Giá Của Cái Nghèo

Chương 13

…Ông bà Đỏ bế con về khi trời đã về khuya, ăn được bữa cơm đã tốn công thì chớ,còn xịt cả máu đầu. Trước khi về, bà Phóng có hòa giải bằng cách đưa một ít đồ thừa với túm vải cho bà Đỏ mang về nhà. Nhưng vì tức, ông giằng lấy trong tay con ,không nói không rằng, ông quăng luôn xuống ao, nhổ một bãi nước bọt . Người ta có thể chê ông nghèo, nhưng không có quyền phí bảng lòng tự trọng của ông.

Nhìn đùm thức ăn nổi trên mặt ao, bà Đỏ tiếc, nói với chồng:

– Sao ông làm càn thế? Cái điếu bát như thế mà ông đập vào đầu, lỡ làm sao thì u con tôi biết sống thế nào?

– Tôi cao số lắm, chết thế nào được mà bà lo. Tôi mà chết nhanh, thì đã chết từ lâu rồi. Thôi, đi về thôi…

Nói rồi ,cả ba lại lững thững đi. Có lẽ họ sẽ chẳng thể quên được bữa cơm ngày hôm nay. Sau này, có thể họ sẽ không nhớ được bữa cơm hôm ấy có gì, thế nhưng sờ vết sẹo trên đầu, thì người ta biết nguyên nhân là do đâu.

Hiếu được ông Phóng mời ở lại, ông không vòng vo mà nói ngay:

– Anh định tính thế nào?hóa ra thầy người ta nói không sai, có người nhà anh mang bầu trùng với con Khuê. Sau này, tội vạ đâu anh có gánh được không? Sao tôi nói mà anh không biết nghe thế nhỉ?

– Thật! Bởi vậy người ta mới nói, người ta cũng có hai tay hai chân, mình cũng có hai chân hai tay mà mình vẫn không có gì thì phải xem lại. Nhà giàu có thì chớ, đằng này nghèo không ngóc nổi đầu mà đẻ cho lắm thế hở? Anh là con, là lớn, là người biết suy nghĩ mà không biết đường tham gia với ông bà bên ấy à?

Ông bà Phóng người nói, người vun gây áp lực cho Hiếu ,hắn lí nhí giải thích:

– Không phải là con không để tâm, nhưng con chưa tìm được hướng giải quyết thích hợp. Dù gì , nó cũng là em con, ghét bỏ thế nào cũng là là máu mủ anh em cùng thầy cùng u đẻ ra ….

– Xời phét! Anh dẹp ngay cái tư tưởng ấy đi. Tôi nói anh hay, anh em đông để làm cái gì? Một mẹ nuôi được mười đứa con ,chứ mười đứa con làm sao nuôi nổi một mẹ ?. Nói ngay thế này thì anh hiểu, hồi bé anh em nhà anh có tranh giành cái bánh , hay miếng oản chia nhau không đều có đánh cãi chửi nhau không. Lớn lên thì sẽ đánh nhau về tiền bạc, về của cải , chứ ở đấy mà máu mủ mới ruột rà. Bởi vậy, người ta mới có câu: ” Hồi bé thì bám víu lấy nhau, sau này khôn lớn ai giàu người ấy ăn “là vậy đấy. Lớn bằng ngần này rồi ,mà cách sống anh còn phải để tôi dạy thì chịu. Anh sống thế nào thì tôi không biết, nhưng đừng để nó ảnh hưởng đến con đến cháu tôi là đếch có được đâu đấy.

Nói xong thì ông Phóng đi vào trong nhà, để cho bà Phóng ngồi tiếp ông con rể. Tuy không ưa gì Hiếu, nhưng cũng khômg thể ghét hắn được, vẫn còn con gái mình đây. Nghĩ thế nào, bà rút một sấp tiền ra dúi cho con rể, giọng ngọt nhạt, bà khuyên:

– Con đừng để ý đến mấy lời của ông ấy nhé, ông ấy ăn nói cục cằn, nhưng cũng chỉ vì lo cho con cho cháu mà mà thôi. Con cầm lấy ít tiền này hai vợ chồng mua gì ngon ngon mà ăn. Chuyện thầy con nói, chuyện bên gia đình , thầy u bên này cũng không tiện can thiệp, nhưng u tin con sẽ có cách giải quyết êm đẹp ,chẳng ai lại muốn vợ con hay bản thân mình khổ cả phải không nào…

Hiếu thở dài thượt gật đầu, bà Phóng nói dễ nghe khiến Hiếu cũng day dứt, hắn hứa:

– Con hứa với thầy u, nhất định sẽ giải quyết êm đẹp trước khi nhà con sinh cháu.

