Khu Mật Viện

Chương 2: Phò Mã Áo Chàm

Quỷ môn quan quỷ môn quan

Thập nhân khứ nhất nhân hoàn

Ngạn ngữ cổ Hoa Hạ

Bến Giang Tân

Sông Thiên Phù

Kẻ Bưởi

Phía tây thành Thăng Long

Kẻ Bưởi, vùng ngoại thành phía tây Thăng Long, một vùng đất rộng mênh mông bát ngát. Ở đây có hai làng nghề rất nổi tiếng được chính Thánh thượng ban tên, đó là làng dệt lĩnh Nghĩa Đô, chuyên vải lễ phục và làng giấy Bái Ân, chuyên vẽ sắc phong. Ngã ba sông Tô Lịch, Thiên Phù chính là ranh giới giữa nội thành với hai làng đó, và ở chính giữ ngã ba sông, là bến Giang Tân.

Sông Thiên Phù tách ra khỏi sông Nhị Hà ở làng Nhật Chiêu, chảy từ bắc xuống nam, cong cong như một dải lụa ôm lấy phía tây của hồ Da^ʍ Đàn, chảy qua cánh đồng Xuân Đỉnh, qua động Già La rồi gặp sông Tô ở chính bến Giang Tân này.

Bến Giang Tân, một cửa ô, hay còn gọi nôm na là ô Bưởi, cùng với cửa Tây Dương, một cửa cống là hai cửa phía tây của thành Thăng Long. Cửa Tây Dương chính là nơi sông Kim Ngưu tách thành một nhánh từ sông Tô Lịch để tạo thành con hào tự nhiên men theo chân đê La Thành phía nam kinh đô. Nếu gọi bến Triều Đông Hòe Nhai là bến Đông Bộ Đầu, bến đường bộ đầu tiên ở phía đông kinh thành thì gọi bến Giang Tân này là Tây Bộ Đầu cũng chỉnh, và phía Tây chỉ có một bến đường bộ duy nhất.

Thật ra phía trên bến triều Đông Hòe Nhai còn một bến nữa nhưng nay đã đóng không còn dùng, đó là bến Yên Tĩnh. Bến này vốn là bến bên cửa ô Yên Tĩnh của La Thành thông thẳng đường xuống cửa bắc của Hoàng Thành. Thời nhà Đường đô hộ, cửa này lại là cửa chính, mọi công trình trong La thành thời đó đều quay mặt về hướng bắc để tỏ lòng chầu về thiên tử. Đến thời nhà Đinh và nhà Lê, một vị đại thần khai quốc đức cao phúc dày tên là Lưu Cơ, lãnh chức Đô hộ phủ sĩ sư, đã cai quản Đại La trong hơn bốn mươi năm và đồng loạt chuyển hết hướng công trình của tòa đô hộ phủ cũ và các công trình khác trong Đại La thành quay ngược lại nhìn về phía nam, lưng quay hướng bắc. Cửa và bến Yên Tĩnh từ đó bỏ hẳn không dùng nữa, thậm chí cửa bắc hoàng thành cũng ít sử dụng luôn, kể cả khi sứ bắc phương sang nhập thành cũng chuyển sang cửa đông hoặc cửa nam. Khu vực phía bắc hoàng thành sau đó được kiến thiết thêm hoàng loạt những cung điện nữa ở hậu cung như cung Thúy Hoa dành cho các cung tần, hay điện Hàm Quang làm nơi vua quan ngự để xem đua thuyền trên sông Nhị Hà, giới hạn phía bắc kinh thành lên đến tận chỗ đặt cũ của chùa Khai Quốc ở thôn Yên Hoa, cũng là giới hạn của thành Long Biên hay Tô Lịch Giang Thành từ thời Lý Nam Đế Lí Bí được xây dựng gần năm trăm năm trước.

