Phần 3: Bí ẩn hồ Dạ Xuyên
-------
Kẻ hầu cũng giật mình, cô chưa kịp hiểu vì sao người đàn ông ấy lại “ngưng tay”.
Đảo mắt qua lại trong gian bếp, ông Dương nhanh chóng phát hiện ra, tiếng cười dị thường chính xác vọng từ cái lò gần cửa sau. Ông vội tiến tới. Đúng lúc ấy, ngọn đỏ le lói trong lò cũng vụt tắt, khói bắt đầu bốc lên.
“- Mi đốt cái gì vậy?” – Bá hộ lên tiếng hỏi, giọng ông khi này không còn vui vẻ như ban đầu nữa.
Cô hầu ngạc nhiên :
“- Dạ….? Bẩm ông…
“- Chúng con vẫn thường đốt co kết đen để sạch bếp đấy ạ.”
Bá hộ xoay mặt lại, khuôn mặt ông ánh lên sự ngờ nghệch :
“- Ý ta đâu phải vậy!?”
“- Ban nãy, mi không nghe thấy có tiếng cười phát ra từ cái lò này à?”
Cô hầu liên tục chớp mắt rồi ngó vào trong mớ than đen đang ửng hồng.
“- Dạ…?”
Ông Dương rời khỏi gian bếp, lại một lần nữa, cảm giác bứt rứt không yên về một nỗi lo bất định lại dấy lên trong tâm khảm ông.
Tới phòng của thằng An, bá hộ gặng hỏi kẻ hầu rồi trông vào khe cửa. Thấy con mình vẫn đang ngồi luyện chữ, niềm lo lắng trong ông cũng phần nào nguôi ngoai.
“- Mi vào thắp thêm đèn cho cậu!”
“- Dạ thưa ông. Con làm ngay ạ!”
“- À khoan! Tới giờ cơm thì đưa cậu đến mâm. Giờ ta có việc ra ngoài!”
Một đầy tớ đánh xe ngựa đưa bá hộ hướng về phía tư dinh ở phía Đông. Đó là nơi ở của Vĩnh Sự - người nắm chức huyện thừa, cũng là em trai ông. Quan chức thời bấy giờ tuy không được bao nhiêu quan tiền phương gạo, nhưng quyền lợi thì dồi dào, bao gồm cả nhà cửa đất đai. Nhưng, nếu so tư dinh của Vĩnh Sự với nơi ở của gia đình ông Dương, thì nhà bá hộ vẫn tráng lệ hơn nhiều. Bên cạnh đó, Vĩnh Sự vốn nổi tiếng là một vị quan thanh liêm, không ham mê của cải, luôn công tâm trong mọi việc, vì nước vì dân. Do vậy, lối sống của người này cũng có phần giản dị. Biết rằng em trai mình có quan hệ tốt với ông Mai, bá hộ dự sẽ nhờ Vĩnh Sự bảo xem giúp một quẻ, cho gánh lo trong lòng được sớm vơi bớt.
“- Oái!”
“- Chuyện gì vậy!!!??”
Chiếc xe ngựa đột ngột khựng lại. Có một kẻ vừa lao trong bụi cây ra đường, suýt nữa đã va phải hắn ta.
“- Ông muốn chết à Quỷ Lượng?” – Người đánh xe lớn tiếng.
Lão già ấy tướng người còi cọc, trên đầu chỉ loe hoe vài cọng tóc. Tay cầm chai rượu, miệng vừa cười vừa đáp với giọng ồ ồ :
“- Xin lỗi…Xin lỗi…Trời hôm nay tối quá, sao cũng ngủ quên, ta không thấy đường…”
Bá hộ kéo tấm rèm qua một bên, ló đầu ra ngoài, ông lớn tiếng:
“- Sinh ở đâu thì đoạn ở đấy! Đừng phiền đến ta!”
“- Đi tiếp đi! Mặc hắn!”
Chiếc xe ngựa dần rời khỏi. Lão Lượng hớp một ngụm rượu rồi phun về phía trước, mồm bắt đầu chửi đổng như những lúc lão trong cơn say:
“- Khốn nạn cái kiếp này! Kẻ chế.t thì vây bám, kẻ sống đều tránh xa!”
Ông Lượng nếu thuộc tầng lớp giàu có, chắc cũng sắp được mừng trung thọ. Nhưng thương cho cái thân lão, bữa đói bữa no, sống cô độc không gia đình, cũng chẳng nhà cao cửa rộng. Chỉ có mỗi căn chòi cũ nát gần hồ Dạ Xuyên.
Dẫu vậy, lão ta lại là người hành cái nghề độc nhất vô nhị tại huyện Loan Kỳ này. Đấy chính là nghề thuỷ quỷ, hay dễ hiểu là công việc vớt x.ác người trên sông nước.
