Tạm Biệt Versailles

Chương 3

*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.

Joseph nghe em gái nói, đoán cô khinh thường danh hiệu “sĩ quan hải quân”, cười đáp: “Đừng tưởng người ta là sĩ quan hải quân bình thường, lúc trước ông ta từng làm bên bộ ngoại giao. Hơn nữa hiện tại ông ta vẫn nắm thực quyền chính sách đối ngoại nước Pháp.”

Cũng chỉ có em gái ham chơi, không bao giờ chú tâm tới chính trị mới khinh thường quan viên cấp cao như vậy.

Antonia đăm chiêu gật đầu, “Anh… định tìm bệ hạ đề cập chuyện chấm dứt chiến tranh ạ?”

Năm 1762 là năm thứ sáu của “cuộc chiến bảy năm” [1].

Cuộc chiến giữa liên minh Anh – Phổ và Pháp – Áo diễn ra quá lâu. Song phương đều tiêu phí tài lực nhân lực vật lực, đã sức cùng lực kiệt.

“Chấm dứt?” Joseph cất cao giọng, “Đương nhiên không! Sáu năm, cuối cùng chúng ta cũng kéo lão quái vật Friedrich [2] đến La Bresse [3] kéo dài hơi tàn. Chiến thắng sắp thuộc về chúng ta!”

Nữ Hoàng Áo hận Đại Đế Friedrich đến tận xương tủy, luôn gọi ông ta là “Quái vật”, vậy nên con cái bà học theo bà.

Antonia nhíu mày.

Kết quả cuối cùng của chiến tranh bảy năm không hoàn toàn có lợi cho Áo. Rốt cuộc chuyện gì đã diễn ra?

Thấy em gái không quá đồng ý, Joseph nói thêm: “Hơn nữa Pháp quyết tâm đính hôn, chúng ta không thể dễ dàng nhượng bộ. Bọn họ ở phía nam chiến đấu với Anh, chúng ta nhất định phải gồng gánh phòng tuyến nước Phổ! Đều do lũ người Đức xâm lược trước, chỉ có vũ lực mới khiến chúng hiểu đâu là đệ nhất cường quốc Đế Chế La Mã Thần Thánh!”

Tuy hiện tại Đế Quốc La Mã Thần Thánh chỉ còn cái tên, nhưng Áo và Phổ là hai đất nước lớn nhất. Bọn họ muốn nắm giữ quyền chủ động, vậy nên tranh đấu kịch liệt.

Hiện tại Hoàng Đế Đế Quốc La Mã Thần Thánh chính là phụ thân của bọn họ, Franz I [4] của Thánh chế La Mã. Đế Quốc La Mã Thần Thánh không thừa nhận Nữ Hoàng, nhưng Nữ Hoàng Maria Theresa vẫn thành công đồng cai trị với phối ngẫu.

Joseph giải thích xong mới phát hiện hình như mình nói hơi nhiều.

Sao một cô bé sáu, bảy tuổi có thể hiểu chuyện này.

Có lẽ do em gái luôn mất kiên nhẫn, thế nhưng lần này không ngắt lời anh hoặc trực tiếp bỏ chạy. Điều này thực sự kỳ lạ.

Anh còn chưa kịp nghĩ lại, Antonia hỏi: “Công tước Étienne-François nói với anh như vậy ạ?”

“Đúng vậy.” Joseph đáp.

Antonia thoáng nghĩ, bỗng nhiên mỉm cười đứng lên, ngoắc tay, “Anh, em có bí mật muốn nói với anh.”

“Ồ?” Joseph kiên nhẫn ngồi xuống, lại gần em gái.

“Hôm qua em vô tình nghe bệ hạ và ngài Thủ Tướng nói chuyện… Em thề, em chỉ vô tình nghe được!” Antonia lại gần, nhỏ giọng nói: “Mẫu thân nói trận chiến này kéo dài lâu, chúng ta tổn thất quá nhiều binh lính và tài sản, hiện tại là thời điểm kết thúc.”

“Thật sao?Antonia!” Joseph ngạc nhiên, “Nhưng chúng ta vẫn chưa lấy lại Silesia [5]! Nếu hiện tại chuẩn bị chấm dứt, chẳng phải không công buông tha Phổ? Hiệp ước với Pháp và Nga tính sao bây giờ?”

Khi nghe ai đó phản đối quyết sách của mình, con người ta thường theo bản năng phản bác và biện giải. Thái Tử Joseph trẻ tuổi không phải ngoại lệ. Anh không hề phát hiện bản thân nghiễm nhiên tin lời cô em gái nhỏ.

Antonia nháy mắt, “Anh, không thể tin lời hứa hẹn của công tước Étienne-François.”

Đọc Full Tại Truyenfull.vn

Năm đó gả sang Pháp, cô được tận mắt chứng kiến thủ đoạn của vị quan ngoại giao này.