Vị đại thần Lưu Cơ sau này trở thành nguyên lão năm triều vua, ba triều đại, được ví như người trao lại chìa khóa thành Đại La cho nhà họ Lý để kiến thiết kinh đô Thăng Long. Bến Triều Đông trở thành bến đường bộ chính yếu đầu tiên trong mười hai bến dọc sông Nhị Hà của kinh thành, gọi là Đông Bộ Đầu. Thánh thượng xuất hoặc về thành cũng đều đi qua bến ấy, sau có lệ quan viên trồng hai hàng cây hòe ở con đường dẫn ra bến để cầu phúc cho Thánh thượng và cầu quốc thái dân an. Cái tên Hòe Nhai, ghi chữ là Hòa Nhai, con đường trồng đầy cây hòe ra đời từ đó.

Nếu bến Đông Bộ Đầu là bến giao thông tổng hợp thì Tây Bộ Đầu Giang Tân này là bến dùng cho việc binh là chính vì cửa bến thông thông tới hoàng thành là con đường đi ngang qua khu binh lính đóng quân ở phía tây kinh thành gọi là khu Thập Tam Trại. Khu mười ba trại lính phía tây này giới hạn phía đông là dòng Ngọc Hà bắt nguồn từ ô Thụy Chương, chạy xuôi xuống sát cửa tây của hoàng thành rồi đổ ra cửa Hào Nam của kinh khành. Đây là khu quy hoạch riêng cho việc rèn quân, luyện tướng, cưỡi ngựa, thuần voi, binh bị, hậu cần của kinh thành, xung quanh các trại là vô số những làng nghề mà người dân lấy làm sinh kế.

Đứng trên những gò đê cao trong nội thành ở bến Giang Tân nhìn ra sông Thiên Phù có thể thấy ánh đèn l*иg bập bùng từ xa xa. Chín con thuyền nữa đang dong buồm nhằm hướng Giang Tân thẳng tiến. Một soái thuyền mười tám tay chèo đi đầu ở giữa, hai thuyền mông đồng hai lòng hộ giá hai bên và sáu lâu thuyền chia hai hàng nối đuôi sau chót. Trên mũi soái thuyền cũng cắm ba lá cờ hiệu, một lá cờ tang, một lá cờ đỏ thêu hình đại bàng núi màu đen có mào rất dài, và một lá cờ ngũ sắc thêu chữ Thân màu đen trên nền xám. Thuyền bọc đồng sơn son thϊếp vàng thể hiện đó là thuyền của nhà có thế lực lớn về dự tang thiên tử. Cao cao trên cột buồm lớn nhất, nơi treo đèn l*иg còn thấp thoáng có bóng đôi chim đại bàng núi bay lượn quấn quít nhưng tuyệt nhiên không kêu dù chỉ một tiếng.

Soái thuyền, ở giữa và hai đầu, có ba cột buồm lớn. Khoang chia ba tầng sàn, hai bên có bậc thang lên xuống, mũi thuyền khắc hình đại bàng núi như lá cờ, hai bên mạn thuyền lính giáp mây đứng hai bên mỗi bên năm người. Phần sàn trên mũi thuyền đặt một chiếc bàn với một chiếc ghế bành to. Một người to lớn, mặt vuông, mắt xếch, lông mày rậm, râu cằm dài, ăn vận theo lối miền ngược áo chàm đai đen, khoác chiếc áo choàng lông hổ vằn vện đang ngồi trên ghế. Một thiếu niên trẻ tuổi cũng cao lớn, đôi mắt sếch và cặp lông mày thì giống người ngồi y như đúc, nhưng mũi dài trán cao, có phần tuấn tú hơn, cũng mặc bộ đồ chàm, áo choàng đen, buộc dây ngang trán đứng hầu phía sau. Bốn người hầu cận mặc áo chàm vạt ngắn, đầu chít khăn chia hai hàng đứng hai bên.

