Trốn ra ngoài khám bệnh công đức cho dân chúng rồi khiến Triệu tiểu thư bắt người không thành, tôi sợ việc này sẽ đến tai Tạ phu nhân, Tống Tử Kính cũng sợ rơi vào bàn tay ma quỷ của Triệu tiểu thư nên hai chúng tôi tạm thời quay về cuộc sống học hành khô khan thường lệ.
Một buổi chiều xuân nắng vàng rực rỡ, tôi miệt mài nghiên cứu y thuật, còn Tống Tử Kính thì chơi cờ một mình. Ngoài kia chim kêu ríu rít, hoa thơm đua nở. Thời tiết đã trở nên ấm áp, chúng tôi đều thay áo mỏng, trong làn gió ấm và mùi thơm hoa cỏ, tôi bỗng nhớ đến Trương Tử Việt.
Tôi nhớ đến những buổi chiều trước đây giống như chiều nay, anh ngồi cạnh tôi, hướng dẫn tôi làm bài tập.
Anh kiên nhẫn giải thích một công thức toán học cho tôi năm lần bảy lượt, anh cũng sửa lỗi cho bài luận tiếng Anh của tôi rất tỉ mỉ. Thật ra việc gọi anh đến hướng dẫn bài vở cho tôi là sai lầm lớn nhất mà mẹ tôi mắc phải. Người trong mộng ngồi ngay bên cạnh, tôi còn lòng dạ nào mà học hành được nữa, đương nhiên toàn bộ sự tập trung của tôi đều chuyển từ lý trí sang các giác quan cả.
Sống mũi cao thẳng của anh, mái tóc mềm mại của anh giọng nói trầm ấm, dịu dàng của anh, làn da ấm áp, mượt mà cứ vô tình chạm vào tôi.
Tôi đột ngột cất giọng hỏi: “Tiên sinh từng thích ai bao giờ chưa?”
Tống Tử Kính ngẩng đầu nhìn tôi: “Cái gì?”
Tôi nhìn gương mặt tuấn tú của y, nhắc lại: “Tiên sinh từng thích ai chưa?”
Tống Tử Kính dửng dưng hỏi: “Tại sao tiểu thư lại hỏi điều này?”
“Có rồi hay chưa?”
Y đặt quân cờ xuống, nói: “Có rồi.”
Tôi tò mò. “Cô ấy thế nào?”
Tống Tử Kính cười, tìm về ký ức. “Nàng là con nhà danh gia vọng tộc, thông tuệ chữ nghĩa. Ta với nàng đã từng đối đáp vài bài thơ qua một bức rèm trong hội thơ, nàng tài hoa hơn người, hiếm có trong nữ giới. Nàng vốn đã đính ước, sau đó vâng lời cha mẹ thành thân với người khác.”
Tôi cứ thế đợi, chỉ thấy y lại tiếp tục đi quân cờ, liền hỏi: “Hết rồi à?”
“Hết rồi.” Tống Tử Kính nói.
“Tiên sinh không hề biết mặt nàng?”
Tống Tử Kính cười. “Không biết.”
Tôi thất vọng. “Thế thì tính làm gì? Tiên sinh không tranh đấu sao?”
Nói xong mới biết mình nói sai. Tống Tử Kính tuy chữ nghĩa đầy bụng nhưng cũng chỉ là thường dân, Đông Tế có chế độ đẳng cấp nghiêm ngặt như thế, làm sao có thể để y thích gì làm nấy?
Tống Tử Kính cười điềm đạm, nhưng vẫn không nói gì.
