Bởi vì tất cả đều sống cùng một nơi, nên lúc về không tránh khỏi cùng đường.
Từ dáng vẻ rời đi có thể nhìn được ra thế cục ở Đông Cung ngay tức khắc, Hồ lương đệ dẫn theo một đám cung nữ thái giám hùng dũng phía trước, Từ lương viện ở phía sau, rõ ràng hai người suýt chút nữa đã cãi nhau một trận ở Kế Đức Đường, nhưng sau khi ra ngoài lại vô cùng yên lặng, không ai để ý tới ai.
Từ lương viện ở đằng sau cách đó không xa, Hà lương viện dẫn theo hai cung nữ đi phía sau bên phải. Cách Hà lương viện một khoảng khá xa là Lưu thừa huy và Mã thừa huy, hai người họ đều dẫn theo một cung nữ, im lặng đi sau.
Theo sau là Bàn Nhi và Triệu Hi Nguyệt. Viện của hai người ở nằm cuối cùng, hai người nhìn những người khác lần lượt đi vào viện của mình thì mới đến nơi ở của họ.
Sau khi bước vào trong viện, Triệu Hi Nguyệt không thèm quan tâm đến Bàn Nhi, dẫn Ngọc Bình vào chái nhà Đông.
Bàn Nhi quay về chái nhà Tây, Hương Bồ đon đả ra đón.
Nàng ấy hầu hạ Bàn Nhi cởϊ áσ khoác ngoài, sau đó đưa nàng đến ngồi trên chiếc giường đất ấm áp ở gian phía Đông, cởi giày, lau tay và thay xiêm y thường ngày. Sau khi Bàn Nhi thay xong, Tình cô cô bưng lên một tách trà nóng.
Ở chái Đông và chái Tây đều có quy chế giống nhau, đều chia làm ba gian với hai phòng phụ và một dãy nhà ở phía sau.
Ở chính giữa là phòng lớn, gian phía Tây là thư phòng, các phòng phụ của gian phía Đông được ngăn cách bởi một bức tường, phân thành hai phòng lớn và một phòng nhỏ.
Sử dụng gian thứ ở bên ngoài làm nơi sinh hoạt, bố trí một chiếc giường đất ấm áp, bên trong là ngọa thất với chiếc giường bạt bộ sơn màu đen chạm khắc “như ý vạn phúc”, bàn trang điểm, vài cái bàn, tủ y phục và bức bình phong. Phía sau bức bình phong là một buồng nhỏ được sử dụng làm nơi tắm rửa và vệ sinh.
Bàn Nhi uống tách trà nóng, trong lòng cảm thấy dễ chịu hơn nhiều.
Hương Bồ hỏi: “Cô nương muốn ngủ thêm một lát nữa hay dùng cơm sáng trước?”
Bởi vì buổi sáng dậy quá sớm, nên đương nhiên nàng chưa kịp dùng cơm sáng. Tranh thủ lúc Bàn Nhi đi kính trà ở Kế Đức Đường, Hương Bồ cũng đi loanh quanh dò thăm tình hình chung.
Ở Đông Cung có thiện phòng chuyên dùng để cung ứng cơm sáng, cơm trưa và cơm tối. Đến giờ dùng bữa, các cung nữ và thái giám của viện đều đến thiện phòng để lấy cơm. Đương nhiên, nếu muốn ăn gì, chỉ cần là không vượt quá phần đã được quy định, đều có thể đưa trước thực đơn cho thiện phòng, tự thiện phòng sẽ chuẩn bị, tới giờ chỉ cần đến lấy.
Nhưng Bàn Nhi chỉ là một phụng nghi cấp bậc thấp nhất, phần lệ của nàng cũng không nhiều, nếu chỉ trông chờ vào phần lệ mà muốn được ăn ngon, e rằng sẽ rất khó.
