Tiêu Sơn Tráng Sĩ

Chương 1: Người Khách Lạ

Tuy mới vào khoảng đầu giờ Dậu, nhưng về tiết mùa đông, trời đã nhá nhem

tối Các nhà, các hàng xén ở phố Từ Sơn đều đóng cửa. Chỉ trừ một hàng cơm là

có ánh sáng. Và luôn luôn ở trong đưa ra tiếng cười nói ầm ỹ.

Một trang thiếu niên ky sĩ, từ phía Nam tới, kìm ghì cương ngựa trước cửa

hàng. Chàng y phục nai nịt gọn gàng, đầu đội nón lông đen, chân đi hia chẽn, cỗ

quấn một cái khăn lụa trắng thắt lỏng, mối bỏ rủ sau lưng. Con ngựa của chàng sắc

nâu xẫm, và tuy nhỏ thon, nhưng có dáng mạnh mẽ và khỏe dai. Trời lạnh buốt

căm căm mà mình nó ướt đẫm mồ hôi, xem đó đủ đoán biết chủ nó đi từ xa lại.

Thế mà mũi nó hục hặc thở ra hai luồng hơi khói, bốn gió nó cuốc xuống đất như

gõ nhịp, để tỏ ý muốn là còn thừa sức chạy một thôi dài nữa. Ky sĩ lấy tay vỗ khẽ

vào cổ ngựa nói:

- Hãy thong thả, tuấn mã, đi đâu mà vội thế? Thầy trò ta nghỉ chân ăn lót dạ

Chàng vừa toan xuống ngựa, thì mắt chàng ngẫu nhiên để tới một cái bảng gỗ

vuông quét vôi trắng, trên viết những chữ nôm thật to, to đến nỗi trời đã gần tối

hẳn mà chàng còn lỗ mỗ đọc được...

Nhưng giữa lúc đó, sau một tiếng hét của con ngựa thì tiếng ồn ào cười nói

trong hàng cơm im bặt. Rồi cánh cửa hé mở, một người thò đầu ra hỏi:

- Ai?

Không trả lời, thanh nhiên võ sĩ nhanh nhẹn nhảy ngoắt xuống đất, kéo và vuốt

áo cho hết nếp răn vì lúc ngồi trên yên, chàng đã giắt vạt cả vào trong chiếc giây

lưng điều. Đoạn, thong thả, dõng dạc, chàng bảo người vừa hỏi:

- Chú còn đợi đến bao giờ mới ra giắt ngựa của ta vào tàu?

ý chừng cho là lời nói đó hỗn xược, người kia mở mạnh cánh cửa bước ra

đường đứng phưỡn ngực chống tay vào sườn, gật gù hỏi lại:

- Anh có biết tôi là ai không mà dám nói xách mé như thế?

Người khách mới đến mỉm nụ cười khinh bỉ thản nhiên đáp:

- à, ra tôi lầm? ý chừng chú không phải là chủ quán hay người nhà hàng cơm.

Rồi, sau khi đã buộc giây cương vào đầu một cái kèo ở mái hiên, chàng đi

thẳng vào trong hàng, lớn tiếng gọi:

- Chủ quán?

Nghe tiếng chàng sang sảng, ngắm thân thể chàng cao lớn, mạnh mẽ, nhất lại

nghe lách cách cái vỏ kiếm chàng đeo bên sườn đập vào ngưỡng cửa, người chủ

hàng cơm hốt hoảng chạy ra khúm núm chào và lễ phép hỏi:

- B ẩm quan lớn truyền . . . ?

- Sắp rượn làm một con gà nhắm. Đoạn ra giắt ngựa vào tầu cho nó ăn thóc.

- Dạ.

Bốn người ngồi quây quần đánh tam cúc ở một cái phản bên dương mắt ngạc

nhiên, yên lặng nhìn. Người ở ngoài đường quay vào nói to bảo bọn họ, có lẽ cốt

để võ sĩ vừa tới nghe rõ :

- Lệnh trên ban xuống cho anh em mình canh phòng ở đây, các chú phải cẩn

mật, nếu vô ý để phạm nhân trốn thoát thì đầu anh em mình chẳng còn đâu!