Tôi buồn bã tiếp tục đọc y thư. Trương Thu Dương viết quyển sách này với mục đích là truyền sự hiểu biết của cả đời mình cho người đời sau, theo tinh thần trao đổi thông tin không tư lợi cho nên văn phong không bay bướm cầu kỳ, tôi đọc thấy cũng dễ hiểu. Hơn nữa phần đầu có chương Độc kinh vô cùng thú vị, có chỗ giống hệt như đoạn trích từ tiểu thuyết võ hiệp. Cái gì mà nhân vật A gọi là Trương Tam, cùng với nhân vật B là Lý Tứ tiến hành một cuộc đấu võ có độc là “Đoạn trường tán” vốn là bí kíp riêng chỉ truyền cho nam nhân, không truyền cho nữ nhân của môn phái. Thế rồi Trương Tam bụng đau cồn cào, tứ chi phù thũng, toàn thân phát ban màu đen, đau đớn đủ bảy bảy bốn chín ngày thì thối ruột, vỡ bụng mà chết. Muốn giải độc thì nên dùng cách này, cách kia rồi lại cách nọ.
Rồi cái gì mà nhân vật C tên là Vương Nhị cùng với nữ nhân vật D tên là Tiểu Thúy có tình cảm với nhau , đến khi tan vỡ, Tiểu Thúy bèn chuốc cho Vương Nhị một loại kỳ độc tên gọi “Triền miên” được đóng gói kiểu dáng mới trong bình màu xanh lam, là phát minh độc quyền có đăng ký sở hữu bản quyền…Thế rồi Vương Nhị chỉ cần chạm vào người con gái khác là sẽ ngứa ngáy toàn thân rồi mọc ban đỏ, phải ra sức gãi cho đến khi rách da nát thịt, máu chảy tè le mới hết. Còn cách giải độc thì nên thế này rồi là thế kia.
Lại còn cái gì mà môn phái N tập hợp quần chúng đến gây hấn với giáo phái F, vi phạm nghiêm trọng vào “điều lệ xử phạt quản lý trị an”, bị giáo hộ pháp F tên là Huyên gì đó giảng cho quái độc “Thiên tuyệt” có bằng khen phát minh tiên tiến, vinh dự nhận chứng nhận quốc gia về nghiên cứu và sáng chế tối tân… Người trúng độc thì da thịt toàn thân chuyển màu xanh lam, vừa ngứa vừa đau, nhanh chóng bị thối rữa, thịt tan xương nát, đến khi cả người hóa thành một vũng mực xanh. Cách giải độc là… Trương lão gia viết. Không giải được, chuẩn bị quan tài đi.
Tôi đang cười thì Vân Hương chạy đến tìm, “Tiểu thư, phu nhân gọi.”
“Hả?” Tôi làm chuyện khuất tất nên lập tức thấy bất an, bụng nghĩ Tạ phu nhân liệu có biết chuyện tôi chuồn ra ngoài không đây?
Tạ phu nhân phong thái đoan trang ngồi ở cao đường. Đứng bên cạnh là đại tẩu bụng bé tí nhưng đã mặc toàn trang phục bà bầu và còn làm bộ làm tịch đỡ lấy eo lưng, có cả Tạ Chiêu Kha lúc nào cũng nõn nà như quả đào, quả mận, mát lạnh như băng sương, và tiểu thư Bạch Nhạn Nhi lúc nào cũng buồn bã như con ốc sên gần như có thể bỏ qua không nhắc đến.
Điểm mấu chốt là, mấy người phụ nữ này đều mang gương mặt tươi cười hữu hảo để nhìn tôi, khiến tôi dựng tóc gáy.
Tạ phu nhân mở lời: “Tiểu Hoa, đầu năm ngoái con đã tròn mười sáu tuổi, nhưng lúc đó con vẫn còn bệnh tật nên chưa tổ chức lễ cập kê cho con.”
Hóa ra là chuỵện này, tôi thở phào nhẹ nhõm.
Tạ Chiêu Anh nở nụ cười khuynh quốc khuynh thành, nói với tôi: “Nhà ta chuẩn bị tổ chức lễ cập kê bù cho muội muội, muội có vui không?”
Ủa? Lúc này tôi mới nhớ ra, con gái ở thời xưa khoảng mười lăm, mười sáu tuổi được tính là trưởng thành. Sau đó là có thể gả chồng được rồi.
