Việc gϊếŧ người, đối với người bình thường, dó là một tội lỗi. Nhưng đối với bản thân kẻ gϊếŧ người, đó có thể là một "sứ mệnh thiêng liêng".
Bài ca chết chóc
Từ tháng mười năm 1972 đến tháng hai năm 1973, một loạt vụ gϊếŧ người xảy ra quanh Santa Cruz, California. Nạn nhân bao gồm bốn người đi cắm trại (bị gϊếŧ trong một vụ thảm sát tập thể), một linh mục, một người đàn ông đang đào đất trong vườn, một cô gái đi nhờ xe, một người quen và vợ, và một người mẹ với hai đứa con (cũng bị gϊếŧ chung). Cảnh sát bắt được hung thủ chỉ vài phút sau khi hắn đã gϊếŧ nạn nhân thứ mười ba, hắn là Herbert Mullin (một số nguồn ghi là Mullen), 25 tuổi.
Không lâu sau người ta phát hiện hắn đã từng phải nhập viện năm 1969 vì cạo tóc và tự thiêu sau khi nghe những giọng nói nhưng đã được xuất viện. Nhập viện và lại xuất viện, hắn trở thành kẻ lang thang. Theo lời khai, hắn đã dừng sử dụng thuốc kháng thần và sau đó "nghe thấy" một giọng nói thôi thúc hắn gϊếŧ người. Hắn tin là trái đất "hiểu" tỉ lệ tử đang quá thấp và đang khơi mào thảm họa tự nhiên để khắc phục tình hình. Vì vậy, nhiệm vụ được trao cho Mullin để cứu người dân California khỏi trận siêu động đất có khả năng phá hủy và nhấn chìm cả bang xuống biển. (Có lúc hắn gọi là "lục địa của tôi".) Hắn có thể làm điều này bằng cách tạo ra "thảm họa nhỏ". Hắn quyết định "ca bài ca chết chóc" để thuyết phục mười ba người hoặc là tự sát, hoặc là chấp nhận làm vật hy sinh (hắn bảo họ nói chuyện với hắn bằng ngoại cảm). Bằng một con dao, súng trường, súng lục, và gậy bóng chày, hắn tấn công nạn nhân một cách ngẫu nhiên cho đến khi bị cảnh sát bắt được. Được chẩn đoán mắc bệnh tâm thần phân liệt hoang tưởng, hắn cho rằng mình vô tội với lý do rối loạn tâm thần. Dù vậy, bồi thẩm đoàn phát hiện ra rằng hắn hoàn toàn tỉnh táo và buộc tội hắn hai điểm ở án gϊếŧ người cấp độ một và tám điểm ở án gϊếŧ người cấp độ hai (và một loại khác được thêm vào sau này).
Có rất nhiều kẻ gϊếŧ người bị loạn tinh thần khi thực hiện hành vi gϊếŧ người, nhưng hiếm khi tòa tuyên bố hắn vô tội vì lý do mất lý trí. Điều này có thể thấy trong một số vụ án lo ngại bị cáo sau khi được thả có nên bị giam ở bệnh viện tâm thần. Nhưng luật pháp cũng ghi nhận chứng loạn tâm thần, một chứng bệnh tâm lý, không nhất thiết biểu thị mất lý trí. Một người có thể bị ảo tưởng khi gây án nhưng vẫn nhận thức được việc mình làm là sai. Đó là lý do luật sư bào chữa ở cả hai bên đều dựa vào chuyên gia tâm lý để chứng minh bị cáo đang ở trạng thái tâm lý nào khi gây án.
Ý chí phạm tội (mens rea)
Hệ thống luật pháp dựa trên quan điểm con người là những tác nhân lý trí có thể tự do lựa chọn hành động trong đa số sự việc, và vì thế con người phải chịu trách nhiệm và có thể bị trừng phạt. Tuy nhiên, chuyên gia tâm thần khẳng định rằng phần lớn hành vi còn người được quyết định bằng những yếu tố vượt ngoài khả năng điều khiển và nhận thức của họ. Vì vậy, tội trạng có thể được giảm nhẹ ở một mức độ nào đó, chứ không phải hoàn toàn. Mặc dù một người có thể có khách quan tội phạm (actus reus - hành động gây án) họ có thể không sở hữu ý chí phạm tội (mens rea - khả năng có ý định gây án, thừa nhận sai lầm, và biết trước kết cục). Cả hai điều kiện đều cần thiết để quyết định một người có chịu trách nhiệm hình sự hay không.
