Tái Hôn Năm 60

Chương 1: Trước khi gặp mặt

Sáng sớm đầu xuân trên bầu trời bao phủ một tầng sương dày, thôn Hà dựa lưng vào núi thấp thoáng trong màn sương, nhà cửa thấp bé, ngói đen vách đất tựa như một bức tranh thủy mặc.

Đỗ Xuân Phân ra cửa với chiếc xe đạp cũ mua tới tay với giá 30 đồng.

Đường đất ở nông thôn nhấp nhô, chiếc xe cũ nát xóc nảy phát ra tiếng lọc xọc như kiểu rụng rời tới nơi rồi.

"Mẹ ơi!"

Hai cô bé giống nhau như đúc cất tiếng gọi Xuân Phân.

Đứa bé tầm ba tuổi, đầu cắt tóc ngắn tròn như quả táo, mặc chiếc quần bông màu đen đã bạc, chiếc áo khoác đỏ rực, chạy lạch bạch tới ôm chân Xuân Phân.

Đỗ Xuân Phân nhẹ nhàng nói: "Mẹ đi xin nghỉ phép, chỉ đi một lát là mẹ về."

"Mẹ không đi!!"

"Mẹ đừng đi mà!!"

"Đại Nha, Nhị Nha, lại đây ăn cơm cùng bà nào." Một người phụ nữ trung niên đeo khăn trùm đầu mang theo cái bát sứ lớn chạy ra.

"Không ăn đâu!" Hai đứa nhỏ ôm riết lấy chân Xuân Phân "Mẹ, mẹ đừng đi mà!"

Khuôn mặt bé nhỏ lộ vẻ lo lắng và sợ hãi. Một đứa bé ba tuổi mà lại có vẻ mặt như thế thật là lạ lùng. Xuân Phân nhìn một cái liền rõ ràng, suy nghĩ trong cô càng kiên định hơn lúc nào, chính là cho con gái một cuộc sống yên ổn.

"Không nghe lời, mẹ sẽ giận thật đó."

Hai cô bé vừa nghe liền sợ, lập tức buông tay.

"Còn đứng đấy làm gì thế?" Người phụ nữ đuổi theo tới nơi ngoảnh ra hàng rào trong sân mà gào lên. Trong sân một người đàn ông đi tới, xấp xỉ tuổi người phụ nữ, khoảng tầm hơn bốn mươi tuổi, mỗi tay ôm một đứa nhỏ "Xuân Phân, mau đi đi!"

"Mẹ ơi!!!" Hai đứa bé òa khóc lớn " Con không cần cha đâu, con không cần cha đâu, mẹ... mẹ đừng đi..."

Đỗ Xuân Phân dừng lại một lát, rồi lên xe đi thẳng về phía đông. Đó là hướng đi thành phố Tân Hải, chỉ đi hai nươi phút là cô sẽ tới khách sạn Quốc Doanh ở thành phố Tân Hải, là nơi làm việc của cô. Mà cô cũng không như thường ngày đi con đường cũ, cô lướt qua những căn nhà tranh, vào trong thôn làng, cô liền rẽ phải men theo con đường hẹp quanh co, sau lại đi tiếp về hướng đông, đi mãi cho đến cuối phía đông thôn. Chỗ đó có một cây cầu, rộng 1 trượng (4,7m), dài 2 trượng (9,4m). Trên cầu rất đông người, cả nam cả nữ, có già có trẻ, người thì da ngăm đen, người thì da vàng như nến, có thể bởi vì phơi nắng dầm sương cả ngày cũng có thể vì thiếu dinh dưỡng. Những con người muôn hình muôn vẻ đó vừa nhìn thấy Xuân Phân liền tươi cười hỏi "Xuân Phân, đã ăn cơm chưa?". Cô dừng lại vững vàng rồi đáp: "Tôi ăn rồi."

"Cô đi làm đấy à?"

"Hôm nay sao đi sớm vậy? Mặt trời còn chưa ló dạng đâu."

