Lương Tấn Sinh vốn xuất thân trong gia đình giàu có và sung túc, sau đậu Tiến sĩ
lại làm quan, coi như hưởng lộc triều đình, ngay lập tức như chép vượt long môn, coi như môn đăng hậu đối với Thiện Bách Hợp, chỉ không ngờ sau khi hắn đi Tần Hoài nhậm chức, ở nơi đó thẩm tra một bản án, liền nạp nguyên cáo Niệm Thị vào hậu viện làm thϊếp.
Niệm thị tên đầy đủ là Niệm Kiều Nô, là tiểu thϊếp của một thương nhân buôn vải tên Vương Bình, trong nội dung câu chuyện Vương Bình bị người hại chết, chính thất của hắn tố cáo Niệm Kiều Nô cùng kẻ thông da^ʍ hại chết Vương Bình, theo lệ thường
Niệm Kiều Nô nên bị xử trảm, nhưng khi Lương Tấn Sinh đến Tần Hoài nhậm chức tiếp nhận bản án, sau điều tra phát hiện người gϊếŧ Vương Bình chính là chính thất của hắn, Niệm Kiều Nô bị oan uổng, Lương Tấn Sinh anh hùng cứu mỹ nhân, vì Niệm Kiều Nô rửa sạch oan khuất, Niệm Kiều Nô cảm kích sau đó ủy thân cho hắn.
Việc này vốn là câu chuyện báo ân hết sức tốt đẹp, nhưng lúc ấy Lương Tấn Sinh đã
có vợ, Thiện Bách Hợp ngay từ đầu
tự an ủi mình thân thế Niệm Kiều Nô đáng thương, Lương Tấn Sinh thu nạp nàng ta cho nàng ta danh phận
chỉ muốn cho nàng ta một con đường sống mà thôi,
lại nói vào thời đại này nam nhân ba vợ bốn nàng hầu chính là chuyện thường, dù trong lòng nàng ấy ghen tỵ đi nữa, cũng chỉ có đem những bất mãn này nhẫn nhịn chịu đựng. Nàng ấy không ngờ rằng sau khi Lương Tấn Sinh có được Niệm Kiều Nô, lại yêu quý nàng ta như vật báu.
Trong phủ huyện nha môn, mặc dù Niệm Kiều Nô là thϊếp nhưng địa vị có thể so với chính thất, thậm chí càng về sau hạ nhân trong phủ coi Niệm Kiều Nô như phu nhân, lời nói của chính thất là Thiện Bách Hợp
còn không bằng nàng ta, ban đầu Thiện Bách Hợp vẫn còn chịu đựng ủy khuất, bởi lúc còn ở nhà nàng đã được dạy dỗ theo tam tòng tứ đức: tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu. Ngày ngày nhẫn nhịn kết quả là về sau Lương Tấn Sinh với Niệm Kiều Nô thường xuyên trắng trợn
xưng hô vợ chồng. Dưới tình cảnh đấy cuộc sống Thiện Bách Hợp ngày càng bế tắc khó khăn, nàng bắt đầu phản kháng.
Đầu tiên nàng đoạt quyền với Niệm Kiều Nô, hai nữ nhân tranh đấu, tranh chấp ngày càng nhiều, cuối cùng Thiện Bách Hợp không thể nhịn được nữa, trực tiếp cùng Niệm Kiều Nô xé rách mặt. Về sau Thiện Bách Hợp biết được Niệm Kiều Nô vốn xuất thân là kỹ nữ, nàng mừng rỡ cho là mình đã tìm được nhược đỉểm Niệm Kiều Nô, trực tiếp tìm đến Lương Tấn Sinh nói ra chuyện này.
Lúc ấy Lương Tấn Sinh chỉ lạnh lùng nhìn nàng, nói chính mình sớm đã biết rõ lai lịch Niệm Kiều Nô, cũng trực tiếp nói cho Thiện Bách Hợp, hắn vốn là khách quen của Niệm Kiều Nô, cùng Niệm Kiều Nô đã từng thề non hẹn biển. Lúc trước Niệm Kiều Nô hành nghề tại Tần Hoài, chính là danh kỹ nổi danh trên sông Tần Hoài. Năm đó Lương Tấn Sinh gia cảnh giàu có, từng mang ngàn lượng bạc ròng đến một Thư quán ở Tần Hoài đi học, cũng bởi vậy mà biết Niệm Kiều Nô, Lương Tấn Sinh niên thiếu khí thịnh (*), ngay lần đầu nhìn thấy Niệm Kiều Nô liền rung động, hai người Thiên Lôi
động đến Địa Hỏa. Yêu như mê như say, Lương Tấn Sinh mỗi ngày say trong ôn nhu hương không biết đường về. Cho đến khi bạc mình mang đã hết, bị tú bà đuổi ra khỏi phòng Niệm Kiều Nô, mới thống khổ.