Joseph lắc đầu, “Em còn nhỏ, không biết sáu năm trước ông ta từng tới Vienna, chúng ta mới kết liên minh với Pháp, cùng nhau chống lại Anh và Phổ. Ông ta là người thúc đẩy hiệp nghị đồng minh, sao có thể tự tay phá hủy kế hoạch của mình?”

Áo và Pháp vốn là kẻ thù trăm năm, từ cuộc chiến kế thừa Vương vị Tây Ban Nha thế kỷ trước, đến cuộc chiến thừa kế hai mươi năm trước của Nữ Hoàng Áo. Hai bên gần như luôn ở thế đối đầu.

Nhưng sáu năm trước, Phổ và Anh kết liên minh, phát động chiến tranh. Áo và Pháp không thể không bắt tay, là minh chứng thực tiễn cho câu “Kẻ địch của kẻ địch là bạn”.

Anh, anh thật ngây thơ.

Antonia thở dài. Lời hứa hẹn của chính trị gia tựa quần áo, tùy theo thời tiết mà thay đổi xoành xoạch.

Trên thực tế, cô biết ngài công tước chính trực đây còn bí mật ký kết hiệp ước tên “Hiệp ước Fontainebleau” [6]. Ông ta nhân lúc đàm phán với Tây Ban Nha chuẩn bị kế hoạch, nhưng không báo lại cho Áo.

Cô nở nụ cười khờ dại, “Anh, chị Amalia [7] từng bắt nạt em và Carolina. Họ đều lớn hơn em, khỏe hơn em, em biết làm sao bây giờ? Em bí mật liên minh với Carolina đối phó Amalia, nhưng khi thấy tình hình không đúng, em tự khắc chạy trốn trước.”

Nói xong, Antonia không nhịn được thè lưỡi.

Đây đúng là chuyện “cô” năm bảy tuổi dám làm. Dù sao cô cũng là nàng công chúa bất hảo.

Joseph trợn mắt há hốc mồm, “…Đúng là cô bé hư!”

“Suỵt!” Antonia kéo tay anh, “Anh phải giữ bí mật giúp em, nếu không mẫu thân sẽ mắng em! Em sẽ bám theo chị dâu Isabella, không để chị gặp bất trắc, anh yên tâm!”

Cô mỉm cười chạy đi.

Thân thể trẻ con nhẹ nhàng tràn ngập sức sống, khác hẳn cảm giác khi sắp đối mặt với tử vong.

Cô thật sự sống lại, Antonia cảm khái.

Thái Tử Áo trẻ tuổi đứng tại chỗ bật cười, lắc đầu rời đi.

Joseph đi rất nhanh, xuyên qua hành lang bừng sáng dài dằng dặc. Mọi người xung quanh kính cẩn cúi đầu, hành lễ với vị Quân Vương tương lai.

Lát sau, anh gõ cửa phòng làm việc của Nữ Hoàng.

“Vào đi.”

Phòng làm việc của Nữ Hoàng treo tấm rèm lông thiên nga, bàn gỗ to rộng hình giọt nước chất đầy từng tầng sách và quyển trục, ở giữa đặt bản đồ Châu Âu to đùng.

Người đứng đối diện là Thủ Tướng nước Áo – Wenzel Anton von Kaunitz [8]. Ông ấy mặc bộ đồ tinh xảo, đội mái tóc giả, khuôn mặt trát đầy phấn, lễ phục thẳng thớm xức nước hoa nồng nặc.

“Joseph.” Nữ Hoàng không ngẩng đầu, giọng nói có phần tức giận, “Nước Pháp nói thế nào?”

Wenzel không nói gì, nhìn đại công tước Joseph.

Đọc Full Tại Truyenfull.vn

“Công tước Étienne-François nhắn lại lời Quốc Vương Louis XV [9], nói chúng ta khơi mào chiến tranh toàn Châu Âu, hiện tại cần gia cố phòng tuyến giữa Anh và Phổ, đề phòng bọn chúng cướp lãnh địa. Bọn họ sẽ tăng cường hạm đội eo biển phía nam nhằm đối kháng nước Anh, đồng thời cung cấp tài chính cho chúng ta.” Joseph đáp.

“Đối đầu nước Anh…” Wenzel lẩm bẩm, “Chậc.”

Joseph liếc ông ta, nhìn bút lông chim trong tay Nữ Hoàng. Chiếc bút đang chỉ về phía biên giới đông bắc Áo, đó là vùng đất băng của Đế quốc Nga.

Joseph có chút căng thẳng.

“Con thấy thế nào?” Nữ Hoàng không ngẩng đầu, ánh mắt lạnh hơn. Đôi mắt màu lam nhìn chằm chằm lãnh thổ màu trắng, nghiến răng nghiến lợi hỏi.

Joseph ngẩn ra, vừa định mở miệng, không hiểu sao nhớ lại câu nói ngây thơ của em gái, “Chúng ta chưa chắc có thể tin tưởng lời hứa hẹn của ông ta.”

“…” Anh do dự một lúc, cẩn thận hỏi: “Bệ hạ, Thủ Tướng… Có tin tức gì sao?”