Người ngồi ghế bành thò tay lên đĩa trên bàn đặt nào là xôi ngũ sắc, nào bánh nào mứt nào rượu, bốc một miếng mứt đưa lên miệng ăn, rồi một tay mυ'ŧ ngón tay, tay kia vẫy vẫy thanh niên đứng sau rồi chỉ lên đôi chim đang bay trên đỉnh buồm chậm rãi nói:

- Cái loài đại bàng này nó là cái loài chim vua chim chúa. Nó có những nguyên tắc của riêng mình, và không gì có thể làm nó thay đổi được.

Người thanh niên đứng sau buông " Dạ " một tiếng, người kia nói tiếp :

- Bay thì phải bay riêng một tầng trời, nó không bao giờ bay cùng tầm với những loài se sẻ, chim yến, chim nhạn hay những loài không bao giờ có thể sánh bằng nó đâu.

Thanh niên chăm chú nhìn theo và gật đầu. Người to lớn trên ghế bành lại tiếp :

- Vì tầm nhìn rất xa nên khi ở trên cao nó soi xét con mồi rất tập trung, yên lặng, cẩn thận và kiên trì, khi quyết định tấn công thì thôi con mồi khỏi kịp chạy. Hỡi ôi, tốt nhất đừng có gì chen vào giữa nó với con mồi, nó sẵn sàng xuyên thủng mọi thứ trên đường bay để đạt được thứ mình muốn.

Thanh niên gật đầu khẽ dạ, người kia lại nói :

- Ông chim vua này đặc biệt thích bão, càng bão nó lại càng bay, càng bão lại càng bình tĩnh, đạp lên bão để bay cao hơn, ai chao, trong khi những loài khác đến lúc đó là rủ nhau đi vào khe vào hang mà trốn. Chẳng phải là nó được trời ban làm vua của không trung thì còn gì nữa.

Người ngồi ghế ngước lên nhìn thanh niên đứng sau gật đầu một cái, rồi lại tiếp :

- Còn về miếng ăn nhé, nó chỉ ăn thịt tươi thịt sống, và tốt nhất là thịt nó tự săn được, xời, thịt ôi thịt thiu thịt cũ thì thà chết đói nhé, còn lâu. À mà tất nhiên, nếu có thằng chủ thì tất sẽ ăn của cả thằng chủ nó bón nữa, ha ha, như ta đây, ha ha, và con với mế con, ha ha.

Lại ngước lên nhìn thanh niên, người thanh niên mở to mắt rất cương nghị nhìn lại vào mắt người to lớn đang ngồi, miệng mỉm cười. Người ngồi lại với bên cạnh một cái ông điếu to bằng bắp tay, thò vào trong túi vải lấy ra một nhúm thuốc lá, thổi lửa từ cái ống mồi bé bằng hai đốt ngón tay, châm đóm rồi từ tốn đốt một điếu. Rít một hơi thật mạnh, ông ta ung dung thả khói ra nghi ngút mặt rất khoan khái. Người ngồi vừa nhả khói vừa nói :

- Người Tày xứ Lạng mình có linh hồn đại bàng trong máu, là vương tử xứ Lạng, con phải mạnh mẽ, kiên nhẫn và tinh anh như đại bàng, Thiệu Thái ạ.

Thanh niên nhìn và khẽ nói :

- Con đã rõ, thưa pố. Con sẽ luôn ghi nhớ lời pố dạy.

Người to lớn ngồi ghế cười lớn rồi vo một nắm xôi ngũ sắc dúi vào tay thanh niên :

- Khá, ha ha, thưởng đây, thưởng đây, hay là ngồi xuống ăn với ta, làm chén rượu đi.

Thanh niên nhẹ nhàng đưa miếng xôi lên miệng ăn rồi nói :

- Đồ pố ban con nhất định phải ăn, nhưng cho con xin phép không ngồi thù tạc, trưa con đã ăn rồi, mà lại sắp vào việc lớn. Xin hẹn pố hôm sau con xin được tiếp rượu người.

Người to lớn đứng hẳn lên vỗ vai chàng thanh niên trẻ :

- Ha ha, khá lắm, khá lắm, khá hơn cha là nhà có gì nhở... à... có tốt, đúng là có ăn có học về, ha ha.