Khách sạn nơi Xuân Phân làm việc kinh doanh vào giữa trưa và chiều tối, cô là bếp trưởng của khách sạn, thái thịt rửa rau sẽ không cần cô phải đυ.ng tới, vì thế dù cô có 10 giờ mới tới cũng không ai nói được gì.

"Tôi đi tìm trưởng thôn có chút việc." Cô nhìn về phía chỗ ngồi nơi đầu cầu, có ông lão một tay cầm bát đũa, một tay khoát lên trán. Trưởng thôn thật ra cũng chưa già, cũng chỉ bốn mươi chín tuổi. Nhưng do ở nông thôn khổ sở, cả năm vất vả bán mặt cho đất bán lưng cho trời, cũng miễn cưỡng đủ ăn. Trong nhà nhỡ xảy ra chuyện gì, dù là hiếu hỉ ma chay, sinh lão bệnh tử, người trong nhà đều phải tằn tiện lại. Lâu dần, một người hoàn hảo cũng sẽ bị những năm tháng gian khổ mài mòn ra cái dạng già nua đó. Trưởng thôn không thấy khổ, những thứ ông trồng trọt sản xuất được không cần nộp cho bọn địa chủ tâm địa ác độc, mà được nộp lên cho nhà nước, nuôi quân đội bảo vệ nước nhà, nuôi nhà khoa học chế tạo bom hạt nhân. Không riêng gì trưởng thôn, những người khác trong thôn Tiểu Hà, bao gồm cả Đỗ Xuân Phân cũng cho rằng đó là điều nên làm. Nếu không thì Hoa Hạ ngàn dặm non sông một lần nữa bị kẻ xâm lược khai pháo phóng hỏa cướp bóc, không chuyện ác nào không làm.

" Có chuyện gì thế?" Trưởng thôn chống đất đứng lên hỏi.

Đỗ Xuân Phân giữ xe, nói "Tới nhà chú rồi nói ạ."

Phát hiện cửa nhà trưởng thôn rộng mở, cô liền đi vào.

"Có phải là thằng hai nhà ông chuyển chính thức rồi?" Có người nhỏ giọng hỏi

Đứa thứ hai nhà trưởng thôn cũng làm việc tại khách sạn, còn là đệ tử của Xuân Phân. Ban lãnh đạo khách sạn sợ rằng sau này không còn người tài, yêu cầu mỗi đầu bếp chính phải đưa đến ít nhất một đệ tử. Họ còn định kỳ kiểm tra tình hình giảng dạy, tránh đầu bếp chính bằng mặt mà không bằng lòng. Lúc Xuân Phân mới được lên làm đầu bếp chính, bà con làng xóm liền tranh thủ chút tình cảm, lôi kéo làm quen với cô. Những ngày đầu khó khăn, các đơn vị trong nước cũng chẳng khá giả gì, không dám tuyển nhiều nhân viên, Xuân Phân chỉ có một xuất nhân sự. Để không đắc tội với mọi người, cô ở trong thôn tổ chức một trận đấu, bất kể tuổi tác hay giới tính, tất cả mọi người đều có thể tham gia. Con trai thứ hai của trưởng thôn bộc lộ hết tài năng. Sau này cô mới biết, trưởng thôn rất có tài đoán trước tương lai, từ khi con ông còn nhỏ đã giấu diếm cho nó luyện tay nghề. Lúc tụi con trai nhà người ta nghịch nước bắt cá, con của ông lại ở nhà nấu cơm. Khi mà con gái người ta chăn dê cắt cỏ, thằng hai vẫn là ở nhà nấu cơm... Trưởng thôn rất hiểu con trai mình, bằng vào trình độ thằng nhóc đó lên chính thức là điều hiển nhiên. Nhưng ông sợ người trong thôn cảm thấy ông thích khoe mẽ, nên rất khiêm tốn đáp lại: "Khách sạn lớn như vậy đâu thể dễ dàng lên chính thức chứ." Nói như vậy, nhưng biểu hiện vui mừng trên mặt ông đã tiết lộ hết thảy.