Thảo nào Tạ phu nhân nhìn tôi giống như nông dân nhìn củ cải to trắng, mập mạp vừa thu hoạch từ đồng ruộng của mình, hoặc là người chăn nuôi nhìn con lợn mình kỳ công vỗ béo… tràn đầy niềm vui của nhân dân lao động khi vụ mùa bội thu.
Tạ phu nhân nói: “Lễ cập kê được coi là đại lễ, không thể sơ sài. Chúng ta quyết định bây giờ sẽ bắt đầu công việc chuẩn bị, con cũng phải may vài bộ quần áo mới. Buổi chiều không học nữa, cục Ngự y sẽ đến tận nơi để đo quần áo cho con. Chúng ta sẽ hưởng lây vinh dự của hoàng gia, tam tỷ của con lúc làm lễ cập kê cũng chỉ được may quần áo của nhà may Vân mà thôi.”
Tạ Chiêu Kha cười. “Mẹ, muội muội trước đây tội nghiệp như vậy, lần này phải tổ chức lễ cập kê linh đình một chút, cũng là để bù đắp mà.”
Tạ phu nhân hài lòng gật đầu, nói: “Chiều nay con cũng đi chọn vài mảnh vải mà may váy.”
Đại tẩu cũng nói xen vào: “Tứ muội thật là tốt số, xem mẹ thương muội nhường kia, sau này nếu được gả cho phu quân tốt thì cũng không được quên nhà mẹ đẻ nghe không!”
Tôi đứng bên chỉ biết nhe răng cười gượng. Rồi cứ như thế, cho đến ngày sinh nhật, tôi không có dịp nào đi ra ngoài nữa.
Quần áo mới may xong được đưa tới, màu sắc tươi đẹp, chất liệu mềm nhẹ, tôi sờ thích quá không muốn rời tay. Nhưng quay sang nhìn Tạ Chiêu Kha mặc áo mới, đẹp như thể sẵn sàng đằng vân giá vụ bay lên, lập tức cảm thấy như bị vùi xuống đất bùn. Gen di truyền quyết định tất cả mà.
Dạo này Tạ Chiêu Kha thường xuyên dạo vòng vòng quanh thư viện, bưng đến những đồ hoa quả điểm tâm lặt vặt. Lần nào tới nàng cũng để tâm chải chuốt, trang điểm, vẻ đẹp được tỏa ra từ tác động của ái tình đó cực kỳ rực rỡ, khiến mắt người khác bị chói lòa không mở ra nổi, nhưng Tống Tử Kính cao nhân lại thờ ơ không phản ứng gì.
Nói thật là tôi cũng thông cảm với Tạ Chiêu Kha ít nhiều, cho dù với vấn đề của tôi, nàng biểu hiện ra là mình cực kỳ may mắn chứ không có vẻ thông cảm lắm với tôi.
Rồi lễ mừng đại thọ tôi mười bảy tuổi cũng đã đến.
Ngày Mười tám tháng Tư, ánh nắng mùa xuân ngập tràn rực rỡ. Mới sáng sớm tinh mơ, tôi đã bị kéo khỏi ổ chăn ấm, Tạ phu nhân đích thân tới giám sát công việc chải đầu, trang điểm cho tôi. Tôi còn bị bắt mặc một lễ phục màu hồng đào, sau đó ngồi xuống để Tạ phu nhân tự tay sửa lông mày cho tôi.
Bà lăm lăm cây nhíp dí sát vào lông mày của tôi, sau đó giật mạnh. Tôi gào lên thảm thiết, kinh thiên động địa.
Tạ Chiêu Anh ở bên ngoài gõ cửa. “Sao thế? Làm sao thế?”
Tôi nói: “Muội chết rồi!”
Tạ phu nhân đập tôi một cái, nói: “Không có gì, con đi tiếp đón khách khứa đi.”
Tôi khóc. “Mẹ, đau chết đi được, đừng sửa nữa, tự nhiên là đẹp nhất.”