Niệm Kiều Nô cũng không có ghét bỏ hắn không có tiền, mà cầm bạc bán mình đã tích luỹ đưa cho hắn làm lộ phí, cung cấp hắn về quê, Lương Tấn Sinh từ đó về sau hăng hái học hành, cuối cùng khảo thi đậu Tiến sĩ, mưu được chức quan.
Nhưng sau đó, bởi vì Niệm Kiều Nô thường xuyên khóc lóc lấy nước mắt rửa mặt làm tú bà ghét bỏ. Thương nhân Vương Bình biết rõ việc làm của Niệm Kiều Nô ngày đó, bị chính chí khí của nàng ta thuyết phục, mang trăm lượng bạc chuộc nàng ra, ban đầu Vương Bình kính nể hành động Niệm Kiều Nô, nhưng sau đó Niệm Kiều Nô lại cảm động và nhớ ân chuộc thân của Vương Bình, tự động hiến thân trở thành tiểu thϊếp. Không ngờ tới Vương Bình lại bị vợ mình gϊếŧ hại,
nếu không phải Lương Tấn Sinh đến nhậm chức tri huyện Tần Hoài, chỉ sợ Niệm Kiều Nô đã sớm gϊếŧ bị oan.
Người tình cũng là ân nhân ngày xưa đã trở thành phạm nhân, lòng Lương Tấn Sinh nóng như lửa đốt, hắn vì Niệm Kiều Nô khắp nơi qua lại, cuối cùng rửa sạch oan khúc cho nàng ta, kẻ gϊếŧ chồng bị nhốt vào nhà giam sau mùa thu sẽ xử trảm. Niệm Kiều Nô với thương nhân Vương Bình có tình có nghĩa, dùng thân báo ân, có ơn tất báo, ngày xưa lại có ân tình giúp đỡ Lương Tấn Sinh, Lương Tấn Sinh mất đi mà lại có được đối với Niệm Kiều Nô yêu thích như vật báu, chỉ hận không thể lấy nàng ta làm vợ, nay lại phải
ủy khuất nàng ta làm thϊếp, cô gái tốt lại có tình nghĩa như vậy, Lương Tấn Sinh cảm thấy vô cùng có lỗ với nàng ta, nên đối đãi với nàng ta dịu dàng săn sóc gấp bội. Tuy trên danh nghĩa hai người không phải vợ chồng, nhưng trong phủ lại đối xử như vợ chồng bình thường, sau một thời gian
Lương Tấn Sinh gần như đã quên đi sự tồn tại của Thiện Bách Hợp.
Sau khi nói ra những ân oán dây dưa trước kia, Lương Tấn Sinh lại nhìn Thiện Bách Hợp cười lạnh nói: “Nếu như ngươi thức thời một ít, ta có thể nuôi ngươi sống hết quãng đời còn lại, thế nhưng ngươi hết lần này tới lần khác gây khó dễ với
Kiều Nô, ta làm sao có thể giữ ngươi? Ngươi đã chiếm danh phận chính thất mà đãng lẽ ra là của Kiều Nô còn không biết đủ, ta cũng không thích ngươi, chẳng qua là do lệnh cha mẹ ta mới lấy ngươi làm vợ, hôm nay ngươi lại to gan lớn mật muốn hại Kiều Nô, ngươi ở trong lòng ta ngay cả một đầu ngón tay của nàng ấy cũng không bằng.”
Đến lúc này,
từ lời nói của Lương Tấn Sinh, Thiện Bách Hợp mới hiểu rõ chân tướng sự việc, lại nghe Lương Tấn Sinh uy hϊếp, cảm thấy mất hết can đảm, nàng đường đường con gái tiến sĩ, con gái tri huyện, cuối cùng gả cho phu quân lại phải khắp nơi nhường nhịn một kỹ nữ, cũng phải theo ý tứ Lương Tấn Sinh đối với Kiều Nô gọi hai tiếng tỷ tỷ, mỗi ngày hạ thấp thân phận làm thϊếp mới có thể bình yên sống qua ngày, Thiện Bách Hợp cho dù là người mếm yếu nhu nhược, nghe đến những lời nói này cũng cảm thấy không chịu được.