...

Trở lại yến hội, Antonia ngồi cạnh Isabella.

Sau khi xem xét tình huống, người cô lo nhất chính là chị dâu trước mặt.

Nữ đại công tước Isabella xứ Parma có phần yếu đuối nhu nhược, sau hai năm gả cho anh trai vẫn luôn buồn bực không vui. Hơn nữa đêm trước ngày hôn lễ của họ, mẫu thân cô ấy qua đời vì bệnh đậu mùa, vậy nên cô ấy luôn cảm thấy mình sẽ chết sớm.

Có lẽ định mệnh nguyền rủa, đúng một năm sau cô ấy cũng chết dưới tay căn bệnh đáng sợ nhất thời đại.

Bệnh đậu mùa, hay còn gọi là bóng ma tử thần treo trên đầu, dù quý tộc hay thường dân đều không tránh khỏi.

May mắn hôm nay các em nô nức vây quanh Isabella. Antonia cố ý chọc cô ấy vui, vậy nên cô ấy luôn mỉm cười.

Mắt thấy sắp tới yến hội, mấy đứa nhỏ đói bụng, lục tục ăn trước điểm tâm.

Trên chiếc bàn dài màu vàng, khăn ăn trắng muốt gấp thành hình cá chép và thỏ con, ở giữa đặt món Salzburger Nockerl [10] màu vàng kim. Đây là món ăn ngọt của Áo, chỉ cần cắn một miếng, mảnh vụn giòn rụm sẽ rơi xuống, chất lỏng mềm mại bên trong chảy ra.

“Bệ hạ và đại công tước vẫn đang bàn bạc ạ?” Antonia nhỏ giọng hỏi.

Yến hội đã được mấy phút lại vẫn không thấy bóng dáng Nữ Hoàng. Vốn dĩ bệ hạ rất ghét hành vi không tuân thủ ước hẹn.

“Ừ.”

Antonia nhíu mày, cảm thấy có gì đó không đúng.

Đọc Full Tại Truyenfull.vn

Hết thảy cảnh tượng quen thuộc như phủ mờ sương. Tấm kính trong suốt, anh chị em đùa giỡn, hương thơm thức ăn xộc vào mũi, nhưng Nữ Hoàng và anh trai lại tới muộn.

Đúng lúc này tiếng xì xầm tựa thủy triều vọt tới, giống như có thứ gì đó vô hình xẹt qua đại sảnh, kích động bầu không khí lo sợ bất an.

Nữ Hoàng tới, Thái Tử theo sau bà nghiêm mặt.

“St. Petersburg báo tin Nữ Hoàng Nga [11] băng hà.”

Tin tức nổ tung toàn đại sảnh.

Những người cầm quyền nghiêm mặt ngồi xuống, lũ trẻ tỉnh tỉnh mê mê không rõ. Nữ đại công tước Isabella tự hỏi một lúc, lo lắng ngẩng đầu, “Người kế vị là…”

“Đúng vậy.” Joseph sầm mặt, “Hiện tại người kế vị Sa Hoàng là Pyotr III [12], kẻ sùng bái gã người Đức Friedrich.”

Antonia nhớ lại.

Đầu năm đó, người thống trị nước Nga thay đổi.

Vấn đề ở chỗ vị Tân Sa Hoàng nước Nga lớn lên ở Đức, là tín đồ cuồng nhiệt của Đại Đế Friedrich nước Phổ.

“Theo tin tức chúng ta nghe được, nước Nga chưa có hành động gì.” Nữ Hoàng lên tiếng, “Nhưng sớm muộn sẽ có.”

Giờ phút này, những chính trị gia nhanh nhạy chắc chắn đoán ra nước Nga chuẩn bị theo Phổ. Châu Âu sắp có sự thay đổi lớn.

Đối với Nữ Hoàng Áo, điều quan trọng hiện tại là tìm hiểu hướng đi của Nga.

Tân Sa Hoàng muốn gì?

Khi nào hành động?

Điều này đối với cuộc chiến chống Phổ, thậm chí cả Châu Âu, sẽ ảnh hưởng như thế nào?

Dù thế nào nó cũng không ảnh hưởng tốt.

“Ba ngày tới bá tước Mercy sẽ tới St. Petersburg.”

Nữ Hoàng vừa nói vừa nhìn xung quanh, “Đoàn tới thăm lấy danh nghĩa của ta tham gia lễ tang Nữ Hoàng Nga và đại lễ lên ngôi của Tân Sa Hoàng, cần có thành viên Hoàng thất tham dự.”

Lần này tất cả lũ trẻ nghe hiểu.

Nữ Hoàng Maria Theresa là người thống trị Hoàng thất Habsburg, đương nhiên không thể đi, bởi vậy cần một thành viên Hoàng thất cao quý đại diện.

Vấn đề ở chỗ người sắp lên ngôi Sa Hoàng có mối hận sâu sắc với nước Áo.