Mọi người nào biết trưởng thôn đa mưu túc trí, tuy rằng hâm mộ ông, nhưng không ghen tị, cười lớn khen: "Thằng hai nhà ông trình độ chẳng mấy mà vượt qua cả Xuân Phân, thằng nhóc đó không được lên chính thức thì còn ai được nữa."

Trưởng thôn xua xua tay " đừng nói thế, đừng nói thế, nào tốt được như mọi người nói đâu."

Vừa đến nhà chính, trưởng thôn đã gấp gáp hỏi: "Có phải là chuyện của thằng hai nhà tôi không?"

Khách sạn có nhiều đồ đạc, lãnh đạo nào có thể bắt đầu bếp ở lại trông coi tiệm, vì vậy phiền phức này rơi xuống đầu tiểu đồ đệ. Điển hình chính là con trai thứ hai của trưởng thôn. Mỗi tuần chỉ có thể về nhà một lần, còn là ngày nào thì... còn phụ thuộc vào tình hình làm ăn của khách sạn hoặc tâm trạng của sư phụ. Thằng hai nhà trưởng thôn ngày hôm qua ở lại khách sạn trông coi, nên ông muốn biết tình hình của nó chỉ có thể hỏi Đỗ Xuân Phân. Nhưng cô tìm trưởng thôn là vì việc khác, vì vậy cũng không vòng vo nữa mà nói "Báo cáo tôi đã giao lên trên rồi."

Trưởng thôn sững người một lát, lấy lại phản ứng thì quá kích động mà run run khóe miệng: "Cảm ơn Xuân Phân, cảm ơn cô, cô chính là đại ân nhân của nhà chúng tôi. Nếu năm ấy không có cô, thì sao có chúng tôi ngày hôm nay."

"Chú nhớ rõ thì tốt rồi."

Trưởng thôn nghe vậy hơi ngây người, nàng trước kia hay nói "Chuyện quá khứ không cần nhắc lại." Hôm nay là làm sao vậy.

Đỗ Xuân Phân nói tiếp: "Năm năm trước, năm 1960, vụ lúa lúc đó mất mùa, nhà nhà đều không đủ thức ăn, con dâu cả của chú lúc đấy mang thai, chú lo lắng cô ấy cả ngày chỉ ăn rau dại uống nước, chẳng sớm thì muộn cũng một xác hai mạng, liền đến xin tôi nhận con trai thứ của chú làm đệ tử. Vừa có thể kiếm tiền về nhà, vừa ít đi một phần thức ăn. Tôi sợ rằng họ hàng của tôi giận dỗi tôi ko toan tính cho người nhà, liền lấy cái mác lệnh của lãnh đạo tổ chức một cuộc thi nấu ăn trong thôn. Đứa hai nhà chú giảnh chiến thắng thế nào, tôi không cần nói rõ ra nhỉ."

"Xuân Phân, xảy..xảy ra chuyện gì vậy?" Trưởng thôn lo sợ bất an.

Xuân Phân chẳng đáp lại ông, chỉ tiếp tục nói: "Tôi không phải là ép chú trả ơn, tôi cũng không còn cách nào khác."

"Cô, cô sao thế hả?" Trưởng thôn nhìn chằm chằm Đỗ Xuân Phân, "Cô bị ốm à?" Nhìn kĩ thì thấy không giống "Hay là Đại Nha Nhị Nha nhà cô? Cô cần bao nhiêu tiền? Tôi sẽ đi lấy."

" Tiền chỉ giải quyết được những việc nhỏ thôi." Cô đáp

Trưởng thôn nhích người ngồi trở lại, ngồi xuống quá nhanh, suýt chút nữa ngã nhào ra đất, vội vội vàng vàng chống tay ra bức tường sau người. Xuân Phân thấy thế liền trấn an ông: "Cũng chẳng phải chuyện gì lớn. Người trong thôn chúng ta muốn tham gia quân ngũ phải thẩm tra chính trị, chú là người giao nộp tập tài liệu đó phải không?"

