Thầy À! Sao Lại Đòi Làm Chồng Em?

Chương 134: Chị có sợ không?

Những ngày tháng sau đó, thỉnh thoảng thầy vẫn dẫn tôi cùng bé Châu đi ăn uống ở những nhà hàng sang trọng ngoài quận 1. Kì này thầy tâm lý, dẫn cả dì Hoà đi theo cho bé Châu có người nói chuyện. Sau đó ổng còn đặt 1 bàn riêng hẳn hoi cho dì Hoà và bé Châu, căn dặn nếu muốn thưởng thức món ngon nào họ cứ việc gọi thoải mái. Ổng cũng bày tỏ với dì rằng tại 2 vợ chồng hay nói chuyện yêu đương, sợ dì ngồi kế bên nghe rồi ăn uống không được tự nhiên. Chứ không hề có ý phân biệt chủ tớ gì nên mong dì ấy đừng hiểu lầm. Dì Hoà vốn rất hiểu chuyện, nghe thầy nói liền phân trần ngay:

- Cậu Vinh đừng nói như thế. Cậu dẫn dì cháu tôi đi theo, chứng tỏ cậu đã quý mến chúng tôi lắm rồi. Nên ý cậu như thế nào tôi đều thấy đúng hết. Hai người cứ việc tự nhiên ở bên ngoài, đừng quan tâm đến dì cháu tôi làm gì. Chúng tôi tự lo được mà.

Trái ngược với dì Hoà, bé Châu hình như không được vui cho lắm. Chắc do con bé muốn ngồi cạnh để tám dóc với tôi mà giờ mỗi đứa 1 hướng rồi. Vì dù gì thầy đã sắp xếp vậy nên đành chịu thôi.

Có đôi khi vì mình quá tốt tính, quá tin người. Chủ trương sống luôn muốn quan tâm cũng như giúp đỡ người khác, để có thể tạo phúc cho con cháu sau này. Cứ nghĩ người đã xả thân vì mình chắc chắn là người tốt, sẽ không bao giờ cắn bậy mình. Thế nhưng tôi đã lầm. Bởi:”Đồng xu tuy 2 mặt nhưng có một mệnh giá. Con người tuy 1 mặt nhưng sao lại có 2 lòng? Nhưng thực ra, có những kẻ mà có bao nhiêu lòng, bạn cũng không thể biết được!” Chính sự lương thiện của bản thạn, lại là cái cớ để người khác có thế lợi dụng, cũng như muốn chiếm đoạt những thứ thuộc về mình.

Tiết trời vào cuối năm có chút lành lạnh trong không khí. Bầu trời cũng không rực sáng hay trong veo, nó cứ ui ui khiến người ta chỉ muốn ở nhà trùm chăn ngủ. Công việc của tôi vẫn là “học, học nữa, học mãi”. Có rớt thì học lại.

Một chiều thứ 6, sau khi kết thúc buổi học tiếng Nhật của 1 trung tâm có tiếng. Do ngược đường với công ty của thầy, nên 2 chúng tôi phải ngồi 2 xe khác nhau để trở về nhà. Sau khi xuống xe, tôi tạm biệt anh Minh rồi thong dong đến khu vực thang máy để lên căn hộ. Bỗng từ phía bên trái, tôi nghe tiếng anh giáo già gọi:

- Ốc tiêu!

Ngoái cổ sang, tôi thấy lão chồng nhà mình đang đứng cạnh chiếc 'Mẹc' của ổng vẫy gọi tôi lại. Quái lạ! Ông này sao bữa nay không lái xe thẳng xuống hầm đi, đứng đây cà rởn chờ tôi làm gì không biết nữa?

Vừa đi đến, tôi vừa vén mấy cọng tóc loà xoà bị gió chiều thổi khiến tôi bực cả mình. Nên đành lấy thun cột tóc đang đeo trên cổ tay, vừa tiến tới thầy, vừa đưa tay lên buộc cao tóc kiểu đuôi ngựa. Vang giọng hỏi:

- Sao anh không lên nhà? Đứng đây chờ em chi vậy?

