Loài Chim Không Chân

Chương 3

Đó là của hồi môn của bà, bà giấu kín đã nhiều năm, không ngờ bị hai tên nhóc này mò ra, bà nội đỏ bừng mặt vì tức giận.

Ái Quân bị cơn giận của bà dọa sợ, vội tháo nhẫn ra rồi rụt cổ nhảy từ trên ghế xuống đất.

Giải Phóng hô: “Là cháu lấy đấy!”

Bà nội cầm lấy cây chổi bên hông.

Giải Phóng nhảy qua chắn trước người Ái Quân, hùng hổ nói: “Không được đánh vợ cháu!”

Bà nội ngớ người: “Vợ cháu?”

“Vâng. Cháu phải bảo vệ vợ cháu.”

“Vợ cháu là ai?”

“Ái Quân! Cháu đeo nhẫn cho Ái Quân thì Ái Quân là vợ của cháu rồi!”

Bà nội cười lớn.

“Bà đừng cười!” Giải Phóng cảm thấy có chút thất bại trước tiếng cười của bà, nghểnh cố nói: “Ái Quân chính là vợ bé nhỏ của cháu. Bọn cháu còn nói ‘ai đu’ rồi.”

Bà nội vừa tức vừa buồn cười: “Cái gì mà ai đu với chẳng ai đeo, may là chưa làm mất chứ không thì bà lột da cháu!”

Về sau bà nội kể chuyện này cho bố mẹ Giải Phóng nghe, bố mẹ cũng cười dữ dội.

Rất nhiều năm về sau, câu chuyện này là chuyện cười thường được mọi người nhắc đến.

Không lâu sau, đại hội thể thao toàn quốc lần thứ nhất được tổ chức. Trường Ái Quân và Giải Phóng với ba ngôi trường khác cùng chọn ra tổng cộng khoảng một trăm người để lập thành một đội, buổi chiều nào cũng phải luyện đi đều, đám trẻ đều mệt đến mức gầy đi một vòng. Thế nhưng đám trẻ khi ấy đơn thuần, biết vâng lời, trong những trái tim nhỏ bé tràn ngập nhiệt huyết, trộn lẫn với tinh thần khắc chế bạo ngược cực đại, gần như sắp tràn ra ngoài. Bọn chúng, chẳng hề có một đứa nào kêu khổ.

Hôm nay là buổi tập cuối cùng.

Đám trẻ mặc áo sơ mi trắng chỉnh tề cùng quần vải xanh với giày thể thao trắng – là loại kiểu giản dị nhất nên được gọi là ‘giày trắng’ thôi.

Đôi trên chân Ái Quân là Giải Phóng cho mượn, có hơi to.

Giải Phóng ngồi xổm xuống thắt chặt dây giày cho nó, đảm bảo sẽ không bị tuột giữa chừng.

Ái Quân căng thẳng đến tái cả mặt, Giải Phóng không nhịn được ôm ôm vai nó.

Chính vào ngày này, Giải Phóng mang đến cho Ái Quân một tin bất ngờ.

7.

Tháng 9 năm 1959, đại hội thể thao toàn quốc lần thứ nhất diễn ra.

Hôm nay là buổi diễn tập cuối cùng cho lễ khai mạc.

Giải Phóng và Ái Quân đứng trong hàng ngũ, chờ đến lượt đội của mình ra sân.

Giải Phóng rõ ràng có tâm sự, thỉnh thoảng lại ngoảnh đầu nhìn Ái Quân.

Cuối cùng, nó như đã hạ quyết tâm mà khe khẽ túm tay Ái Quân, bảo: “Ái Quân ơi Ái Quân.”

Ái Quân nhẹ giọng hỏi: “Chuyện gì thế?” Nó đến đầu cũng chẳng dám lắc, nghiêm trang đứng trong hàng ngũ, vừa căng thẳng lại hưng phấn.

Thấy Giải Phóng không nói gì, Ái Quân liếc nhìn hắn qua khóe mắt, đôi mắt nòng nọc của nó nhìn từ góc độ này trông thật sông động và xinh đẹp.

Giải Phóng thấy tim mình đau nhức, cuối cùng thì thầm: “Ái Quân, anh phải cùng bố mẹ đi Tứ Xuyên rồi.”

Ái Quân không nghe rõ, hỏi lại: “Gì cơ?”

Giải Phóng lại nói: “Anh sắp đi Tứ Xuyên cùng bố mẹ.”

