Tiễn được ba người Thẩm gia đi rồi cuộc sống bọn họ lại quay về vị trí cũ hệt như chưa từng có chuyện gì xảy ra vào tối hôm đó vậy. Như đã bàn bạc, mấy ngày sau Thẩm Thiệu Thanh cùng Trương Nhị Bảo và Trương Đại Bảo tách nhau với Trương gia để dẫn ba hài tử lên trường tư thục trên trấn.
Trước đó Thẩm Thiệu Thanh có từng hỏi qua một nhà Hồ gia xem bọn họ có muốn cho hài tử đi học cùng không nhưng ngay lập tức bọn họ lắc đầu. Trương gia cho bọn họ quá nhiều ơn huệ, bây giờ còn muốn hán tử nhà họ đi học chung quả thật làm bọn họ ái ngại vô cùng. Không những thế Thẩm Thiệu Thanh cũng có nói qua, dù cho ba hài tử đi học rồi hắn vẫn sẽ dạy chữ tại nhà vì mọi người vẫn còn chưa nhận biết được nhiều chữ lắm. Như vậy cũng là quá đủ với Hồ gia bọn họ rồi.
Trường tư thục trên trấn là do một vị phu tử dạy học trong Quốc Tử Giám mở ra. Chỉ cần nghe đến danh xưng Quốc tử Giám là ai cũng phải cung kính mười phần rồi. Trường tư thục này nghe đâu tuyển chọn cũng rất khắt khe nếu như thực sự có tư chất liền được chọn đi thi vào Quốc tử Giám. Đây chính là niềm vinh dự suốt đời của họ nếu như được nhận vào Quốc Tử Giám để học.1
Cả ba dẫn theo ba hài tử đến trước trường tư thục, trước cổng có hai người canh gác thấy bọn họ liền lên tiếng hỏi: "Các ngươi đến để đăng ký học sao?"
Trương Đại Bảo thay mặt hai người tiến lên ứng chuyện với người nọ: "Đúng là vậy, chúng ta lần đầu tới còn chưa hiểu phải nên làm gì, chính là phiền hai vị chỉ dẫn thêm" Nói đoạn móc trong tay áo ra hai lượng bạc đưa một người một lượng. Đây là cách đút lót mà Thẩm Thiệu Thanh hay làm, y cũng nghe hắn nói qua dù có là phu tử dạy học hay quan thần trong triều nếu không phải người liêm chính thì tiền bạc vẫn là con đường ngắn nhất dẫn tới thành công.
Mặc dù nghe xong Trương Đại Bảo cái hiểu cái không nhưng quả thực làm theo lời của Thẩm Thiệu Thanh là đúng. Ngay khi đưa bạc cho hai người gác cổng bọn họ ngay lập tức hướng dẫn tận tình cho bọn Trương Đại Bảo nghe. Thậm chí sợ đám Trương Đại Bảo không hiểu còn tự mình đề cử dẫn bọn họ đi làm.
Người kia dẫn bọn họ đi qua các dãy hành lang khúc khuỷu, quanh co một lúc bấy giờ mới thấy được một tòa kiến trúc uy nghiêm, tráng lệ được bày ra. Chỉ cần lắng tai bọn họ cũng nghe thấy được âm thanh trong trẻo của các sĩ tử đang cùng nhau đọc theo từng câu thơ mà các vị phu tử đang đọc.
Người kia dẫn đến đó liền dừng lại đối với bọn họ nhắc nhở: "Các ngươi chờ tại đây đi. Hiện tại các vị phu tử đang bận lên lớp, tầm khoảng một khắc nữa mới kết thúc giờ học, đến lúc đó các ngươi cứ đi theo con đường này đến gian phòng cuối đường rồi gõ cửa vào. Đó chính là phòng của phó Viện Trưởng tại đây" Người kia nhắc nhở xong Thẩm Thiệu Thanh liền móc thêm một lượng bạc nữa cho hắn không quên cảm tạ hắn đã vất vả.
Sáu người lặng thinh đứng tại đấy nghe tiếng đọc thơ râm ran cùng với tiếng lật sách nhẹ nhàng. Một khắc còn tưởng rất lâu hóa ra bọn họ chỉ mới ngẩn người thôi mà đã trôi qua rồi. Chỉ sau một câu tan học của các vị phu tử đám sĩ tử liền đem sách vở thu lại ngăn nắp rồi mới tiến ra bên ngoài.
Mới vừa nãy chỗ bọn họ đứng còn rất trống trải chỉ qua một hồi liền nhộn nhịp tiếng cười nói hòa lẫn với nhau. Có vài người thấy người lạ trong trường liền phóng mắt tò mò nhìn bọn họ. Bọn họ đợi một lúc liền bước tới căn phòng của vị phó Viện trưởng theo đúng hướng dẫn của người canh cửa kia.
Cốc. Cốc
Thẩm Thiệu Thanh giơ tay khẽ đập cửa hai tiếng liền nghe thấy người bên trong không nhanh không chậm mời bọn họ vào. Cửa vừa mở bố cục bày trí bên trong nháy mắt đập vào mặt sáu người. Không thấy gì ngoài sách cả.