Huống chi người này rõ ràng là chồng của nàng, hôm nay muốn nàng chắp tay nhường cho người khác không nói, còn phải nhìn bọn họ trước mặt ân ân ái ái, Thiện Bách Hợp làm sao cam lòng? Nếu như lúc trước Lương Tấn Sinh đối với nàng không có tình ý, thì cũng không nên lấy nàng làm vợ, cưới nàng qua cửa sau đó lại thường xuyên nhớ kỹ không quên Niệm Kiều Nô suốt ngày buồn bã thở dài, dường như chính nàng là người chia rẽ hắn cùng Niệm Kiều Nô, Thiện Bách Hợp thực không nhẫn nhịn được nữa, nàng ấy bắt đầu làm ầm ĩ.
Lúc đầu Lương Tấn Sinh chỉ để cho người làm nhốt nàng trong sân, về sau đối với nàng dần dần không kiên nhẫn được nữa, lại sợ nàng ấy hại Niệm Kiều Nô, nhưng không muốn hưu bỏ nàng, bởi vì Thiện Bách Hợp tính tình vốn nhu nhược mặc hắn khi dễ, lại không có thủ đoạn gì, ở nhà bị dạy dỗ phải tuân theo tam tòng tứ đức nên không dám phản kháng hắn. Lần này khi bắt đầu náo loạn nhìn như trận đại chiến, nhưng kỳ thật đối với hắn căn bản không có tổn hại gì,
nếu là bỏ nữ nhân dễ bặt nạt như vậy, đổi tới một người khác lợi hại, đến lúc đó đúng là không có lợi với Niệm Kiều Nô. Trong lòng Lương Tấn Sinh cũng rõ ràng, tuy hắn đem Niệm Kiều Nô trở thành vợ của mình, đối xử như hồng nhan tri kỷ,
nhưng nếu hắn thật sự lấy Niệm Kiều Nô làm vợ, người trong nhà nhất định không sẽ đồng ý.
Vì vậy hắn cần Thiện Bách Hợp làm bia đỡ đạn, nhưng hắn lại không muốn bị Thiện Bách Hợp huyên náo đến tâm phiền ý loạn. Do đó ngày càng chán ghét nàng, Lương Tấn Sinh cho người nhốt
Thiện Bách Hợp lại, tung tin đồn ra ngoài là nàng đã nổi điên, mỗi ngày mời
người đến điều trị cho nàng, rồi lại thường xuyên thêm vào một lượng lớn thuốc an thần, khiến nàng ấy lâm vào mê man, hai năm
sau Thiện Bách Hợp bị
giày vò đến không còn hình người, Lương Tấn Sinh
là tri huyện lại vì tình cảm dành cho vợ, nàng phát điên cũng không bỏ rơi nàng, cũng không chê nàng xuất giá mấy năm không làm tròn bổn phận, vẫn như trước quan tâm đầy đủ với nàng mà tiếng tốt truyền xa. Sau ba năm nhậm chức, danh tiếng tốt của Lương Tấn Sinh ở Tần Hoài
truyền vào tai quan trên, Thái Thú ở địa phương trong lúc thượng tấu lên kinh, liền đề cập qua kiện sự này, Hoàng đế cảm động tình nghĩa Lương Tấn Sinh, cuối cùng chuyển Thái Thú đương nhiệm đi nơi khác về sau thăng hắn làm Thái Thú.
Sau khi Lương Tấn Sinh
thăng chức liền dâng thư
vì Niệm Kiều Nô thỉnh phong cáo mệnh, vì thiên hạ đều biết nghĩa cử Niệm Kiều Nô năm đó, nàng ta được phá lệ phong làm nho nhân, thanh danh vang vọng thiên hạ, câu chuyện tình yêu giữa Lương Tấn Sinh cùng
Niệm Kiều Nô đã trở thành các vở kịch tuồng khúc
mọi người truyền xướng (ca hát truyền bá) điển hình, được người đời truyền tụng.
