Chu Du Cùng Hệ Thống

Chương 8: Nhiệm vụ thứ ba

Xử lý xong đĩa bánh, Đường Tư Kỳ lại tiếp tục vùi đầu tô màu.

Đến khi bức vẽ hoàn thành thì mặt trời cũng đã lêи đỉиɦ. Cô nhanh chóng chèn thêm vào bài đăng trước đó.

Mới vừa đưa lên đã ngay lập tức có người nhảy vào bình luận.

“OMG, bức hoạ đẹp quá, vừa rõ ràng chi tiết mà màu sắc cũng rất ấm áp dễ chịu nữa. Ta rất thích, 1000 likes~~~”

“Haha, tôi nhận ra con đường này, nó nằm ngay gần office building công ty tôi, chiều nay tan tầm phải ghé ăn thử mới được.”

“Trời ơi! Đây chẳng phải là quán mì bà Trần tôi đã ăn từ nhỏ đến lớn hay sao? Gần đây không thấy bà mở quán nữa, cứ tưởng bà nghỉ luôn làm buồn mất mấy ngày trời. Hoá ra là bà dời địa điểm. Đi đi đi, tối nay nhất định phải đi ăn mới được, thèm quá ~~~”

Nhìn lượng tương tác tăng lên vùn vụt, Đường Tư Kỳ khoái chí vô cùng. Kiểu này chắc chắn sẽ có nhiều đồng vàng leng keng rơi vào túi đây!

Di động “ting ting” hai tiếng báo hiệu tin nhắn mới

[ Mở khoá nhiệm vụ thứ ba: Check-in tại tiệm đồ cổ Gia Thúc trên đường Bảo Luân, khu Hồng Khẩu. Thời gian hoàn thành nhiệm vụ: 3 giờ đồng hồ.]

Yeah, nhiệm vụ mới đến rồi! Nhưng mà tiệm đồ cổ á? Công nhận cái hệ thống này có phong vị thật.

Cũng may nó chỉ yêu cầu Check-in thôi, không bắt phải mua, chứ nghèo kiết xác như cô có mà bán thận cũng chẳng mua nổi một món ấy chứ.

Mà thôi kệ đi, việc của cô là hoàn thành nhiệm vụ, nhận tiền thưởng rồi đổi thực phẩm ngon lấp đầy bụng.

À, còn kéo dài sinh mệnh nữa chứ! Cuộc đời đâu cần chi nhiều, chỉ cần được sống vui và được ăn ngon, thế là đủ thoả mãn rồi, đúng không?!

Có xương sườn, cánh gà và tôm hùm đất treo lủng lẳng trước mặt, Đường Tư Kỳ chẳng nề hà giữa trưa nắng nôi, lập tức đeo túi lên đường.

Nhờ kinh nghiệm hồi tối qua, lần này trước khi xuất phát cô cẩn thận mở Baidu lên dò đường.

Nếu ngồi tàu điện ngầm thì phải đổi rất nhiều trạm, quá rắc rối, vậy nên Đường Tư Kỳ quyết định đi xe buýt.

Vừa rồi hào hứng quá không kịp để ý, giờ đi một mạch hết sáu làn cầu thang, tới khi chân chạm xuống đại sảnh, Đường Tư Kỳ mới cảm thấy lưng đau chân mỏi, cái khớp đầu gối lặc lìa như muốn rụng ra luôn.

Tại ngày hôm qua đi quá trời đi mà, cũng không biết hôm nay có thuận lời tìm được cửa hàng đồ cổ không đây.

Hôm nay thứ bảy, giao thông hơi ùn tắc, xe buýt đi khoảng bốn mươi phút mới vào được khu Hồng Khẩu.

Đường Tư Kỳ có chút đói bụng nên tạt vào Family Mart ngay đầu phố mua một phần cơm cà ri gà kiểu Thái ăn lót dạ.

Ở Thượng Hải xa hoa đắt đỏ thì các cửa hàng tiện lợi chính là cứu cánh cho dân nghèo như Đường Tư Kỳ.

Một phần cơm nắm, một ly mì úp nước sôi hay một hộp cơm được quay nóng lại bằng lò vi ba là xong một bữa, vừa nhanh gọn tiện lợi và quan trọng nhất là rẻ!

Còn về giá trị dinh dưỡng, ôi nghèo mà, cốt no bụng là được, ai hơi đâu quan tâm tới cái đó làm gì!

