Phú ông Lê Dư giàu nhất làng Tiền, một vợ ba con, gái trai có đủ.1
Phú ông không chỉ giàu có mà còn hết mực yêu chiều vợ con. Nhà cao cửa rộng, ruộng đất bao la, ấy vậy mà ông chỉ thương có mỗi bà Thiên Kim.1
Hai người quen biết nhau từ thuở mới lọt lòng, cãi nhau từ khi biết nói đến độ trưởng thành đôi mươi, là cái kiểu xa nhau thì nhớ mà hể gặp mặt là đay nghiến, vặn vẹo nhau.1
Người ta hay nói thương nhau lắm đánh nhau đau, cãi nhau cả thời thơ ấu mà vẫn chưa đâu vào đâu, thôi thì hai người cưới nhau về chung một nhà, nửa đời còn lại mặc sức dây dưa.
Dây dưa thoáng cái đã ba mươi năm, con gái lớn đã lấy chồng, con trai trưởng cũng cưới vợ, thằng út thì đã lớn chòng ngòng, suốt ngày lêu lỏng từ đầu trên xuống xóm dưới.
Cô hai Hoa là đứa con gái đầu lòng, bao nhiêu yêu thương chiều chuộng ông bà đều dành hết cho cô. Từ cái tên đã nói lên thái độ của phú ông dành cho cô con gái đầu lòng, "nâng như trứng, hứng như hoa", dù bây giờ cô đã có chồng nhưng vẫn ở lại nhà ba má ruột, chồng cô cũng vì thương cô mà tình nguyện mang cái tiếng "ở rể nhà giàu" chẳng mấy hay ho.
Kế đó là cậu ba Hưởng cách chị gái mình ba tuổi. Ngày cậu chào đời, phú ông vui mừng mở tiệc linh đình suốt ba ngày ba đêm. Phú ông ôm cậu con trai kháu khỉnh mà cười toe toét đến nỗi chỉ thấy răng không thấy mắt, liên tục vỗ đùi đen đét nói câu "Nhà này cho con hết, con hưởng hết". Số phận quyết định cái tên, phú ông chẳng chút do dự mà đặt tên cho con trai là Lê Hưởng. Dù sao thì ông cũng tên Lê Dư rồi, dư thì để lại cho con trai thừa hưởng, cũng hợp lí lắm đấy chứ đa.1
Cứ ngỡ một gái một trai, gia đình đầy đủ sum vầy, "bùm" một cái, thằng út ra đời.
Dù là đứa con trai đến ngoài ý muốn, nhưng nhà bọn họ lắm tiền nhiều của như thế, thêm một miệng ăn thì có làm sao? Phú ông ẵm cậu út trên tay, mặt mài tươi rói nhưng lại giả vờ chậc lưỡi than với vợ rằng: "Thôi thì cứ kêu nó là thằng tư Rìa nhé mình. Thằng ba hưởng hết thì nó ra rìa, quá đúng luôn rồi!"1
Bà Thiên Kim vỗ bôm bốp vào lưng chồng, hầm hừ giành bế con trai, không cho ba nó ẵm nữa.
Phú ông vội cười làm lành, dỗ vợ: "Tôi nói giỡn cho mình vui thôi mà. Con đến bất ngờ là của quý trời cho, tôi đặt tên nó là Lê Quý, mình vừa ý chưa?"1
Thấy vợ lườm mình cười mà không nói, phú ông biết bà đồng ý rồi thì vội xin bồng con. Nhìn con trai nhỏ ngủ say trong lòng, ông lại nói: "Thôi thì ở nhà cứ kêu nó tư Rìa mình nha, con trời cho thì kêu tên khó nghe một chút, như vậy mới dễ nuôi."
Vì suy nghĩ chu đáo của phú ông, từ đó về sau khi nhắc tới cậu tư người ta chỉ biết cậu tên tư Rìa, còn cái tên Lê Quý cao sang chỉ xuất hiện trên mỗi tờ giấy khai sanh, người ngoài ít ai nhớ tới.
Đó là những gì Trần Thanh Trúc nghe con ở trong nhà kể lại.1
Trần Thanh Trúc nằm ngửa trên ván gỗ, hai tay đặt ngay ngắn trên ngực, cảm nhận nhịp tim "thình thịch" mạnh mẽ trong l*иg ngực mà cứ ngỡ bản thân đang nằm mơ.
Từ nhỏ đến lớn, cô chưa từng cảm nhận được tim mình đập mạnh mẽ như thế.
Một đứa trẻ mồ côi mang trong mình bệnh tim bẩm sinh, cô luôn ước ao bản thân có được một trái tim khoẻ mạnh, như vậy, có lẽ cô cũng sẽ giống như bao đứa trẻ khác, cũng sẽ có cơ hội được một gia đình nào đó nhận nuôi.1
Ước ao là thế, đáng tiếc phép màu không đến với cô. Sau hai mươi năm chống chọi với căn bệnh tim quái ác, cô đã hoàn toàn bị nó đánh gục.
Lúc ấy cô đã nghĩ, có lẽ đây chính là giải thoát.
Trước mắt dần hiện ra một mảnh trắng xoá hút lấy linh hồn cô, không gian lắc lư, mọi thứ như đảo lộn cả lên, đến khi cô mở mắt ra thì bản thân đã ở một nơi hoàn toàn xa lạ.
Một nơi không hề tồn tại trong thế giới của cô.