… Rồi, cuộc sống lại cứ thế diễn ra, Khuê sống ở nhà chồng nghèo khó mà cứ nghĩ bị đi đày, ở sung sướиɠ đã quen, giờ bắt cô phải sống cảnh túng thiếu. Nhiều lúc cô nghĩ vì có bầu trước mong muốn không bị người đờii cười chê, để phải chịu cảnh khổ này…. quả thực là không đáng.

– Con ơi!dậy thôi, dậy trông em cho thầy u đi làm với…

Tiếng bà Đỏ gọi con ,rồi kéo phăng cái cửa sổ khiến ánh sáng hất vào phòng. Sáu giờ sáng tuy chưa phải là nắng cháy da cháy thịt ,xong cũng không còn sớm đối với người nhà nông.

Khuê leo nheo con mắt nhìn u chồng, nhíu mày Khuê nói:

– Đã sáng rồi hở u? Nhanh nhỉ?

– Ừ ,sáng rồi con ạ. Con dậy trông em ,u con ra chợ, thầy với thằng Hiếu đi làm từ gà gáy rồi, chắc hai thầy trò chẳng cuốc được một xào rồi ấy chứ. Dậy đi nhé, u đi đây không muộn.

Nói rồi, bà Đỏ đi ngay bởi không còn sớm nữa, từ khi Khuê về nhà này làm dâu, bố mẹ chồng cũbg chưa bắt cô làm gì ,ngoại trừ việc trông nhà. Có con dâu là người giàu quả thực không muốn sai, bởi Khuê có biết làm gì đâu mà bảo.

Uể oải đi ra ngoài, thấy cái Thảo đã ngồi ngoài đấy từ bao giờ. Không đoái hoài gì đến nó , Khuê đi thẳng xuống bếp xem có gì ăn, nhưng ngày hôm nay bà Đỏ lại chẳng nấu gì. Cạnh sân giếng có ba cái bát còn dính cơm vứt trơ trọi. Khuê thở dài lầm bầm một mình:

#playerDailymotion {width: 520px; float: right; padding-left: 10px; margin-right: -10px;}

– Hôm nay không nấu gì ăn sao? Ăn cơm nguội thế này, ai mà ăn được.

Tuy bầu, nhưng Khuê không nghén ,cô rất thèm ăn. Cầm bát muối ra sau nhà xem có gì ăn được, thì phát hiện ra có dái mít . Vậy là,có bao nhiêu mít non Khuê vặt sạch chấm muối. Cảm giác chát xít đến thé cổ khiến Khuê đã cơn thèm.

Nhưng ăn rồi, Khuê mới nhận ra nếu ông bà Đỏ mà biết thì lại to chuyện. Thế nên hôm nay để lấy lòmg, Khuê bắc bếp nấu cơm canh trước để tỏ lòng thành, và chứng minh mình không ăn hại.

Nấu cơm cho nước theo hệ tâm linh , xong xuôi, khi đang định cầm rổ ra vườn hái rau ,thì người bên nhà theo lệnh của bà Phóng mang con gà, yến xào, và trái cây cho con gái tẩm bổ. Nhìn con gà Khuê hí hửng mang đi mổ, trong đầu cô nghĩ có món gà luộc là nhanh chóng mà dễ dàng nhất. Cho nên đã bắt tay vào nấu mặc dù từ bé đến giờ Khuê chưa mổ gà lần nào..

Khi đang luộc gà thì ba người nhà Hiếu cũng về tới nơi, bà Đỏ định mang rổ đi hái rau thì Khuê khoe:

– U không phải hái rau nữa đâu, con nấu cơm xong cả rồi ạ.

Nghe con dâu nói mà tất cả người nhà chồng đều không tin. Bà Đỏ nói:

– chắc nãy sang nhà thầy u ăn rồi chứ gì. Vẫn phải nấu cho thầy với cho chồng con ăn chứ.

– Không đâu u, hôm nay con nấu thật mà. Cơm con nấu xong rồi ,đang luộc gà u ạ..

Bà Đỏ sốc không nói lên lời , có con dâu bao ngày có bao giờ thấy nó làm được gì ra hồn đâu. Ông Đỏ nghe con dâu nói thì cười, ông bảo:

-Con nó nói thế rồi thì càng tốt chứ sao. Để tôi vào bếp xem thử.

