Tờ mờ sáng, cuộc sống về đêm của một nhóm người Hương Giang nhỏ vẫn chưa kết thúc, nhưng ngõ nhỏ ở Thâm Thủy Phụ đã bắt đầu thức tỉnh.
Tiếng mở cửa sổ, tiếng đánh răng rửa mặt lao xuống ống nước, xuyên qua cửa sổ hoặc những bức tường cách âm có hiệu quả chẳng đáng tin cho lắm, truyền tới giữa khu nhà.
Mọi người tỉnh lại từ trong giấc mộng, chào đón bọn họ là một ngày mới bình thường.
Tiếng đóng cửa của anh trai vừa ra ngoài mua thức ăn trở về đánh thức Dịch Gia Di, cô mơ màng vẫn chưa mở nổi mắt, còn em gái ngủ trên giường lại quay người một cái ngồi dậy trên giường.
Sau đó động tĩnh em gái xuống giường đã hoàn toàn đánh thức cô, mở mắt đã trông thấy làn váy ngủ để lại tàn ảnh của em gái khi chạy đi và ánh sáng mờ ảo lốm đốm rải lên chiếc ván giường cũ.
Trên thành giường còn dán đủ loại tranh, giấy, lời ghi chú và ảnh cũ, tất cả đều là dấu vết nhỏ nhặt của người vừa mới rời khỏi căn phòng trước đó và người đang từ từ dậy khỏi chiếc giường này.
Dịch Gia Di đã xuyên qua nơi này gần một tháng, đang dần tiếp nhận thân phận mới của mình, cũng dần quen với chung cư nhỏ bốn người ở chưa đến năm mươi mét vuông này.
Cô lăn một cái bò dậy, nhân lúc em gái đang xếp hàng đi vệ sinh, cô đã mặc xong quần áo, gấp gọn chăn chiếu.
“Chị cả.” Dịch Gia Như vò loạn mái tóc đi vào.
“Em ngủ thêm một lúc đi.” Dịch Gia Di chen qua vai em gái, đi ra khỏi căn phòng nhỏ mờ tối chật chội nhưng lại sạch sẽ.
Anh cả Dịch Gia Đống cách cửa kính đã ố bẩn không có cách nào lau sạch của nhà bếp liếc mắt nhìn cô, mở miệng hỏi: “Hay là cắt tóc đi, gội đầu lãng phí dầu gội, chải đầu cũng tốn thời gian, làm cảnh sát vẫn nên trông gọn gàng một chút.”
Dịch Gia Di vuốt mái tóc dài vừa dày vừa mượt vừa đen trong tay mình, kiếp trước thi nghiên cứu sinh rụng tóc đến mức còn muốn đặt tên cho từng cọng tóc, bây giờ vất vả lắm mới có một bó to như vậy cơ mà…
“Em không nỡ.” Cô lẩm bẩm một câu rồi búi gọn tóc buộc lại sau đầu một cách lưu loát nhanh nhẹn.
Cảnh sát…
Ai mà nghĩ được cơ chứ, Dịch Gia Di đã từng nghĩ đến bất cứ công việc gì mà tương lai mình sẽ làm, văn thư, nhân viên tiêu thụ, buôn bán, nhân viên nghiệp vụ… thậm chí ngay cả bán hàng trên mạng… nhưng mà cảnh sát?
Nghe chẳng có tí liên quan nào đến cô cả?
Nhưng cứ cố tình sau khi cô chiến đấu không biết bao nhiêu ngày đêm vì thi nghiên cứu sinh, vừa mới tỉnh lại đã biến thành một nữ cảnh sát Hương Giang vừa mới tốt nghiệp được phân công đến sở cảnh sát làm văn chức.
Ăn xong bữa sáng và tạm biệt anh cả, cô cắp cái xe đạp cũ mèm trên hành lang rồi lạch bạch xuống lầu.
Mở khóa xe cưỡi lên, trong nháy mắt chân phải dùng sức, vụt cái người và xe hợp nhất phi như bay…
Đừng trách cô đạp quá nhanh vì cô có nỗi khổ trong lòng.
Vòng ra khỏi con hẻm tới đường Cây Sồi thật sự có quá nhiều hàng xóm tốt.
Người Hương Giang đông đúc, bình dân, khu nhà tập thể Thâm Thủy Phụ đông dân nghèo lại càng hơn thế. Các hàng xóm đều là người ở lâu tại khu vực này, mọi người đều quen biết nhau, mỗi một chú một thím cô gặp được khi đi đường đều sẽ chào hỏi cô, không một ai bỏ sót.
Cho dù đang vùi đầu ngồi trong ngõ đọc báo cũng phải ngẩng đầu khỏi tin tức lớn, như thể chào hỏi hàng xóm là một chuyện quan trọng hơn vậy.
Còn quan trọng hơn nghe tin đồn về gia đình giàu có trên bản tin Hồng Kong hôm nay sao? Còn quan trọng hơn hung án đáng sợ được in thể chữ vừa đậm vừa to sao?
Toàn bộ Hương Giang đại khái đều không hiểu “ám ảnh sợ xã hội” viết thế nào.
Xuyên qua ngõ, Dịch Gia Di thi thoảng lại ngẩng đầu nhìn tấm biển đèn nê ông ảm đạm vào ban ngày nhưng vẫn bày đầy chi chít ở đó, đây chính là dấu ấn huy hoàng của Hương Giang những năm chín mươi.
Đếm hết mười bảy giao lộ nhưng thật ra lộ trình cũng chỉ hơn một cây số, bình an đến được sở cảnh sát Du Ma Địa, tây Cửu Long.