Tuy đã ngăn được mấy đứa trẻ ngu ngốc trên bờ, nhưng đứa đã nhảy xuống sông thì bó tay, không còn cách nào nữa. Đúng lúc ông cố tôi đang la hét bốn phía cứu người, ông lão nuôi ong không hề hoảng loạn đi ra từ màn mưa. Lão quăng giày rồi cởi vội cái áo, nhảy ùm xuống dòng nước cuồn cuộn chảy bên dưới.
Ông cố tôi thấp thỏm lo lắng bên trên, một thoáng sau đã thấy lão nuôi ong kéo theo thằng bé nọ ngược dòng bơi về. Ông cố tôi trên bờ chỉ biết há miệng ra nhìn. Lão điếc ném thằng bé lên bờ, cởϊ qυầи dài ra vắt nước. Ông cố tôi không dám chậm trễ, lập cập lật thằng bé lại cấp cứu một hồi, cuối cùng giữ lại được cho nó một mạng.
Khi gia đình đứa trẻ mang quà cáp đến cảm ơn cảm huệ không dứt, ông cố tôi mới biết ông lão này không đơn giản, đồng thời bắt đầu coi trọng lão hơn.
Ông lão điếc nuôi ong cũng không coi đây là việc gì đáng kể, vẫn thích qua lại với ông cố tôi như cũ, vẫn cùng nhau ăn uống, hút thuốc không khách sáo.
Nhưng bỗng đến một hôm, lão điếc xảy ra chuyện.
Tối đó trời mưa lớn, nước sông Nghi Hà cũng dâng lên, chỉ có điều không phải là những cơn lũ lớn nữa. Hôm đó ông cố tôi nằm trong phòng ngủ nhưng không yên giấc, cứ cảm thấy bên ngoài nhà từng đợt từng đợt tiếng ma quỷ khóc lóc ỉ ôi.
Trời vừa hửng sáng, ông cố tôi đã thức dậy, phát hiện trong căn chòi của ông lão nuôi ong không có người. Ông cố tôi lấy làm kì lạ, theo thói quen sinh hoạt của lão nuôi ong, bây giờ lão đúng ra đã dậy từ lâu rồi mới phải. Ông cố tôi đi khắp trong ngoài một vòng vẫn không thấy lão nuôi ong đâu, mà mấy thùng ong mật của lão đều được để đàng hoàng trong lều tránh mưa.
Đúng vào lúc ông cố tôi đang vô cùng thắc mắc lão nuôi ong ở đâu thì ông cố tôi phát hiện, từ phía bờ sông cuồn cuộn nước có một người đi tới. Người này không phải ai khác mà chính là lão điếc nuôi ong.
Lão nuôi ong từ dưới nước lên, đang giữa mùa hè mà miệng nhả ra khói trắng, còn chưa lên đến bờ đã lảo đảo ngã vật xuống.
Ông cố tôi hét lên hai tiếng, vội vàng chạy tới dìu lão dậy, lúc này mới phát hiện, toàn thân ông lão đều là vết thương. Vết thương nặng nhất kéo dài từ sườn trái xuống tận bụng, nhìn cứ như bụng lão bị rạch toác ra vậy.
Ông cố tôi bị những vết thương này dọa cho một trận điếng hồn, cõng lão nuôi ong chạy đến bệnh viện. Ông lão sau lưng ông cố tôi yếu ớt thì thào, nói không thể đi bệnh viện được.
Ông cố tôi nghe thấy ngạc nhiên hết sức, không ngờ lão già này có thể nói chuyện được. Ông cố tôi nói: “Không đi bệnh viện không được, tôi không chữa nổi cho ông đâu”.
Ông lão nói: “Đưa tôi về lều đi, tôi có thuốc.”
Ông cố tôi nghe lời của lão, đưa lão về lại lều. Dưới sự hướng dẫn của lão, ông cố tôi từ trong một thùng ong lấy ra một lọ thuốc mỡ.
Theo sự chỉ đạo của lão nuôi ong, trộn mật ong và loại thuốc mỡ nọ bôi lên vết thương. Bôi thuốc xong, ông cố tôi mới hoàn hồn lại được.
Mùa hè đó, ông cố tôi cẩn thận chăm sóc ông lão nuôi ong hơn một tháng trời. Một tháng sau đó, lão mới nói thật với ông cố tôi.
Ông lão nói, lão là người của Bát Đại Môn trong giang hồ.
Ông cố tôi lúc trẻ cũng từng lang bạt giang hồ, ông cố cũng hiểu việc của Bát Đại Môn. Trong hiểu biết của một số người, Bát Đại Môn chính là tám cách kiếm sống khác nhau, lại có thể nói là tám môn phái khác nhau. Nhưng ông cố tôi biết, Bát Đại Môn thực ra chính là một môn phái, chỉ có điều môn phái này phân thành những chi khác nhau bao gồm: kinh, bì, phiêu, sách, phong, hỏa, tước, yếu tổng cộng tám thứ. Ngoài ra còn có gì mà Nội Bát Môn, Ngoại Bát Môn…