Tạ phu nhân nghiêm mặt. “Đừng lộn xộn.” Sau đó gọi mấy bà vυ', mỗi người một bên ấn tôi xuống, Tạ Chiêu Kha đích thân giữ chặt đầu tôi. Tôi chẳng khác gì một con cá đang bị đánh vảy nằm trên thớt, cố sức há miệng kêu trời kêu đất, gào thét om sòm, nước mắt ròng ròng vì đau. Không thể hiểu nổi tại sao mấy cô bạn học cùng phòng trước đây có nghị lực lớn lao đến mức nào mới chịu đựng nổi việc dăm ba ngày lại nhổ lông mày một lần?
Tạ phu nhân quả là gừng già vừa rắn vừa cay, kệ tôi khóc than thảm thiết, ra tay không hề nhân nhượng.
Vật vã mãi rồi cũng chỉnh sửa xong, tôi như chết đi sống lại, mồ hôi ướt đẫm lưng.
Bây giờ đến lượt Tạ Chiêu Kha đích thân đánh phấn trắng, dặm má hồng cho tôi, rồi đeo trang sức. Cuối cùng, một tốp người tay năm tay mười sửa sang trang phục cho tôi, lúc này mới tạm xong một bước thủ tục.
Tôi vẫn còn chưa kịp soi gương thì bị đám người ùn ra ngoài.
Nhìn qua bức rèm ra ngoài kia, đại đường đã đầy kín người, đa số đều là họ hàng thân thích mà tôi không quen biết. Tạ thái phó mặc bộ triều phục màu đỏ đen, ngồi tai cao đường, Tạ phu nhân cũng đã thay một bộ triều phục mệnh phụ màu tím, vàng, đỏ, phong thái đoan trang ngồi cạnh chồng. Ở vị trí dễ thấy còn có một quý bà mặc áo bào tím, đội mũ phượng, xúng xính thướt tha, chính là bà bác thứ ba của tôi, Thọ vương phi, còn lại là binh lính tham gia các nghi thức của buổi lễ.
Tạ thái phó đứng lên phát biểu, nói một tràng dài những câu trang trọng, sau đó nghi lễ chính thức bắt đầu.
Tôi được Tạ Chiêu Kha tháp tùng vào lễ đường, bắt đầu một chuỗi các kiểu hành lễ rồi động tác như quỳ, tháo tóc, chải tóc…
Tạ Chiêu Kha chải tóc cho tôi xong, đặt lược lên phía nam của ghế ngồi. Tôi tưởng thế là đã xong, phấn khởi ngẩng đầu lên, Tạ Chiêu Kha liền lấy tay ấn đầu tôi xuống.
Lúc này Thọ vương phi mới đứng lên, đi đến một phía rửa tay, sau đó còn nói một tràng những câu khách khí với cha mẹ tôi. Tôi tưởng bà ấy sẽ vấn cho tôi kiểu tóc trưởng thành là xong, nào ngờ ba người già lại ngồi xuống.
Tạ Chiêu Kha chỉ huy tôi quay sang hướng khác, có người dâng khăn vấn và trâm cài tóc lên. Thọ vương phi đứng lên, cao giọng ngân nga lời chúc: “Ngày lành tháng tốt, thủy gia nguyên phục. Vứt bỏ ấu chí, thuận đà thành đức. Thọ khảo duy kì, giới nhi cảnh phúc.”
Tôi chẳng hiểu lấy một câu. Đang u mê thì Thọ vương phi đã quỳ bên cạnh tôi, bắt đầu chải tóc cho tôi.
Bà bác tuổi đã cao, có khả năng còn bị đυ.c thủy tinh thể và viễn thị, mắt không còn tinh nữa. Chải mãi chải mãi, đến khi da đầu tôi đau rát mới xong. Sau đó cài trâm còn xiên vào tận đầu tôi luôn, khiến tôi đau đớn, nước mắt chảy ròng ròng.
