Cô Đơn Vào Đời

Chương 7

Chương 7: Con đã từng vô cùng hận mẹ
Từ năm tôi mười hai tuổi đến năm tôi mười tám tuổi, mối quan hệ của hai mẹ con tôi tồi tệ đến mức nào, viết đến đây tôi thấy tay mình đang run rẩy. Tôi không biết mình phải bắt đầu từ đâu. Qủa thực là quá nhiều, nhiều đến nỗi tôi cảm thấy mình đã trơ lì. Thậm chí tôi còn cho rằng chịu khổ, chịu mắng chửi, chịu đánh đập là lẽ thường của cuộc sống.

Sau sự ra đi của bố tôi và người đàn ông học Đồng kia, mẹ tôi rất hay nói câu: Tao không biết đời tao đã làm nên cái nghiệp chướng gì mà tao lại đẻ ra một đứa con gái như mày! Nếu biết trước mày sẽ như thế này thì ngay từ lúc sinh mày ra, tao đã vứt mày xuống sông cho chết sặc rồi.

Hồi đầu nghe mẹ nói câu này, tôi thường sợ hãi trốn vào góc phòng, lén nhìn mẹ. Đã thế mẹ còn mắng không cho tôi được khóc, tôi mà khóc là mẹ sẽ bị bịt miệng tôi lại cho chết ngạt.

Nhưng về sau, lúc tôi dủ dũng cảm để phản bác lại, mỗi lần mẹ nói câu này, tôi thường nói: “Con cũng không biết con đã làm nên cái nghiệp chướng gì mà kiếp này con lại gặp phải người mẹ như mẹ. Tốt nhất là chúng ta trả hết nợ nần nhau trong kiếp này để kiếp sau không ai phải gặp ai nữa.”

Cho đến bây giờ tôi vẫn không hiểu tại sao mẹ lại hay nói với tôi những lời cay độc như thế. Tôi có gì không tốt cơ chứ? Tôi chưa bao giờ để mẹ tôi phải mất mặt. Ở trường, tôi luôn xếp thứ nhất. Tan học, tôi ngoan ngoãn về nhà, chẳng bao giờ dám đi chơi lang thang, chẳng bao giờ giao du với đám bạn bè mải chơi. Luôn rất tự giác giúp mẹ nấu cơm, quét dọn nhà cửa, làm theo đúng những gì mẹ dặn, gấp tất cả quần áo để vào trong tủ, gọn gàng và đẹp như quần áo gấp bày ngoài cửa hàng. Không chửi nhau, không đánh nhau, không bỏ học, không ăn chơi. Luôn làm cho mẹ tôi cảm thấy tự hào trong các buổi họp phụ huynh. Vậy thì mẹ tôi còn muốn gì nữa chứ?

Sau khi lên đại học, tôi có gặp lại một đứa bạn học cùng cấp II, chào hỏi nhau xong, câu đầu tiên nó hỏi tôi là: “Bây giờ cậu và mẹ cậu thế nào rồi? Tớ nhớ ngày xưa có lần đến nhà tìm cậu, nhìn thấy cậu đang quỳ dưới đất còn mẹ cậu cầm chiếc khăn mặt đánh cậu.” Câu nói của nó làm tôi đỏ bừng mặt vì xấu hổ. Tôi không muốn gặp lại nó thêm một lần nào nữa vì nó đã từng nhìn thấy và ghi nhớ sự nhục nhã của tôi.

Có những nối đau trong đời mãi mãi không quên được bởi vì nỗi đau đó đã để lại cho chúng ta một vết sẹo không tài nào xoá nổi.

