Tam Thi Ngữ

Chương 23: Tấm ảnh cũ

Tôi nghe thấy có tiếng bà cụ ở trong phòng, rất chân thật. Cả người tôi kinh ngạc. Chắc chắn bà cụ biết người lưng gù ở trong thôn kia. Không chỉ vậy từ trong lời nói của bà ta, tôi dám chắc không chỉ mỗi bà cụ biết mà cả ông Trường Nguyên cũng biết. Nhưng vì sao ông Trường Nguyên lại không muốn nói với chúng tôi? “Ông lão à, ông không hiểu được đâu. Bà già như ta vẫn còn nhớ rõ mồn một đấy.”

Tôi còn chưa kịp mở miệng hỏi bà cụ người bà nói đến là ai, ngay lập tức nhìn thấy ông Trường Nguyên nhặt một cây gậy từ dưới mặt đất lên, hai tay lăm lăm cầm nó như vũ khí hướng về chúng tôi mà đánh tới. Tôi biết ông cụ đang rất giận dữ, chẳng còn cách nào khác đành lùi bước đi ra ngoài.

Ông cụ đuổi chúng tôi ra tận sân nhỏ phía ngoài mới dừng bước, thở phì phò đứng ở bên trong đóng cửa lại.

Tôi nhìn qua kẽ hở của cánh cửa thấy ông cụ đứng đó, bàn tay đã buông cây gậy xuống mặt đất, tiếng động làm mấy con gà giật mình chạy loạn. Sau một lát, đàn gà lại lục tục đi kiếm ăn, chỉ có một con gà duy nhất vẫn đứng nguyên tại chỗ, cái đầu máy móc mổ xuống mặt đất, nhưng đôi mắt vẫn nhìn chằm chằm về phía tôi. Cái nhìn ấy khiến tôi cảm thấy phảng phất trong đó là sự nguy hiểm.

Lúc ông cụ chuẩn bị đóng cánh cửa còn chỉ vào mũi tôi mắng một trận “Cháu cái thằng nhóc con này, người không ra người, quỷ không ra quỷ. Lại còn có thời gian đến quấy rầy người khác? Ông nhìn thấy cháu là cảm thấy không vui, từ nay trở đi đừng bao giờ tới tìm ông nữa!”

Mắng tôi xong, ông cụ lại chỉ sang ngài Trần, xa xả mắng tiếp “Còn cậu nữa, một giuộc với thằng nhóc kia. Về sau đừng tới nơi này làm phiền tôi!”

Lời đã nói xong, ông Trường Nguyên lập tức đóng sập cánh cửa lại. Bên trong cánh cửa có tiếng vang mạnh, chắc là ông cụ đã chắn cánh cửa lại rồi, thật sự là không muốn dính dáng đến chúng tôi nữa.

Tất cả những chuyện này tiến triển quá nhanh, bản thân tôi còn chưa kịp chuẩn bị tinh thần thì mọi chuyện đã kết thúc.

Vương Thanh Tùng nhìn chúng tôi đầy xấu hổ, ánh mắt hiện rõ hai chữ nịnh nọt. Ông ta nhìn sang ngài Trần, nhẹ giọng nói “Ngài Trần, ông cũng đừng trách ông cụ. Ông ấy già rồi, tính tình có phần không được tốt lắm.”

Đối với lời giải thích của Vương Thanh Tùng, tôi và ngài Trần chỉ cười cười, hoàn toàn không có ý định đáp trả. Vì những điều ấy nói ra đến bản thân ông ta còn không tin là thật, dĩ nhiên chúng tôi cũng không dễ dàng tin tưởng.

Nhưng tôi có thể chắc chắn một điều, rằng trong thôn của tôi thật sự có một người lưng gù. Chỉ là tôi không rõ lý do vì sao ông Trường Nguyên không nguyện ý nói cho chúng tôi, lại càng không để bà cụ lộ mặt nói cho chúng tôi rõ.

Ngài Trần nghe những lời lải nhải của Vương Thanh Tùng, dần dần mất kiên nhẫn, ông ta xua tay “Không có việc gì. Bí thư bận việc gì thì cứ bận đi, tôi và nhóc con này về trước.”

Vương Thanh Tùng vẫn nói thêm vài câu xin lỗi rồi chúng tôi chia tay, đường ai nấy đi.

Trên đường trở về tôi nhịn không được mà hỏi ngài Trần “Ông cụ vừa nhìn thấy cháu là lập tức trở mặt, kỳ lạ thật đó! Tốc độ so với lật mặt sách còn nhanh hơn.”

Ngài Trần nhìn tôi, nói “Ông cụ vì sao lại như thế thì bác không rõ, nhưng bác chắc chắn một điều, người trong phòng kia âm khí rất nặng!”

Tôi thật sự kinh ngạc, vội vàng hỏi “Ý của bác là bà cụ kia … là thứ không sạch sẽ?”

