Chương 610 TRAO ĐỔI CHÍNH TRỊ
“Không sao không sao, mời vào, mời vào!” Chị Phần cực kì nhiệt tình, cầm ô che cho Đàm Quý Nhân, đồng thời giục Hoắc Thiệu Hằng vào nhà.
Hoắc Thiệu Hằng gật đầu, sải đôi chân dài nhanh chóng bước lên bậc thềm vào trong.
Cửa mở, mọi người lần lượt đi vào.
Chị Phần vào cuối cùng, đóng lại cánh cửa sau lưng, mưa gió quay cuồng tạm thời bị chặn ở bên ngoài.
Sàn nhà hơi ướt nhưng không khí trong nhà trong lành tươi mới, khác hẳn mưa gió điên cuồng bên ngoài.
Đàm Quý Nhân cắn môi, hơi bẽn lẽn nói: “Mời anh ngồi, tôi đi thay quần áo.” Rồi cô ta quay sang nói với chị Phần: “Chị rót cho anh ấy một tách trà nhé.” Còn cẩn thận chỉ dẫn: “Lấy trà Đại Hồng Bào ấy.”
Chị Phần vội đáp: “Cô chủ, cô mau đi thay quần áo đi, mặc quần áo ướt dễ cảm lạnh lắm. Tôi đi nấu cho cô bát canh gừng.”
Đàm Quý Nhân gật đầu, vội về phòng mình thay quần áo.
Quần áo trên người Hoắc Thiệu Hằng sũng nước, anh không ngồi, nhìn xung quanh rồi hỏi chị Phần: “Xin hỏi nhà vệ sinh ở đâu?”
Chị Phần cười đáp: “Bên này.” Chị ta đưa cho anh một chiếc khăn bông lớn, “Cậu cũng cần phải thay quần áo. Chúng tôi không có quần áo phù hợp với cậu, chỉ có quần áo của ông Đàm, cậu có muốn mặc tạm không ạ?”
Ông Đàm mà chị ta nhắc đến chính là Đàm Đông Bang, ba của Đàm Quý Nhân.
Căn biệt thự này thuộc quyền sở hữu của nhà họ Đàm, chắc chắn có đồ của Đàm Đông Bang ở đây.
Hoắc Thiệu Hằng cười nói, “Không cần đâu, trong túi tôi có quần áo dự trữ. Hôm nay tôi định đánh tennis xong thì tham gia party nên vừa khéo có mang theo một bộ.”
“Vậy thì tốt quá.” Chị Phần cũng không ép, “Cậu cứ tự nhiên nhé, tôi đi pha trà.”
Hoắc Thiệu Hằng dùng thiết bị kiểm tra một lượt nhà vệ sinh, xác nhận không có máy nghe lén và camera quay trộm rồi mới nhanh chóng thay sang bộ quần áo khô mang theo.
Lúc đến anh mặc áo polo chơi tennis và quần thể thao, bây giờ thay sang một chiếc áo sơ mi may bằng vải cotton không nhăn màu xanh sẫm và một chiếc quần âu vừa vặn.
Anh đi ra khỏi nhà vệ sinh, tháo kính râm xuống.
Đàm Quý Nhân đã thay xong quần áo, đang đi tìm anh.
Cô ta ngẩng lên nhìn thấy một người đàn ông đi ra khỏi nhà vệ sinh. Anh không làm động tác gì thừa thãi, chỉ quay lại đóng cửa, trên cánh tay còn khoác chiếc túi thể thao. Tư thế thoải mái tùy ý đó như một mũi tên bắn thẳng vào trái tim Đàm Quý Nhân.
Nếu nói bóng dáng cao lớn đẹp đẽ ngày trước chỉ là một hình bóng mờ nhạt trong lòng Đàm Quý Nhân thì sự tồn tại của Hoắc Thiệu Hằng bây giờ đã khắc ghi rất sâu trong lòng cô ta rồi.
Hoắc Thiệu Hằng quay lại, khuôn mặt tuấn tú, đôi mắt sáng đen láy, cô ta không nhìn thấy trong mắt anh có gì, chỉ cảm thấy hoa mắt chóng mặt.
Đàm Quý Nhân gượng đứng vững, giọng hơi run: “Hoắc... Anh Cố.”
Hoắc Thiệu Hằng tùy ý gật đầu, “Xin lỗi đã làm phiền cô, mưa tạnh tôi sẽ đi ngay.”
Mưa gió bên ngoài càng lúc càng mạnh, trút rào rào xuống mái nhà, đập vào cửa sổ, để lại những vệt nước dài. Bóng đèn đường dưới tán cây bên ngoài bị gió bão thổi nghiêng ngả.
Hạt mưa dày đặc thấp thoáng dưới ánh đèn chao đảo.
Mưa to quá.
Cơn bão ven bờ là sự tồn tại mà đến hải quân cũng không thể kháng cự được. Bạn đang đọc truyện tại T.r.u.y.e.n.D.K.M.com
Đàm Quý Nhân muốn giữ, lại nghĩ Hoắc Thiệu Hằng nói một là một hai là hai, sẽ không nghe lời mình. Vì thế cô ta đành đáp một tiếng, sau đó quay người đi vào phòng khách.
Hoắc Thiệu Hằng đi theo cô ta, trên bàn trà đã có một tách Đại Hồng Bào đang bốc hơi nóng.