Ăn xong, Đường Tư Kỳ nhanh chóng di chuyển tới đường Bảo Luân tìm tiệm đồ cổ Gia Thúc.

Rẽ phải vào đường Bảo Luân, Đường Tư Kỳ đứng hình mất hai giây vì quá ngỡ ngàng với quang cảnh trước mắt.

Đối lập với một Thượng Hải đô thị hoá hiện đại, nhộn nhịp và sống động, đường Bảo Luân lại mang hơi thở lịch sử vô cùng độc đáo và khác biệt.

Con phố nhỏ ngoằn ngoèo, nhiều ngã rẽ, hai bên đường rợp bóng cây xanh.

Không khí tĩnh mịch, bình yên rất hoài cổ và cũng rất nên thơ.

Phía sau hàng cây cổ thụ là các phòng trưng bày triển lãm, hiệu sách, tiệm đồ cổ, cửa hàng thủ công mỹ nghệ và còn có cả hai viện bảo tàng được thiết kế với lối kiến trúc tân cổ điển của Pháp vô cùng tinh tế và sang trọng.

Trong suốt bốn năm học đại học tại Thượng Hải, Đường Tư Kỳ không có sở thích đi dạo đó đây nên cô không hề hay biết ở giữa lòng Thượng Hải hiện đại lại có một nơi ẩn chứa vết son của quá khứ, một khoảng lặng nhẹ nhàng êm dịu đến thế!

Quá tò mò, Đường Tư Kỳ lập tức mở Baidu tra cứu về lịch sử văn hoá của con phố này.

Trước kia khu vực này được gọi là khu Tô Giới Pháp (French Concession) một trong những nơi tập trung chính của công dân các nước châu Âu trong giai đoạn giữa thế kỷ 19 đến trước thềm Thế Chiến II.

Sau này, nó tiếp tục là khu vực được các chuyên gia nước ngoài ưa chuộng khi sinh sống và làm việc tại Thượng Hải.

Ngoài ra, nó còn được xem là một trong những chứng tích lịch sự cận đại hàng đầu của Trung Quốc, thu hút rất nhiều du khách tới tham quan và khám phá.

Nhiều toà nhà tại đây khá nổi tiếng như nhà cũ của Lỗ Tấn (1), Tôn Dật Tiên (2), Trương Quốc Đào (3).

Tất cả đều được bảo tồn cẩn thận, trở thành viện bảo tảng để du khách có thể tận mắt ngắm nhìn nhiều vật dụng cá nhân của những danh nhân lịch sử này.

Bên cạnh đó là không ít những căn hộ hiện đại và tân cổ điển hòa cùng những tòa biệt thự kiểu thuộc địa và những tư dinh phong cách art deco (4).

Tất cả đã tạo nên một khu Tô Giới Pháp độc đáo, mang khí chất riêng mà không nơi đâu có được.

Chỉ là có quá nhiều cửa hàng đồ cổ, làm sao xác định được tiệm nào là của Gia Thúc đây? Đường Tư Kỳ lộn đi lộn lại hai lần, tỉ mỉ đọc từng bảng hiệu một nhưng tuyệt nhiên không có chỗ nào đề tên “Gia Thúc”.

Bí quá, cô bèn dùng phương pháp loại trừ. Lần lượt tới trước từng căn tiệm, mở phần mềm, nhấn vào nút [ Check - in ]

Rất tiếc, các thông báo thất bại liên tục hiện lên [ Check - in thất bại, mời người chơi hãy làm đúng theo yêu cầu đề ra, đến tiệm đồ cổ Gia Thúc.]

Đường Tư Kỳ vò đầu bứt tóc, hai má đỏ bừng vì mệt và bực bội.

Thấy một cô gái nhỏ cứ vòng qua vòng lại nãy giờ, một ông chủ tiệm liền bước ra, tươi cười hỏi:

“Cô gái, cô muốn tìm gì vậy?”

Lúc này, Đường Tư Kỳ mới sực nhớ vẫn còn cách khác, nhanh chóng và hữu hiệu hơn đó chính là “xin trợ giúp từ người dân”.

Cô nàng mừng quýnh, lót tót chạy vào hỏi thăm:

“Làm phiền ông chủ cho hỏi quanh khu này có tiệm đồ cổ nào tên Gia Thúc không nhỉ?”