Thanh niên mỉm cười cúi đầu khẽ nói:

- Là nhà có phúc, con hơn cha là nhà có phúc pố ạ.

- À ừ phúc, là nhà có phúc. Haha. Người cha cười lớn.

Tiếng cười vẫn đang vang chưa tắt thì từ khoang thuyền có tiếng nói của phụ nữ vọng ra, thanh âm vô cũng trong trẻo :

- Vâng, hai cha con đại bàng các ông thật là có phúc.

Chàng thanh niên ngước xuống nhìn vào khoang thuyền và mỉm cười nói :

- Mế, mế đã lên, mế mạnh giỏi.

Từ trong khoang thuyền, bóng một người phụ nữ bước ra. Người phụ nữ chạc độ ba lăm ba sáu, da trắng mũi cao, mắt đen môi thắm, đầu vấn khăn mỏ quạ nhuộm chàm, khuyên vàng đeo tai, khoác áo đối khâm màu xanh lục thẫm viền hoàng kim dài đến hông, trong mặc giao lĩnh đen cuốn đai thổ cẩm, cổ đeo kiềng âm dương vàng, tay cầm quạt lông công cán tròn khắc hoa văn Đồng Cổ. Cô nhẹ nhàng bước từng bậc từng bậc lên khoang thuyền, nhìn lên người thanh niên, mỉm cười và gật đầu. Đoạn cô ngước xuống người cha to béo đang ngồi trên ghế :

- Lại áo hổ à, khϊếp thế, sao không mặc bình thường như Thiệu Thái có phải trông nhã nhặn hơn không ông xã ?

Người to béo bĩm môi :

- Ta được Thánh thượng ban ân điển mặc trang phục dân tộc riêng lên thiết triều thì phải mặc cho đúng vị thế chứ. Trên đó trang trọng nó phải thế này, chả phải vua tôi dưới xuôi vẫn phải có rồng có chim trên áo đấy thôi, ta đã nghe lời bà bỏ bớt các thứ trên người đi lắm rồi đấy.

- Trang trọng gì trông gớm, mà thôi tùy ông, đừng đeo cả đống vàng lên người lên ngợm như mấy ông tộc Nùng là được rồi. Người phụ nữ mỉm cười rồi từ tốn bước lên.

Khoang thuyền chia làm ba cấp, sàn trên mũi cao nhất là nơi mấy người đang ngồi, rồi tới sàn giữa, rồi sàn trệt. Ở sàn giữa có khoét một hốc vuông tầm năm thước mỗi cạnh chừa ra lối đi xung quanh. Hố sâu ba thước, bốn mặt thành hố đều mắc hàng rào chìa ra. Dưới hố, giữa thành gỗ bên trái khoang có một cái lỗ nhỏ bị chặn bởi cái cửa bằng song mây. Người phụ nữ nhẹ nhàng từng bước đi lên mũi thuyền chỗ mấy người khác đang đứng ngồi, đoạn nhìn sang mấy người hầu đứng hạ giọng :

- Cho con Dăng con Dời ăn đi rồi còn làm việc mấy đứa.

Người hầu mặc áo chàm ngắn đứng ngoài cùng khẽ " Dạ " rồi bước ra thành bên phải cái hố, gạt một cái cần. Cái cửa nhỏ bên hông hố có cơ quan, hé dần rồi mở hẳn ra.

Từ trong cánh cửa, một cái đầu nhọn hoắt đen tuyền bóng nhẫy thò ra, sau vài tiếng xì xì và dăm tia nước bắn ra từ hai cái nanh nhọn hoắt trên mõm, một con hổ mang chúa dần dần xuất hiện. Con quái vật nghểnh cái đầu nó lên, bành cái mang lớn sau hàm rồi quay đầu đi quay đầu lại ba phía để cảnh giới. Ánh mắt đầu tiên dừng lại ở chiếc quạt lông công của bà chúa, màu lông mùi lông của loài thiên địch. Nó giật mình trườn vào góc xa của hố để tránh, vì đã cùng đường nên quay lại nhe nanh đe dọa.