Trước đây, nhiều người cũng xem trọng ông Lượng. Còn đặt ông với cái hiệu Quỷ Hiệp Thị Hà. Vì nhờ có ông, họ mới tìm lại được gia quyến chẳng may gặp nạn.
Nhưng sau, người ông Lượng thường bốc mùi hôi thối của x.ác chết. Do vậy, ai cũng ái ngại đến gần. Chẳng những thế, còn nhiều kẻ rỗi chuyện đặt điều, bảo lão Lượng luyện bùa với t.ử t.hi.
Dần dần theo thời gian, ai nấy đều xa lánh ông. Họ chỉ tìm đến khi thật sự cần giúp đỡ, chứ việc chi thèm hỏi han khi thấy lão ta trên đường.
Do vậy, cứ sập tối, Lượng lại một thân một mình đi mua rượu nhà bà Tỵ. Nói thế chứ bà ta cũng để sẵn cái vò ở gốc cây, cho lão đến châm rồi đặt lại vài đồng…
Chửi không không một hồi cũng chán, ông Lượng đi dọc theo con đê tới phía rừng sim để về nhà.
Chỗ này vắng lắm, do hồ Dạ Xuyên được xem là vùng nước bí ẩn với những câu chuyện ch.ết chóc rợn người. Nên ngay cả ban ngày cũng ít ai dám lui tới. Nó nằm tách biệt với sông Thị. Hình thành từ rất lâu đời và gắn liền với một truyền thuyết, rằng :
Có đạo phái nọ ở phía núi Bắc tên là Bằng Sơ. Họ chuyên diệt trừ tinh tà, làm việc thiện giúp người. Cứ tròn hai năm, Bằng Sơ lại nhận thêm học trò. Kỳ này có cậu trai trẻ tên Minh. Lãnh ngộ đạo pháp rất nhanh. Nên chỉ hạn 3 năm, vị ấy đã được cùng thầy xuống núi.
Độ đó có con tinh khổng lồ chẳng rõ từ đâu xuất hiện. Nó mang vóc dáng đại bàng, chuyên bắt những cô gái trẻ quanh vùng về hang động làm vợ. Bất kỳ kẻ nào khiến con tinh ấy phật ý, nó đều m.ổ thịt ra mà ăn.Nắm được sự này, Minh và thầy lần theo dấu vết, đi tìm sào huyệt của con đại bàng hung ác ấy.
Trong làng bấy giờ có cô gái trẻ tên Xuyên. Tuy nhà làm nông, chân lấm tay bùn. Nhưng nhan sắc của cô phải nói là đẹp tựa tranh vẽ. Mà cũng phải, vì thực chất, Xuyên không phải “người” bình thường. Kiếp trước cô là một đoạn dây thừng, tu luyện thành thần(1), nhưng chẳng xấu, lại làm được nhiều việc thiện trong dương gian, nên Trời thương, cho kiếp này hoá người.
Nhưng thử thách đó là: Xuyên vẫn giữ được ký ức của thời gian còn là thần. Nếu cô tiếp tục gìn giữ đức hạnh, và nhất là chấp nhận sống như kẻ phàm, không dụng phần phép thuật còn tồn tại bên trong. Thì sau cô sẽ được thăng làm tiên.
(1) Thần ở đây không phải ám chỉ Thần Thánh, mà là cách gọi đối với những đồ vật, hình tượng có linh hồn, tu luyện đạt được pháp lực. Tác giả sẽ chi tiết hơn điều này ở những tác phẩm sau.
Vào một buổi trưa, Xuyên đang mang cơm ra đồng cho cha thì bất ngờ gặp con đại bàng khổng lồ. Cô hết sức bối rối vì giống tinh này chỉ hoạt động khi Mặt Trời gần lặng. Tuy vậy, có vẻ như nó đã nhắm đến Xuyên từ lâu nên mới ra đây vào giờ này để bắt cô đi.
Dẫu pháp lực của Xuyên đủ sức hạ gục giống tinh ấy. Nhưng vì ý nguyện trở thành tiên, cô chấp nhận xem mình hiện tại chỉ là người trần mắt thịt, cứ mặc cho số phận định đoạt.
Khi vừa trở về hang động, đại bàng ném Xuyên vào mớ rơm rồi khoái chí ngắm nhìn cô. Cùng lúc này, thầy trò Minh đã mai phục sẵn, họ nhảy ra dùng tài phép đấu với đại bàng.
Chẳng mấy chốc, con tinh ấy bị tiêu diệt.
Hai thầy trò đưa Xuyên về nhà. Kể từ lúc nhận được tấm lòng nghĩa hiệp từ Minh, Xuyên đã lỡ đem lòng cảm mến. Suốt nhiều ngày liền, tâm tư cô đều vấn vương hình bóng chàng đạo sĩ đó.
