Tử Cấm Thành Nghìn Lẻ Một Đêm

Chương 29: C29: Chương 29

#Tử_Cấm_Thành_nghìn_lẻ_một_đêm

#An_dịch_và_viết

ĐÊM THỨ HAI MƯƠI BẢY: NGOẠI TRUYỆN

Có thể bạn chưa biết nhưng hoàng hậu Hiếu Hiền Thuần Phú Sát ngoại trừ sinh ra hai hoàng tử (được chính Càn Long mật lập làm thái tử, chỉ tiếc là quá yểu mệnh) thì bà còn sinh hạ thêm hai cô công chúa nữa, song chỉ có cô công chúa út là còn sống. Phải nói là cô công chúa này rất được Càn Long yêu thương, đúng kiểu ôm trên tay cũng sợ bị tổn thương, nàng chính là công chúa Cố Luân Hòa Kính. Công chúa rất có khí chất của hoàng hậu Phú Sát thị, rất thanh lịch và tao nhã, đặc biệt là có tướng mạo gần giống với mẹ ruột của mình nên luôn được Càn Long xem là ngọc quý trên tay.

Vì các ca ca tỷ tỷ trước của công chúa bạc mệnh nên Càn Long cũng vô cùng lo lắng cô con gái yêu gặp điều bất trắc, mà các bạn cũng biết rồi đấy, thời phong kiến từ hoàng đế đến bách tín đều khá mê tín, để bảo vệ cô công chúa nhỏ của mình, Càn Long đã hạ chiếu xây một tòa bảo trang (kiểu như phủ đệ xa hoa vậy), đồng thời ban tên là "Lục Hòa Kính". Bình thường thì đây đã là sự ban thưởng rất to lớn rồi nhưng có vẻ như Càn Long cảm thấy thế vẫn chưa đủ nên ban tặng thêm cho công chúa 5240 món "kim thạch ngự bảo hộ thân phù" (kiểu như vàng bạc châu báu í), đồng thời tăng gấp đôi thị vệ bảo vệ.

Bởi công chúa Cố Luân Hòa Kính là cốt nhục duy nhất còn lưu lại hoàng hậu Phú Sát thị nên Càn Long luôn thương yêu nàng, thậm chí đến lúc công chúa xuất giá, Càn Long cũng không nỡ xa nàng, thậm chí còn phá tiền lệ của những đời vua trước, khi giữ công chúa ở lại kinh thành ngài đã trả lương bổng lên đến 1000 bạc và xây một tòa phủ rất xa hoa, đồng thời cũng là tòa phủ công chúa tráng lệ nhất của Thanh triều. Phủ gồn 239 gian, hao tốn hơn 29880 lượng bạc trắng. Mà sự sủng ái của Càn Long dành cho công chúa không chỉ dừng ở đó, ngài gả công chúa cho người đàn ông xuất sắc nhất Mông Cổ là Khoa Nhĩ Tẩm Bác Nhĩ Tề Cát Đặc, sau khi kết hôn hai vợ chồng sống rất hòa hợp. Theo như sử sách ghi lại thì hai vợ chồng sinh hạ ít nhất 5 đứa con, Càn Long cũng hết mực yêu thương các cháu, và tự mình đặt tên cho các cháu của mình, nổi tiếng nhất là một cái tên rất dài: "Ngạc Lặc Triết Y Thắc Mộc Nhĩ Ngạch Nhĩ Khắc Ba Bái". Ý nghĩa của cái tên này là "bảo bối", từ đó có thể thấy được Càn Long cũng rất yêu quý ngoại tôn của mình.

Năm Càn Long thứ 40 (1775), trên đường đến Vân Nam, chồng bà qua đời. Năm Càn Long thứ 57 (1792), công chúa cũng qua đời, hưởng thọ 62 tuổi. Di thể được hợp táng cùng chồng tại trấn Đông Ba, gần Bắc Kinh, hiện tại nơi đó được gọi là lăng công chúa, thuộc Công Chủ Lĩnh, tỉnh Cát Lâm.

-----------------------------------

Công chúa Chiêu Hoa tức công chúa Cố Luân Hòa Tĩnh - con của Lệnh Phi trong Diên Hi Công Lược.