Dứt lời, bác cai - vì bọn đó là một viên cai và bốn tên lính - trèo lên ngồi

chểm chệ trên một cái phản cao kê liền bên.

Người trẻ tuổi mới đến tò mò đưa mắt quanh phòng rồi mỉm cười hỏi bọn lính:

- Này các chú, có xảy ra việc gì mà việc canh phòng cẩn mật thế?

Một người lính trỏ lên cái bảng cũng giống cái bảng treo ở ngoài cửa mà nói

răng:

- Đọc đó sẽ hiểu.

Trong khi người khách lạ đứng lên cái ghế đẩu vuông để xem bảng, thì viên

cai và mấy chú lính nháy nhau thì thầm:

- Khả nghi?

- Đề phòng?

- Tôi hỏi tín bài hắn nhé?

- Hãy thong thả. Nhưng phải luôn luôn để ý đến hắn. Mà khí giới để đâu cả?

- Để cả dưới gầm phản.

- Đeo dao ngay vào thắt lưng. Còn mã tấu, đoản kích thì của người nào, người

ấy đặt ngay bên mìn để phòng biến. Mà se sẽ chứ chẳng hắn biết. Nghe chừng hắn

ta cũng không phải tay vừa đâu.

Người trẻ tuổi vẫn đứng trên ghế lẩm nhẩm đọc:

"Quan trấn thủ trấn Kinh Bắc Nguyễn Mỗ có lời yết thị như sau này:

"Từ khi đức Thái tổ Võ Hoàng đế đánh đuổi quân Tôn SĩNghị chạy như đàn

chuột về Tàu, và trừ tiệt giặc giã quấy nhiễu trong nước, thì trăm họ đều đươc an

cư lạc nghiệp. Nhưng gần đây một tên ngông cuồng dấy loạn để làm rối cuộc thái

bình, nhân dân đầu ghét, đều oán coi như kẻ thù chung. Tên ấy là Nguyễn Đoàn

người hạt Từ Sơn. Than ôi! Lưới trời tránh sao cho thoát, nhờ oai hoàng đế, bản

chức đã bắt sống đươc tên phản quốc và đã hành hình nó rồi. Song dư đảng bọn

giặc còn luẩn quẩn vùng này, mà trong bọn có một tên rất nguy hiể ưm ấy là tên

Phạm Thái tức Phạm Phụng con tên nghịch tặc Thạch Trung Hầu, quán thôn Yên

thi xã Yên Thượng, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn.

"Phạm Thái vào trạc hai mươi tuổi, người vừa tầm, nhưng rất khỏe, rất giỏi

võ Dưới đây có phác bức hình, hoạ theo những lời trình bày của các thám tử. . .

ai bắt sống đươc Phạm Thái sẽ thưởng tiền một nghìn quan. Ai gϊếŧ chết hắn

sẽ thưởng tiền năm trăm quan.

"Nhận đươc giấy yết thị nầy, các viên phân tri phải dán ở các ngã ba cùng cá

tửu quán có đông người lai vãng. Lại cho lính ngày đêm canh phóng ở các nơi mà

quân gian có thể tụ họp đươc.

"Niên hiệu Cảnh Thịnh, Năm thứ năm, tháng chạp, . ngày mồng ba ".

ở một góc bảng, có vẽ rất sơ sài diện mạo một người đàn ông và chua mấy

hàng chữ sau này:

"Mặt trái soan, miệng rộng, mắt hơi xếch lông mi rậm, tai to, có một nốt ruồi

ở sau tai bên phải "

Chàng trẻ tuổi bỗng nhiên cất tiếng cười vang. Bọn lính cơ ngạc nhiên nhìn

nhau, rồi một người mạnh bạo hỏi:

- Cớ sao đọc tờ yết thị của quan trấn thủ, nhà ngươi lại dám chế nhạo?

Chàng kia quay lại đáp:

- Không, ta có chế nhạo ai đâu? Ta chỉ tức cười chết đi vì câu: "Có một nốt

ruồi sau tai phải". Thiết tưởng nếu tráng sĩ Phạm Thái là người rất khoẻ, rất giỏi

võ như tờ yết thị đã nói, thì còn ai dám đến gần vạch tai hắn ra mà xem nốt ruồi?