Hướng điều tra chủ chốt trong vụ án có liên quan đến rối loạn tâm thần là xác định trạng thái tâm thần của bị cáo tại thời điểm xảy ra vụ án và chứng bệnh tâm thần đó có liên hệ đến hành vi gây án hay không. Quan điểm này có từ thời Hy Lạp, nhưng chính xác hơn, thuật ngữ bị cáo rối loạn tâm thần của Mỹ xuất phát từ một vụ án ở Anh năm 1843. Daniel MNaghten cảm thấy mình bị quấy rối bởi những điệp viên tưởng tượng và để trả đòn phủ đầu, hắn bắn chết thư ký của Thủ tướng (nhầm tưởng đó là Thủ tướng). Hắn có ý định gϊếŧ người, nhưng nhận thức của hắn bị hư hỏng nặng đến nỗi tòa phán quyết hắn không biết rằng mình đã làm sai. Đáp trả dư luận dậy sóng, hội đồng hoàng gia xem xét lại vụ án và lập ra tiêu chuẩn để đánh giá bị cáo có mất lý trí hay không: "tại thời điểm gây án, bị cáo chịu ảnh hưởng của một căn bệnh tâm thần, và không biết bản chất và ý nghĩa của việc mình đang làm, hoặc bị cáo biết việc mình đang làm, nhưng lại không nhận thức được việc đó là sai." Bệnh tật và khuyết tật đã cướp đi năng lực tự do lựa chọn của một người, và sự trừng trị của pháp luật là không đủ để họ cảm thấy đắn đo.
Tại Mỹ, nhiều năm liền có những cải tổ, bao gồm việc thêm lưu ý rằng dù một người có thể nhận thức được tính chất phạm tội của hành vi, họ vẫn bị thúc ép thực hiện hành vi ấy. Nói cách khác, một người có thể có sự điều khiển sai lệch đối với hành động của mình, điều này có khả năng là do những chứng bệnh tâm lý nhất định. Một số kẻ gϊếŧ người hàng loạt được bào chữa là hoặc không có khả năng nhận thức hành động sai trái, hoặc không có khả năng điều khiển hành vi. Các chứng rối loạn nhất định thường dẫn đến mất chức năng hoạt động. Trước khi mô tả chúng, hãy so sánh một vụ án được phán là bị cáo bị mất lý trí với một số vụ khác bị cáo không thể thoát tội.
Dị thường
Khi cảnh sát đến một nông trại 195 mẫu bên ngoài Plainfield, Wisconsin vào năm 1957 để nói chuyện với người độc thân lập dị Edward Gein vì nghi ngờ dính líu đến một vụ cướp, hắn không có nhà. Họ nhìn xung quanh và vào nhà bếp ngoài trời, thấy một cái xác mặc đồ được treo lên trần. Khi nhìn kỹ hơn, họ rất sốc khi phát hiện đó là một thi thể phụ nữ không đầu, bị rút nội tạng, treo ngược. Họ tự hỏi liệu người đã chết này có phải là người bán hàng bị mất tích tên Bernice Worden. Họ cũng nghĩ tới ba năm trước có người mất tích tên Mary Hogan, bị bắn và mang đi.
Bên trong nhà, họ phát hiện một cảnh tượng kinh tởm: đệm ghế được làm bằng da người, một hộp chứa bảo quản bộ ρᏂậи 🅢iиɧ ɖụ© nữ, một hộp khác chứa bốn cái mũi phụ nữ, một dây nịt được làm bằng núʍ ѵú, một quả tim trong cái túi gần lò nướng, hộp sọ từ một số đầu lâu, ruột trong tủ lạnh, mặt nạ người chết từ chín phụ nữ được bảo quản, một bộ da phụ nữ đầy đủ có cả bộ ρᏂậи 🅢iиɧ ɖụ©, một khuôn mặt có da đầu tóc đen (sau đó được xác định là của Mary Hogan), đầu của Worden ở giữa hai tấm nệm, và một đôi môi treo trên sợi dây. Khi mọi thứ đã được thu thập, có thể thấy Gein, một người sống ẩn dật có vẻ vô hại, cất giữ bộ phận cơ thể của ít nhất mười lăm phụ nữ trong nhà hắn. Hắn cũng làm phòng ngủ của người mẹ quá cố thành một miếu thờ được bảo quản hoàn hảo để tưởng nhớ bà.
