. Mà sự phiền não lớn nhất của anh là thứ nhất không có tiền, thứ hai là quá trẻ.

Không có tiền, anh không thể cứ ở mãi bên ngoài, cũng không thể đi đến những nơi mình muốn, bởi vì còn quá trẻ nên anh luôn bị những người lớn tuổi coi thường.

Vitalie rất thổn thức trước hai vấn đề này.

“Đáng nhẽ anh không nên chỉ cứ ở Charleville, em thề.” Cô nói thật.

“Anh không biết phải làm gì mới có tiền. Anh muốn có thật nhiều tiền.” Arthur phiền não. Lần này đến Paris là anh đi bộ, anh đi được và sẵn sàng đi bộ, tổng quãng đường là 480 km, nhưng anh vẫn không thể ở lại Paris, càng không biết làm thế nào để người khác “đọc” thơ của mình.

“Về vấn đề tiền bạc, em sẽ nghĩ cách giải quyết.” Cô ôm việc, “Nếu anh thi tốt nghiệp toàn quốc rồi nói với mẹ là anh muốn lên Paris học đại học, kiểu gì mẹ sẽ cho anh sinh hoạt phí.”

Arthur vẫn do dự: Anh thực sự không có hứng thú với việc học đại học.

De Laet hăng hái bắt đầu khuyến khích anh, “Đúng thế, cậu nên thi tốt nghiệp toàn quốc đi, như vậy chúng ta có thể cùng lên Paris học đại học. Đến sang năm chắc Paris cũng ổn ổn rồi.” Da Laet quá hiểu rõ nguyện vọng của cậu bạn thân. Bản thân anh ta còn không dám trốn nhà chạy đến Paris mà, bởi sợ bị đánh gãy chân. Hoàn cảnh gia đình của anh ta khá hơn một chút. Trước khi Mezieres bị quân Phổ bắn phá, gia đình anh đã mở một cửa hàng bách hóa, cũng coi như là tiểu thương. Nhưng anh không dám chạy trốn khỏi nhà, anh sợ nước mắt của bà De Laet – mẹ anh, đây là sự khác biệt giữa người với người.

Arnest De Laet là con trai thành phố điển hình, chỉ nổi loạn trong một phạm vi giới hạn, tức là cũng giống như những chàng trai khác, hút thuốc và uống rượu. Dù hai chàng trai cứ luôn miệng nói phải đi cho biết về gái mại da^ʍ, song chẳng có lá gan ấy —— Charleville và Mezieres rất nhỏ, ai cũng biết mấy cô gái kỹ nữ, nếu một chàng trai trẻ lại đi chăm sóc cho gái điếm thì chắc chắn sẽ bị chế nhạo.

Bọn họ chưa bao giờ nói với Vitalie là thích con gái nhà nào, hai người bọn họ cũng không xem trọng các cô gái trẻ ở Charleville và Mezieres, cảm thấy bọn họ hoặc là quá ngốc, hoặc là quá thích chê bai người ta, tóm lại, ngoài các cô gái nhà Rimbaud và De Laet ra thì con gái nhà người khác chẳng tốt đẹp gì.

Vitalie không nghi ngờ về xu hướng tìиɧ ɖu͙© của Arthur, đó là bởi vì những bài thơ nhuốm sắc tình mà anh từng viết ngày trước, hay thậm chí là những tác phẩm trước đó của anh, câu văn rất non nớt, anh viết xong lại quên mất chúng, nhưng Vitalie luôn cẩn thận thu thập các tác phẩm của anh!

Trong mắt cô, Arthur chưa đến 17 tuổi là một chàng trai vẫn chưa thấu rõ “tương lai” của mình, anh ghét chốn nông thôn, nhưng anh không biết phải làm sao để rời quê nhà. Sử dụng cách nói “sự phiền muộn của chàng Werther”*, trạng thái này của anh cũng có thể gọi là “sự phiền muộn của chàng Rimbaud”.