Lên đại học, có lần đi tắm ở phòng tắm chung trong kí túc xá, mọi người trong phòng nhìn thấy vết sẹo màu trắng dài ở đùi đều hỏi tôi về gốc tích của nó. Tôi kể qua loa với họ rằng, hồi trước tôi rất béo, sau đó giảm cân quá nhanh nên da nó bị thế. Vừa giải thích tôi vừa ngửa mặt lên để cho hai hàng nước mắt hoà cũng với dòng nước đang phun ra từ chiếc vòi hao sen trên đầu và trôi xuống. Tôi phải nói thế nào đây? Làm sao mà tôi có thể mở miệng ra để nói đúng sự thực được chứ? Chẳng nhẽ tôi lại nói rằng vết sẹo đó là vết tích trước đây mẹ tớ đánh đòn bằng roi trúc đấy? Nếu trả lời vậy, chắc chắn bọn nó sẽ lại hỏi tôi là sao mà bị đánh, tôi đã làm sai điều gì để mà bị đánh đến nối như vậy. Nhưng lý do thực sự thì sao? Lần đó chẳng qua tôi chỉ lỡ tay làm vỡ một chiếc lọ hoa ở nhà. Mẹ tôi thấy vậy vô cùng xót xa. Lúc đó chắc mẹ tôi chẳng thể nghĩ được là việc dùng roi để đánh một đứa trẻ có thể làm tổn thương nó như thế nào.

…..

Kí ức tuổi thơ tôi đầy ắp những điều không mấy vui vẻ. Tôi cảm thấy vô cùng tự hào vì mình đã có đủ sự kiên cường để trải qua tất cả những điều đó, và vô cùng kiêu ngạo ngẩng cao đầu vì trong hoàn cảnh như thế mà tôi vẫn luôn là học sinh đứng đầu lớp. Đỉều này cũng phải nên cảm tạ mẹ tôi. Bởi vì từ năm tôi vào lớp Một, tất cả những bài kiểm tra sau khi được trả đều phải mang về nhà cho mẹ xem và đều phải có chữ kí chứng nhận của cha mẹ. Nếu như tôi được 99 điểm thì mẹ tôi sẽ ngay lập tức lấy roi đánh vào lòng bàn tay tôi một cái, 98 điểm thì bị đánh hai cái… Và cứ thế, việc bị đánh của tôi hình thành một công thức là:

100 - số điểm đạt được = số roi bị đánh

Điểm kiểm tra không tốt, ngoài việc bị đánh còn phải chịu đựng những câu nói mỉa mai, châm biếm của mẹ tôi. Có một lần bài kiểm tra văn của tôi đã viết nhầm tên câu chuyện Điền Kị đua ngựa thành Điền thất đua ngựavà vì lỗi đó, tôi đã bị trừ 2 điểm, bị đánh hai roi. Nhưng như thế không phải đã xong. Mỗi lần trên tivi phát quảng cáo về kem đánh răng “Điền thất”, mẹ tôi lại quay sang tôi mà bảo: “Nhại con đấy! Điền thất! Nhại con đấy!” Mẹ còn mua kem đánh răng nhãn hiệu đó về để tôi dùng, nhìn thấy hằng ngày. Mục đích chính là để tôi sẽ vĩnh viễn không bao giờ mắc những lỗi ngớ ngẩn như thế nữa. Cho đến tận bây giờ, tôi thà không đánh răng chứ nhất quyết không dùng loại kem “Điền thất” đó.

Vì thế mà tôi rất nhạy cảm với điểm số. Để không bị đánh, không bị chửi mắng, tôi chỉ còn cách cố gắng học giỏi, thật giỏi, cho đến khi việc học giỏi đã trở thành thói quen của tôi, cho đến khi tôi phát hiện ra rằng học giỏi cũng có rất nhiều lợi ích, chí ít thì ở trường tôi không bị bạn bè và thầy cô giáo bắt nạt, không bị người khác khinh thường. Và cứ thế, các bài kiểm tra trở thành chỗ dựa tinh thần cho tôi đến nỗi việc làm bài kiểm tra đã trở thành sở thích của tôi.

Nếu như tôi cứ tiếp tục viết như thế này thì có lẽ cuốn sách này có thể đặt tên là Sổ ghi chép mối ân oán giữa mẹ và con mất.