May mà chiếc trâm này làm bằng ngọc chứ không phải bằng sắt, không thì tôi chết luôn tại chỗ.
Tạ Chiêu Kha đỡ tôi đứng dậy, khẽ khàng ấn vào tay tôi một chiếc khăn tay. Tôi cảm kích chấm chấm mồ hôi rịn đầy trên mặt. Nghi lễ lại đến một màn mới, tôi quay về phòng thay một bộ thường phục. Bởi vì sáng dậy chưa được miếng nào vào bụng nên bây giờ tôi đói ngấu, nhìn thấy bánh trái bày trên bàn, tôi giơ tay ra chộp lấy.
Tạ Chiêu Kha lập tức giữ tay tôi lại. “Đợi chút đã, tiếp theo là màn tam bái.”
Tôi khóc ròng trong bụng. Tôi căm hận cái xã hội phong kiến này!
Rồi cứ thế, đến khi tôi làm xong mọi lễ tiết thì đã sang đến chiều rồi. Quay về viện, ngã lăn ra giường, gần như bất tỉnh nhân sự.
Tôi coi như đã lãnh giáo được sự tự ngược đãi bản thân thuần túy qua những nghi thức không đâu cứ kéo dài lê thê phức tạp, tôi sắp mọc rôm khắp người vì bộ y phục dày cộm này rồi.
Ngược lại Vân Hương rất vui mừng. “Tứ tiểu thư, nô tỳ nghe các nha hoàn khác nói, nhà họ Tạ có đông con gái vậy mà lễ cập kê của tiểu thư là long trọng nhất, đến tam tiểu thư cũng không bằng.
Tôi hết cả hơi. “Cũng là lẽ đương nhiên. Bọn họ muốn để người khác biết, con gái thứ tư nhà họ Tạ đã khỏi điên rồi, như thế ta mới có tư cách đi tuyển phi. Khốn khϊếp, sao không kiếm hẳn cái trống đi khắp phố phường mà gõ mà rao?”
Vân Hương bưng đến một bát mì vằn thắn thơm phưng phức, tôi ăn như rồng cuốn, hết bay cả bát rồi đi ngủ.
Nay đã trưởng thành, không tiện theo Tống Tử Kính học bài nữa, thời gian của tôi sẽ rộng rãi hơn một chút. Hằng ngày tôi sẽ phải nỗ lực nghiên cứu y thuật thôi, chương Thảo dược tôi vẫn chưa hiểu lắm. Gần đây đang cố gắng thử chế nước hoa quả, xem bơ sữa được tạo ra bằng cách nào…
Tôi đột nhiên mở mắt ra. Trong tầm mắt là một mà đen sẫm, chỉ ở gian phía ngoài có ánh nến yếu ớt. Trời đã tối, tôi ngủ thϊếp đi thế nào mà rõ thật lâu.
Trong lòng tôi có sự xáo động lạ lẫm, như thể có một thứ gì đó không ngừng quấy lên, khiến tôi đứng ngồi không yên. Vân Hương ở gian ngoài đã ngủ say, cô ấy cũng mệt mỏi cả ngày, bây giờ sấm nổ bên tai cũng không dậy. Tôi nhón chân, khẽ khàng ra mở cửa.
Bên ngoài, ve sầu mùa đông kêu trên cao, ánh trăng tràn ngập mặt đất, gió đêm thổi nhè nhẹ, vô tình làm giật mình tình nhân mộng. Góc tường có một khóm quỳnh đang nở rộ, đóa hoa trắng ngần, đầy đặn hướng về phía trăng đung đưa duyên dáng, như những bàn tay ngọc ngà đang nâng những phiến ánh sáng huyền ảo.
Tôi cũng xòe hai bàn tay, nhìn thứ ánh sáng tinh khiết tràn ngập, đầy đặn như tuyết sương, không kìm được ngân nga: “Cẩn thận dâng đầy tay, vẫn chìm trong mộng đẹp.”
“Muội định tặng ai một vốc trăng vậy?”