Dù là tín ngưỡng chính giáo của Nga hay tín ngưỡng đạo Tin Lành của Đức, đối với nhà Habsburg theo đạo Thiên Chúa chính thống, họ đều là dị giáo.

Huống chi vị Tân Sa Hoàng Nga làm việc tùy hứng từng sống ở Vienna.

Khi đó bọn họ giễu cợt nhà Romanov [13] điêu linh, thế nên phải tìm một kẻ kế thừa vừa nực cười vừa đáng sợ lên ngôi.

Nhưng trong nháy mắt, bản thân có thể bị kẻ dị giáo phương Bắc sát hại.

Đại sảnh yến hội im lặng, bọn nhỏ không dám thở dốc, sợ Nữ Hoàng chọn mình đi gặp tân Sa Hoàng đáng sợ.

Sau hơn mười giây xấu hổ, Joseph không nhịn được thở dài, “Bệ hạ…”

Joseph là con trưởng của Nữ Hoàng, đây là trách nhiệm anh cần gánh vác. Anh không thể để các em đối mặt với nguy hiểm, vậy nên chỉ có bản thân anh thích hợp nhất.

“Không được.” Nữ Hoàng quả quyết, “Con là Thái Tử.”

Joseph xấu hổ im lặng.

Nữ Hoàng không nói rõ, nhưng bọn nhỏ đều hiểu Thái Tử giữ vị trí quan trọng, không thể tham gia hành trình lần này. Đồng thời điều đó cũng chứng minh chuyến đi rất nguy hiểm.

Họ chưa từng gặp Tân Sa Hoàng Pyotr III. Ở thời đại này, Quốc Vương bốc đồng thường làm việc không kiêng kỵ. Ví dụ Friedrich II nước Phổ từng hai lần nhốt đại sứ Venice, ép Tổng đốc Venice xây dựng nhà hát kịch.

Nghĩ đến Tân Sa Hoàng thờ phụng Đại Đế Friedrich tiếng xấu lan xa, chắc hẳn tính tình không khác là bao.

“Được lắm.”

Nữ Hoàng nhìn xung quanh, tức giận quát.

“Ta sinh mười sáu đứa con cho đất nước, mười bốn đứa sống sót, ai ai cũng có danh hiệu cao quý nước Áo. Hiện tại không một ai có thể san sẻ giúp ta.”

Đại sảnh yên tĩnh. Tất cả bọn nhỏ đều hiểu tính tình Nữ Hoàng, im lặng cúi đầu.

Bọn họ biết Nữ Hoàng sắp chỉ định một người đi. Ai sẽ là kẻ xui xẻo?

“Dù sao ta cũng phải chọn một người.” Nữ Hoàng lạnh lùng nói, “Vậy…”

“Bệ hạ, để con.” Một giọng nói non nớt vang lên.

Vị Nữ Hoàng đứng đầu cả gia tộc, anh chị em, lễ quan, kẻ hầu người hạ trong yến hội đều ngạc nhiên. Là ai?

Mọi người nhìn về một chỗ. Nữ đại công tước bé nhỏ có mái tóc màu vàng kim đứng dậy, tao nhã hành lễ.

Antonia thản nhiên đối mặt với mọi người, mỉm cười đáp: “Nghe nói rượu Nga khá nồng, đêm tuyết ở St. Petersburg vô cùng xinh đẹp.”

______

Lời tác giả:

Antonia: Hơn nữa phụ nữ Nga rất hung dữ.

Công chúa tới Nga vì một nguyên nhân đặc biệt, chuyện này liên quan tới vận mệnh ba mươi năm sau của Châu Âu. Mọi người đoán xem là gì?

______

Một số bình luận của cư dân mạng Trung:

– Liên quan tới vận mệnh Châu Âu… Chẳng lẽ là Đại Đế Ekaterina lên ngôi? Lịch sử viết bà là một nữ cường nhân.

– Quên mất, họ cùng một thời đại, đều tha hương giống nhau.

– Đại Đế Ekaterina? Hóa ra cùng thời? Lịch sử của tôi dốt quá!

– Sùng bái Friedrich? Vợ ông ta là Đại Đế Ekaterina đúng không!

– Đương nhiên là Đại Đế Ekaterina!

– Ekaterina

– Ekaterina!!! Nữ thần!!!

______

[1] Cuộc Chiến tranh Bảy năm là cuộc chiến giữa các cường quốc châu Âu tranh giành quyền thống trị tại lục địa, cũng như quyền kiểm soát trên biển và các thuộc địa.

Trong phần lớn thế kỷ XVIII, Áo, Phổ, Nga và Pháp, mỗi nước đều muốn giành quyền kiểm soát châu Âu. Cuộc tranh giành vẫn chưa ngã ngũ sau khi cuộc Chiến tranh giành ngôi kế vị ở Áo chấm dứt năm 1748. Tuy nhiên, không quốc gia châu Âu nào đủ mạnh để một mình giành chiến thắng, vì vậy họ đã liên minh với nhau. Hệ quả là cán cân quyền lực ở châu Âu luôn bất ổn.

