Tam Thi Ngữ

Chương 13: Đèn tắt

Vẻ mặt ngài Trần khá kích động, chỉ vào từng ngọn núi giải thích: “Cháu có nhìn thấy không? Tất cả các ngọn sư tử này đều cúi đầu về cùng một hướng, chính là hướng mộ của ông nội cháu. Cháu có biết cái này gọi là gì không?”

Tôi lắc đầu, đọc sách hơn mười năm, không ai dạy tôi chuyện này bao giờ, sao tôi có thể biết được?

Ngài Trần ngày càng trở nên phấn khích: “Phía trước có chín con sư tử cùng cúi đầu lạy, ngọn núi này lại giống voi, cũng chính là một con voi lớn, chín đầu sư tử lạy một con voi! Chín sư vái voi! Cháu hiểu không?”

Đây là lần đầu tiên tôi thấy ngài Trần phấn khích như vậy kể từ khi tôi gặp được ông ta. Nhưng chín sư vái voi là gì thì tôi vẫn chưa hiểu. Thế là tôi hỏi ngài Trần: “Chín sư vái voi rất tốt ạ?”

Ngài Trần cười nói: “Tiểu Thiên, cháu muốn hỏi chín sư vái voi có tốt không? Bác nói cho cháu biết, đại phúc đại quý đấy. Về phần giàu sang phú quý đến mức nào, chỉ có thể miêu tả bằng năm chữ, cao sang hết chỗ nói!”

Tôi thấy ngài Trần bật cười thì cũng cười theo, hỏi: “Lợi hại như vậy ư?”

Ông ta hừ một tiếng, giải thích: “Cháu biết trước đây từng có một tên ăn mày, sau đó làm hòa thượng, cuối cùng trở thành Hoàng đế không?”

Tôi thuận miệng trả lời: “Bác Trần, không phải là Chu Trùng Bát, Chu Nguyên Chương chứ?”

Ngài Trần nói: “Đúng, chính là ông ấy. Cháu có biết cha ông ta được chôn cất ở mảnh đất nào không?”

Tôi liên hệ với cuộc trò chuyện trước đó, rồi ngạc nhiên hỏi: “Chẳng lẽ cũng là nơi chín con sư tử thờ một con voi?”

Ngài Trần lắc đầu, sau đó duỗi ngón cái bấm đầu ngón út: “Hơi kém hơn chín sư vái voi, chỉ một chút thôi.”

Sau khi nghe những lời này của ngài Trần, tôi đã bị dọa đến mức không nói nên lời.

Thấy dáng vẻ giật mình của tôi, ngài Trần lại bảo: “Chẳng qua đáng tiếc, bên trong mộ lại chôn hai người, cả hai đều không được lợi.”

Ngài Trần đã biết những gì mình muốn biết, vì vậy không cần phải leo lên trên nữa, chuẩn bị dọn đường quay về nhà. Ngay lúc đó, tôi thấy cách phần mộ ông nội tôi không xa bốc lên một đám khói đen, phía bên dưới còn có ba người đang chạy tới chạy lui. Tôi đoán, kia hẳn là mấy người ba tôi đang thiêu rụi xác chết của đám động vật.

Sau khi xuống núi, sắc trời còn sớm, tôi dẫn ngài Trần đi dạo một vòng quanh thôn. Nhân khoảng thời gian này, tôi đã hỏi rất nhiều câu hỏi mà trước đây tôi vẫn luôn muốn hỏi. Có mấy câu ngài Trần biết, cũng có câu ông ta không biết.

Thôn này vốn không lớn lắm, khi chúng tôi quay về từ cuối thôn thì tình cờ đυ.ng phải mấy người ba tôi. Cả nhóm trở về nhà, cùng nhau ăn cơm trưa.

Bữa cơm mới ăn được một nửa, bên ngoài sân nhỏ đã có người vội vàng gõ cửa. Bác cả đứng dậy đi ra mở, là Vương Thanh Tùng, bí thư của thôn. Ông ta vừa mở miệng đã hỏi: “Ngài Trần có ở nơi này không?”

Bác cả nói: “Có ở đây, vào đi, có chuyện gì thế?” đến chưa?

Vương Thành Tùng vội vã bước vào, tôi thấy đầu ông ta toát đầy mồ hôi. Thế nhưng ông ta chưa kịp lau mồ hôi đã đi thẳng đến trước mặt ngài Trần: “Ngài Trần, ông mau đi theo tôi, xảy ra chuyện không may rồi.”