Trưởng thôn mơ hồ gật đầu.

"Nếu người lính muốn kết hôn với con gái trong thôn chúng ta, tập tài liệu thông tin người nhà cũng là chú đưa ra đúng không?"

Trưởng thôn càng lúc càng mơ hồ, việc này thì có quan hệ gì với Xuân Phân đâu.

"Còn phải lên trấn trên làm một giấy chứng nhận. Cái này đơn giản, các đồng chí công an chỉ một lát là làm xong. Người tron thôn chúng ta, đa số ba đời đều làm nông, đời trước như nào đời nay vẫn vậy, đồng chí công an biết rõ tình hình thôn chúng ta, cũng không cần xuống kiểm tra. Ai muốn kết hôn thế?"

"Tôi!"

Trưởng thôn ngây người một lúc, phản ứng lại liền cười rằng: "Tôi biết." Thấy mặt cô không chút thay đổi, ông giải thích: "Không phải tôi dò la, là nghe thím của cô nói, là con trai của chị gái bà ấy. Cậu thanh niên đó tôi gặp qua rồi, cao lớn thành thật, cũng tốt lắm."

"Không phải anh ta."

Trưởng thôn theo bản năng hỏi lại: "Không phải ai? Không...không phải cậu ta, là ý gì?"

Năm 1960, Xuân Phân nhận con trai thứ hai của trưởng thôn làm đệ tử, tuy là tư chất không cao, nhưng mỗi tháng có vài cái phiếu thức ăn. Điều này làm mọi người lại nhìn chằm chằm vào cô. Làm đệ tử của cô là không thể nào,năm ấy Xuân Phân vừa đúng 22 tuổi, nên kết hôn rồi. Thím hai của cô liền giới thiệu cho Xuân Phân người cháu bên nhà mẹ của bà. Cháu của thím hai cao hơn Xuân Phân một chút, khoảng 1m73, vẻ ngoài tuấn mỹ, học tại trường trung học chuyên nghiệp, làm việc trong nội thành. Ông bà nội của cô ở cùng chú hai, cô mồ côi cha mẹ, chỉ có thể đi theo ông bà sống ở nhà chú hai.Sau đó ông bà nội lần lượt qua đời, bởi vì công vệc của cô, nên nhà thím hai vẫn đối với cô như cũ, nhưng chung quy vẫn không phải nhà chính mình. Vì không muốn ăn nhờ ở đậu, dù không có tình cảm với người chồng trước, nhưng cô vẫn đồng ý gả đi. Ở với ai mà cũng là ở. Dân quê sẽ không nói câu ly hôn trừ khi đến một ngày thật sự không thế đi tiếp với nhau nữa. Lớn lên trong hoàn cảnh như vậy, Xuân Phân càng không nghĩ tới chuyện ly hôn. Mặc dù Xuân Phân coi thường chồng cũ ngoài được cái mặt thì chả được cái nước gì. Thế mà chẳng cần đợi đến lúc cô bùng nổ, hắn đã đòi ly hôn với cô, lý do là cô không biết sinh con. Tiền lương của Xuân Phân mỗi tháng là 36,5 đồng, nhiều hơn hắn 10 đồng, có có các trợ cấp khác. Cô còn đang phiền nhà đó trên dưới già trẻ trông vào cô lo liệu, vậy mà hắn còn đòi ly hôn với cô, không nói hai lời, Xuân Phân dứt áo đưa hai đứa nhỏ về nhà mẹ đẻ. Cô còn tính toán giải thích với thím hai sao cho tốt, kết quả lại nghe được vợ chồng chú hai thì thầm với nhau, thì ra đại tiểu thư nhà Phó Bí thư huyện ủy thích chồng cũ của cô, cả nhà hắn lẫn vỡ chồng chú hai đều cho rằng cưới con gái nhà đó tiền đồ rộng lớn.