Áo, Pháp, Thụy Điển, Nga và Tây Ban Nha đối chọi với Phổ, Anh và Hanover. Áo muốn giành lại vùng Silesia từ tay Phổ, còn Anh và Pháp tranh giành các thuộc địa ở Ấn Độ và Canada. Nhưng các cuộc chiến tranh rất tốn kém về thời gian, tiền của, vũ khí, sinh mạng con người và làm cạn kiệt tài nguyên của các quốc gia tham chiến. Cuộc chiến tranh bắt đầu vào năm 1756, kéo dài trong bảy năm. Lúc đầu, quân Pháp và Áo tưởng như đã giành phần thắng.

Nhưng quân Anh dưới sự chỉ huy của bộ trưởng chiến tranh Pitt Cha đã hợp lực với quân Phổ. Chiến thắng của quân Phổ vào năm 1757 trong các trận Rossbach (chống quân Pháp), trận Leuthen (chống quân Áo) và trận Zorndorf (chống quân Nga) cùng với chiến thắng của quân Anh trước quân Pháp tại Plassey (Ấn Độ) và Quebec (Canada) đã làm thay đổi cán cân quyền lực.

Năm 1759, liên quân Anh-Phổ đánh bại quân Pháp ở Minden (Đức) và hải quân Anh đánh bại hạm đội của Pháp ở vịnh Quiberon. Năm 1760, quân Anh chiếm Montreal ở Canada. Năm 1761, William Pitt Cha buộc phải từ chức vì chính sách của ông không được các chính trị gia khác ủng hộ. Nữ hoàng Nga Elizaveta mất năm 1762 và nước Nga với vị Sa hoàng mới lên ngôi là Peter III đã rút khỏi cuộc chiến. Tuy nhiên, diễn biến này vẫn không làm chiến sự chấm dứt. Nguyên nhân thực sự khiến chiến tranh chấm dứt là phí tổn và sức tàn phá của cuộc chiến đối với tất cả các bên tham chiến, họ đã cạn kiệt tiền của và khí tài.

Các bộ trưởng và nhà ngoại giao lúc này kiểm soát chính phủ, và sau những mất mát do cuộc chiến tranh kéo dài gây ra, nhiều nước ở châu Âu muốn đàm phán hơn là tiến hành chiến tranh. Theo Hiệp ước Paris năm 1763, Anh sẽ được những vùng đất của Pháp ở Canada và Ấn Độ, còn Phổ sẽ giữ tỉnh Silesia giàu có.[2] Friedrich Đại Đế: Frederick II, còn gọi là Frederick Đại đế, là vua nước Phổ từ năm 1740-1786. Ông đã mở rộng lãnh thổ vương quốc của mình thông qua các cuộc chinh phạt thành công.

Hai trong các thắng lợi lớn nhất của Frederick II là tại các trận Rossbach và Leuthen trong cuộc chiến 7 năm. Trong các trận này, nhờ vào tài thao lược xuất sắc, ông đã đánh bại các đội quân đông hơn.[3] La Bresse: Một vùng thuộc Pháp[4] Franz I: François I hay Franz I, còn được gọi là François Étienne hoặc Franz Stephan, là Hoàng đế của Đế chế La Mã Thần thánh từ năm 1745 đến khi ông qua đời vào năm 1765, nhưng trên thực tế, vợ ông là Maria Theresia của Áo mới là người cai trị thực sự, ông chỉ hỗ trợ vợ trong việc cai quản tài chính của đế quốc và không tham gia vào bất kỳ vấn đề chính trị hay ngoại giao nào.[5] Silesia: Silesia là một vùng cổ của Trung Âu. Ban đầu, vùng đất Silesia thuộc về Ba Lan, và trước năm 1526, vùng thuộc về Bohemia.

[6] Hiệp ước Fontainebleau: Hiệp ước Fontainebleau là một hiệp định bí mật năm 1762, trong đó Vương quốc Pháp nhượng Louisiana cho Tây Ban Nha.

[7] Maria Amalia: Nữ Đại Công tước Maria Amalia là người con thứ 8 của Francis I và Maria Theresa, cũng giống như các anh chị em của mình, Maria Amalia được giáo dục toàn diện cho mục đích hôn nhân chính trị.

Trong số những người con thì mối quan hệ giữa Maria Theresa và Maria Amalia tồi tệ hơn tất cả. Maria Theresa muốn gả Maria Amalia cho Ferdinand xứ Parma, cháu nội của Vua Felipe V của Tây Ban Nha đồng thời là cháu ngoại của Vua Louis XV của Pháp. Người anh trai Joseph của Maria Amalia vô cùng ủng hộ quyết định này, vì Ferdinand là em trai của người vợ Isabella của Joseph. Ferdinand mang dòng máu Bourbon của cả vương triều bên Pháp lẫn bên Tây Ban Nha, nên cuộc hôn nhân này có thể thắt chặt mối quan hệ giữa Áo với cả Pháp lẫn Tây Ban Nha.