Trông thấy bộ dạng của tôi lúc này, anh giáo liền chau cặp chân mày lưỡi kiếm của mình lại. Sau đó tiến nhanh vài bước đến tôi để rút ngắn khoảng cách của cả 2. Không nói không rằng, ổng liền đưa tay nắm lấy 2 bên hông chiếc áo 'croptop' của tôi kéo xuống, nhỏ giọng mắng mỏ:

- Về nhà bỏ ngay cái áo này dùm tôi nha cô nương. Áo gì đâu mà ngắn cũn ca cũn cớn, tính khoe eo cho thằng nào nhìn hả? Cho ăn đòn bây giờ.

Trời đất, đang là mốt đó cha ơi! Áo croptop người ta bận với quần cạp cao tới rốn thế này. Có hở miếng eo nào đâu mà ổng nhăn thấy ơn ghê hông? Chiều tối đến nơi rồi, còn đứng canh người ta về để kiếm chuyện nữa, mệt ghê!

Nhưng chưa kịp để tôi dẩu mỏ lên cãi, thầy vào chủ đề chính liền:

- Anh đang tính gọi dì Hoà xuống, mà thấy em về nên nhờ anh nhờ em chuyện này ốc. Em chịu khó ra băng ghế sau dìu bé Châu lên nhà hộ anh nha. Chiều nay nó lên công ty anh xong bị trúng gió sẵn tiện nhờ anh trở về. Em đưa giỏ xách đây anh cầm dùm cho.

Ủa gì vậy? Sao tự nhiên Châu nó lại lên công ty của anh giáo già nhà mình nhỉ? Hơi ngẩn người ra chút xíu. Tôi chợt nhớ là cách đây vài hôm, dì Hoà có nhờ vả thầy rằng cháu họ xa của mình cũng ở trên đây. Vừa mới tốt nghiệp Đại Học ra trường nên chưa có việc làm, có cậy thầy giới thiệu, tìm giúp cho anh đó 1 công việc ổn định. Nên chắc có lẽ hôm nay Châu nó dẫn anh đó lên công ty gặp thầy.

Không chần chừ, tôi đưa giỏ xách cho thầy rồi tiến đến mở cửa ở băng ghế sau để hỏi thăm con bé. Giây phút này lại khiến tôi chợt nhớ tới 1 câu chuyện cũng khá xa xôi. Đó là thời gian tôi mới lên Sài Gòn, còn chưa làm người yêu hay vợ chồng gì với anh giáo. Quan hệ lúc này đơn giản chỉ là hàng xóm láng giềng mới của nhau thôi. Khi tôi leo lên xe của thầy ngồi khi vừa đưa 1 cụ bà đi cấp cứu do gặp tai nạn giao thông. Lúc ấy ổng nào có cho tôi ngồi ở hàng ghế sau này đâu. Còn kêu với tôi rằng ổng không phải là tài xế, nên tôi không được phép ngồi đó, như vậy là thiếu tôn trọng ổng. Buộc tôi lên ghế lái phụ ngồi đàng hoàng mới là đúng phép lịch sự. Nghĩ lại thấy ổng xàm thiệt, giờ coi đó, ổng cho bé Châu ngồi hàng ghế sau kìa. Chấp nhận làm vai tài xế mới sợ haha! Đúng là thanh niên quá tuổi thích tự vả.

Nói giỡn cho vui vậy thôi, chứ tôi biết thầy đang nghĩ gì và tại sao lại hành động như thế. Là vì ổng muốn giữ khoảng cách với bé Châu đó. Không muốn dìu, ẵm bế con bé, hay cho nó ngồi cạnh mình. Do sợ tôi là phụ nữ, giống loài vốn nhạy cảm hay suy nghĩ lung tung vớ va vớ vẩn. Nhìn như vậy nhưng lại nghĩ ra cái khác, rồi xảy ra nhiều chuyện hiểu lầm không đáng có. Bởi thế trong lòng tôi, sự tin tưởng về lòng chung thuỷ của thầy là tuyệt đối. Nên tôi chẳng sợ ai đó có thể cướp hay giựt ổng khỏi tay mình. Tại dù có cho không ổng cho người ta, có chết ổng cũng sẽ quay về tìm tôi tính sổ mà ám cho tới cuối đời.

Vừa mở cửa, tôi trông thấy bé Châu đang nằm co ro trên ghế. Đôi mắt nhắm nghiền và chân tay có vẻ uể oải:

- Em sao vậy Châu? Có cần chị nhờ chú Vinh đưa đi bác sĩ không?