Một cô gái bình thường, có thể trở thành bếp trưởng của khách sạn nhà nước, lương cao ngang ngửa với mấy quý ông hơn cô 10, 20 tuổi, tất nhiên là nhờ cô có vị sư phụ thu nhận dạy dỗ, nhưng cũng vì bản thân cô thông minh lại luôn cố gắng. Trong những năm tháng khó khăn ấy, cô có thể kiếm tiền còn có thể tiết kiệm tiền, đều là dựa vào sụ thông minh của cô. Cô chẳng có lỗi gì, chẳng việc gì phải cho hắn tiện nghi. Ngày ly hôn, cô đòi hắn phải đưa 300 đồng. Cái tên chồng cũ "Trần Thế Mĩ" đó còn muốn cưới thiên kim về, 300 đồng không thể nghi ngờ là một tảng đá to với nhà bọn hắn, ấy vậy vẫn đưa không thiếu 1 đồng cho cô.

Xuân Phân nhìn thấu bộ mặt thật vợ chồng chú hai, liền cất khoản tiền lớn đi, giữ lại mấy đồng lẻ, ba năm hôm thì đưa cho thím hai 1 2 đồng để mua con cá, để bà chăm đứa nhỏ. Ly hôn nửa năm, hai đứa nhỏ được thím hai chăm sóc như tiểu thư, không chịu một chút thương tổn. Xuân Phân tính khi hai đứa nhỏ đi học rồi, không cần thím hai chăm sóc, liền mang 300 đồng mà chồng cũ đưa cô gửi cho bà, đỡ phải bị bà nhớ thương cả ngày. Nào ngờ thím hai lại tính kế cô, muốn cô gả cho tên cháu trai vô dụng bên nhà ngoại của bà. Thế này thì sao cô có thể tiếp tục nhẫn nhịn nữa.

"Tôi sợ Thím hai lần này giới thiệu cho tôi là Tây Môn Khánh. Có người giới thiệu cho tôi một quân nhân đang tại ngũ, tiền lương lại gấp hai lần của tôi." Xuân Phân nói.

"Gấp hai?" Trưởng thôn kinh hô một tiếng, bỗng ông nghĩ tới tình hình của Xuân Phân, "Không...không phải là gạt cô đấy chứ? Tôi nói câu thật lòng, cô đừng ghét bỏ. Công việc của cô đúng là tốt, nhưng cô từng ly hôn, lại mang theo hai đứa nhỏ, người đó không, có phải là có tật xấu gì không?"

Xuân Phân đáp: "Không có. Anh ấy từng ly hôn thôi."

"Vậy mới hợp lý. Nhưng cậu ta lương cao như vậy, đúng ra không ly hôn chứ?"

Tình hình bên đối phương Xuân Phân không muốn nói quá nhiều, thứ nhất là vội vã vào nội thành gặp mặt, thứ hai trưởng thôn biết càng nhiều càng không vững tâm, không dễ qua mặt thím hai.

"Cuộc sống quân đội gian khổ, vợ cũ của anh ấy không chịu được."

"Cuộc sống quân đội đúng là khổ." Trưởng thôn trước kia từng tham gia quân ngũ, chuyện về quân đội trưởng thôn cũng hiểu ít nhiều, "Nghe nói rất nhiều quân đội phải ở trong rừng già núi sâu. Thế nhưng với điều kiện của cậu ta, lẽ nào không tìm được một cô trong thành phố, lại phải chạy ra nông thôn tìm. Xuân Phân, việc này cô phải hỏi cho rõ ràng. Nghe nói hôn nhân quân sự phải được sự đồng ý của quân đội mới có thể ly hôn."

Côđáp: "Tôi đã hỏi thăm rõ ràng rồi, anh ấy không tìm những cô gái thành thịmà tìm tới tôi như vậy là bởi vì anh ấy cũng có hai đứa nhỏ."