Mà Thiện Bách Hợp bị nhốt trong sân kia nhiều năm, muốn sống không được muốn chết
không xong, quả thực như ngồi tù vậy. Thiện Bách Hợp đã từng thử qua mấy lần tự sát rồi lại không thành, về sau
rốt cục tìm một cơ hội trốn khỏi Lương gia, lúc đó bộ dạng nàng không khác bộ xương khô, điên điên dại dại. Lúc Thiện Bách Hợp gả Lương Tấn Sinh mới mười lăm tuổi, mới sau ngắn ngủi thời gian ba bốn năm, hai mươi tuổi chưa đến tuổi trẻ thiếu phụ, nhưng nhìn bộ dàng tiều tụy, phảng phất như bà lão đã
gần đất xa trời. Nàng trở về nhà mẹ đẻ, hôm nay
nhà mẹ đẻ sớm
đã không như ngày xưa, có thể cùng Lương Tấn Sinh
bình khởi bình tọa (*) hòa hợp, sau khi Lương Tấn Sinh danh tiếng tốt, Thiện
gia càng phụ thuộc vào Lương gia.
Người nhà mẹ đẻ không dám lưu giữ Bách Hợp,
thậm chí bên ngoài còn bảo nàng chỉ là một tên lường gạt, gây khó dễ cho nàng,
cha Thiện giận mắng con gái phải tuân theo tam tòng tứ đức, xuất giá tòng phu, cũng nói thẳng hành vi trốn nhà hôm nay của nàng là hành vi đồi phong bại tục cảm thấy thẹn vô cùng, làm bại hoại danh dự Thiện gia, cuối cùng đem bắt nàng đưa về Lương gia, Lương Tấn Sinh từ đó về sau quản nàng càng sắt sao, đến cuối cùng Thiện Bách Hợp thật sự
nổi điên, tình trạng như vậy kéo dài đến khi lão Hoàng đế băng hà, Tân Đế lên ngôi, mà Lương Tấn Sinh bởi vì quyền cao chức trọng
tham dự cuộc tranh đoạt ngôi vị, nhưng không ngờ rằng lại chọn sai bên. Sau khi Tân đế tra xét, Lương Tấn Sinh bị tịch thu gia sản chém đầu, bi kịch cả đơi Thiện Bách Hợp từ lúc này thực sự kết thúc.
Bách Hợp tiếp thu toàn bộ trí nhớ, trong nội tâm thở dài một tiếng, một nữ nhân rất đáng thương, vì cái gọi là tình yêu mà trở thành vật hi sinh.
Trong nhiệm vụ lần này kết cục Thiện Bách Hợp cực kỳ thê lương, nỗi sợ hãi kia Bách Hợp làm rất nhiều lần nhiệm vụ, thế nhưng nghĩ đến nội dung câu chuyện trong trí nhớ Thiện Bách Hợp bị ép đến tình cảnh bức điên, khiến cho Bách Hợp không nhịn được mà toàn thân run lên. Nhưng hết lần này tới lần khác vượt qua ngoài dự liệu của
Bách Hợp đấy là, không biết có phải doThiện Bách Hợp này từ nhỏ vốn hiền lành mềm yếu, có lòng lấy ơn báo oán, nên nàng cũng không muốn trả thù
người nào, chỉ cần ở kiếp này
ở lúc hai người Lương Tấn Sinh và Niệm Kiều Nô cùng một chỗ, có thể để nàng bình an rời đi, từ nay về sau nàng sống cuộc sống của nàng, hai bên không quấy rầy đến nhau là được.
Thiện Bách Hợp tuy hận Lương Tấn Sinh ngược đãi nàng. Đối với hành động bỏ đá xuống giếng, chỉ biết là chú ý nghi lễ đạo đức lại
hết lần này tới lần khác vô tình vô nghĩa của nhà mẹ đẻ
cũng có oán trách, nhưng nàng đã chịu cả đời đều do người khác điều khiển, hơn nữa trọng yếu nhất, là trong ý niệm của nàng, nàng sợ hãi người giúp nàng hoàn thành tâm nguyện cũng rơi vào như vậy kết cục, thực chất Lương Tấn Sinh để lại trong lòng nàng cảm giác vừa hận vừa sợ,
cho nên nàng không đành lòng lại để cho Bách Hợp thay nàng trả thù, cũng không đành lòng hướng Bách Hợp rất nhiều yêu cầu. Lương gia đối với
Thiện Bách Hợp mà nói là nhà tù đáng sợ, bởi vậy nàng chỉ hi vọng
Bách Hợp có thể rời bỏ Lương gia, một mình sinh sống là được.