Nói theo những bộ tiểu thuyết mạng thịnh hành bấy giờ thì có vẻ cô đã xuyên không. Linh hồn xuyên vào thân thể có cùng tên cùng họ với cô - Trần Thanh Trúc, điều đáng nói nhất chính là người này là vợ của cậu ba Hưởng - mợ ba Trúc nổi tiếng điêu ngoa, hạch hoẹ,... làng trên xóm dưới ai cũng không yêu quý nỗi cô.
Lần đầu trải nghiệm xuyên không nổi đình nổi đám trong giới tiểu thuyết, phải xui xẻo cỡ nào mới rơi trúng vào một thân thể tiếng xấu đồn xa như thế chứ?
Còn chưa kịp làm gì bỗng dưng đã là vợ người ta?1
Thử hỏi có hợp lí không? Có ức hϊếp người quá đáng hay không?
Nhưng khi nghĩ tới bản thân có thể sống lại lần nữa, loại đãi ngộ này hẳn là không phải ai cũng có được, dù hoàn cảnh trước mắt hơi rối ren, nhưng cô tự tin bản thân mình có thể vượt qua tất cả.
Cô coi đó là phép màu ông trời dành cho mình, có điều dường như người cầu nguyện nhiều quá, cho nên "đơn cầu nguyện" của cô được phản hồi hơi trễ một chút.
Trần Thanh Trúc thở dài lần thứ tám trong ngày.
Hôm nay đã là ngày thứ ba cô đến thế giới xa lạ này, từ khi cô tỉnh lại đến nay, ngoài con Đẹt - tự xưng là con hầu của mợ ba Trúc túc trực bên cạnh, thì chưa từng nhìn thấy được người nào khác.
Không phải mợ ba Trúc này bị cô lập ở nhà chồng đâu, chỉ là trùng hợp mọi người đều có việc ra ngoài mà thôi.1
Nhắc đến mợ ba Trúc mới nhớ, chủ cũ của thân thể này là con gái ông tỉnh trưởng - tỉnh Giang, cũng là tiểu thơ con nhà quyền thế hẳn hoi. Nhà ông tỉnh trưởng sinh toàn con trai, chờ mãi mới được một cô con gái rượu cho nên hết mực cưng chiều, mấy ông anh trai trong nhà cũng đội cô em út lên đầu, muốn gì cho đó, cái gì mua không được thì... cướp! Được chiều cỡ đó, hỏi sao tính tình không kiêu căng, điêu ngoa cho được cơ chứ!1
Phú ông Lê Dư và ông tỉnh trưởng Trần Minh là bạn cũ lâu năm, hai họ Lê - Trần qua lại với nhau cũng phải mấy đời, chỉ có thân càng thêm thân chứ không phai nhoà tình nghĩa.
Vào một ngày trăng sáng, gió thổi hiu hiu mát rượi, hai ông hẹn nhau uống rượu kể chuyện xa xưa, vừa khéo ông có con trai, tôi có con gái, hai nhà chúng ta kết làm sui gia.
Một cái cụng ly, quyết định một mối hôn nhân.
Cậu ba Hưởng phản đối tỏ ý không ưng, đáng tiếc phản đối vô hiệu.1
Cô Trúc có gặp cậu ba vài lần, thấy người này cũng đẹp trai tài giỏi, lấy làm chồng cũng chẳng sao.
Đám cưới rộn ràng tưng bừng, phú ông đãi tiệc từ đầu làng đến cuối xóm, mở rộng cửa đón con dâu trưởng vào nhà.
Tiếc thay hôn nhân không tình yêu thì lấy đâu ra yên bình.
Đêm đầu tiên vợ chồng cậu ba chẳng biết vì sao cãi nhau ghê lắm, cậu ba giận dữ bỏ qua phòng bên cạnh ngủ riêng.
Cưới nhau được hơn một tháng thì cậu ba dẫn về một cô gái trẻ đẹp, giới thiệu là bạn học cũ vừa chuyển về đây làm việc, ngỏ ý muốn ở nhờ mấy hôm, khi nào tìm được chỗ ở thì sẽ dọn đi.
"Mấy hôm" chính là kéo dài hơn tháng, mỗi ngày cô ả đều lượn lờ trước phòng cậu mợ ba, đám kẻ ăn người ở trong nhà còn nhận ra cô bạn này có ý với cậu ba, huống chi là mợ.1
Vợ chồng mợ ba vì chuyện này tiếp tục cãi nhau, trong lúc nóng giận mợ ba Trúc ném ly uống trà trúng trán cậu ba, máu chảy ròng ròng.
Cậu ba Hưởng tức giận nói muốn bỏ mợ!
Từ ngày cưới mợ về, vài ba hôm cậu lại đòi bỏ mợ một lần, có hôm thì vài ba bận, mọi người riết cũng quen với câu nói này, không có gì lạ lẫm cả.1
Chỉ là mấy hôm trước chẳng biết tại sao mợ ba trượt chân té xuống ao sen, nằm mê mang trên giường bảy ngày bảy đêm, cuối cùng thì Trần Thanh Trúc xuyên đến.
Trần Thanh Trúc thở dài lần thứ chín.1
Cô có kí ức của mợ ba Trúc, nhưng nguyên nhân té ao dẫn đến bỏ mạng thì lại không có ấn tượng gì.
Phải chăng đây chính là hậu quả của việc đánh chồng bể đầu, vì thế mới bị nghiệp vả trượt chân?1
Hẳn là không phải vậy đâu, bởi nếu đổi lại là cô, cô cũng quyết định chọi bể đầu tên đàn ông dám dắt gái về tận nhà lắc lư trước mặt vợ.