Bác cả tôi nói: “Ngài Trần còn chưa ăn cơm xong, có chuyện gì ông cứ từ từ nói, đợi ngài Trần cơm nước xong xuôi…”

Tuy nhiên Vương Thành Tùng không có thời gian chờ ngài Trần ăn cơm xong, thay vào đó, ông ta kéo thẳng tay ngài Trần ra ngoài, vừa đi vừa nói: “Thợ nề Trần bên kia xảy ra tai nạn rồi.”

Nghe xong, tôi suýt nữa không cầm chắc đôi đũa trong tay, vội vàng đứng dậy đi theo ra ngoài. Mẹ tôi bảo tôi ăn cơm xong đã, tôi nói về rồi ăn sau. Bác cả và bác hai cũng chạy theo.

Khi tôi đuổi kịp mấy người ngài Trần, đúng lúc tôi nghe được Vương Thanh Tùng nói: “Hình như Vương Nhị Cẩu bị quỷ nhập vào người rồi.”

Tôi nghe xong thì vô cùng hoảng hốt, thật sự có chuyện như quỷ nhập vào người ư? Chẳng qua khi tôi nghĩ đến những gì gặp phải lúc trước, tôi vốn đã hơi tin rồi.

Ngài Trần hỏi: “Xảy ra chuyện gì?”

Vương Thanh Tùng đáp: “Buổi sáng hôm nay không có sao, sau khi thầy tu làm lễ đã đi về trước. Đợi đến khi ông ấy trở lại, Vương Nhị Cẩu lại không cho ông ấy tiến vào sân nhỏ, còn bảo ai dám vào thì gã ta sẽ chém chết người đó.”

Tôi ngắt lời: “Có phải Vương Nhị Cẩu lại say rượu rồi không?”

Vương Nhị Cẩu là một con nghiện rượu, trong thôn ai cũng biết chuyện này, đó là lý do tại sao tôi hỏi một câu hỏi như vậy.

Vương Thanh Tùng liếc nhìn tôi, nói: “Chắc chắn không phải say rượu, bởi vì gã ta nói chuyện bằng giọng của thợ nề Trần!”

Tôi thấy trên khuôn mặt căng thẳng của Vương Thành Tùng toát đầy mồ hôi, không biết là vì thời tiết quá nóng hay do sợ hãi.

Vương Nhị Cẩu biết dùng kỹ xảo của miệng để bắt chước các âm thanh khác nhưng gã ta không học cách nói chuyện của người khác. Đây là chuyện mọi người đều biết rõ. Thế mà gã ta lại nói bằng giọng của thợ nề Trần, nguyên nhân đã rất rõ ràng.

Nhà tôi cách đầu thôn không xa, mọi người lại chạy chậm nên không lâu sau chúng tôi đã đến bên ngoài sân nhà thợ nề Trần. Đã có khá nhiều bà con vây xung quanh, bọn họ đang xì xào bàn tán, đồng thời chỉ trỏ về phía sân nhà thợ nề Trần. Nhìn thấy ngài Trần đến, tất cả mọi người đều rối rít tránh ra một con đường, miệng vẫn còn đang lẩm bẩm: “Ngài Trần tới rồi, chắc lại là chuyện không tốt.”

Cũng có người chỉ bác cả và bác hai tôi, sao nhà bọn họ cũng tới? Còn sợ chưa hại người khác đủ à?

Tôi biết rằng kể từ khi ông nội tôi qua đời và sự kiện vạn chuột vái mộ, bọn họ có thể tránh thì sẽ cố gắng tránh xa nhà chúng tôi hết mức có thể. Đó là bởi vì bọn họ không biết chuyện ngũ thể đầu địa, tôi đoán nếu họ biết, chắc chắn sẽ có người tìm tới tận cửa dốc sức liều mạng với nhà tôi.

Còn chưa kịp mở cửa ra, tôi đã nghe thấy một giọng hát truyền đến từ sân nhỏ, là kịch trồng hoa. Mà âm thanh kia thật sự là giọng của thợ nề Trần!