Anh cầm tách trà lên thổi bớt nóng, rồi nhấp một ngụm.
Đàm Quý Nhân ngồi trên ghế sofa đối diện anh, hơi luống cuống chỉnh lại vạt váy.
Cô ta đã thay quần áo, chiếc váy tơ màu xanh nhạt đã đổi thành một chiếc áo vai ngang tay lỡ màu đỏ rượu và một chiếc quần ống bó bảy phân, chân mang dép lê hoa trà đen của hãng Chanel. Cô ta ngồi xếp hai chân, tư thế ngay ngắn đoan trang đến mức có thể liệt vào hàng thượng đẳng trong lễ nghi phương Tây.
Không khí trong phòng khách yên lặng đến mức khó xử.
Bây giờ Đàm Quý Nhân là chủ nhà, nên chủ động tìm chủ đề nói chuyện với khách.
Nhưng từ nhỏ đến lớn Đàm Quý Nhân đã bị giữ trong nhà, chỉ tiếp xúc với những người trong tầng lớp xã hội của mình, phần lớn thời gian chỉ mỉm cười đáp lại, có thể không nói thì sẽ không nói, cho nên cô ta không giỏi ăn nói.
Bình thường khi ngồi cùng bạn bè, đều là bạn bè cô ta tìm chủ đề nói chuyện, cô ta chỉ cần nói theo mấy câu là được, bây giờ bảo cô ta tự tìm chủ đề nói chuyện còn khó chịu hơn chết.
Vẻ mặt Hoắc Thiệu Hằng rất bình thản, hình như anh không để ý đến sự lúng túng của Đàm Quý Nhân, nhưng không phải không nhìn thấy bộ quần áo cô ta đã lựa chọn cẩn thận. Ánh mắt anh hơi sáng lên, nhàn nhã hỏi: “Cô Đàm, hình như ba cô sắp tranh cử rồi đúng không? Sao cô không về nước?”
Đàm Quý Nhân thầm thở phào, vội trả lời: “Còn hai tháng nữa sẽ bỏ phiếu. Tôi gặp chuyện, Quốc hội đồng ý cho tôi nghỉ ngơi một thời gian, có thể về nước sau khi cuộc tranh cử kết thúc.”
Theo quy định, những người thân trực hệ của ứng cử viên phải về nước trong vòng 60 ngày trước ngày bỏ phiếu. Nhưng Đàm Quý Nhân bị bắt cóc, trong nước không cho phép nhà họ Đàm dùng chuyện của con gái để tăng độ nóng, lại thêm nhà họ Bạch đã im lặng chấp nhận rồi, cho nên cơ quan tổ chức tranh cử đồng ý với yêu cầu của nhà họ Đàm, cho phép Đàm Quý Nhân có thể tạm thời chưa về nước.
Nhà họ Bạch chỉ đưa ra một điều kiện, rằng nếu đã vi phạm quy định, không về nước đúng thời hạn thì tạm thời không được về, phải chờ có kết quả bầu cử rồi mới được quay lại.
Lý do là nhà họ Bạch lo nhà họ Đàm giở trò trước đêm chung kết, mượn cơ hội con gái về nước để tăng độ nóng, cho nên dứt khoát yêu cầu cô ta chỉ được về nước sau khi cuộc bầu cử kết thúc.
Đương nhiên nhà họ Đàm không đồng ý, nhưng bản thân Đàm Quý Nhân cũng không chịu rời khỏi New York, nên họ đành chấp nhận.
Bây giờ nghe Hoắc Thiệu Hằng hỏi, cô ta tuyệt đối sẽ không thể trả lời rằng tôi không về vì có anh ở đây…
Ban đầu cô ta chỉ lo không biết anh bị nhận nhầm là “kẻ bắt cóc” thì có bị nguy hiểm gì không, cô ta sẽ không bỏ rơi ân nhân cứu mạng của mình.
Sau này không biết từ lúc nào cảm xúc trong lòng cô ta đã thay đổi.
Nghe nói Quốc hội trong nước đã phê chuẩn, Hoắc Thiệu Hằng suy nghĩ một lát, lập tức hiểu ra ngay.
Chắc chắn là trao đổi chính trị rồi.
Anh không hỏi nhiều, chủ đề cuộc nói chuyển dần chuyển sang các mối quan hệ xã hội của nhà họ Đàm.
“Cô Đàm học ở Mỹ, gặp chuyện lớn như vậy chắc họ hàng bạn bè lo lắng lắm nhỉ? Mọi người có đến thăm cô không?”
Đàm Quý Nhân nghiêm túc suy nghĩ rồi trả lời: “Không, họ hàng tôi phần lớn đều ở trong nước, không mấy ai ở nước ngoài. Những người ở nước ngoài thì đều ở châu Âu cả, mấy người đi học ở Mỹ đều về nước hoặc sang châu Âu định cư.”
Theo quan điểm của những gia đình thư hương thế gia thực sự có thế lực như nhà họ Thái hay nhà họ Đàm, thì nước Mỹ là do con cháu của những kẻ hạ đẳng không sống được ở châu Âu thành lập ra, còn châu Úc là nơi dung nạp các thành phần tội phạm được thả từ nước Anh, đều chẳng phải nơi tốt đẹp gì.