(*Tiêu đề tiếng Việt của tác phẩm The Sorrows of Young Werther là “Nỗi đau của chàng Werther”. Xét đến việc nội dung tác phẩm không liên quan đến tình trạng của Arthur nên mình sử dụng tiêu đề tiếng Trung cho phù hợp hơn, ở đây Vitalie cũng chỉ có ý nhắc đến tiêu đề, không ví von với nội dung.)

Thậm chí cô đã chuẩn bị xong cho anh: Đầu tiên là thi tốt nghiệp xong, sau đó đợi sang năm khi tình hình ở Paris ổn định thì Arthur có thể lên Paris nộp hồ sơ đại học. Cô không muốn anh đi Paris rồi gặp Paul Verlaine, cho dù xu hướng tính dục của Arthur là gì đi nữa thì anh vẫn còn đang vị thành niên, Verlaine không nên dụ dỗ anh.

Arthur không nhất thiết phải học lên đại học, nhưng anh sẽ cần một tấm bằng đại học để có một công việc tốt trong tương lai, cô không thể đảm bảo sau này mình có thể kiếm được nhiều tiền để nuôi anh, nên cô chỉ có thể để anh ấy làm việc chăm chỉ trước. Là em gái, cô sẵn sàng hỗ trợ cho một người anh trai thiên tài. Nhưng trước hết, cô vẫn còn là một đứa trẻ 13 tuổi.

Làm gì để có thể kiếm tiền, kiếm thật nhiều tiền đây?

***

“Điều tra thị trường trước đã.” Mấy hôm sau, Vitalie đang “đổ bệnh” trịnh trọng tuyên bố.

“Điều tra thị trường?” Arthur ngẫm nghĩ, lại là từ mới gì đây?

“Tức là xem hiện tại có nghề nào làm ra tiền được không.”

Arthur và De Laet trầm ngâm.

De Laet nói: “Nghề xây dựng?” Bởi vì sau khi chiến tranh đã kết thúc, Mezieres nơi bị bắn phá đã bắt đầu công việc tái thiết sau chiến tranh. Những ngôi nhà, cửa hàng và đường phố đang được xây dựng khắp nơi trong thị trấn nhỏ.

“Tiệm bánh đi.” Arthur rất ám ảnh với việc “ăn uống”. Những cậu bé ở độ tuổi của anh ăn rất nhiều, không bao giờ ăn đủ và luôn chóng đói.

“Chà, đúng là không thể thiếu tiệm bánh được.” Vitali đồng ý, viết ra giấy. “Còn về ngành xây dựng, cả nhà em và anh đều không phải là dân trong nghề, không hiểu.”

De Laet phì cười, cảm thấy một cô bé 13 tuổi thảo luận việc kiếm tiền là chuyện buồn cười nhất thiên hạ.

Vitalie không cười. Không những không cười mà còn rất nghiêm túc nhìn anh.

Anh xấu hổ, “Hay là, cửa hàng bách hóa?”

Vitalie suy nghĩ, “Cũng được, nhưng phải có tiền thuê cửa hàng, nhập hàng, còn phải thuê người trông tiệm, có vẻ phiền.” Việc này cũng tương tự với siêu thị nhỏ ở đời sau. Khoan nói tới việc kiếm được nhiều, nhưng chắn không có vấn đề gì khi duy trì ấm no của một nhà. Nhưng cũng khá là phiền bởi cần có người trông coi cửa hàng. Có điều cũng nói rồi đấy, mở cửa hàng bách hóa phù hợp với nhà bọn họ hơn: Bà Rimbaud có công việc để làm, sẽ không giám sát bọn trẻ rồi cằn nhằn suốt ngày nữa; sau này cửa hàng bách hóa còn có thể làm của hồi môn cho Isabelle —— khu ruộng đất của gia đình sẽ dành cho hai người anh, nhà ở Saint Laurent chuẩn bị cho hai cô con gái sẽ đưa cho người nào lấy chồng gần hơn, đứa còn lại nhận được số tiền tiết kiệm của mẹ.