Ái Quân không nhúc nhích, gió thổi tung tóc mái nó, phủ lên trên đôi mắt.

Bỗng nhiên Ái Quân đẩy các bạn học bên cạnh ra rồi lao ra khỏi đội ngũ.

Giải Phóng giật mình, vô thức lao ra đuổi theo.

Hai người rời khỏi hàng ngũ dẫn tới đội hình đại loạn. Đám trẻ đứa nào đứa nấy đều luống cuống tay chân.

Cuối cùng Giải Phóng cũng tìm thấy Ái Quân ở cửa sau nhà thi đấu.

Ái Quân ngồi xổm bên cánh cổng sắt cao ngất, mặt đầy mồ hôi, cuộn mình thật chặt, tựa như con thú nhỏ phải chịu nỗi uất ức to lớn mà xù hết lông toàn thân lên.

Giải Phóng ngồi xổm xuống cạnh nó.

Ái Quân bảo: “Biến đi!”

Giải Phóng gọi: “Ái Quân, Ái Quân ơi.”

Ái Quân nói: “Cút đi, cút về Tứ Xuyên đi.”

Giải Phóng đưa tay qua vuốt mái tóc đẫm mồ hôi của nó: “Ái Quân à, anh bảo đảm với chủ tịch Mao, anh sẽ trở về sớm thôi. Anh bảo đảm đấy.”

Ái Quân lặp lại: “Cút đi cút đi cút đi.”

Tiếng nức nở trong giọng nói ồ ạt nghiền qua tim Giải Phóng.

Giải Phóng ôm chặt đầu nó, che chở dưới cánh tay mình: “Anh cam đoan với em Ái Quân à, anh sẽ về sớm thôi.”

Ái Quân ở trong lòng Giải Phóng, cất tiếng khóc hu hu.

“Em đã nói ‘ai đu’ rồi mà.”

“Anh cũng nói rồi mà Ái Quân. Anh sẽ về sớm thôi.”

Giải Phóng cũng khóc. Hắn lặng lẽ khóc, đoạn nhún vai, gạt đi nước mắt trên mặt.

Hai đứa nhỏ dựa vào bức tường gạch loang lổ, hai mái đầu đen tựa sát gần nhau. Một lúc lâu sau, Giải Phóng và Ái Quân mới ngẩng đầu lên.

Giải Phóng nói: “Em nghe xem. Đến lượt tụi mình rồi.”

Tụi nó nghe loáng thoáng thấy tiếng khẩu hiệu vọng đến từ sân thể dục, là tiếng đồng thanh trong trẻo của các bạn trong lớp: “Phát triển thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe nhân dân.”

Ái Quân nói: “Toi rồi. Chúng mình sẽ bị phê bình cho coi.”

Giải Phóng đưa tay lau nước mắt trên mặt Ái Quân, tay nó do cọ vào tường nên đã đen nhẻm từ nãy, bây giờ thì dính hết lên mặt Ái Quân, khiến Ái Quân biến thành con mèo lem nhem.

Bởi làm gián đoạn buổi diễn tập nên hai đứa nhỏ đều bị phạt ở lại viết báo tường bảng phấn.

Ái Quân viết rất đẹp, còn Giải Phóng chỉ nguệch ngoạc vài chữ. Hai đứa ở trong phong chỉ huy trống trơn của Đội Thiếu niên Tiên phong, mặt mũi đầy bụi phấn, ra sức nào viết nào vẽ trên bảng đen khổng lồ, tựa như hai chú tắc kè nhỏ bận rộn, thỉnh thoảng lại lấy tay chọc chọc đứa kia cho vui.

Ngoài cửa sổ, có mấy đứa nhóc nghịch ngợm đi chơi về muộn ngang qua, trèo lên khung cửa cười đùa tụi nó.

Giải Phóng nhe hàm răng trắng muốt lao qua, đám trẻ cười hi ha chạy mất.

Giải Phóng quay về, ngồi xổm trên đất như chú chó nhỏ, ngẩng đầu nhìn Ái Quân dùng tư thế cầm bút chì để cầm viên phấn chép một bài xã luận trên báo lên bảng. Những nét phấn trên bảng đen tạo ra tiếng kêu kin kít, Giải Phóng nghe mà rùng cả mình.

“Ây da, anh sợ nhất là tiếng này.”

