Tiêu Sơn Tráng Sĩ

Chương 10: Chín Và Sống

Từ hôm đánh hụt trận Kim Lũ thì hai viên phân phủ, phân suất đem lòng thù

oán bọn cựu thần nhà Lê lắm, vì họ chắc rằng cánh quân đến phá ngục cứu Lê

hoàng phi chỉ có thể là bầy tôi nhà Lê. Phân phủ bàn với phân suất:

- Việc nầy ta nên giữ bí mật. Quan trên với triều đình đều chưa biết tin ta bắt

được Thị Kim. May mà chưa kịp cho chạy giấy về kinh đấy!

Phân suất hậm hực tức tối:

- Tôi thề không đội trời chung với bọn này. Không nhưng chúng nó gϊếŧ mất

viện đội nhất của chúng ta mà chúng nó còn làm cho tôi lặn lội đêm khuya cất

quân đi, rồi lại đem quân về, thực là mình làm trò múa rối cho dân vùng Kim Lũ

coi

Phân suất cười khà nói tiếp:

- Rõ đen cho mấy tên lái thuyền vô tội bị chặt đầu.

- Ngài chặt đầu?

- Vâng, Bực mình về nỗi bị lừa nên gặp mấy thằng lái đò đương họp nhau ở

dưới thuyền đánh bài phu, tôi cầm dao khoa tay một lượt, bốn, năm cái đầu rơi

xuống ván? Như thế cũng hả lòng được đôi chút.

Phân phủ ngồi trầm ngâm suy nghĩ. Cái bực tức của ngài, ngài cho còn gắp

năm gắp mười cái bực tức của phân suất. Đêm hôm ấy còn bao giờ ngài quên

được? Trốn vào chuồng ngựa nằm ở máng ăn, lấy rơm phủ chùm kín người, rất là

khó thở, lại thêm mùi phân ngựa khai quá đỗi, thế mà ngài phải nằm dí ở đấy cho

tới lúc sáng rõ, trong mấy canh dài đằng đẳng lắng tai nghe động tĩnh ra sao. Giữa

lúc ấy thì gia quyến ngài đang bị nhốt ở trong buồng chứa, lo sợ im hơi lặng tiếng.

Nhớ lại những sự đau đớn đáng kỷ niệm ấy phân phủ mỉm cười. Đối với con

nhà võ như phân suất thì cái tức giận hiện ra nét mặt, thốt ra lời chửi rủa thề

nguyền. Nhưng đối với con nhà văn, đối với nhà thâm nho như phân phủ thì cái

tức giận dẫu dữ dội đến đâu cũng chỉ ngụ trong một khoé mỉm cười chua chát.

Chẳng thế ngài lại thường mỉa tính võ đoán của phân suất bằng những câu thơ đại

ý nói: Trăm quân hùng tráng không mạnh bằng một lời văn mát mẻ của nhà cầm

bút.

Lần này lại là một dịp để ngài phô cái sức mạnh của sự giận đương yên lặng

ngấm ngầm cháy trong lòng ngài. Ngài không làm thơ nữa. Ngài chỉ mở tráp lấy ra

một cái bảng mà theo sự dò xét cẩn mật của bọn thám tử, ngài đã làm ra. Đó là

bảng chua đủ tên những bực trung thần nhà Lê trốn trong địa hạt Từ Sơn.

Phân phủ gõ xuống cái bảng ấy bảo phân suất:

- Bấy lâu tôi để bọn chúng ăn ngon ngũ yên là cũng tưởng họ hiểu thời thế,

không hoạt động nữa. Ai ngờ ngày nay lại chính họ gây sự. Vậy bất đắc dĩ ta phải

mời ngững ông tướng đến chơi ít bữa.

Lời ngài thật ngọt như mía lùi. Ngài lại mỉm cười nhìn phân suất nói tiếp, ý

chừng để được lòng ông bạn đồng thành:

- Việc đó phải nhờ đến bàn tay sắt của tướng quân.

Tướng quân phổng mũi đáp liền:

- Đại nhân cứ truyền, việc dẫu khó đến đâu tôi cũng xin đảm nhận.

- Vậy chúng ta cùng bàn xem nên bắt những tay nào trước.

Tức thì phân phủ mở rộng cái bảng đẹp đẽ của ngài ra.

