Lẽ nào Khiết Thần muốn…
Trong đầu luật sư Tiền hiện lên một suy nghĩ. Một giây sau, ông ta nghe thấy giongj nói của Khiết Thần trịnh trọng vang lên. Từng từ của anh như có sức nặng ngàn cân đập thẳng vào l*иg ngực ông ta.
Anh nói: “Nếu đã nghi ngờ mà lại chưa thể điều tra rõ ràng thì theo nguyên tác điểm nghi ngờ có lợi cho bị cáo, đương sự của tôi vô tội”.
Quả nhiên. Luật sư Tiền nhắm mắt lại.
Ông ta không ngờ anh lại có thể dùng chính đòn sát phạt về tình cảm để biện luận. Lời nói của anh khiến cho đám đông dao động, thậm chí cả thẩm phán cũng vậy. Tất cả những người nghiêng về phía Vân Nhu lúc này cũng không ngờ là Khiết Thần lại đưa ra được lập luận phản công tài tình như thế.
Điểm nghi vấn có lợi cho bị cáo có nghĩa là giữa việc đương sự có tội và vô tội tồn tại một điểm nghi vấn, thì lúc này đương sự được tuyên bố là vô tội.
Vẫn chưa tìm được hung thủ, mối quan hệ giữa Hứa Tịnh Nhi và tên hung thủ có tồn tại điểm nghi vấn. Vì vậy, khi chưa lấy được lời khai của tên hung thủ mà tố cáo cô tội bắt cóc là vô lý. Việc phán đoán cũng phải dựa vào luận điểm chứng cứ quan trọng mới được.
Vì vậy, luật sư Tiền vốn định dựa vào việc không tìm thấy tên hung thủ đổ hết tội cho Hứa Tịnh Nhi thì Khiết Thần cũng dựa vào điểm này làm bùa cứu mạng cho cô.
Dù ông ta không muốn thì cũng phải thừa nhận chiêu này của Khiết Thần quá đẹp.
Không chỉ có ông ta mà ngay cả thẩm phán cũng lập tức gật đầu cười: “Đúng vậy, giữa bị cáo và hung thủ tồn tại điểm nghi vấn, dù luật sư Tiền đoán là cô gái có rất nhiều động cơ thì dù sao điểm nghi vấn vẫn là điểm nghi vấn. Trước khi giải quyết được điều này thì lập luận bị báo bắt cóc Vân Nhu là điều không thể”.
Đám đông nghe thấy, có người thở dài, có người xì xầm.
Không ai ngờ đã tới mức sắp thua rồi mà Khiết Thần chỉ dùng có một lập luận duy nhất đã khiến thẩm pháp phủ quyết việc bắt cóc của Hứa Tịnh Nhi. Vậy sao có thể khiến người khác phục được chứ!
Tuy nhiên, dù lập luận của luật sư Tiền không được tính thì vẫn còn một điểm khó nhằn đó là trong mắt đám đông việc Hứa Tịnh Nhi cầm dao đâm vào tay Vân Nhu khiến cô gái bị thương và bị tổn hại về mặt tinh thần, sự nghiệp là điều không thể chối cãi.
Về điểm này…Khiết Thần có thể tạo nên kỳ tích được nữa không? Bọn họ thật sự kỳ vọng.
Nghỉ giải lao tầm năm phút rồi vụ án tiếp tục.
Do lúc đầu luật sư Tiền coi thường Khiết Thần nên giờ khi thấy mình bị thua hai hiệp thì tức tới mức sắp phát nổ tới nơi. May mà còn điểm cuối cùng nên dù thẩm phán kết luận Hứa Tịnh Nhi vô tội trong việc bắt cóc nhưng việc cố tình gây thương tích thì sao cô có thể thoát nổi.
Đương nhiên, lúc này ông ta nào dám coi thường Khiết Thần nữa. Người thanh niên này không hề non nớt như tuổi của anh. Anh vô cùng trưởng thành, điềm đạm và chắc chắn. Hơn nữa, một khi anh ra tay thì đều đẩy người khác vào chỗ hiểm nhất, khiến người khác không kịp phản kích và bị rơi vào thế hạ phong.
Thẩm phám: “Luật sư của nguyên cáo, liên quan tới việc bị cáo cố tình gây thương tích, ông có thể nói lên quan điểm của mình không”.
Luật sư Tiền gật đầu, đứng dậy. Ông ta liếc nhìn Khiết Thần ngồi bên cạnh, bắt đầu lên tiếng.