Ái Quân liếc mắt nhìn nó, hừ một tiếng rồi cố ý dùng sức mà ấn, tiếng kin kít càng ghê người hơn nữa.

Giải Phóng nhào lên cù lét nó.

Hai đứa trẻ cười khanh khách.

Bỗng nhiên chúng nghe thấy một âm thanh kỳ lạ: “Ục ục, ục ục.”

Ái Quân: “Chuột à?”

Giải Phóng cẩn thận nghe một hồi, rồi cười bò ra bàn: “Là bụng em thì có!”

Lại một loạt tiếng ục ục nữa, Ái Quân dán tai lên bụng Giải Phóng mà nghe, “Lần này là bụng anh nhé!”

Hai đứa đều đói lắm rồi, mắt trông bảng đen vẫn còn trống một khoảng lớn bèn dứt khoát nằm lên chiếc bàn bóng bàn cũ ở giữa phòng chỉ huy, lúc thì anh nằm lên bụng em nghe thử, khi lại em nằm lên bụng anh nghe thử.

“Anh ơi, đói!”

Giải Phóng sờ soạng một hồi trong túi, móc ra miếng vụn bánh quy, một chia làm hai, một nửa mình ăn, nửa còn lại đút vào miệng Ái Quân, chiếc lưỡi nhỏ ướŧ áŧ của Ái Quân liếʍ trên những ngón tay của Giải Phóng.

Giải Phóng nói: “Em còn muốn ăn thịt à?”

Ái Quân bảo: “Ăn thịt, em muốn ăn thịt!”

Đột nhiên có tiếng gõ cửa nhè nhẹ, hai đứa đồng thời ngồi dậy.

Cửa không khóa, bị đẩy ra một cách nhẹ nhàng.

Là mẹ của Ái Quân.

Ái Quân hoan hô nhảy xuống, sà vào lòng mẹ.

Mẹ Ái Quân mang đồ ăn tới, hai tô mỳ xào tương vừa mới nấu. Mẹ quấn nó trong cái khăn đội đầu thật dày.

“Còn nóng đấy, mau ăn đi.”

Hai đứa trẻ vùi đầu vào bát ăn ngon lành, nước tương rớt xuống cằm Ái Quân, Giải Phóng lấy tay áo lau cho nó.

Mẹ bật cười, “Mình cũng như con mèo lem nhem mà còn.”

Ăn no uống đủ, hai đứa lại bận rộn hồi lâu mới viết kín bảng đen.

Trời đã tối mịt rồi.

Mẹ nói: “Về nhà thôi.”

Giải Phóng lần lữa không chịu di chuyển.

Mẹ Tưởng hỏi: “Cháu sao thế?”

Ái Quân cười bảo: “Về nhà muộn, anh ấy sợ bố đánh.”

Mẹ Ái Quân nói: “Được rồi, cô đưa cháu về, không phải sợ.”

Bố mẹ Giải Phóng thấy con trai muộn vậy còn chưa về cũng bắt đầu hoảng, bà nội đang giục hai vợ chồng ra ngoài tìm. Đúng lúc loạn lạc này thì mẹ Tưởng đưa con trai về cho họ.

Giải thích xong ngọn ngành, bố mẹ với bà nội Giải Phóng cảm ơn không ngớt.

Bà nội lại lấy câu chuyện vợ bé nhỏ ra kể, người lớn ai nấy đều bật cười. Ái Quân hơi ngượng, còn Giải Phóng thì đắc ý đảo mắt rồi cũng cười.

Người lớn hai nhà tuy thân phận khác xa nhau, nhưng lại khá hợp ý. Tính ra thì, tổ tiên của mẹ Tưởng và mẹ Giải Phóng cũng xem như là đồng hương.

Thế nên hai nhà đã nhận con nhà kia làm con nuôi.

Một tháng sau, Giải Phóng theo bố mẹ đi Tứ Xuyên.

Ái Quân chạy một đường theo xe lửa, khuôn mặt đẫm mồ hôi và nước mắt.

Giải Phóng thò đầu ra khỏi cửa sổ gọi Ái Quân ơi Ái Quân, nhưng tiếng gọi bị tiếng còi tàu inh tai nuốt chửng.

8.

Vừa xuống xe lửa, Giải Phóng đã nảy ra ý định quay về Bắc Kinh.

Không khí oi bức ẩm ướt đặc trưng của vùng bồn địa ập vào mặt, con đường đá bị mưa xối đến sáng bóng và trơn trợt vô cùng.