Cho tới một hôm, không còn chịu được nữa, Xuyên đến tận ngôi tự của phái Bằng Sơ để tìm Minh và thổ lộ tình ý.
Nhưng, chàng trai lập tức chối từ. Minh một lòng hướng về đạo pháp, không còn vương luyến chuyện nam nữ.
Dẫu đau lòng, Xuyên vẫn quyết không bỏ cuộc. Cô giả trang làm nam nhân để Minh không bị lời ra tiếng vào, rồi lặn lội đường sá xa xôi, núi non hiểm trở, thường xuyên đến tìm gặp người.
Lúc thì mang cơm, lúc thì mang hoa quả, chỉ hy vọng với sự quan tâm chân thành, ngày nào đó người sẽ cảm động, hồi tâm chuyển ý.
Nhưng ngặt thay, vị đạo sĩ trẻ kia luôn tránh mặt cô.
Kỳ ấy càn khôn có nhiều chuyển biến khác thường. Ma quỷ, tinh tà chỗi dậy vô kể ở phía Nam. Bọn tà đạo được thế, dựa vào ấy mà hại người vô tội, khiến bá tánh lầm than, khổ nhọc.
Phái Bằng Sơn nhanh chóng bày phương kế đối phó. Họ biết sớm muộn gì bọn tà đạo cũng tấn công đất này. Cần phải “đón” trước. Do vậy, nhiều người được cử đi về phía Nam xa xôi. Trong ấy có cả Minh. Dẫu rõ chuyến này lành ít dữ nhiều, nhưng chàng trai vẫn không ngại nguy khó. Xung phong theo đoàn dẫn đường.
Ngày chuẩn bị rời khỏi. Minh vô tình bắt gặp Xuyên bị trật chân bên vệ đường. Bấy giờ, chàng mới lấy làm xót xa cho người vì mình mà lặn lội đến đây. Chàng chẳng biết nên làm gì ngoài buông lời ủi an. Chàng rằng: “Nếu kiếp sau đạo pháp không chọn ta. Duyên tình cứ để lẽ Trời định.” Nói xong, Minh dứt áo ra đi, không kịp cho Xuyên đáp lại. Có người của Bằng Sơ thấy cô trong bộ dạng nam nhân. Nghĩ đây là em trai hoặc bà con của Minh. Nên tiện lên tiếng động viên: “Bọn ta đi lo việc. Cũng sớm ngày quay lại...”
Chuyện ở phía Nam có âm ma, chỉ người trong giới đạo pháp biết rõ. Do thế, Xuyên sống như kẻ phàm, chẳng hay Minh đang về đâu.
Cô chỉ nghĩ chàng ta xuống núi như mọi lần. Điều lúc này Xuyên quan tâm hơn cả, là câu nói ban nãy của Minh. Những từ xoa dịu tấm lòng ấy lại làm cho cô có thêm niềm tin mãnh liệt. Những ngày sau đó, Xuyên nghĩ về việc luân hồi. Thực chất không hề dễ gì cho hai người có cơ may gặp lại ở kiếp sau, trong hình hài con người, huống hồ là nên duyên tình.
Xuyên nhớ lại khi mình còn là thần, có kết nghĩa chị em với một con mãng xà nghìn năm. Nó thông hiểu chuyện trời đất vạn vật. Nhờ mãng xà ấy, biết đâu sẽ suy ra cách để được nên tình với Minh ở hậu kiếp.
Mãng xà rằng : Con người gặp nhau ở đời là nhờ vào những mối chỉ hồng trên cây đại thụ đặt giữa tam cõi. Dây thắt càng chặt, tình càng sâu nặng. Chỉ cần buộc đoạn giữa Xuyên và Minh cho khít, chắc chắn kiếp sau sẽ thành sự. Nhưng để tới được nơi cái cây ấy, phải vượt qua muôn vàn thử thách, tranh đấu với các quan thần cai trị. Pháp lực của Xuyên lẫn mãng xà vốn không thể địch lại họ.
Nghe đến đây, Xuyên dần mất đi hy vọng. Nhưng mãng xà bảo vẫn còn một cách. Ngặt nỗi, chuyện này là “phạm giới”, nếu Xuyên thực hiện, về sau cô không thể nào trở thành tiên được nữa, bao nhiêu công đức tích góp hàng trăm năm qua xem như muối bỏ bể. Nhưng tình yêu đã khiến Xuyên không còn giữ hoài bão xưa cũ nữa. Cô một mực cầu xin mãng xà nói ra cách. Con tinh nghìn năm ấy nôn một vũng nước đen lên tay Xuyên. Nó rằng : Đây là lượng âm độc phải rất lâu mới tích tụ được, thứ này có thể luyện bất kỳ loại thuật bùa nào, ngay cả…mở lối lên trời...
( Tobe continued )...