Ngài Trần lắc đầu “Bác cũng không rõ lắm, nhưng chắc cũng không phải thứ tốt đẹp gì!”

Lại qua một đoạn đường nữa tôi chợt nhớ ra những lời ông cụ nói trước khi đóng cửa. Tôi lại gấp gáp hỏi ngài Trần “Bác, lúc ông Trường Nguyên nói cháu , vậy là có ý gì?”

Thế nhưng tôi lại nhìn thấy ngài Trần vừa cười vừa nói “Chắc là ông cụ nhìn thấy dưới chân cháu đang đi đôi giày âm.”

Tôi vẫn chưa hiểu rõ chuyện này là như thế nào, lại nghe ngài Trần nói tiếp “Người bình thường khi lớn tuổi đều sẽ nhìn thấy một vài đồ vật thuộc về bên kia mà người khác không thấy. Đêm qua cháu đi đôi giày âm mà người lưng gù kia đưa cho, ba hồn bảy vía có chút mơ hồ, chắc chắn ông cụ đã nhìn thấy điều đó. Bởi vậy nên ông ấy mới nói cháu quỷ không ra quỷ.”

Tôi bám sát ngài Trần không buông “Vậy cháu phải làm gì bây giờ?”

Ngài Trần vẫn thong thả “Đợi đến buổi tối bác giúp cháu cởi đôi giày âm kia ra là sẽ ổn.”

Ông ta đã nói như vậy tôi cảm thấy yên tâm hơn rất nhiều. Bản lĩnh của ông ta tôi đã chứng kiến rất nhiều, cho nên bây giờ đối với ông ta tôi ngày càng tâm phục khẩu phục.

Ngài Trần đột nhiên nghĩ tới gì đó, liền hỏi tôi “Vừa nãy cháu ở trong sân nhà bí thư đã nhìn thấy đồ vật gì mà lại khiến cháu trở nên hung dữ như vậy?”

Tôi a lên một tiếng sau đó mang chuyện con gà kể lại chi tiết cho ngài Trần. Cũng không biết sau khi nghe tôi nói ngài Trần suy nghĩ điều gì, bàn chân ông ta chậm rãi bước về phía trước, tôi cũng lặng lẽ theo sau.

Không lâu sau, ngài Trần lại hỏi tôi “Cháu đi tới những nơi khác có nhìn thấy như vậy không?”

Tôi đáp “Có. Lúc ở trong sân nhà ông Trường Nguyên cháu nhìn thấy có một con gà y hệt như vậy. Ánh mắt của bọn chúng nhìn cháu rất giống nhau. Nên cháu mới cảm thấy kì quái.”

Ngài Trần cúi đầu suy nghĩ, lát sau lại hỏi tôi “Ánh mắt đó như thế nào, cháu có nhớ rõ không?”

Đương nhiên là tôi nhớ rõ rồi, hình dung một cách đơn giản nhất là chúng nó nhìn tôi giống như đang nhìn một con mồi!

Thật ra trong lòng tôi biết rõ một con gà con đối với tôi hoàn toàn không có uy hϊếp gì. Nhưng ánh mắt chúng nhìn tôi, cứ như ánh mắt của một con thú dữ nhìn con mồi của mình.

Ngài Trần nghe những lời tôi nói xong cũng tròn mắt kinh ngạc. Chỉ là một con gà con vì cớ gì lại có ánh mắt như thế? Nên ông ta lập tức nói “Bác chưa nhìn thấy cho nên cũng không thể nói nó có liên quan đến cái kia hay không. Đợi buổi tối bọn họ đi ngủ chúng ta lại đi xem.”

Tôi cũng không có ý định nào khác, chỉ đành gật đầu.

Lúc về tới nhà tôi phát hiện ba tôi cũng đang ở nhà, hình như ông ấy đang tìm cái sọt để đi hái ngô ngoài ruộng. Mấy năm gần đây mọi chuyện trong nhà đều do ba tôi gánh vác. Những sợi màu bạc trên tóc ông ấy ngày càng nhiều, chỉ nhìn thôi cũng khiến lòng tôi chua xót. Thế là tôi cũng tìm cho mình một cái sọt, theo ba tôi đi ra ngoài.

Ngài Trần nói ông ta mệt mỏi muốn đi ngủ trưa, cho nên sẽ không đi cùng.

Việc đồng áng này vốn dĩ là chuyện của nhà chúng tôi, nào có chuyện mặt dày nhờ ngài Trần đi cùng chúng tôi lo liệu cuộc sống. Chuyện này mà truyền ra ngoài không biết sẽ xấu hổ đến thế nào.

Ba tôi thấy tôi cũng đi cùng, ông hỏi “Con muốn đi đâu à?”

Tôi liền đáp “Con ra ruộng hái ngô với cha.”

Ba tôi lại nói “Sao tự dưng lại muốn đi hái ngô? Con ở nhà vẫn tốt hơn.”

Tôi dứt khoát nói “Có gì nặng nhọc đâu, ngày nhỏ con vẫn thường làm mà.”