Cả nhà Giải Phóng được đón tới đại viện quân khu, bữa trưa giải quyết luôn trong nhà ăn.

Giải Phóng đói không chịu được, hấp tấp gắp một đống mỳ nhét vào miệng rồi lại phải nhổ ra ngay bởi cay quá, nước mắt nước mũi ứa ra, khốn đốn vô cùng. Cậu lính trẻ ở bên cạnh thấy bộ dạng thằng nhóc này thì cười không thành tiếng.

Giải Phóng vứt đũa, ngồi xổm xuống đất.

Bố nói: “Con đứng dậy, làm gì đấy?”

Giải Phóng tức tối bảo: “Con muốn về Bắc Kinh. Con muốn ăn mỳ xào tương của mẹ Tưởng.”

Mẹ khuyên nhủ: “Đứng dậy đi con, ngồi đất ướt lắm. Sau này có dịp sẽ về Bắc Kinh mà.”

Giải Phóng khóc: “Con muốn về bây giờ cơ!”

Bố tức giận rồi: “Một mình mày cút về đi!”

Giải Phóng đứng dậy bước đi, động tác nhanh nhẹn hơn cả thỏ.

Mẹ luống cuống, bố hét lên với anh cần vụ bên cạnh: “Bắt nó lại cho tôi.”

Anh cần vụ vóc người nhỏ con phải tốn sức hồi lâu mới bắt được Giải Phóng như con thú nhỏ giãy dụa trong bẫy.

Bố nói: “Đủ lông đủ cánh rồi hả, nhốt nó lại!”

Quả nhiên, Giải Phóng bị nhốt trong nhà nửa ngày.

Cuối cùng vẫn là mẹ làm mỳ dỗ nó ăn.

Giải Phóng cũng chẳng thích trường mới, cách dạy học của các thầy cô không giống ở Bắc Kinh; các bạn thì toàn xả tiếng địa phương khi chơi đùa với nhau lúc tan học, Giải Phóng chẳng hòa nhập được, nghểnh cổ làm ra vẻ không để tâm, nhưng trái tim nhỏ bé lại đau nhói vì cô đơn.

Nó nhớ Bắc Kinh, nhớ Ái Quân vô cùng, nhớ mỳ xào tương mẹ Ái Quân làm, nhớ những con hẻm nhỏ chật hẹp mà có thể chạy lung tung, nhớ mái ngói xanh ngày nắng của Bắc Kinh.

Bố mẹ đều thích nghi với công việc mới, môi trường sống mới rất nhanh và tốt, còn đứa trẻ này thì không.

Mẹ rất bận, chẳng thể ngày ngày nấu cơm cho nó, nó thường ăn trong nhà ăn bộ đội.

Gần như mọi món ăn ở Tứ Xuyên này đều có vị cay, khiến Giải Phóng không chịu nổi nhất chính là mấy món cay tê, chỉ một thời gian ngắn mà nó gầy đi bao nhiêu, mặt mũi lúc nào cũng bí xị, cả ngày chẳng cười lấy một cái.

Buổi tối lúc đi ngủ, mẹ nghe thấy tiếng nức nở khe khẽ, đó là Giải Phóng trốn trong chăn khóc.

Mẹ ôm nó hỏi có chuyện gì vậy, Giải Phóng nghẹn ngào nói, “Con muốn về Bắc Kinh, mẹ ơi.”

Mẹ vỗ vỗ nó, bảo: “Nghỉ đông cho con về Bắc Kinh. Giờ thì đi ngủ nào.”

Giải Phóng chui vào lòng mẹ: “Còn bao lâu nữa hả mẹ?”

“Nhanh thôi.” Mẹ bảo, “Chớp mắt một cái ấy mà.”

Nhưng Giải Phóng không đợi nổi nữa rồi.

Một tuần sau, nó rời khỏi nhà.

Đợi đến khi tìm thấy nó ở trạm xe lửa, thì đã là chuyện của hai ngày sau rồi.

Nó muốn lẻn lên xe, nhưng bị bảo vệ bắt được, đưa về văn phòng hỏi nhà nó ở đâu, liên hệ với gia đình thế nào, nó im thin thít.

Dây dưa tròn hai ngày.

Lúc mẹ đến đón, thấy Giải Phóng đang ăn cơm ngấu nghiến.

Chú bảo vệ bắt được nó đang ở bên cười híp mắt nhìn nó.