Khi việc đánh mắng, mỉa mai trở thành một thói quen, tôi cũng dần dần trơ với nó. Bất cứ câu nói nào của mẹ tôi cũng không thể làm tôi đau lòng nữa, bởi vì những câu nói khó nghe nhất tôi cũng đã nghe ít nhất là một trăm lần rồi, đại loại như “Sao mày không chết đi cho rồi?”, “Tao không phải mẹ mày, mày được tao nhặt về nuôi thôi.”, “Nuôi mày chẳng có tí lợi ích nào!”, “Mày còn cãi nữa, tao sẽ bịt miệng mày cho đến khi mày tắt thở, rồi sẽ đi nói với mọi người là mày đã tự tử!” Để đề phòng sau khi gϊếŧ tôi mẹ sẽ rêu rao là tôi tự sát, tôi đã viết sẵn thư tuyệt mệnh giấu ở vài nơi. Làm như thế sẽ tránh được việc cái chết của tôi không rõ ràng.

Do hoàn cảnh gia đình, tôi trở thành người sống khép kín, tính cách rất cực đoan, dễ nổi cáu như mẹ tôi. Có một lần tôi và mấy người bạn chơi trốn tìm ở nhà một đứa bạn. Tôi trốn dưới gậm giường, không bị phát hiện ra. Đợi trò chơi kết thúc, tôi sung sướиɠ chui ra, kết quả là đầu bị đập vào thành giường. Đau đến nỗi muốn ngất đi. Tôi lấy tay đẩy lũ bạn đang xúm vào xoa xoa chỗ đau của tôi, xông vào nhà bếp, lấy một con dao, mắm môi mắm lợi gọt cái góc giường làm tôi đau. “Mày làm tao đau này! Mày hại tao này! Cho mày chết! Tao gọt cho mày chết!”

Việc một đứa trẻ mười hai tuổi, mắm môi mắm lợi gọt cả một miếng giường ở nhà đứa bạn đã khiến cho lũ bạn chơi cùng vô cùng sợ hãi.

Từ hôm đó trở đi, không ai dám rủ tôi đến nhà chơi trốn tìm nữa, cũng không ai dám chủ động chơi đùa với tôi nữa. Nhiều lúc thấy bạn bè chơi đùa mà không rủ mình, tôi cho rằng bọn chúng đang cố gạt bỏ tôi, trong lòng càng cảm thấy ghét bọn chúng, càng không muốn tiếp xúc với bất kì ai. Bởi vì tôi nghĩ, tôi là người không được mọi người yêu quý.

Những suy nghĩ này ám ảnh tôi. Tôi trở thành một ngọn cỏ cô độc. Một ngọn cỏ cô đơn, giữa đêm khuya, giữa đồng không hiu quạnh. Một ngọn cỏ dẻo dai, kiêm cường, tự sinh tự diệt, bé nhỏ và cô đơn.

Tôi luôn cảm thấy cuộc đời tôi như thế là đã hết rồi.

Sự thiếu hụt về hạnh phúc cũng đồng nghĩa với sự thiếu hụt đi khả năng yêu thương.

Tôi không thích bất cứ thứ gì, bất cứ ai.

Bởi vì tôi luôn cảm thấy cái thế giới này là của người khác. Nó không thuộc về tôi. Mọi vật, mọi người trên thế gian này đều không liên quan gì đến tôi cả. Tôi không biết ngày mai ở đâu, cũng không biết mình không vì cái gì.

Ngày qua ngày, tôi luôn muốn chạy trốn đi thật xa nhưng lại vô cùng sợ thế giới bên ngoài.

Tôi là một đứa trẻ chẳng mấy khi vui vẻ, lúc nào cũng u buồn.

Nếu như không gặp Hứa Lật Dương, tôi cũng không biết liệu có phải mình sẽ mãi là một đứa trẻ u sầu hay không? Năm mười sáu tuổi, niềm vui duy nhất của tôi chính là bí mật về chút tình yêu kia.