Vitalie chưa bao giờ nghĩ đến việc nói với mẹ là cô không muốn kết hôn, ít nhất cô sẽ không tìm bừa một người đàn ông buồn tẻ vô vị ở Charleville mà kết hôn. Theo cô thấy, hôn nhân đúng là một việc làm ăn thua lỗ, nếu mẹ cô không lấy chồng, chỉ dựa vào 30.000 tiền hồi môn cùng thu nhập từ tiền thuê đất thì vẫn có thể sống thoải mái, không cần lo lắng vì hai cậu con trai đang ở tuổi nổi loạn —— dù có thể sẽ không có nhà thơ thiên tài Arthur. Chao ôi! Chuyện này đúng là tệ. Nhưng cũng đâu thể vì tiền cảnh không chắc chắn mà kết hôn sinh con được?

Nên kết hôn không phải chuyện quan trọng, sinh con còn xếp sau rất nhiều chuyện.

***

Về việc mở một cửa hàng bách hóa tại nhà, Arthur đồng ý sau khi nghe ý kiến

của Vitalie. Vì phần lớn thời gian mẹ không có “công việc” chính thức, công việc chủ yếu của bà là chăm sóc quản thúc con cái, nên trong mắt hai cậu con trai đang ở tuổi nổi loạn, mẹ cằn nhằn liên tục thật khó chịu; Đàn ông, kể cả con trai, đều không xem công việc ở nhà của phụ nữ là “công việc” và “chi ra”, hiện tại Vitalie chưa muốn sửa lại chủ nghĩa phái nam lạc hậu này của anh. Arthur phàn nàn không có ai xem anh là đàn ông mà đối xử ngang hàng, nhưng chính anh cũng đâu đối xử bình đẳng với em gái.

Tóm lại, em gái vẫn là trẻ con, ý thì hay nhưng vẫn chưa đến tuổi đưa ra quyết định, làm đại sự.

Thế là, Arthur nói với bà Rimbaud, có thể cân nhắc việc mở tiệm bách hóa.

___

(1) Bài thơ “Người thợ rèn” được Arthur Rimbaud sáng tác vào khoảng năm 1870-1871 (tức 16-17 tuổi). Các tác phẩm của ông vốn rất khó dịch và số các bài thơ được dịch tiếng Việt lưu hành trên mạng cũng rất ít. Bài thơ trên mình không tìm thấy bản dịch tiếng Việt, đành “phóng tác” về mặt chữ từ bản dịch tiếng Anh của A. S. Kline.

Thông tin thêm từ tác giả và từ google:

Những thành tựu và tài năng nghệ thuật của Rimbaud đã được giới văn học Pháp và thế giới ghi nhận trong hơn 100 năm. Mỗi khi nói về lịch sử văn học Pháp thế kỷ 19 nói riêng và văn học Pháp cùng thơ ca Pháp nói chung, người ta sẽ nhắc đến Rimbaud. Verlaine là một nhà thơ theo trường phái lãng mạn, trên thực tế Rimbaud không thuộc trường phái nào, dù chịu ảnh hưởng của thơ lãng mạn nhưng thơ của ông không thuộc trường phái lãng mạn, và cũng không thuộc về chủ nghĩa siêu thực. Có người cho rằng ông là người mở đường cho thơ “siêu thực”. Đây là lý do xuất hiện danh hiệu “nhà thơ siêu thực” của ông.

Rimbaud chủ trương nhà thơ cần phải mở những cuộc mạo hiểm vào những vùng tăm tối u uẩn của tâm linh: Nhà thơ phải trở thành kẻ thấu thị (un voyant). Đó là kẻ có khả năng nhìn bao quát tất cả ý thức, vô thức, tiềm thức hoặc những địa hạt nào khác nữa chưa được đặt tên trong tâm hồn con người. Đó cũng là kẻ có thể phát biểu những điều mà từ trước người ta coi như không thể phát biểu được, có thể biết những cái vốn được xem là bất khả tri. Nhà thơ phải biết khai thác những ảo giác, và phải bắt giác quan đi chệch ra ngoài những lối mòn mà ông gọi là “sự hỗn loạn của các giác quan” (dérèglement des sens) để khám phá cái mới.