Nhưng có vẻ con quái vật đã nhầm, thiên địch thực sự của nó hôm nay không ở trên thuyền, mà ở trên trời. Con Dời là con đại bàng đực, nó nhỏ nhắn hơn con cái là con Dăng. Con quái vật đen tuyền kia từ lúc chui ra đã lọt vào tầm mắt của nó. Con Dời khép cánh, chúi đầu phi xuống như một mũi tên. Thoắt cái nó đã phi xuống đến gần con mãng xà, đoạn nó lộn thân lên, dang cánh để kiểm soát lực rơi rồi giơ đôi chân đầy vuốt nhọn xuống định quắp lấy con rắn.

Con rắn đen sau khi phát hiện kẻ thù phi từ trên không xuống thoáng giật mình nhưng nó cũng nhanh như chớp giật cái đầu mình lại thoát được cú quắp của đại bàng rồi trườn sang một bên, nhìn lên con Dời và nhe đôi cái nanh sắc nhọn của nó ra để thị uy.

Đại bàng nhẹ nhàng đáp xuống trước mặt con rắn, cũng vỗ vỗ đôi cánh thủ thế và trợn con mắt tròn xoe nhìn chằm chằm vào đối phương. Con rắn nhe nanh phun những tia chất độc trong suốt về phía đại bàng nhưng đối phương xoay cánh một vòng hất hết đám độc tố ra rồi lại nhìn chằm chằm nó. Con rắn chớp thời cơ đại bàng xoay người thì nhoài cái thân dài của nó ra rồi dơ nanh mổ một cái. Đại bàng lập tức vỗ đôi cánh nhẹ nhảy lên né được rồi giơ chân đạp một nhát trúng đầu rắn, cái vuốt sắc nhọn móc rách một vết lớn đên đầu rắn tóe máu tươi. Con rắn gập đầu xuống, chưa kịp hoàn hồn, có lẽ còn chưa kịp cảm thấy gì thì đại bàng chồm lên. Cả hai chân nó ghè cổ con rắn đè xuống đất và cái mỏ cặp lấy mõm rắn rồi giật ngược lên, con rắn rách toạc mồm ra mà chết.

Con Dời cắp lấy con hổ mang vỗ cánh bay vượt lên trên con Dăng rồi thả con rắn xuống. Con Dăng quắp lấy con rắn, cũng lại bay vượt lên, mổ và dứt đứt một miếng đầu rắn rồi thả con rắn ra. Con Dời lại phi theo con rắn đang rơi, đỡ lấy cũng giật một miếng bay tiếp lên cao hơn nữa rồi bất ngờ cũng thả con rắn ra tiếp để con Dăng đỡ lấy. Đôi chim vờn nhau, vờn đi vờn lại quấn quýt.

Dưới thuyền, phụ nữ bước đi khoan thai tiến lại bàn của người to lớn đang ngồi trên mạn. Khi tới gần bàn, cô quăng một ánh mắt về phía người đàn ông và lại mỉm cười. Người đàn ông bắt được ánh mắt nàng, nhổm lên, nhích người về phía bên phải ghế bành, đoạn đưa tay phủi phủi mặt ghế rồi ngước lên tươi cười :

- Bà xã, bà xã ngồi đi.

Người phụ nữ nhẹ nhàng ngồi xuống bên cạnh người đàn ông, nàng đưa chiếc quạt lông công lên hướng đôi chim đang bay trên cao nói :

- Trời cho đại bàng của các ông nhiều thứ để làm vua nhỉ ? Mà nó bay cao bay thấp gì thì cũng phải bay về với vợ với con đấy, cái này cũng là thiên phú nhỉ.

- Pố con tôi vẫn phục tùng cái thiên phú đó mà, tôi có để bà uất ức cái gì không chứ. Người to lớn nhăn trán nhìn sang.