- Đây đại nhân coi, tất cả có bãy mươi ba tên. Nhưng xét ra chỉ có bảy tên thực

lợi hại. Bảy tên đó là cho con ngự sử Nguyễn Bặc, người chứa chấp Thị Kim. Hai

tên này ta hãy để đ 1 o vì hiện chúng còn trốn tránh, mà trốn thì hẳn trốn ở nơi

khác Nếu ta bẩm tỉnh sức giấy đi lùng thì cũng bắt được, nhưng là thế là làm cỗ

sẳn cho kẻ khác ăn. Chi bằng ta cứ để yên, ít lâu thế nào chim chẳng bay về tổ, lúc

ấy ta hãy mời nhẹ hai ngài vào cũi.

Phân suất cười lớn:

- Hay? mưu hay lắm? Còn ai nữa, thêu đại nhân?

- Kế đến Đào Phùng. Tên này tuy còn trẻ, nhưng đáng lo ngại lắm đây. Nhiều

bài thơ hắn ngâm vịnh có ý nghĩa cuồng bột, phạm thượng. Mà hắng tụ họp anh

em ĩ chè luôn luôn. Trong một bữa tiệc hắn ngà ngà say có nói một câu hỗn

xược mà thám tử đã chép lại đem nộp tôi. Câu ấy đây.

Phân phủ vừa nói vừa đưa cho phân suất một mảnh giấy. Phân suất vốn không

biết chữ, cười gượng nói:

- Đại nhân đọc cho tôi nghe xem nào.

- Xin vâng. Hắn ta nói thế này: Kẻ sĩ cúi cổ khom lưng làm tôi bọn Bùi Đắc

Tuyên, Nguyễn Quang Toản thì khác gì bán rẻ linh hồn cho bọn đồ tể.

Phân suất đập mạnh tay xuống ghế ngựa quát tháo:

- Nó bảo thế? Thực nó bảo thế? Được đễ nó đấy rồi ta bán rẻ linh hồn nó cho

Diêm vương. Nhưng còn ai nữa?

- Còn Hoàng An ở Phù Đổng, Nguyễn Tiết ở Phù Ninh, Nguyễn Đắc ở Đồn

Kỹ. Trần Xá ở Phú Xuân. Đó toàn là những tay ghê gớm cả?

- Được, đại nhân cũng nên cẩn thận, vì chúng không phải là những tay tầm

thường. Mà biết đâu chúng nó lại không mật thông với đồ đảng Phạm Thái?

Phân suất lớn tiếng cười, toan nói câu gì để tỏ lòng khinh bỉ đối với bọn kia.

Bỗng ngài ngừng bặt, hoảng hốt quay ra hỏi:

- Cái gì thế?

Một tên lính mặt tái mét như gà cắt tiết chạy xồng xộc vào trong phòng đứng

thở không ra hơi:

- Bẩm... hai ông lớn... có người... chết ở cổng phủ...

- Người chết?... Ai?

Tên lính đứng thở một hồi nữa rồi mới thuật lại rằng một võ sĩ trông rất mạnh

mẽ, dữ tợn, phi ngựa qua cổng phủ và ném xuống đó một cái xác người chết.

Phân phủ và phân suất vội vàng theo lính ra cổng. Một người tя͢ầи ͙ȶя͢υồиɠ nằm

sấp ở giữa đường, ngay bên cầu treo. Phân suất cúi xuống lật ngửa cái thây lên thì

thấy một con dao sáng loáng cắm trúng chỗ trái tim. Thốt nhiên phân phủ hét lớn:

- Trời ơi? Nguyễn Kha? Nguyễn Kha bị gϊếŧ rồi?

Phân suất kinh hải vội hỏi:

- Nguyễn Kha là ai vậy?

Phân phủ vẫn đứng yên lặng nhìn tròng trọc vào cập mắt trắng đã mở to của

người chết và nói một mình hai, ba lần:

- Trời ơi? Nguyễn kha bị gϊếŧ ? Ai gϊếŧ Nguyễn Kha? Nguyễn Kha? Ai gϊếŧ?

- Vâng, tôi cũng hỏi đại nhân: Ai gϊếŧ người này, mà người này là ai?

Phân phủ như chợt tỉnh, quay lại bảo phân suất:

- ngài cho lính cời ngựa đuổi theo lùng bắt ngay lấy nó... Mau chẵng nó trốn

thoát

- Nhưng biết nó chạy ngả nào?

- Cho mỗi người đuổi một ngả.

Phân suất ra lệnh, tức thì hai chục lính ky mã chia làm bốn bọn, đem theo bốn

cây súng hỏa mai rầm rộ kéo đi.

Phân suất theo phân phủ vào công đường và nhắc lại câu hỏi:

- Nguyễn Kha là ai vậy, thưa đại nhân?

Phân phủ có vẻ lo sơ, nhìn trước nhìn sau, rồi nói khẽ:

- Người đến báo tối hôm ấy, ngài đã quên? Hắn là một viên thám tử rất có tài

của tôi?