Nói rồi, ông Đỏ đi vào bếp, Khuê cũng sốt sắng đi vào. Mở vung ra, đúng thật có con gà trong ấy. Nhưng chẳng hiểu Khuê luộc thế nào, mà người con gà còn nguyên lông là lông,hai chân chổng ngược lên trời còn chưa bóc móng. Khi nhấc cái chân con gà lên ,thì thịt của con gà nhũn như đỉa tụt hết cả xương. Nghĩ thế nào, ông Đỏ mở cả nồi cơm được đứa con dâu vùi ở tro bếp ra, quả như dự đoán, bên trên phủ một lớp tro đen kịt ,đảo từ dưói lên cơm lõng bõng nước đặc quánh như bámh đúc, dẻo đến nỗi nó dính cả vào cái thìa rồi rơi ra tong tỏng:

– Ơ, sao lại thế nhỉ? Con đo đúng y như u bảo một đốt ngón tay nước. Mà thế nào nó lại nhão không biết?

. Khuê gãi đầu thanh minh,ông đỏ cười, chỉ vào nồi cơm rồi hỏi lại con dâu:

– Con nấu mấy bát gạo ?

– hai thầy ạ.

– Bình thường nấu ba bát mới cho nước bằng một đốt con ạ. Hai bát phải giảm đi. Con nấu như thế nát cơm là phải rồi. Thôi, đổ chỗ cơm cơm này vào nồi gà luôn làm bát cháo con ạ. Chứ gạo thế này nấu cũng chẳng đủ ăn.

Khuê Vâng dạ làm theo.,cho tất cả vào cùng một nồi . Nghĩ nấu cơm sớm cả nhà sẽ được ăn sớm, nào ngờ lại phải đợi.

Trong lúc đợi cháo, Bà Đỏ hỏi con dâu;

– Gà ở đâu thế Khuê?mới đầu u cứ nghĩ con mổ con gà mái trong chuồng đang ấp, ấy thế mà không phải.

– Gà u con cho người đem sang ạ.

Nghe đến đây, ông Đỏ hơi nhíu lông mày, từ hôm xảy ra việc đến nay ông không ưa nhà đấy. Thế nhưng sợ con dâu mất lòng, ông vẫn cười mà đáp:

– Ôi dào,của ở đâu thì của, nhưng hôm nay Khuê nó đã mất công đi nấu, thì mình nhất định phải ăn . Nấu dở, nhưng nấu nhiều thì chắc chắn sẽ ngon.

Khuê được thầy chồng khích lệ thì vui, gật đầu. Bỗng từ đâu,mùi khét xộc lên mũi, Khuê vội hỏi:

– Thầy u có ngửi thấy gì không? Cháy gì thế nhỉ?

– Ừ, cháy gì rồi. Ô hay là…. nồi cháo!

Ông Đỏ giật mình phát hiện ra, khiến Khuê tái mặt chạy vào trong bếp. Quả như dự đoán ,nồi cháo gà nấu bằng cả tâm huyết cháy thủng đít khói bay còn nhiều hơn hôm cháy bếp.

Đặt giữa mâm là nồi cháo đen trũi, đen từ con gà đen đi. Những hạt gạo bám vào con gà thành từng mảng, như xốp . Đưa tay gỡ lấy miếng thịt gà đặc xịt mùi khói, ông Đỏ lấy tay nhổ lông gà , rồi bỏ vào mồm nhai, thịt gà thì khô đét xen lẫn mùi ám khói tí nữa thì ông nôn. Nhưng nghĩ tiếc Của, lại đang đói, ông Đỏ vẫn nhai ngon lành như thường.

Khi Khuê chạy xuống bếp lấy lọ muối, ông Đỏ nhanh tay vặn cổ con gà cho vào bát con trai, cái đầu gà còn nguyên lông bỏ thỏm bát mắt trợn trừng nhìn Hiếu. Ông Đỏ mỉa mai:

– ăn đi, vợ anh nấu đấy. Ngon cực!

Hiếu cay đắng cầm cái đầu lên nhổ túm lông phừn phựt rồi cho vào mồm. Ăn thịt gà mà nghĩ đâu đang ăn mực khô mới đúng.

Những ngày sau, Khuê nấu cơm hôm thì sốmg, hôm thì nát, hôm thì khê đặc. Đi làm quần quật cả ngày mới được bữa cơm lại chẳng tử tế gì khiến tất cả mệt mỏi vô cùng. Biết rằng nấu không ngon nhưng Khuê vẫn rất cố gắng, nhưmg ngày nào nấu cũng thế này thì sức đâu đi làm nữa. Cho đến ngày ông Đỏ nói với Hiếu, bảo Khuê đừng nấu cơm nữa ,chứ cứ thế này, đã không có cơm ăn thì chớ, nhưng lại có quá nhiều cơm thừa để đổ đi.