Về phần Maria Amalia, có một vị vương tử gốc Đức là Karl II August Christian, Công tước của Zweibrucken, đã ngỏ lời cầu hôn bà, bản thân Maria Amalia cũng phải lòng vị vương tử người Đức này và kể mẹ nghe, mong mẹ sẽ ủng hộ mình. Tuy nhiên Maria Theresa cảm thấy vị vương tử này không tương xứng và không có lợi trong chính trị, nên bà đã phản đối và ép Maria Amalia phải đến Parma ở Ý để kết hôn với Ferdinand. Chính vì thế mà Maria Amalia không bao giờ tha thứ cho mẹ mình và cạch mặt mẹ từ đó.

Vào lúc bấy giờ, công quốc Parma tuy được cai trị bởi Công tước xứ Parma là Ferdinand, nhưng thực tế chỉ là chính quyền bù nhìn của Pháp do bộ trưởng Guillaume Du Tillot thao túng. Về làm dâu được 2 năm, Maria Amalia sa thải Du Tillot và thay bằng một bộ trưởng người Tây Ban Nha. Một năm sau, Maria Amalia tiếp tục sa thải bộ trưởng người Tây Ban Nha và thay bằng bộ trưởng người Ý. Vì Ferdinand quá thụ động trong việc cai trị nên Maria Amalia đồng cai trị cùng chồng và đôi lúc lấn quyền chồng của mình.

Ferdinand mang dòng máu hoàng gia của cả Tây Ban Nha và Pháp, Maria Amalia thì lại là công chúa đến từ Áo, thế cho nên cả 3 nước kia đều muốn công quốc Parma trở thành chính quyền bù nhìn của họ. Trên cương vị Công tước phu nhân xứ Parma, Maria Amalia có lập trường cứng rắn, bà muốn Parma độc lập chứ không làm bù nhìn cho bất kỳ nước nào kể cả quê hương Áo của bà, hành động bảo vệ chủ quyền cho Parma khiến người dân quý mến bà.

Tuy nhiên về đời tư cá nhân thì từ ngày về làm dâu Maria Amalia đã không được lòng nhà chồng, quan hệ vợ chồng cũng chẳng yêu đương gì dù họ có con chung và cả 2 đều thương con. Maria Amalia tiêu tốn tiền bạc vào tiệc tùng, bài bạc, phát triển văn hóa nghệ thuật nơi đây. Cả 2 vợ chồng đều công khai có tình nhân, bên nhà chồng thì không ưa Maria Amalia vì bà tiêu xài xa hoa theo phong cách hoàng gia thay vì chỉ là một công tước phu nhân bé nhỏ, Maria Amalia thì cũng chẳng thích nhà chồng vì họ chẳng có ích gì cho chính trị. Mặt khác, Maria Amalia khá được lòng dân, tuy bà xài sang nhưng bà rất hào phóng với dân chúng và người nghèo, bà còn mở tiệc gala thết đãi cả quý tộc và dân nghèo như nhau.

Cùng bị ép gả hôn nhân chính trị, Maria Amalia giữ liên lạc dài lâu với 2 cô em gái của bà là Maria Carolina, Vương hậu của Napoli và Sicily và Marie Antoinette, Vương hậu của Pháp. Cả 3 chị em thường xuyên viết thư thăm hỏi, gửi tranh, tặng quà cho nhau. Khi Marie Antoinette bị cầm tù, một trong những lá thư cuối cùng của Marie Antoinette viết là dành cho Maria Amalia.

Năm 1796, Napoleon dẫn quân xâm lược nước Ý và công quốc Parma bị đe dọa bởi sự xâm lăng của quân Pháp. Marie Antoinette bị người Pháp chém đầu nên Maria Amalia cương quyết đòi chống lại quân Pháp, còn Ferdinand mang một nửa dòng máu Pháp nên có ý muốn trung lập. Napoleon đưa ra đề nghị, nếu 2 vợ chồng để quân Pháp đi qua thì Parma sẽ bình yên không bị xâm lược, Parma sẽ thuộc về Pháp và đổi lại 2 vợ chồng sẽ được tặng hòn đảo Sardinia, tuy nhiên cả 2 từ chối và Napoleon buộc phải dùng vũ lực ép 2 vợ chồng thỏa thuận. Tuy cả 2 được giữ nguyên tước vị của mình nhưng bị người Pháp giam lỏng và giám sát.

Năm 1801, Parma được sát nhập và trở thành chính quyền bù nhìn của Pháp, con trai của Ferdinand và Maria Amalia được phong là vua của vương quốc Etruria (vốn là Đại Công quốc Tuscany). 2 vợ chồng phản đối và chỉ khi Ferdinand qua đời thì Parma mới bị sát nhập.

Năm 1802, Ferdinand hấp hối trên giường bệnh chỉ định Maria Amalia trở thành người đứng đầu nhϊếp chính công quốc Parma, tuy nhiên bà chỉ nhϊếp chính được 1 thời gian ngắn vì sau đó bị Napoleon trục xuất khỏi Parma. Có tin đồn cho rằng Napoleon đã hạ độc ám sát Ferdinand để mau chóng chiếm được Parma, cũng có tin đồn chính Maria Amalia hạ độc chồng vì bà muốn một mình nhϊếp chính.