Thành thử câu chỉ thị đó thực là thừa.

Dứt lời, chàng lại cười, lấy làm thích chí lắm:

- Trời ơi? Sao không chua: Phạm Thái có cái mũi ở giữa mặt, có cái cằm ở

dưới mũi, có phải dễ nhận hơn không?

Viên cai đứng dậy quát:

- Anh không được hỗn xược với quan trấn thủ?

Chàng trẻ tuổi vờ nhún nhường đấu dịu:

- Sao chú vội giận thế? Nào tôi có hỗn xược gì đâu? chẳng qua bàn một câu

cho vui đấy thôi chứ.

Vừa nói chàng vừa bước xuống đất, rồi như quên hẳn câu chuyện vừa xảy ra,

chàng gọi:

- Chủ quán?

- Dạ.

Một người to béo mặc áo cánh bông, đầu chít chéo vuông khăn nhuộm nâu,

nặng nề đi lại gần, chắp tay chờ lệnh.

- Chủ mi đâu?

- Bẩm quan lớn? Chủ con đương làm nhắm hầu quan lớn.

- Sao rượn ta gọi từ nãy vẫn chưa đem ra?

- Bẩm, con, tưởng còn chờ nhắm.

- Cứ đem rượn ra trước đã.

- Bẩm có hâm nóng không?

- Không cần. Mau lên?

- Dạ? Nhưng ngài sơi rượn gì?

- Rượn Cúc? Mau?

- Dạ?

Tức thì tên hầu rượn vào buồng lấy ra đặt lên bàn một cái nậm và một cái chén

vại mà hỏi :

- Bẩm công tử ngổi giường hay ngồi bàn?

- Ngồi bàn được rồi. Mà sao đèn lù mù thế nầy. Chặp ba sợi bấc vào, rồi đi lấy

thêm dầu rót cho đầy bát.

- Dạ.

Chàng trẻ tuổi uống luôn ba chén rượn đầy, chép miệng liếʍ môi chau mày

nói lớn:

- Hừ? Rượn thằng cha pha nước lã nhiều quá, uống chẳng mùi mằn gì? .. Quán?

- Dạ.

Tên hầu sợ hãi bước tới, vì hắn đã nghe rõ lời chê bai của ông khách. Nhưng

ông khách ôn tồn hỏi:

- Có mực không?

Tên kia vui mừng đáp:

- Bẩm công tử, có mực Bắc Hải ngon lắm.

- Vậy đi sắp cho ta cái hỏa lò than hồng với lại đem lên đây mươi con mực.

Một lát sau, mùi mực nướng thơm phức bay khắp gian phòng. Và ông khách

đã dùng đến nậm rượn thứ ba.

Viên cai bắm bọn lính ra hiệu thì thầm:

- Thằng nầy tôi xem chừng có lẽ là Phạm Thái. Mặt trái soan thì đích rồi. Lông

mày tuy không rậm nhưng không thưa. Còn miệng hắn như thế cũng có thể cho là

rộng được.

- Vâng, có lẽ đích rồi.

- Giá bây giờ ai lén đến sau lưng lật trái tai hắn ta lên xem có nốt ruồi không,

thì mới biết chắc chắn được.

Mọi người im lặng nhìn nhau, có ý lo sợ. Viên cai ngẫm nghĩ rồi lại nói:

- Các chú ạ, ta nói phải dùng mưu... Thế này này: Bây giờ ta nói phỉnh cho nó

uống thật nhiều rượn. Khi nào nó say mềm, ta chỉ việc trói gô lại là xong.

- Nhỡ nó không phải Phạm Thái.

- Thì thả nói ra.

- Vậy được rồi

Người trẻ tuổi thấy bọn kia ở ngoài đi vào, nét mặt ai nấy có vẽ bí mật, thì vui

cười hỏi:

- Các chú đi tìm Phạm Thái về đấy à?

Viên cai cơ đáp:

- Phạm Thái hắn ẩn núp ở nơi rừng rú, chứ dám bén mảng về đây.

- Phải, hắn ta dại gì mà về đây để người ta bắt.

