Tử Cấm Thành Nghìn Lẻ Một Đêm

Chương 8: C8: Chương 8

ĐÊM THỨ TÁM

1. Chắc quý vị vẫn còn nhớ đến Cẩn Phi - chị gái cùng tiến cung với Trân Phi - người từng được đề cập ở đêm thứ tư chứ? Khác với người em "thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt" của mình, cuộc đời của Cẩn Phi tuy dung dị nhưng lại là một chuỗi bất hạnh. Năm 15 tuổi tiến cung, năm 27 tuổi mất em gái, năm 34 tuổi mất chồng. Những gì còn đọng lại về bà chỉ là một người phụ nữ giỏi cầm kỳ thi họa nhưng lại mờ nhạt và không được sủng ái. Vã mãi đến tận lúc chết vẫn không được yên thây. Năm 1938, có một toán cướp đã mò vào Sùng Lăng đào mồ, chúng cố ý muốn đào mồ của Trân Phi nhưng không ngờ lại đào trúng mồ của Cẩn Phi. Điều đáng ngạc nhiên là mười bốn năm sau khi qua đời, da thịt tóc tai của Cẩn Phi vẫn còn vẹn nguyên, ngũ quan vẫn lành lặn.

2. Thực ra chữ "Trân" trong Trân Phi là một phong hàm dành cho hậu phi đời Thanh. Ngoại trừ Khác Thuận Hoàng quý phi - ái phi của vua Quang Tự - thì có một vị phi khác của vua Đạo Quang cũng được phong hàm này. Khi phong hàm cho phi tần phải kèm theo con ấn. Vì Quang Tự quá sủng ái người vợ này nên đã sai người đúc ấn Trân Phi của Khác Thuận Hoàng quý phi bằng vàng - điều mà tiền lệ trước chưa từng có.

Bởi con ấn này quá giá trị nên kể từ khi viện bảo tàng Cố Cung mở cửa đã "thu hút" biết bao lượt trộm đến "thăm", song không một ai trộm thành. Tầm 5 rưỡi chiều ngày 1 tháng 2 năm 1980, ấn vàng Trân Phi đã bị một tên trộm đột nhập đập kính lấy cắp. Ngay lập tức, Cố Cung bị phong tỏa nghiêm ngặt và huy động một lực lượng cực lớn để truy tìm và vây bắt tội phạm. Chỉ vẻn vẹn 3 tiếng đồng hồ ngắn ngủi, tên trộm đã bị bắt ngay tại khu vực Cửu Long Bích. Thủ phạm tên Trần Ngân Hoa (25 tuổi), là một tên trộm lành nghề, từng vượt ngục và từng có tiền án tiền sự. Sau đó tòa án đã kết hắn án tù chung thân với tội danh vượt ngục và trộm chuyên nghiệp.

3. Trong dòng chảy lịch sử của Trung Quốc, tục tuẫn táng đã có từ rất lâu song mãi đến thời Minh, tục này mới được "nâng lên một nấc thang mới" - tuẫn táng cung phi. Tục này bắt đầu từ thời thái tổ Chu Nguyên Chương và diễn ra liên tiếp ba đời vua sau đó. Song do quá tàn khốc nên quá trình tuẫn táng không được ghi chép rõ. Theo một số ghi chép lại thì sau khi vua chết, vào ngày tuẫn táng, những cung phi được lựa chọn sẽ được hoàng gia thiết tiệc, sau khi tiệc xong thì sẽ được dẫn vào linh đường ngay trong mộ phần của vua rồi bị bắt đứng lên một chiếc giường gỗ nhỏ và ép thò đầu vào dây lụa đã được treo sẵn. Xong xuôi đâu đấy sẽ có người kéo những chiếc giường đó đi, tất cả mọi cung phi đều chết treo. Mãi đến thời vua Minh Anh Tông, ông mới lệnh bỏ tục này ngay trong di chiếu.

4. Mỗi ngày, Tử Cấm Thành chỉ tiếp tối đa 80 nghìn lượt khách tham quan. Ở hậu cung có 3 điện lớn: cung Càn Thanh (nơi vua ở), cung Giao Thái (nơi cất giữ ấn ký triều đình), cung Khôn Ninh (nơi ở của hoàng hậu). Ngoài ra cung Cảnh Nhân cũng khá nổi tiếng, trước năm Gia Tĩn thứ 14 (1535), cung Cảnh Nhân có tên là cung Trường An, đây là nơi Khang Hy chào đời và là nơi ở của Trân Phi - ái phi vua Quang Tự. Còn nơi gọi là "lãnh cung" mà mọi người thường thấy xuất hiện trên phim ảnh thực ra không tồn tại, "lãnh cung" chỉ là một cái "danh hiệu" của cung nào đó có giam cầm phi tần mà thôi. Ví như "lãnh cung phổ biến" nhất thời Minh là cung Càn Tây bởi từng giam rất nhiều đời phi tần. Hoặc như Bắc Tam Sở ở phía bắc của các Bắc Cảnh Kỳ cũng được xem là "lãnh cung" vì Từ Hy từng lệnh giam Trân Phi tại đây trước khi xử tử.

Cẩn Phi - Phi tần của Hoàng Đế Quang Tự

Thục phi Văn Tú

Một cô cách cách xinh đẹp của Thanh Triều - Uẩn Anh

Bà là con gái của Thuần thân vương Tải Phong - em trai vua Quang Tự cha đẻ của vua Phổ Nghi

Hai cô con gái của bối lặc Dục Trưởng - phụ thân của hoàng hậu Uyển Dung

Cẩn phi năm 1924 lúc chuyển từ Kim Quang tự của cung Thừa Ninh sang Quảng Hóa tự

Hàng trên từ trái sang

Cẩn phi, Từ Hy Thái Hậu, Long Dụ Hoàng Hậu đều là người phụ nữ thời hoàng Đế Quang Tự Triều Thanh