- Tôi chỉ nhắc thế thôi, tôi bỏ cả hoàng gia, bỏ cái quyền kế thừa để lên cái xứ miền ngược với các ông đấy, đối xử sao thì đối xử. Người phụ nữ nhìn sang ranh mãnh.

- Haha, cái quyền của bà nó đứng hàng thứ bảy thứ tám lận, bà chờ thì đến mòn người, mà bà lên ngược để ngồi đếm mấy cái xe, mấy cái thùng hàng qua Bạc dịch trường thì có, trên cái xứ đó chả thiếu thốn cái quái gì cả, nếu bà thấy uất ức gì bà có thể về xuôi, ai dám giữ Bảo Quốc Hòa Dân công chúa của Thánh thượng đâu cơ chứ. Ông vừa nói vừa quay đi vẻ hờn dỗi.

Người phụ nữ bỗng vòng tay qua cánh tay rắn chắc của người đàn ông rồi thủ thỉ :

- Tôi đùa đấy, tôi chẳng thà lên trên đó ngày đêm vui thú tiêu dao, tự do tự tại thuần voi cưỡi ngựa hết rừng này đến suối khác còn hơn là suốt ngày nhìn đám quan quân nào vái nào chào, nào nịnh nào nọt ở dưới xuôi, thật là bí bách lắm. Thân vương à thân vương, không có thân vương thì bao nhiêu đèo trời, thác nước tuyệt vời trên ngược tôi chỉ được biết qua lời kể của phụ hoàng thôi.

- Thôi bà đừng nịnh nữa, bà cứ dùng mãi cái chiêu của nữ nhân dưới xuôi để đối phó tôi thôi. Bà bây giờ cũng là then cái trên này rồi, cộng thêm lại là công chúa, vị thế bà có kém gì tôi đâu, nịnh tôi làm gì tôi có gì cho bà đâu. Người đàn ông đáp.

Người phụ nữ cười sằng sặc rồi ôm siết hơn đáp :

- Thân vương cho tôi gia đình, thân vương cho tôi cuộc sống, là thân vương cho tôi hết, phụ hoàng mất rồi, tôi không trông cậy vào thân vương thì vào ai.

Người đàn ông bĩm môi buông một tiếng : " Hay lắm" rồi vừa cười tủm tỉm vừa lắc đầu. Chàng trai trẻ đứng sau hai người cũng mỉm cười hóm hỉnh.

Gia đình này chính là gia đình quyền thế nhất vùng Lạng Châu nói riêng và cả vùng khê động rộng lớn phía bắc nói chung. Người đàn ông to lớn đó vốn tên là Giáp Thời Quý, là Tày chủ, châu mục Lạng Châu, trấn thủ con đường bộ lớn nhất nằm giữa Đại Cồ Việt và Đại Tống. Vốn là người Giáp Khẩu, cả vùng mang họ Giáp. Sau này vì trung can nghĩa đảm lại có võ nghệ cao tuyệt luân nên được Thánh thượng phong vương, gả cho người con gái thứ, rồi ban thêm một nét vào chữ Giáp để đổi thành họ Thân với ý nghĩa thân cận với hoàng gia.

Vai vế dòng họ Thân vang động cả trời nam đất bắc. Thậm chí vua quan nhà Tống cũng phải vị nể đôi phần. Binh lính nhà Tống nghe đến tên quân động Giáp thì hết hồn hết vía đã từ đời vua Lê Đại Hành. Chúng dệt lên bao huyền thoại về vị tướng áo chàm xuất thần nhập hóa mà chúng gọi là Thiên Thần, thống lĩnh đội quân Quỷ Thần mặc giáp mây ở Quỷ Môn Quan gặp quân Tống là bắt ăn thịt.