Nói dút câu, chàng thích chí cười khanh khách. Rồi chàng nâng chén rượn nốc

một hơi cạn. Viên cai tấm tắc khen:

- Giỏi thực? Tửu lượng công tử ít người sánh kịp. Thưa công tử, công tử uống

nổi mấy nậm?

- Cái đó tùy? Rượn ngon thì mười nậm cũng là ít. Chứ rượn thằng cha này nhạt

thếch uống chán phè. Nhưng kìa, sao các chú không uống rượn với tôi?

Nghe người ta gọi mãi mình bằng chú, viên cai căm tức muốn sinh sự ngay,

nhưng lại nghĩ đến mưu sâu đã sắp thành, nên cố nén lòng nhẫn nại và phỉnh thêm

một câu:

- Vâng, rượn này chỉ bọn anh em chúng tôi uống, chứ công tử thì phải sơi

những thứ rượn hoàng cúc, thanh mai, hay ngũ da bì chính hiệu kia.

Chàng tuổi trẻ cười:

- Nhưng thôi, các chú ạ, người quân tử không nên nghĩ đến cái ăn, cái uống tha

thiết quá Tối nay ta có thứ rượn cúc khổ này của anh quán khổ thì ta hãy tạm

thích nó vậy.

- Dạ, ngài nói phải lắm.

- vậy bây giờ tôi mừng các chú mỗi người một chén để các chú tỉnh ngủ mà

canh phòng nhé?

- Dạ, đa tạ công tử.

Chàng tuổi trẻ liền đập mạnh cái nậm thiếc xuống bàn gọi:

- Bớ quán?

- Dạ.

- Lấy thật nhiều rượn ra đây để ta thết lính nhà vua.

- Dạ.

Tức thì chủ quán mang ra đặt lên bàn năm cái chén lớn và một cái bình thiếc to

gần bằng cái hũ... Chàng trẻ tuổi quay về phía bọn lính:

- Các chú lại cả đây cùng uống cho vui.

- Dạ, chúng tôi không dám.

- Thì cứ dám đi mà?

Vừa nói, chàng vừa rót sáu chén rượn đầy. Lúc bấy giờ có lẽ đã cuối giờ Tuất.

Phố phủ im vắng. Chỉ thỉnh thoảng có tiếng trống trong phủ và tiếng mõ ở các

điếm cầm canh mà thôi. Bọn lính thì thầm bảo nhau:

- Ta cứ lại xem sao.

- Nhớ mời nó uống thật say nhé?

- Mà đừng quên dao đấy.

Chàng trẻ tuổi cười, nói:

- Có thế mà cứ bàn tính mãi.

- Dạ, chúng tôi xin lại đây.

Sáu người vừa uống cạn chén thì phía ngoài có tiếng gọi. Chủ quán ra mở cửa.

Một nhà sư khoác tấm mền ướt màu nâu cúi đầu chào:

- A-di đà phật?

- A-di đà phật?

Nhà sư đi thẳng vào một góc phòng ngồi xếp bằng trê phản, miệng lâm râm

như đọc kinh. Viên cai hỏi chàng tuổi trẻ:

- Chẳng hay nhà sư có biết uống rượn không nhỉ?

- Sao lại không?

- Nhưng chúng tôi chưa chúc mừng công tử chén nào.

Vừa nói vừa rót đầy chén rượn năng lên mời:

- xin chúc công tử vạn sự như ý.

Lần lượt năm người mời chàng tuổi trẻ luôn năm chén. Thấy chàng uống rượn

như uống nước lã, bọn lính đưa mắt nhìn nhau. Rồi một người nói:

- Bây giờ ta chúc thọ thiên tử một chén.

Chàng tuổi trẻ đáp:

- Ư, thì chúc thọ thiên tử. Nhưng con gà của ta nó đã mang lên kia.

Uống cạn chén rượn chúc thọ thiên tử, chàng tuổi trẻ lại bàn uống một chén đẻ

mừng cho linh hồn con gà thiến đã được siêu tục qui tiên. Rồi lần lần họ chúc thọ

quan Thái sư Bùi đắc Tuyên, quan Thái uý Phan Côn Hưng, quan Đại tư khấu

Trần Quang Riệu, quan Đại tư mã Ngô Văn Sở, quan trấn thủ, quan phân tri. Khi

chúc thọ đén chủ quán thì chàng tuổi trẻ đã say mèm, mặt đỏ gay, đầu lảo đảo lười

cứng đờ, nói díu lại không ra câu nữa.