Nghe thấy tiếng tôi, con bé liền lồm cồm ngồi dậy trả lời:

- Em không sao đâu chị Phương, lên nhà nằm nghỉ xíu là em khoẻ lại à!

Trông thấy mặt mũi nó tát mét thế kia, chắc là trúng gió nặng rồi. Nên tôi cúi đầu vào trong đỡ lấy tay nó rồi nói:

- Để chị đưa em lên nhà, em vịn vô chị nè.

- Em không sao đâu mà, chị đừng lo, em tự đi được.

Ngay sau đó, không biết có ý gì mà thầy liền nói vọng đến tôi:

- Em đưa Châu lên nhà trước để anh xuống hầm cất xe. Nếu dìu con bé không nổi, anh mượn bảo vệ cái xe chất hành lý cho em đẩy lên.1

Cha già mất nết, người ta đau bệnh còn muốn chọc ghẹo nữa sao. Quay qua nhăn mặt nhìn thầy, chỉ thấy ổng nhếch miệng cười đểu với tôi tiếp tục nói nhỏ nhưng đủ để bé Châu nghe hiểu:

- Em lên trước chuẩn bị nước đầy bồn rồi chờ anh.

Ặc, riết rồi tôi muốn chịu thua ổng. Giờ ổng tự nhiên đổi tính thấy ghét lắm, trước mặt bé Châu toàn thích nói mập mờ, rồi thể hiện tình cảm với tôi không à! Khiến tôi nhiều khi muốn ngại với người ta. Còn con bé thì chỉ biết cúi đầu chịu đựng.

========== Truyện vừa hoàn thành ==========

1. TruyenHD

2. TruyenHD

3. TruyenHD

4. TruyenHD

=====================================

Không muốn làm mất thời gian, bé Châu liền chui ra khỏi xe, sau đó cùng tôi lên căn hộ mà không cần giúp đỡ hay dìu dắt. Lúc đứng trong thang máy, nó mệt mỏi dựa vào vách rồi quay sang hỏi tôi:

- Chị Phương, bộ chị tin tưởng chú Vinh lắm hả? Mà chú ấy xuất sắc, yêu chiều vợ con như thế. Có bao giờ chị sợ chú ấy nɠɵạı ŧìиɧ không?1

Đang bấm điện thoại trả lời tin nhắn của nhỏ bạn trên trường, tự nhiên hôm nay nghe con bé hỏi câu này. Tôi ngước lên nhìn nó, vừa trả lời cũng như vừa giỡn với nó cho vui:

- Sợ gì em ơi! Đến 1 ngày ổng không còn yêu, không còn là của chị nữa thì đành chấp nhận buông tay thôi. Chứ chị cũng không muốn níu kéo hay làm khó làm dễ gì ổng. Nhưng ai mà làm ơn làm phước vớt ổng ra khỏi chị, nhiều khi cũng muốn cám ơn người ta nhiều....Mà sao bữa nay em lại hỏi chị chuyện này!1

Con bé ngước mắt lên tôi, rồi bắt đầu nói ra suy nghĩ của mình:

- Tại bữa nay em dẫn anh em lên công ty của chú Vinh đó chị. Em thấy mấy cô làm trong đó toàn như người mẫu diễn viên không. Nên nhiều khi em nghĩ chú Vinh ngày ngày tiếp xúc với các người đẹp như thế, sợ chú có bị lay động này nọ rồi người khổ là chị thôi.

Vỗ vai con bé vì thấy nó lại suy nghĩ đến chuyện này dùm mình. Vừa cười, tôi vừa phân tích cho nó hiểu:

- Chị nói thiệt nha em! Chồng chị như thế, một tay có khi gom được vài ba cô hoa hậu người mẫu cùng lúc luôn chứ chả đùa. Nhưng nếu muốn vớt thì ổng đã vớt từ lâu. Chứ nào có phải đợi đến khi ba mươi mấy tuổi mới túm chị, con bé quê mùa vừa mới chạm ngưỡng mười tám lên đây học đâu. Gu ổng ngộ lắm, khoái nhỏ con khờ khờ giống chị để đem về chăm như nuôi con gái vậy đó.