Từ hôm ấy, Khuê cũng không phải làm gì nữa mà ngoan ngoãn ở nhà. Hiếu mấy hôm đi làm chăm chỉ nhưng giờ cũng chỉ ngồi trên bờ chơi không.

Nhà ông bà Phóng mọi khi hay cho người mang đồ cho con gái tẩm bổ,nhưng dạo này không còn thấy mang sang như trước. Thành thử ra Khuê phải ăn với nhà chồmg,quanh đi quẩn lại chỉ có ít cá khô, ít cà muối ,cái sự thèm ăn khiến Khuê không chịu đựng được,phàn nàn với Hiếu thì hai vợ chồng lại cãi nhau. Thế cho nên,khi cả nhà chồng đi làm hết cả, Khuê lại dắt con bé Thảo sang bên nhà mình ăn trực rồi gần trưa sẽ chạy về.

– Anh xem thế nào đi làm gì đi chứ? Vài tháng nữa là đẻ rồi, định không mua cho con được cái tã à?

– ôi dào, lo cái gì, tã của con Thảo hồi bé còn đầy, sao phải mua.

Hiếu vừa giặt quần áo vừa nói với vợ. Khuê bĩu môi dài thượt chê:

– Cái gì?con tôi mà phải mặc lại tã của cái Thảo hay sao. Thân làm cha mà chẳng lo gì được cho con , đúng là… ăn hại.

Nói xong, Khuê phủi đít đi vào, bị Khuê chửi cho thì cũng tức đấy, ngặt cái cô là con quan , đánh một cái ả lại chạy về mách thầy u đẻ thì mệt. Nên thôi vợ chửi thì hắn cứ nhịn, nhưng thầy u hắn mà chửi, mà kêu hắn đi làm để nuôi vợ thì hắn nói lại ngay. Có vợ vào cũng vậy, hắn vẫn thấy công việc của ông bà Đỏ chân tay không làm ra được bao nhiêu tiền, cần phải nghĩ đến cách khác nhẹ thân mà vẫn kiếm được nhiều tiền.

Tối ấy, hắn lại lò mò đi sang nhà thầy u vợ, cả căn nhà hôm nay vắng vẻ lạ thường, không có sáng đèn như mọi khi. Vào trong nhà chỉ thấy bà Phóng ngồi trên trõng. Lấy cớ sang chơi, Hiếu bảo;

– Cái Khuê nhà con mấy hôm nay ốm hay sao ấy. Chẳng chịu ăn gì sất cả, bảo ăn gì cũng toàn lắc đầu thôi.

– xời! Ăn gì! Nhà anh thì cho nó ăn đường cái gì mà bảo nó không ăn. Nó chẳng đến bữa vác mồm qua nhà tôi ăn chực ấy. Quanh quẩn cá khô với rau muống, người mang bầu cần có chất chứ trâu bò đâu mà muốn cho ăn gì thì ăn.

Bị u vợ chửi ,nhưng Hiếu không tức, bởi hắn sang đây có mục đích khác. Khẽ gật đầu, Hiếu than thở:

– Vâng, bởi gia cảnh nhà con thế nào u còn lạ gì. Nghèo bền vững ở cái làng ấy, con muốn nhà con đỡ khổ lắm chứ nhưng… lực bất tòng tâm…

-Phải rồi! Lực bất tòng tâm hay là lười. Anh chỉ chuyên đi ăn cắp là giỏi thôi chứ làm gì biết lao động chân chính phải không? Tôi làm gì không biết, không cần con Khuê kể thì tôi cũng điều tra được lí lịch ba đời nhà anh. Cái ngữ mồm mép đỡ chân tay, thằng nào quen gái chẳng thề với thốt sẽ lo lắng cho con gái nhà người ta, tôi lạ gì đâu mà. Không nghĩ đến cái bầu của con Khuê,tôi điên mới cho nó lấy anh. Đời, người ta cũng có tay có chân, mình cũng có mà chẳng nuôi nổi thân. Anh ra chợ mà xem, nhiều người mù ,què cụt đầy đấy, người ta đi bán cái tăm, cái bút, kể cả là ăn xin vẫn nuôi được vợ được con. Anh thử nhìn lại anh xem nào, cuối cùng nói hay tốt bao nhiêu cũng chẳng được cái hào gì ra hồn.