- Này các... chú... nhắm đi chứ... rồi ta còn chúc thọ... nhiều... ử? Sao các chú

không . . . chúc thọ tôi . . .

- Dạ, vậy xin công tử cho biết quý tính phương danh.

- Quý... tính phương danh à? Tên ta... à... ? Ta là Ngang... tàng công tử... Lê

Báo... người trấn Sơn Nam.

Bọn lính đưa mắt phân trần thầm với nhau rằng đó là một câu nói dối. Nhưng

viên cai cũng vờ nâng chén rượn chúc tụng:

- Ngang tàng công tử Lê Báo thiên tuế?

Cả sáu người giốc cạn chén rồi cùng cất tiếng cười vang. Ngó thấy nhà sư vẫn

ngồi ở cái phản đầu bên kia, co ro, ủ rủ trong chiếc mền nâu, có vẻ rét mướt ốm

yếu lắm, một chú lính đã hơi chuếnh choáng mời đùa:

- Sư cụ sơi rượn

Nhà sư có dáng sợ hãi, chắp tay se sẽ đáp:

- Xin mời các thầy, bần tăng không dám.

Nhưng lúc bấy giờ, chàng tuổi trẻ càng say lắm, không nghĩ đến giữ gìn nữa,

bạ câu gì nói câu ấy. Nhân bàn chuyện đến quan trấn thủ và quan phân tri, chàng

vừa cười vừa mắng:

- Dốt? dốt tệ!

Chừng đã muốn dở mặt, người cai sừng sộ hỏi lại:

- Công tử bảo ai dốt?

- Dốt? Dốt... cả... lủ.

- Nhưng ai dốt mới được chứ?

Như không nghe rõ câu hỏi, chàng kia nói luôn:

- Hừ? Không dốt... mà lại phải dùng.. chữ nôm. Đời thuở nhà ai... lại yết... thị...

bằng chữ nôm... bao giờ không... Cha mách qué... Đồ mách qué?

Người cai sấn đến tận mặt:

- Anh này bảo ai là đồ máchy qué? Anh phải biết tiên đế đã xuống chỉ cấm tiệt

chữ Ngô... Thi cữ, tờ bối dùng toàn tiếng, toàn chữ nước nhà... Tiên đế làm thế là

để gây lấy một thứ chữ riêng cho người mình, sao lại dám ngạo mạn, khi quân...

Chàng trẻ tuổi cười phì cả rượn ra:

- Tiên đế... các... chú à?

- Của cả nước Nam, chứ của riêng gì ai?

Chàng kia lại cười:

- Không... phải... của... ta... Ta chỉ biết... có nhà Lê.

Tức thì viên cai hô lớn một tiếng, bốn tên lính rút cả dao ra chĩa vào mặt chàng

tuổi trẻ

Chàng chợt hiểu, đứng dậy lùi lại mấy bước, rút gươm ra đối địch. Nhưng vì

chàng say quá, chân tay run lẩy bẩy, vừa bị viên cai đẩy mạnh cái bàn vào người

đã ngã quay ra. Bọn lính cười ầm lên xúm lại toan trói, thì một tiếng hét sau lưng

khiến mọi người kinh hoảng:

- Bay? Không được vô lễ với công tử.

Nhà sư lù rù ban nãy tung cái mền nâu xuống phản đã vụt trở nên võ sĩ lẫm liệt

oai phong, tay cầm kiếm xông vào. Bọn lính liền bỏ chàng say rượn quay lại

chống cự với nhà sư. Nhưng chống cự sao nổi? Lưỡi kiếm đi đến đâu, máu chảy

đến đấy, chỉ trong khoảnh khắc, năm cái thây đã nằm ngổn ngang dưới đất.

Nhà sư liền giơ kiếm vụt mạnh một cái vào cây đèn dầu lạc cho tắt, rồi xốc

chàng trẻ tuổi sau rượn cắp nách ra sân sau vào tàu giắt ngựa, nhảy vót lên yên

trông thẳng phía tây bắc, phi nước đại.