“Gia thúc?” Ông chủ sửng sốt, “cô chắc đó là tên cửa hàng chứ?”

Đường Tư Kỳ gật gật:

“Vâng chắc chắn ạ.”

“hahaha”, ông chủ tiệm không nhịn được cười phá lên, “cô bé à, “gia thúc” trong tiếng Thượng Hải là cách gọi chung dùng để chỉ mấy ông chú, tin chắc không ai lấy đó để đặt tên cho cửa hàng cửa hiệu đâu.

Cô thử hỏi kỹ càng tỉ mỉ lại xem, chứ quanh đây nhiều tiệm đồ cổ lắm, không dễ kiếm đâu.”

Đường Tư Kỳ cám ơn rồi đi ra ngoài, cô dựa sát vào gốc cây, thở dài ảo não.

Ôi xương sườn, cánh gà, tôm hùm đất của chị ơi, các em còn xa vời quá! Nhưng không sao, thua keo này ta bày keo khác.

Nếu hai từ “Gia Thúc” không được đặt làm bảng hiệu vậy thì mình cứ loại trừ những tiệm có bảng hiệu ra, tìm những căn tiệm không treo biển là được.

Lại hùng hục cắm đầu đi thử, tuy nhiên thử hết một lượt cũng vẫn không đúng.

Đường Tư Kỳ bàng hoàng phát hiện có lẽ hệ thống lại một lần nữa “chơi khăm” cô.

Giống như tối qua, tiệm mỳ bà Trần không nằm đúng địa chỉ định vị thì hôm nay tiệm đồ cổ cô cần tìm cũng không có trên đường Bảo Luân.

Khả năng cao nó đang ẩn núp ở một con ngách nào xung quanh đây. Điều chỉnh lại cảm xúc, Đường Tư Kỳ mở rộng phạm vi, luồn lách vào các ngõ nhỏ lân cận.

Rất nhanh, cô liền phát hiện một cửa tiệm đồ cổ bài trí đơn giản, bên ngoài không hề treo bảng hiệu, bên trong có một ông chú đang ngồi vắt chân trên ghế mây, lim dim nghe radio.

Thật ra gọi đây là cửa hàng thì hơi khiên cưỡng, thoáng nhìn trông nó giống một tiệm tạp hoá hơn.

Nhưng kệ cứ thử xem sao, Đường Tư Kỳ bước vào bên trong, rút điện thoại, lại một lần nữa nhấn vào Thanh Nhiệm Vụ.

[ Chúc mừng bạn đã hoàn thành nhiệm vụ, thành công tìm được tiệm đồ cổ gia thúc. Thưởng: +20 đồng vàng. Bảo khố: 20 đồng vàng. Thọ mệnh: +24 giờ đồng hồ.]

===

Chú Thích:

(1)Lỗ Tấn (tiếng Trung: 魯迅; bính âm: Lǔxùn, 25 tháng 9 năm 1881 – 19 tháng 10 năm 1936) là một trí thức cánh tả nổi tiếng có ảnh hưởng lớn đến văn học Trung Quốc đương thời cũng như sau này.

(2) Tôn Trung Sơn (chữ Hán: 孫中山; 12 tháng 11 năm 1866 – 12 tháng 3 năm 1925[1][2]), nguyên danh là Tôn Văn (孫文), tự Tải Chi (載之), hiệu Nhật Tân (日新), Dật Tiên (逸仙) là một chính khách, triết gia chính trị và bác sĩ người Trung Quốc, người đóng vai trò quan trọng trong cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911 lật đổ triều đại nhà Thanh của người Mãn Châu và khai sinh ra Trung Hoa Dân Quốc.

(3) Trương Quốc Đào (tiếng Trung giản thể: 张国焘; phồn thể: 张国焘, bính âm: Zhang Guótāo; Wade-Giles: Chang Kuo-t"ao) (1897 - 1979) một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1921.

(4) Art Deco là một trường phái nghệ thuật và trang trí mang tính chiết trung được bắt đầu tại thành phố Paris vào thập niên 1920 và phát triển ra toàn thế giới trong thập niên 1930. Phong cách này ảnh hướng đến mọi lĩnh vực của thiết kế, bao gồm kiến trúc và thiết kế nội thất, thiết kế công nghiệp, thời trang và trang sức, và cả lĩnh nghệ thuật thị giác như hội họa, nghệ thuật tạo hình và điện ảnh.