Nhưng Hương Bồ nghe ngóng được có thể dùng bạc để mua, nhưng tạm thời vẫn chưa thử qua.
Ngoài ra, vì phụng nghi là thị thϊếp bậc thấp nhất của Thái tử, theo thường lệ, bên cạnh nàng có thể có một quản sự cô cô hoặc một nhũ mẫu, bốn cung nữ và hai thái giám làm việc vặt. Trước đó khi Bàn Nhi chưa quay về, phủ nội vụ đã phái người qua đó và hiện tại đang chờ tại bên phòng phụ.
Lúc đang trò chuyện, cơm sáng đã được đưa tới. Cơm sáng vô cùng phong phú, lượng cơm cũng không nhiều, nhưng được làm vô cùng tinh tế, vừa nhìn đã khiến người ta cảm thấy ngon miệng.
Bàn Nhi cũng đã đói rồi, đồ ăn cũng rất thơm, nhưng dạ dày quá nhỏ, chỉ ăn có vài miếng nàng đã thấy no rồi.
Nàng cũng không dám ăn thêm, nhường lại cho Thanh Đại cũng chưa được dùng bữa sáng mang xuống phía sau ăn, tránh việc lãng phí đồ ăn.
Tình cô cô và Thanh Đại đợi sau khi Bàn Nhi súc miệng rửa tay xong, hai người mới đi về phòng chính, Thanh Đại gọi hai cung nữ và hai thái giám đang hầu ở phòng phụ vào.
“Nô tỳ tham kiến Tô phụng nghi.”
“Nô tài tham kiến Tô phụng nghi.”
Hai cung nữ quỳ xuống trước mặt, hai thái giám quỳ ở hai bên cửa. Đây là băn khoăn kiêng dè người mới vào cung sẽ có cảm giác ghê tởm loại người hoạn quan như thái giám, hơn nữa cũng tránh việc va chạm chủ tử.
Trong lòng Bàn Nhi biết rõ điều đó, nhưng nàng cũng không nói gì, đưa mắt nhìn hai cung nữ trước mặt.
Dung mạo của hai cung nữ này vô cùng bình thường, cũng có thể coi là thanh tú, một người tuổi tác dường như có hơi nhỏ, chừng khoảng mười lăm, mười sáu tuổi, người kia thì gương mặt chín chắn, xem ra khoảng chừng hai mươi tuổi.
Sau khi để cho hai nàng ta khai báo tên và tuổi, quả nhiên Bàn Nhi đã đoán không sai. Thực tế, trong hai người này có một người nàng quen, nên trong lòng Bàn Nhi có chút hơi phức tạp.
“Thôi, cho dù hai ngươi trước kia có tên là gì, từ giờ về sau, ta sẽ gọi ngươi là Bạch Chỉ, còn ngươi là Bạch Thuật.”
Bạch Thuật liếc nhìn Bàn Nhi, cúi đầu không nói gì. Nàng ta vốn được gọi là Bạch Thuật, không ngờ rằng Tô phụng nghi lại không đổi tên của nàng ta. Còn Bạch Chỉ là tiểu cung nữ mới mười lăm, mười sáu tuổi, thấy vậy nàng ta liền ngẩng đầu nói: “Đa tạ Tô phụng nghi đã ban danh.”
Tiếp theo sau, hai tiểu thái giám cũng lần lượt xưng danh, một người là Tiểu Đức Tử, một người là Tiểu Điền Tử. Hai tiểu thái giám tuổi tác cũng khá trẻ, đều khoảng mười lăm, mười sáu tuổi. Một người cao gầy nhưng rất thông minh lanh lợi, một người mập mạp hơi thấp hơn những trông thật thà chất phác.
“Trong nhà cũng chỉ có vài người, nhưng phải phân công thật rõ ràng, cũng để tránh sau này có chuyện gì xảy ra, mọi người tranh cãi đùn đẩy lẫn nhau thì không hay. Về phần thưởng và hình phạt...”