Maria Amalia cùng các con được người Pháp cho phép dự tang lễ của Ferdinand, sau đó bà đến Praha sống dưới sự cho phép của Hoàng đế Áo là cháu trai của bà, đến năm 1804 thì Maria Amalia qua đời.

Credit: Công Chúa Xứ Hoa – Tình Yêu, Máu và Nước Mắt[8] Wenzel Anton von Kaunitz: Cựu Thủ tướng Quân chủ Habsburg[9] Louis XV: Quân vương nhà Bourbon, giữ tước hiệu Vua của Pháp từ 1 tháng 9 năm 1715 cho đến khi qua đời năm 1774. Ông lên ngôi hoàng đế từ khi 5 tuổi và trị vì đất nước cho đến khi qua đời. Mặc dù trị vì đất nước trong suốt 72 năm nhưng vua Louis XV của Pháp lại không hề quan tâm đến công việc triều chính mà thay vào đó chỉ đam mê nữ sắc. Chuyện phong lưu của vua Louis XV được người đời nhớ đến nhiều. Ông hoàng nước Pháp này có tới hàng chục nhân tình trẻ trung, xinh đẹp. Một trong những chuyện đáng chú ý nhất về ông hoàng nước Pháp này là việc ông “yêu” 5 chị em gái trong một gia đình, kể cả người đã kết hôn.

[10] Salzburger Nockerl:Video hướng dẫn cách làm Salzburger Nockerl:

[11] Ekaterina I, người tình lâu năm đồng thời là người vợ thứ 2 của Sa hoàng Pyotr Đại đế nước Nga. Sau khi Pyotr Đại đế qua đời thì Ekaterina lên kế vị trở thành nữ Sa hoàng đầu tiên.

Ekaterina I xuất thân thường dân, là người gốc Latvia, tên thật là Marta Elena Skavronskaya. Thân thế của bà trước khi gặp Pyotr Đại đế chưa thể xác thực rõ ràng, có thể bà từng làm người hầu rồi làʍ t̠ìиɦ nhân hoặc vợ của người khác, nhưng không có gì là chắc chắn đảm bảo. Năm 19 tuổi, bà gặp Pyotr Đại đế đã 31 tuổi, và trở thành người tình của Sa hoàng. Lúc đó Sa hoàng đã có người vợ bị ông lạnh nhạt và đang có mối quan hệ rạn nứt với cô người tình lâu năm Anna Mons. Còn Marta lại là một thiếu nữ trẻ trung mơn mởn đầy sức sống đã thu hút ông, từ đó gắn bó với ông suốt cuộc đời còn lại.

Marta sinh cho Pyotr Đại đế 12 người con, nhưng chỉ có 2 đứa con gái sống qua tuổi trưởng thành, gồm cô con gái Anna là mẹ ruột của Pyotr III, cô con gái Elizaveta sau này cũng trở thành nữ Sa hoàng. Marta đổi tên thành Ekaterina, 2 người bí mật kết hôn. Ekaterina tháp tùng Sa hoàng trong mọi chiến dịch và hoạt động chính trị quân sự, có thể cưỡi ngựa và ngủ trong lều như vợ của một người lính, nhưng khi kết thúc chiến dịch quân sự và trở lại cuộc sống thường tại, bà như bao người phụ nữ khác, thích ăn diện váy đầm trang sức, thích khiêu vũ. Trong suốt cuộc đời của Pyotr Đại đế có 4 người phụ nữ quan trọng nhất đời ông: mẹ ruột, em gái, Anna Mons và bà. Trong đó mẹ ruột Sa hoàng ở vị trí thứ nhất, kế đến là bà. Bà không những là người tình, là tri kỉ hiểu ông sâu sắc nhất, xoa dịu tâm hồn ông, luôn ở bên cạnh trấn an mỗi khi ông lên cơn đau đầu hoặc động kinh, giúp ông bình tâm và thanh thản trở lại.

Năm 1712, Pyotr và Ekaterina kết hôn lần 2 bằng một hôn lễ chính thức, Ekaterina chính thức trở thành Sa hậu, những đứa con của 2 người được công nhận và đưa vào danh sách thừa kế. Không những thế, Pyotr Đại đế còn ra chỉ dụ sẽ lập Ekaterina làm người thừa kế và nữ hoàng lên ngôi thay ông. Nhờ chỉ dụ và sự thay đổi luật trong hiến pháp thừa kế, sau thời Pyotr có rất nhiều nữ nhân lên ngôi nữ Sa hoàng.