- à? Tôi nhớ ra rồi. Chính hắn đã đến báo cho ta biết người con gái ở nhà

Nguyễn Bặc làng Hà Vị là Thị Kim, vợ Lê chiêu Thống.

- Chính hắn, Nguyên tôi sai hắn giả danh là một bậc trung thần nhà Lê đi lại

chơi bời với bọn kia để dò tin tức. Nhưng không rõ sao bọn kia biết là thám tử của

ta.

Nghĩ một lát, phân phủ lại nói:

- Việc này ta phải ra tay mới xong... Phiền ngài đem quân áp đến bắt ngay năm

tên đầu sỏ, hiềm nghi phạm điệu về phủ cho.

Phân suất tuân lời, xem lại bảng kê tên tuổi vả chỗ ở của những người kia rồi

điểm binh mã ra đi.

Chiều hôm ấy, quân lính khiêng về phủ ba cái củi đóng sơ sài, trong mổi cái có

một người bị trói ngồi lom khom như con khỉ lớn. Phân suất xuống ngựa vào công

đường hớn hở bảo phân phủ:

- Tuy không bắt được đủ năm tên, nhưng trong ba tên này có tên Đào Phùng.

Mời ngài ra coi.

Phân phủ vui mừng vừa theo ra sân vừa hỏi:

- Có Đào Phùng? Làm thế nào mà ngài bắt được hắn?

- Ngài tính đã bắt thì được chứ!

Có tiến cười the thé trong một cái cũi đưa ra. Phân suất tức giận vì giọng cười

chế nhạo, đạp mạnh vào cái cũi làm nó đổ lăn ra. Tiếng cười càng ròn, càng to, rồi

người bị nhốt dằn từng tiếng hỏi phân suất:

- ông bảo ông bắt được tôi. Vậy dám hỏi ông: ông bắt được tôi ở đâu?

Sau một cái đạp thứ hai của phân suất, người kia khẳng khái nói tiếp:

- Than ôi? Kẻ chiến sĩ anh hùng mong ước được bỏ mạng ở nơi trận địa, da

ngựa bọc thây, nhưng tôi đây vô tội được người anh hùng bắt trói giữa lúc tôi yên

giấc ở nơi buồng tối, nhưng tôi đây vô tội được người anh hùng giơ chân đạp một

cái mạnh bạo, trong khi tôi bị nhốt trong cũi hẹp. Dáng kính thay cái dõng cảm

của người anh hùng.

Thấy phân suất rút gươm hầm hầm xông lại, phân phủ vội ngăn cản và ung

dung nói :

- Ngài cần gì phải nóng thế, cứ để Đào quân đấy cho tôi.

Rồi trỏ hai cái cũi khác hỏi:

- Còn hai ông này?

- Thưa ngài, đó là Nguyễn Tiết với Trần Xá. Còn Hoàng An, Nguyễn Đắc đi

đâu mất từ tháng trước.

Phân phủ truyền lệnh tháo cũ lôi ba người ra, rồi lại gần ôn tồn hỏi:

- Thưa ba ngài, nếu ba ngài làm ơn cho tôi biết ba ngài dấu bà hoàng phi ở

đâu, thì tôi xin cho lính đem kiệu rước ba ngài về nhà ngay.

Nguyễn Tiết và Trần Xá cùng cãi.

- Hai ngài không biết Lê hoàng phi là ai, vậy chắc ngài Đào Phùng thì hẳn

biết?

Đào Phùng thản nhiên đáp:

- Tôi ấy à? Có, tôi có biết Lê hoàng phi, khi ngài còn ở trong cung điện kinh

thành Thăng Long. Ngài thật là bậc quốc sắc, khuynh thành.

- Vâng, ngài cũng là bậc quốc sắc khuynh thành? Bữa nọ tôi đã được hân hạnh

gặp long nhan. Nhưng tôi muốn biết Đào quân giấu ngài ở nơi nào?

Đào Phùng vờ ngơ ngác:

- Giấu ngài? Chết ai giấu được ngài?

- Đào quân? Nhà tôi có quen Đào tướng công, vì thế tôi không muốn để Đào

quân bị hình phạt đau đớn. Vậy Đào quân chẳng nên chối cãi. Việc này tôi biết

tường tận lắm rồi.

Đào Phùng mỉm cười:

- Thưa Nguyễn đại nhân, tôi biết tường tận hơn nhiều, vì tôi biết đích xác rằng

tôi không giấu hoàng phi.

- Có lẽ Đào quân không giấu thực, nhưng Đào quân biết nơi ẩn núp của Lê

ho àng phi .