Lúc này ba tôi mới không nói nữa, ông ấy dẫn tôi đi về phía ruộng nhà mình.

Trên đường đi, tôi nhìn thấy không có ai, thấp giọng hỏi “Ba, lúc hạ táng ông nội, ba có bỏ đồ vật gì xuống không?”

Ba tôi nghĩ nghĩ sau đó nói “Hình như chỉ có một đôi hoa tai của mẹ con, cũng không bỏ thêm gì xuống.”

Tôi lại hỏi ông ấy “Vậy ba và hai bác không đem cái quạt hương bồ mà ông nội hay dùng chôn cùng với ông à?”

Ba tôi lại nói “Lúc đó ba cũng định bỏ xuống nhưng không tìm thấy đâu cả, không biết ông con để nó ở đâu.”

Tôi ồ một tiếng, điều cần hỏi cũng đã hỏi xong, tôi không tò mò thêm chuyện gì nữa.

Lúc tôi và ba vào tới trong ruộng, ngay lập tức tôi cảm thấy nơi này hết sức quen thuộc, giống như trước kia tôi đã từng đến, không, là gần đây tôi đã đến.

Tôi suy nghĩ lại thật kĩ rồi đột nhiên trong đầu như bừng tỉnh, rõ ràng người lưng gù kia đã dẫn tôi tới nơi này.

Tôi nghĩ lại những nơi mà hôm qua người kia dẫn tôi đi, ông ta chắc là muốn đưa tôi đi tới ngọn núi ở đối diện. Thế là tôi hỏi ba tôi “Ba, đối diện kia là cái gì?”

Ba tôi nghe thấy vậy liền nói “Không phải là một ngọn núi sao? Con nhìn không ra à?”

Suốt buổi chiều hôm ấy, tôi và ba tôi đều bận rộn với ruộng ngô, mãi cho đến chiều muộn ba tôi và mẹ tôi mới thu những bắp ngô được bẻ từ trên cây xuống phân loại vứt bỏ hay mang về.

Ngài Trần nói rằng ông ta cần chuẩn bị ít đồ để buổi tối giúp tôi cởi giày. Cho nên ông ta bảo tôi đừng đi đâu lung tung, đặc biệt là bây giờ sắp tối rồi, có chuyện gì thì để sau, không nên ra khỏi cửa. Chờ ông ta quay trở lại rồi nói tiếp.

Thế là tôi đành ở nhà một mình. Rảnh chân rảnh tay tôi chợt nghĩ, dù sao cũng không có việc gì làm, tôi muốn tìm xem trong phòng có quạt hương bồ của ông nội không.

Nếu đúng như ba tôi vừa nói, quạt hương bồ không được chôn cùng vậy khẳng định nó còn ở trong nhà tôi.

Nhưng mà nó ở đâu mới được chứ?

Tìm tới tìm lui đến nửa cái bóng dáng của quạt hương bồ cũng không tìm thấy. Ngược lại tôi lại bới ra được những quyển sách giáo khoa tôi học khi còn nhỏ.

Nó được đặt trong một cái rương gỗ để ở góc tường, bên trong toàn sách là sách, nên liếc mắt qua thôi tôi cũng biết không có quạt hương bồ trong đó. Con sâu lười trong lòng tôi nhúc nhích, đằng nào cũng không thể trong chốc lát mà tìm thấy quạt hương bồ, không bằng xem lại chút hồi ức của chính mình.

Tôi cầm những quyển sách giáo khoa cũ trên tay, lật từng trang, từng trang một. Dấu vết thời gian in hằn trên những tờ giấy lại khiến tôi cảm thấy bùi ngùi, trong lòng dấy lên từng đợt cảm xúc.

Nếu bây giờ ông nội tôi còn sống chắc hẳn ông sẽ yêu cầu tôi đọc cho ông nghe một bài văn, sau đó mặc kệ có hiểu hay không ông cũng sẽ khen tôi .

Giọng nói, nụ cười của ông vẫn hiện rõ trong đầu tôi, nhưng tiếc thay người với người lại âm dương cách biệt. Nghĩ tới đây hai mắt tôi đẫm lệ. Nước mắt làm tầm nhìn của tôi trở nên mông lung, nhưng kì lạ thay tôi lại phảng phất thấy được khuôn mặt hiền từ đang tươi cười của ông nội tôi ở trước mắt.

Đột nhiên có một tấm ảnh được kẹp trong sách rơi ra ngoài. Trên ảnh là một ngôi nhà cũ, phía sau phòng ở là ngọn núi, mà đứng trước phòng ngủ là một đôi nam nữ trẻ tuổi. Người đàn ông kia rất giống ông nội, chắc là ảnh chụp khi ông nội còn trẻ.

Mặt sau tấm ảnh, có một hàng chữ nho nhỏ, viết rằng: Chín sư vái voi, cuối cùng chúng ta cũng tìm được rồi.