Người phụ nữ thì vốn là con gái thứ của hoàng đế tên là Lý Bảo Hòa, tên chữ lấy từ bốn chữ bảo quốc hòa dân, tước hiệu Lĩnh Nam công chúa. Nàng rất được thánh thượng yêu quý vì từ nhỏ đã thông minh lanh lợi lại ham học phật pháp thi thư. Sau này, khi lấy thân vương thì lại chuyên tâm quản lý khu buôn bán giữa Đại Tống và Đại Cồ Việt ở trại Vĩnh Bình rồi lại nghiên cứu văn phong tục lễ, tín ngưỡng của người tộc Tày cũng như các tộc người miền ngược nên được dân vùng rất vị nể và suy tôn lên hàng bà Then, rồi bà Then Cái, tức là người chủ tế ở xứ Tày Lạng Châu vậy.

Người thanh niên đứng đằng sau chạc độ hăm lăm hăm sáu tuổi, là con riêng của thân vương tên là Thân Thiệu Thái, cũng có võ nghệ tinh thông, lại được gửi học cùng con cái các vương thân quý tộc đương triều ở Thăng Long và phủ Thiên Đức. Thái được Bảo Hòa công chúa chỉ dạy nhiều cũng như được bà gửi gắm với những người dưới xuôi, lại thêm mẹ mất sớm nên cũng rất hiếu nghĩa và lễ độ, coi công chúa như mẹ ruột vậy. Gia đình này được nhà vua rất ân sủng và coi trọng, vào chầu được phép mặc quần áo truyền thống của tộc Tày, danh lợi đôi đường đủ cả.

Bảo Hòa công chúa ngước lên nhìn Thiệu Thái rồi đứng dậy, bước lên mạn thuyền nhìn sang bên bờ thành ngoại rồi nói :

- Thiệu Thái đi tu học kinh kỳ có biết tên chữ của hai làng bên bến này không nhỉ ?

- Làng Nghĩa Đô, làng Bái Ân, thưa mế. Thiệu Thái trả lời.

Công chúa gật đầu mỉm cười, nói tiếp :

- Tên hai làng này do chính thánh thượng đặt đấy, con biết tên chữ như thế nghĩa thế nào không ?

- À vậy ạ ? Thiệu Thái trả lời. Con xin được lắng nghe mế dạy đây ạ.

- Ừm, khi xưa, một ngày vào mười bảy năm trước, Thánh thượng dong thuyền đi thị sát vùng Kẻ Bưởi này, ngày đó ta cũng được đi theo hầu bên cạnh. Hai cái làng này khi trước có tên tục là xóm Dâu và làng Nghè. Khi thuyền đến gần bến Giang Tân thì thấy người dân ra chào đón rất đông, trên bờ dưới búa cơ man là người, thật là nô nức. Mà kỳ lạ nhé, những người đứng ở hàng đầu men sông cùng nhau căng những tấm lĩnh lớn thật là lớn, mịn màng óng ả và thêu hình Ma Kiệt Thần Long của hoàng gia sống động như thật ở giữa. Công chúa mỉm cười rồi dừng lại một chút nhìn sang gương mặt đang rất háo hức của Thiệu Thái, đoạn nói tiếp :

- Thánh thượng thấy lạ lắm, cho tùy tùng đánh thuyền vào sát ven bờ để hỏi xem lĩnh này ai làm, và làm như thế nào ? Người già làng đại diện lên bái kiến mới thưa rằng xóm Dâu có nghề dệt lĩnh đã nổi tiếng nơi đây bao đời nay, còn làng Nghè thì lại là làng chuyên làm giấy sắc phong nên có rất nhiều người họa sĩ tài danh. Ngày thánh thượng rời đô về Thăng Long, hai làng đã cùng với nhau làm những kiệt tác để chờ đến ngày được tiến vua. Rồi lại đúng ngày thuyền rồng ghé qua, dân hai làng đã nô nức kéo nhau mang món quà dâng lên thánh thượng. Trời đất, lĩnh trơn của xóm Dâu mịn màng lắm, ta còn được Thánh thượng cho cầm qua, con bé con khi đó thích quá còn lấy lĩnh thoa lên cả mặt nữa. Còn con Ma Kiệt Long thì khi lĩnh căng phất phới trong gió, nó như muốn bay ra khỏi vải mà phóng lên không trung vậy. Thái tổ cảm kích lắm, do đó mới đặt cho xóm Dâu cái tên Nghĩa Đô, làng Nghè cái tên Bái Ân, tức một làng có Nghĩa với một làng có Ân với kinh đô đấy. Từ đó về sau, hai làng tuy hai mà một trở thành làng dệt và làng giấy nổi tiếng nhất kinh thành, những thương nhân khắp nước đổ về Kẻ Bưởi như ong, lĩnh này giấy này sản xuất số lượng rất lớn, thay dần cả những hàng nhập từ nhà Tống, thậm chí trở thành mặt hàng chủ lực của Bạc dịch trường. Giờ con xem, quang cảnh nơi đây giờ đã khang trang lắm rồi, không như mấy xóm ven sông lụp xụp các túp lều tranh ngày xưa nữa.