Rồi nhìn thẳng vào mặt Đào Phùng, phân phủ đột ngột hỏi:

- Phạm Thái vẫn được mạnh đấy chứ?

Đào Phùng chau mày hỏi lại:

- Phạm Thái? Tôi tưởng Phạm Thái bị gϊếŧ với Nguyễn Đoàn rồi?

Phân phủ cáu tiết gắt:

- Chú đừng trách tôi ác nhé? Vì bổn phận, tôi không thể không trừng phạt chú

được

Liền ra lệnh đánh mỗi người hai chục tĩg. Một tên lính lực lưỡng giơ roi

song ráng sức quật vào mông, vào lưng phạm nhân, khiến Nguyễn Tiết, người

chịu hình phạt thứ nhất, kêu la ầm ỹ và Trần Xá một nhà văn yếu đuối mới đến roi

thú mười lăm đã chết ngất đi rồi.

Đến lượt Đào Phùng, chàng chỉ cười và cắn chặt hàm răng trên xuống môi

dưới, không thốt một tiếng kêu ca, đến nỗi chú lính cáu tiết, đánh thêm cho ba roi

rất mạnh. Đào Phùng giơ hai tay bị trói lên lau mồ hôi trán, bảo tên kia:

- Chú rõ quá cẩn thận? Quan truyền đánh có hai mươi roi, chú lại ra thêm cho

ba roi nữa.

Phân suất căm tức trừng mắt nhìn, còn phân phủ thì có ý khen thầm.Trong khi

ấy Trần Xá được một tên lính lấy nước phun vào mặt, đã tỉnh dậy, lim dim cặp

mắt và nằm thở hổn hển. Phân suất hỏi:

- Trần Xá? Ngươi đã chịu cung khai chưa?

- Bẩm đại nhân... Đoái thương tôi... già yếu. Tôi không biết một tí gì thì cung

khai... làm sao được?

Nghe lời nói có vẻ thành thực, phân phủ xuống lệnh hãy giam Xá vào ngục, rồi

quay ra bảo Nguyễn Tiết:

- Còn ông này nghĩ sao?

Nguyễn Tiết lại gần nói thầm mấy câu. Phân phủ vui mừng truyền cởi trói và

mời vào trong nhà, Đào Phùng vội kêu:

- Hắn sợ đòn nên đã khai láo, ngài chớ nghe.

Phân phủ tức giận thét:

- Im ngay?

Rồi sai lính đi lấy một cái hỏa lò than hồng và hai cái kìm. Một lát sau thịt đùi

Đào Phùng cháy xèo xèo, xông lên mùi giẻ khét. Đào Phùng bảo phân phủ:

- Xin ngài miển cho cái hình phạt này.

Phân phủ hớn hở:

- Vậy ông chịu cung khai?

Đào Phùng nói luôn:

- Vì khó ngửi lắm. Tôi đến lợm nôn vì mùi thịt cháy mất thôi.

- Bản chức bằng lòng chuẩn lời xin của Đào quân.

Lền quay ra gọi:

- Lính đâu dúng ngay kìm và nước lạnh.

Tiếng dạ ran... Họ lại bắt đầu kẹp dùi bên kia của Đào Phùng, hẳn kìm sống

đau hơn kìm chín nhiều, vì kẻ bị hình phạt nghiến hai hàm răng vào nhau, tiếng

kêu ken két, và tuy chàng cố cười gượng, nước mắt chảy ràn rụa ướt dẫm hai bên

má. Phân phủ bỡn cợt hỏi:

- Thế nào, bây giờ thì đỡ khét chứ?

Đào Phùng muốn trả lời một câu chua chát, nhưng vì phần đau quá, phần hai

hàm răng nghiến mạnh như đã sai khớp, chàng nói không ra tiếng nữa. Đưa hai tay

bị trói lên, nắn lại hàm dưới, rồi khi đã hơi hoàn hồn, ôn tồn bảo phân phủ:

- Thưa ngài, tôi còn biết phân trần sao cho ngài tin được, vì ngài yên trí rằng

tôi là đồ đảng của Phạm Thái mà tôi không biết mặt, lại buộc cho tôi cái tội tàng

nặc Lê hoàng phi mà tôi tưởng đã chết. Nay đối với ngài tôi như con cá đối với

người hỏa đầu, sống chết ở tay ngài. Vậy ngài muốn dùng cách hình phạt nào mà

kẻ vôi tội này chẳng phải chịu.

- Đào quân nói có lý lắm... Lính đâu hãy mời Đào quân vào gnhỉ tạm trong

ngục thất mấy bửa cho lại sức đã, rồi ta sẽ nói chuyện sau.