Phó viện trưởng đặt bút vào nghiên mực gọn gàng mới đứng dậy hướng bọn họ mời ngồi. Nhìn qua cũng đủ hiểu bọn họ tới đây làm gì. Phó viện trưởng gọi người bên ngoài dâng trà bánh vào phòng rồi mới bắt đầu hỏi chuyện: "Tại hạ họ Đồng quý danh Khải Văn, hiện tại là phó viện trưởng tại đây chắc mọi người cũng đã biết"
Được người có địa vị trên cao xưng "tại hạ" quả thật là làm cho ba người kinh ngạc một phen. Quả nhiên là người có gia giáo dù có thấy bọn họ bần hèn cũng không tỏ ra khinh thường hay gì.
Những lúc cần ăn nói văn vẻ như bây giờ vẫn là Thẩm Thiệu Thanh tự mình ra trận mới được: "Thảo dân họ Thẩm quý danh Thiệu Thanh, vị này là phu quân Trương Nhị Bảo còn đây là đại ca y Trương Đại Bảo. Lần này đến chính là muốn thỉnh phó viện trưởng Đồng xem qua năng lực của hài tử trong nhà. Nếu được vẫn là mong ngài thu nhận kẻ tài đức hạn hẹp này"
Đồng Khải Văn khẽ nhướn mày nhìn Thẩm Thiệu Thanh. Vị ca nhi nhà nông này tuy có vẻ ngoài vô hại nhưng lời nói lại đâu ra đấy khiến cho ông phải nghiền ngẫm đánh giá hắn: "Hay cho câu "kẻ tài đức hạn hẹp" của ngươi. Nếu muốn cho hài tử học tại đây thì ta cần phải kiểm tra năng lực của ba hài tử này trước đã"
Ba người vừa nghe thấy vậy liền đứng dậy hướng Đồng Khải Văn làm thủ lễ: "Vậy liền đa tạ phó viện trưởng Đồng, chúng ta sẽ ra bên ngoài chờ kết quả" Nói đoạn liền trở ra ngoài, trước khi đi còn nói ba hài tử đừng lo lắng gì, cứ làm tốt như mọi khi là được.
Đợi bên ngoài tầm hai khắc bên trong mới truyền đến động tĩnh, ý nói ba người vào trong. Vừa mới mở cửa, bầu không khí bên trong làm cho cả ba thấy khó hiểu vô cùng. Ba hài tử trong có vẻ không khác mấy nhưng là vị phó viện trưởng Đồng cứ tủm tỉm là thế nào vậy?
Không đợi ba người nhìn ra nghi vấn lúc này vị phó viện trưởng Đồng mới ha ha nêu rõ nguyên nhân: "Ba đứa trẻ này rất có tư chất vậy nên ta sẽ nhận hết cả ba. Các ngươi về chuẩn bị một chút ngày mai đến nhập học sớm"
Với năng lực của cả ba hài tử Thẩm Thiệu Thanh đã biết chắc sẽ được nhận rồi. Nhưng hiện tại vẫn bày ra dáng vẻ vô cùng vui mừng và cảm kích Đồng Khải Văn: "Đa tạ phó viện trưởng Đồng, sau này ba hài tử nhà thảo dân liền nhờ cậy hết vào ngài"
"Đạ tạ phó viện trưởng Đồng" Trương Đại Bảo cùng Trương Nhị Bảo cũng đồng loạt hướng Đồng Khải Văn cảm kích. Nhắc nhở ba hài tử cảm tạ ông một hồi rồi mới rời khỏi trường tư thục.
Thẩm Thiệu Thanh nâng tay bế Trương Đại Hưng lên, bé cũng theo đó mà ôm lấy cổ của hắn: "Ngày mai là tiểu Hưng được đi học rồi, nói xem con muốn cái gì không a ba đều mua cho con?"
"Con không cần gì hết" Trương Đại Hưng khẽ cúi mặt vào cổ Thẩm Thiệu Thanh để che đi khuôn mặt đang đỏ lên của mình. Dù đã quen với việc được a ba thân cận cùng quan tâm như thế này nhưng là hán tử Trương gia trước giờ đều có tính dễ ngại nên hiển nhiên bé cũng thế.
Tuy nghe bé nói như vậy nhưng Thẩm Thiệu Thanh vẫn dẫn theo ba hài tử đi mua quần áo và giày dép mới. Trương Đại Bảo về phương diện này có chút ngốc hơn bình thường. Mỗi lần hai hài tử hỏi cha mình xem bộ đồ đó đẹp không y đều ngốc ngốc gật đầu. Tình cảnh này trông qua còn giống hệt với khuôn mặt ngốc nghếch ngày xưa của Trương Nhị Bảo a.
Mua xong hết thảy mọi thứ ba người lớn cùng ba hài tử mới quay lại quán. Bên trong quán, Trương gia vẫn đang làm việc bận rộn. Thấy bọn họ về cũng chỉ cười cười rồi lại chạy đi làm tiếp. Bọn họ thấy vậy cũng nhanh chóng bỏ đồ đạc cất đồ rồi quay vào phụ bán quán.