- Cảm ơn mế đã cho con biết được một sự tích hay và nhiều ý nghĩa đến vậy. Thiệu Thái đáp, còn chưa hết ngỡ ngàng.

- Thiệu Thái này. Công chúa nói rồi lặng im một chút rồi tiếp. Lạng Châu không làm vải không làm giấy, con chính là tấm lĩnh của pố mế dâng lên cung vua.

Thiệu Thái vội chắp tay cúi mặt nói :

- Ơn sinh thành của cha, ơn dưỡng dục của mế, ơn tín nhiệm của vua, Thiệu Thái con ghi lòng tạc dạ, nguyện hết sức mình phụng sự, quyết không phụ sự mong mỏi của pố mế, quốc gia.

Công chúa lại gật đầu mỉm cười :

- Chuẩn bị cập bến thôi, nhớ đường chưa ?

- Nhập bến Giang Tân, qua Liễu Nhai đạo, đến trại Kim Mã nhận ngựa vào cửa Quảng Phúc, thưa mế. Thiệu Thái đáp.

Công chúa khẽ gật đầu, Thiệu Thái bước lên mạn, rút từ trong tai nải một bao tay da xỏ vào tay trái dơ lên ngang vai, vỗ vỗ hai cái. Tức thì con Dời bay liệng từ trên cao xuống, đỗ lên bao da, con Dăng cặp lấy con rắn bay xuống hố gỗ. Đoạn Thiệu Thái cởi bao tay đưa lại cho cha xỏ vào, rồi bước xuống trước dẫn đường. Người cha là Thời Quý đến bên cạnh công chúa Bảo Hòa cùng đi, đám tùy tùng lật đật theo sau.

Con thuyền cái cập bến Giang Tân, trưởng kỳ vẫy cờ, trưởng hiệu hô loa :

- Thuyền của tri châu Lạng Châu, Phò mã thân vương Thân Thời Quý nhập thành.

Cửa thành mở lên, đám quan biên tịch lịch kịch chạy xuống đón, các con thuyền nối nhau tiến vào các bến bên trong thành. Thân Thiệu Thái bước lên trước gặp đám biên tịch, giơ lên một miếng đồng xanh hình tròn hoa văn Đồng Cổ được gọi là Đồng Cổ Lệnh, thứ vốn để nhận biết người cầm quân nói lớn :

- Các thuyền chở quân lương, đồ ứng, đồ tế, đồ cống. Phong bế.

Đám biên tịch cúi đầu tuân lệnh, đám quân giáp mây túa ra đứng vào những vị trí gác cố định trên những con thuyền hàng. Lúc này đoàn người của phò mã và công chúa cũng đi lên.

- Phò mã Thân vương, Lĩnh Nam công chúa nhập thành. Thân Thiệu Thái hô lớn rồi cúi đầu.

Tất cả chắp tay cúi đầu, đoàn người phò mã tách khỏi đám quân giữ thuyền và Thân Thiệu Thái, lên ngựa ở bến nhằm hướng hoàng thành thẳng tiến.