Cửa sân được cài then từ phía trong, không thể đẩy ra. Tôi thấy ngài Trần kiễng chân, duỗi tay vịn vào hàng rào trên tường để nhìn vào trong. Tôi cũng học theo cách làm của ông ta, bám vào tường rồi nhìn vào sân

Chỉ thấy Vương Nhị Cẩu đứng bên cạnh quan tài, tay phải cầm một con dao chuyên dùng để xây tường. Gã ta vừa hát kịch trồng hoa, vừa cầm dao gõ gõ, trét trét khắp nơi trên quan tài. Nhìn dáng vẻ này, hình như đang sửa quan tài nhỉ?

Thợ nề Trần nhập vào cơ thể Vương Nhị Cẩu, tự sửa chữa quan tài của mình? Đây là loại hình ảnh quỷ dị gì thế?

Ngài Trần nghiêng đầu liếc mắt một cái, sau đó nhảy xuống, lại bám vào một bên tường khác nhìn vào trong. Thế nhưng ông ta lại nghiêng đầu nhìn mấy lần, rồi lại nhảy xuống tìm chỗ mới. Trông dáng vẻ của ngài Trần, hình như ông ta đang tìm kiếm đồ vật gì đó trong sân.

Cuối cùng, đợi đến lần thứ ba bán vào tường, ông ta mới vô thức gật đầu, xem ra đã tìm được thứ mình muốn tìm.

Ngài Trần nhảy xuống, Vương Thanh Tùng lập tức chạy đến hỏi: “Ngài Trần, là chuyện gì thế?”

Ngài Trần nói: “Đèn dầu phía dưới quan tài của thợ nề Trần đã tắt.”

Ngay khi ông ta nói xong những lời này, trong đám đông bỗng vang lên một trận ầm ĩ.

Theo phong tục của chúng tôi, sau khi một người nào đó qua đời cần phải đặt một ngọn đèn dầu ngay dưới chân của người đã chết. Dù người đó vào quan tài thì cũng phải đặt đèn ở dưới quan tài tương ứng với vị trí chân của người đó. Trong thời gian làm lễ, cần phải có người chăm sóc đặc biệt, phải châm thêm dầu cho đèn bất cứ lúc nào, nhất định không được để đèn tắt.

Ngài Trần hỏi: “Ai là người chịu trách nhiệm trông nom đèn dầu?”

Vương Thanh Tùng chán nản vỗ đầu, nói: “Chuyện này là lỗi của tôi, do tôi không sắp xếp tốt, hết lần này đến khác lại để tên quỷ rượu Vương Nhị Cẩu kia trông đèn. Sáng hôm nay đèn vẫn còn sáng, tôi cũng không nghĩ nhiều. Chắc chắn đồ chó hoang Vương Nhị Cẩu kia quên thêm dầu cho đèn rồi. Ngài Trần, bây giờ phải làm sao?”

Ngài Trần suy nghĩ một lát rồi bảo Vương Thanh Tùng đi tìm người thắp đèn!

Vương Thanh Tùng hỏi, tìm ai đây?

Ông ta nói xong thì đưa mắt nhìn những người xung quanh một vòng. Thế nhưng bà con vừa bắt gặp ánh mắt của ông ta thì lập tức lùi về phía sau mấy bước, vì sợ ông ta sẽ chọn mình đi thắp đèn. Đây không phải là một trò đùa, nếu như bị Vương Nhị Cẩu phát hiện, còn không muốn bị gã chém chết à? Hơn nữa, cái chết của thợ nề Trần quá kỳ lạ, đến nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân, không có người nào muốn dính vào thứ đen đủi này!

Thấy vậy, bác hai liền hỏi ngài Trần: “Có thể cho mấy người xông vào đè Vương Nhị Cẩu xuống rồi đi thắp đèn được không?”

Bác hai không hổ là làm nghề cảnh sát, đầu óc rất nhanh nhẹn.

Thế nhưng ngài Trần lại gạt bỏ ngay: “Không được để thợ nề Trần phát hiện chúng ta thắp đèn dầu, nếu không hại nhiều hơn lợi. Hơn nữa, mạnh mẽ trói Vương Nhị Cẩu lại thì gã ta sẽ chết trước.”

Ngài Trần nhìn lướt qua đám người một lần nữa, hỏi lại: “Có ai bằng lòng đi không?”

Mấy tiếng bàn tán lúc trước lập tức trở nên yên lặng, không ai chịu đứng ra.

“Thợ nề Trần chết vì sửa mộ cho nhà họ Lạc, tại sao không kêu bọn họ đi thắp đèn?” Bỗng nhiên một giọng nói vang lên từ trong đám đông.