Tâm Lý Học

Chương 47: C47: 47. Quá Trình Thiết Lập Hồ Sơ Tội Phạm

Từ năm 1970s, FBI đã phát triển kỹ năng phác hoạ hồ sơ tội phạm khá chính xác mà ngày nay gọi là "Quá trình thiết lập hồ sơ tội phạm"

Quá trình này theo định nghĩa của FBI là phương thức tiếp cận từng bước một bao gồm năm giai đoạn, đó là:

1. Thông tin đầu vào (profiling input)

2. Xác định mô hình hoạt động (decision process model)

3. Đánh giá tội ác (crime assessment)

4. Hồ sơ tội phạm (The criminal profile)

5. Điều tra

6. Mục tiêu (thuờng được coi là giai đoạn thứ 6), bắt giữ nghi phạm.

1. Thông tin đầu vào.

Quá trình thiết lập hồ sơ tội phạm bắt đầu với giai đoạn sàng lọc thông tin có sẵn. Trong giai đoạn này, các nhà điều tra thu thập thông tin từ hiện truờng và các loại dữ liệu, bằng chứng có liên quan đến tội ác. Bằng chứng dù nhỏ đến mức nào cũng có tác dụng rất lớn cung cấp thông tin giúp họ hiểu được hành vi của nghi phạm. Hiện truờng vụ án, thông tin về nạn nhân, thông tin pháp lý, và các báo cáo ban đầu của cảnh sát phải được điều tra nghiên cứu cẩn thận.

Trong quá trình khám xét hiện trường, một điều rất quan trọng là cần phải chú ý miêu tả toàn cảnh hiện truờng, vị trí các vật chứng, xác nạn nhân và hung khí nằm ở hiện truờng. Các yếu tố khác cũng cần lưu tâm đến như thời gian, tình huống thời tiết, vị trí chính trị và xã hội của khu dân cư nơi nạn nhân sinh sống.

Toàn bộ thông tin quá khứ của nạn nhân cũng rất quan trọng, nhất là trong các vụ sát hại. Các thông tin đó phải bao gồm gia cảnh, các mối quan hệ với nguời thân, tình trạng sức khoẻ, lịch sử pháp lý, cũng như danh tiếng, tính cách, thói quen và đạo đức xã hội. Nếu có nhiều nạn nhân thì có khả năng giữa các nạn nhân có mối liên kết gì đó.

Nguời nghiên cứu nạn nhân (victimology) nhìn vào những điểm tuơng đồng giữa các nạn nhân như tuổi tác, giới tính hay thậm chí là những nét ngoại hình giống nhau như màu mắt. Đồng thời họ còn tìm xem các nạn nhân có cùng quá khứ nào không hay đã từng gặp nhau ở đâu đó rồi.

Các thông tin pháp lý như khám nghiệm tử thi, các loại chất độc hay các bức hình về cơ thể nạn nhân và các vết thương rất trọng yếu đối với việc điều tra. Báo cáo nên có cả giám định của pháp y, loại hung khí được sử dụng và cả nghi vấn về chuỗi vết thuơng trên người nạn nhân.

2. Xác định mô hình hoạt động.

Khi bạn bắt đầu phân loại và sắp xếp thông tin đầu vào, bạn bắt đầu quá trình xác định. Quá trình này được tạo thành bởi bảy yếu tố xác định được gọi là "mô hình" bao gồm: (1) kiểu và phuơng thức sát hại, (2) mục đích ban đầu, (3) nguời gặp nguy hiểm, (4) mức độ nguy hiểm của tội phạm (5) sự leo thang, (6) thời gian vụ án, (7) các yếu tố liên quan đến địa điểm gây án.

a. Loại và phương thức sát hại:

Có nhiều loại án mạng khác nhau dựa trên kiểu và phuơng thức. Nếu chỉ có một nạn nhân trong vụ việc thì đó được gọi là án mạng đơn, nếu có hai nạn nhân trong trong cùng vụ án thì là án mạng kép, nếu có ba thì chính là án mạng ba. Nhưng nhiều hơn ba, tức là bốn, năm... trong cùng một địa điểm và vụ án thì được gọi là án mạng tập thể.

Có hai loại án mạng tập thể: Cổ điển và gia đình. Án mạng tập thể kiểu cổ điển là khi một người, không kiểm soát được lý trí của mình, giải toả sự thù địch của mình bằng cách gϊếŧ những nguời không liên quan đến anh ta, những nguời không may ở cùng trong địa điểm gây án (ví dụ như vụ án mạng Bình Phước). Án mạng tập thể gia đình là nguời đó gϊếŧ nhiều hơn ba nguời thân thích của anh ta và cuối cùng tự tử.