Năm 1725, Pyotr Đại đế qua đời, trừ đứa con trai trưởng do người vợ thứ nhất hạ sinh nhưng đứa con trưởng đã bị Pyotr Đại đế phế truất ngôi Thái tử, những đứa con trai khác của Pyotr Đại đế có với Ekaterina đều đã chết non. Giữa tình hình đó, triều thần cân nhắc và xem xét nên tôn cháu nội mới vài tuổi của Pyotr hay người vợ góa phụ Ekaterina làm người kế vị, cuối cùng họ quyết định chọn Ekaterina, thậm chí binh lính còn hô to “Cha chúng ta đã chết, nhưng mẹ của chúng ta vẫn còn sống”, Ekaterina lên ngôi dưới sự ủng hộ và hò reo của triều thần bá tánh. Bà trị vì 2 năm và qua đời vào năm 1727.

Sau khi Ekaterina qua đời, hậu duệ nhà Romanov gồm cháu nội của Pyotr Đại đế và con cháu của Ivan V giành giật nhau vì cái ngai vàng, đất nước rối ren. Đến thời điểm con gái của Pyotr Đại đế là Nữ hoàng Elizaveta lên ngôi thì tình hình mới yên ổn hơn.

Ekaterina xuất thân thường dân, không phải người Nga và trở thành nữ Sa hoàng đầu tiên của nước Nga, và Ekaterina Đại đế là nữ Sa hoàng cuối cùng của Nga, bà xuất thân công nương gốc Đức, kết hôn với Pyotr III, sau đó lật ngôi chồng và từ Sa hậu trở thành nữ Sa hoàng quyền uy bậc nhất nước Nga.

Credit: Công Chúa Xứ Hoa – Tình Yêu, Máu và Nước Mắt[12] Pyotr III: Thế kỷ 18 ở nước Nga, dòng họ Romanov đã cai trị đất nước qua nhiều đời, lúc bấy giờ đang được cai trị bởi nữ hoàng Elizaveta, bà là con gái của Peter đại đế với Ekaterina. nước Nga lúc đó đang xảy ra cuộc chiến tranh 7 năm với nước Phổ và xem Phổ như kẻ thù của mình. nữ hoàng Elizaveta không có con cái nên trao quyền thừa kế cho đứa cháu trai tên là Peter (tiếng Nga đọc là Pyotr).

Peter là con trai của Anna Petrovna, và ông gọi nữ hoàng Elizaveta là dì. Peter sinh ra tại Đức và chịu ảnh hưởng của Đức, ông kết hôn với một công nương nước Phổ tên Sophie. sau khi nữ hoàng Elizaveta lên làm nữ hoàng, bà tuyên bố đứa cháu Peter là người thừa kế của mình, đưa 2 vợ chồng từ Đức về Nga sinh sống, người vợ của Peter cải đạo sang chính thống giáo Nga và đổi tên thành Ekaterina.

sau khi lên ngôi Sa hoàng trở thành Peter III, vốn từ nhỏ sống ở Đức và rất sùng bái vua Phổ Frederick Đại Đế, Peter III chán ghét nước Nga và khinh bỉ mọi thứ thuộc về Nga. Lúc bấy giờ, 2 nước Nga và Phổ vẫn đang diễn ra chiến tranh 7 năm và chiến thắng sắp vào tay nước Nga, ông kêu quân Nga rút lui trong chiến tranh 7 năm và đòi kí hiệp ước hòa bình với Phổ, không những vậy ông còn định đồng minh vua phổ là Frederick Đại Đế – kẻ thù trong mắt người Nga vào thời đó, và càng điên rồ hơn, ông hứa trả lại những đất đai mà Nga chiếm đóng được trong cuộc chiến cho nước Phổ. Sự cai trị của ông mất lòng dân và khiến giới quý tộc căm phẫn, dẫn đến 1 kết cục bi thảm.

Trái lại với người phu quân cuồng Đức, Ekaterina tuy là một công nương nước Phổ nhưng rất yêu văn hóa Nga và ham học hỏi, trước tình hình đó, giới quý tộc tiến hành âm mưu ám sát sa hoàng Peter III và người đứng đầu cuộc ám sát đó chính là Ekaterina. và thế là, vị sa hoàng cai trị mới được 6 tháng thì đã bị ám sát chết

Sau khi sát hại phu quân và lên ngôi nữ hoàng, Ekaterina đã cai trị và biến nước Nga hùng mạnh hơn bao giờ hết, một đế quốc Nga sánh ngang với Anh với Pháp, và bà được đến với danh hiệu Ekaterina đại đế, một trong những vị quân vương vĩ đại của nước Nga. (nước Nga chỉ có 3 người đc xưng là đại đế: Ivan đại đế, Pyotr đại đế và Ekaterina đại đế)[13] Nhà Romanov: Triều đại Romanov là vương triều thứ hai và cũng là Vương triều cuối cùng trong lịch sử nước Nga, trị vì từ năm 1613 cho đến khi cuộc Cách mạng Tháng Hai phế bỏ nền quân chủ chuyên chế Sa hoàng vào năm 1917. Thực ra, nhà Romanov đã tuyệt tự sau khi cháu trai của Pyotr Đại đế chết yểu mà không có con trai nối dõi.