Các loại án mạng khác bao gồm tàn sát bừa bãi và gϊếŧ nguời hàng loạt. Tàn sát bừa bãi bao gồm việc gϊếŧ nhiều hơn hai nguời ở các địa điểm khác nhau nhưng tình cờ ở trong cùng một tình huống vì kẻ sát nhân bất chợt bộc phát gϊếŧ người, không có thời gian bình tĩnh lại. Ở mặt khác, gϊếŧ nguời hàng loại là khi một nguời gϊếŧ từ ba nguời trở lên ở những tình huống khác nhau. Các tình huống sát hại có thể cách nhau một khoảng thời gian nghỉ ngơi của hung thủ, có thể là từ vài ngày, cho đến vài tháng, vài năm.

Sát nhân hàng loạt là những có suy tính từ truớc, lên kế hoạch và ảo tuởng về cách thức thực hiện tội ác của mình. Trong khi kẻ gϊếŧ nguời tập thể và tàn sát bừa bãi chỉ gϊếŧ những người có mặt ở địa điểm gây án thì kẻ gϊếŧ nguời hàng loạt có thể lựa chọn nạn nhân và nghĩ hắn sẽ không bao giờ bị bắt.

b. Mục đích ban đầu:

Mục đích ban đầu của tội phạm có thể phân loại vào trong: (1) Nghề nghiệp , (2) cảm xúc, cá nhân hoặc nguyên nhân đặc biệt, hay (3) tìиɧ ɖu͙©.

Khi mục đích của tội ác bắt nguồn do nghề nghiệp của tội phạm, điều đó có nghĩa là tội phạm coi việc gây án chính là nguồn thu nhập của hắn (Vd: gϊếŧ muớn). Hắn không chút đắn đo truớc nạn nhân và chỉ làm những việc hắn được trả để làm

Cảm xúc, cá nhân hoặc nguyên nhân đặc biệt là khi hung thủ sát hại nạn nhân vì lý do nào đó. Đôi khi là để tự vệ, thoả mãn cơn giận, hoặc trả thù khi ai đó có thể bị gϊếŧ vì niềm tin, giấc mơ, hoặc tôn giáo.

Cuối cùng, một nguời lấy đi tính mạng của nguời khác chỉ vì hoạt động tìиɧ ɖu͙©, xẻo nguời, cắt khúc hay bất kỳ hoạt động nào khác mang ý nghĩa tìиɧ ɖu͙© với tội phạm.

Trong một số truờng hợp, sát hại có thể là hành vi bộc phát phụ trợ chứ không phải là nguyên nhân ban đầu của tội ác.

c. Nguời gặp nguy hiểm:

Việc khoanh vùng những người gặp nguy hiểm có thể cung cấp thông tin cho quá trình thiết lập hồ sơ tội phạm. Những nguời gặp nguy hiểm có thể có những yếu tố liên quan đến nhau như giới tính, tuổi tác, phong cách sống, nghề nghiệp, ngoại hình, khả năng, và nơi sống, cũng như mối liên hệ với nghi phạm. Những thông tin này giúp các nhà điều tra phác hoạ hình ảnh tội phạm.

d. Mức độ nguy hiểm của tội phạm:

Thông tin về nạn nhân gặp nguy hiểm có thể giúp cung cấp thông tin về mức độ nguy hiểm của tội phạm. Ví dụ, dựa vào vóc nguời của nạn nhân và người gặp nguy hiểm, một người có thể có khả năng phác họa chiều cao và dáng nguời của hung thủ. Trong hồ sơ cá nhân của nạn nhân, các nhà điều tra có thể biết được bất hoà, hận thù của tội phạm và các giai đoạn cảm xúc của hắn.

e. Sự leo thang:

Xác định xu huớng tội phạm từ mô hình hoạt động từ những vụ án truớc đó có thể cung cấp cho chúng ta mức độ leo thang của tội ác. Điều này có thể giúp các nhà điều tra suy luận được những hành động cần thiết liên quan đến vụ án. Từ những điều này, người lập hồ sơ có thể suy luận được bước tiếp theo của tội phạm ( ví dụ từ nhìn lén, có thể leo thang thành theo dõi, tấn công, cuỡng bức và có thể là sát hại) hoặc nếu nó chỉ là những hành động tội ác được tiến hành theo thứ tự.

f. Thời gian vụ án:

Có vài yếu tố thời gian cần được quan tâm trong việc điều tra tội phạm. Những yếu tố này bao gồm khoảng thời gian cần thiết để gϊếŧ nạn nhân, thời gian cần để thực hiện một số hành động với xác nạn nhân và thời gian đủ để phi tang xác. Những mảnh thông tin này có thể dẫn chúng ta tới mục đích gây án hoặc đặc thù thể chất của hung thủ. Ví dụ như nếu nạn nhân bị cắt thành từng mảnh chỉ trong vài giờ thì hung thủ phải rất khoẻ , đủ để chặt những khúc xương lớn.

Thời gian gây án cũng rất quan trọng vì nó gợi ý cho bạn biết về lối song61 cũng như nghề nghiệp của nghi phạm.

g. Những yếu tố địa điểm:

Thông tin về các địa điểm, như lần cuối cùng trông thấy nạn nhân ở đâu, vụ án xảy ra ở chỗ nào, hoặc hiện trường gây án có cùng một nơi phát hiện ra xác nạn nhân hay không sẽ cung cấp các thông tin kèm theo về hung thủ. Ví dụ, có phải hung thủ gϊếŧ nạn nhân ở chỗ nào đó dùng xe chở xác nạn nhân quăng ở nơi khác?

3. Đánh giá tội ác:

Trong giai đoạn đánh giá, chúng ta cố gắng tái lập lại chuỗi sự kiện cũng như hành vi của nạn nhân lẫn hung thủ.

a. Tái hiện vụ án:

Dựa vào những quyết định ở các giai đoạn trước, chúng ta có thể tái lập lại cách vụ án được dàn dựng và sắp xếp, mỗi nguời cư xử ra sao và tội ác xảy ra như thế nào. Việc này sẽ cho cung cấp cho chúng ta những đặc điểm riêng biệt của hung thủ, giúp phác thảo hồ sơ tội phạm và giúp chúng ta xác định được loại tội ác, là tội ác có tổ chức hay không có tổ chức ( sẽ được phân tích vào kỳ sau)

Tội ác có tổ chức thường được sắp xếp một cách tỉ mĩ kỹ càng, và hung thủ nắm quyền điều khiển cả hiện trường (ví dụ hung khí, vật chứng, hay xác nạn nhân bị giấu đi). Nguợc lại, tội ác không tổ chức thường ít hoặc không hề được tính toán sắp xếp từ truớc và hiện trường vụ án thường rất lộn xộn.

b. Động lực:

Động lực có liên quan đến các suy nghĩ bên trong của hung thủ, thường khó xác định. Động lực dễ được xác định với các vụ án có tổ chức mà hung thủ có suy tính và lên kế hoạch hành động, trong khi tội ác không tổ chức thường xảy ra do tâm lý bất ổn, ảo giác, cũng như dưới tác dụng của thuốc hoặc rượu và áp lực quá mức.

c. Thông tin về hiện trường vụ án:

Các thông tin về hiện trường vụ án bao gồm nơi xảy ra, phương thức gϊếŧ nguời, nguyên nhân chết, chấn thương quá mức, vị trí các vết thương, và nhiều yếu tố thuờng thấy ở các hiện trường cần được phân tích và đánh giá bởi các nhà điều tra và rất dễ bị hiểu sai.

Thông tin hiện trường được lý giải dựa trên kinh nghiệm của nhà điều tra về các vụ án tương tự như vụ án ở hiện tại, khi kết quả hoặc phương thức được biết.

4. Lập hồ sơ tội phạm:

Giai đoạn này bao gồm việc phác thảo hồ sơ tội phạm, có quan hệ với những đặc điểm của hung thủ cũng như hành vi của kẻ đó.

Hồ sơ tội phạm thuờng bao gồm nhận diện bề ngoài, thói quen, địa vị, tôn giáo, những hành vi dẫn đến tội ác, và những hành vi có thể có sau khi phạm tội. Nó cũng có thể bao gồm cả những lời khuyên cho các nhà điều tra ví dụ như phương thức hay cách thẩm vấn tội phạm.

5. Điều tra:

Giai đoạn thứ năm nói về quá trình điều tra tội ác dựa trên hồ sơ đã được thiết lập. Trong quá trình này, các nhà điều tra sẽ xác định lại các thông tin, tìm các bằng chứng khác và xác định mức hiệu quả của hồ sơ.

Mục tiêu: Bắt giữ tội phạm.

Sau giai đoạn thứ năm, cuối cùng chúng ta đi đến mục đích, đôi lúc được gọi là giai đoạn thứ sáu. Việc giam giữ xảy ra khi cảnh sát đã tím được nghi can.

Sau khi nghi can thừa nhận tội lỗi thì một cuộc thẩm vấn chi tiết với tội phạm được thực hiện để xác định tính hiệu quả của hồ cơ. Việc này giúp cho các nhà điều tra biết được liệu quá trình thiết lập hồ sơ có thành công hay không và có thể dùng cho những vụ án sau này được không.

Cre: Hiroshimi.wordpress.com