Edward Gein
Khi bị thẩm tra, Gein sẵn sàng thừa nhận trộm bộ phận cơ thể của xác phụ nữ mới chết từ nghĩa trang suốt mười năm. Hắn cũng đã gϊếŧ Bernice Worden và Mary Hogan, vì họ có kích thước phù hợp mà hắn cần để làm bộ áo da người (hắn mặc nó để nhảy múa dưới ánh trăng). Hắn có vẻ không nhận thức được việc mình làm là sai. Vụ án kỳ dị này thu hút truyền thông quốc tế, nhất là những ai nghiên cứu tâm lý học tội phạm, và họ cho rằng Gein được nuôi dạy bởi một người mẹ áp bức, đạo đức chủ nghĩa, giờ bà đã chết, sau khi người bố rượu chè và anh trai của hắn chết vài năm trước đó. Bà đã dạy hắn rằng tìиɧ ɖu͙© là một thứ đồi trụy và hư hỏng, "gây ra" sự thiếu cân bằng tâm lý. Vì vậy, hắn trở nên mơ hồ đối với tìиɧ ɖu͙©. Hắn thích đọc sách về giải phẫu người, ăn thịt người, và thí nghiệm Nazi, dùng những cái đầu bị teo để trang trí căn nhà của mình (hắn còn cho trẻ em xem nữa).
Tại phiên điều trần năm 1958, Gein được phán mắc bệnh tâm thần và được đưa vào viện tâm thần vô thời hạn. Mười hai năm trôi qua và hắn được định là đủ khả năng trình tòa vì tội gϊếŧ Bernice Worden. Thẩm phán Robert Gollmar phán hắn có tội với tội danh gϊếŧ người cấp độ một, nhưng trong giai đoạn chịu tội, Gein lại được phán vô tội vì lý do mất lý trí và phải nhập viện lần nữa. Năm 1974, hắn trình kiến nghị, cho rằng mình đã bình phục và cần được thả tự do. Kiến nghị của hắn bị bác bỏ. Hắn chết vì suy hô hấp năm 1984 và được chôn bên cạnh mẹ mình.
Peter William Sutcliffe thì không may mắn như vậy. Hắn bị bắt năm 1981 sau sáu năm điều tra ở Anh vì tội gϊếŧ người dưới cái tên "the Yorkshire Ripper" (Kẻ đồ tể xứ Yorkshire). Vụ án bắt đầu từ những cô gái mại da^ʍ, với những bức thư ký tên "Jack the Ripper" được gửi đến cảnh sát, cùng lời lẽ kɧıêυ ҡɧí©ɧ tương tự. Nhưng những vụ gϊếŧ người này còn tàn bạo hơn của Red Jack, và ít thường xuyên hơn. Một xác phụ nữ được phát hiện ở Leeds năm 1975 bị đập vào đầu đến chết bằng búa, và bị đâm khắp cổ, ngực, và bộ ρᏂậи 🅢iиɧ ɖụ© mười bốn lần. Một nạn nhân khác được tìm thấy vào ba tháng sau, nhưng phải mất một năm sau thì hắn mới tiếp tục thực hiện bảy vụ gϊếŧ người trong vòng mười lăm tháng. Tất cả đều bị đánh bằng dùi cui và bị chém. Ở một số vụ, hung thủ cắt xẻ bộ ρᏂậи 🅢iиɧ ɖụ© của nạn nhân, ban đầu nạn nhân là gái mại da^ʍ, nhưng phạm vi nhanh chóng lan rộng ra nữ nhân viên và sinh viên đại học. The Ripper cũng chuyển sang dùng tuốc nơ vít, đâm vào mắt nạn nhân. Có những người sống sót nhưng phải chịu biến dạng cực độ.
Khi được lấy lời khai bởi cảnh sát vì nghi ngờ chèo kéo gái mại da^ʍ, Peter Sutcliffe, 35 tuổi, đã kết hôn, và từng là nhân viên nhà xác, có một cái búa đầu tròn và hai con dao (hắn đã cố giấu chúng trong bụi cỏ). Khi bị thẩm tra bởi Tổ điều tra Vụ án the Ripper, trong vòng mười sáu tiếng hắn thừa nhận thực hiện hai mươi vụ tấn công đâm chém và mười ba vụ gϊếŧ người. Trong xe tải của hắn, cảnh sát tìm thấy một tờ ghi chú: "Trong xe tải này là một người đàn ông có tài năng thiên phú tiềm ẩn có thể gây chấn động cả đất nước, có năng lực sục sôi có thể lấn át những ai xung quanh." "Tinh tiết giảm nhẹ án" của hắn dựa trên lời khai rằng giọng nói của Chúa phát ra từ một ngôi mộ mà hắn đào ra lệnh cho hắn phải gϊếŧ gái mại da^ʍ: Hắn có một "nhiệm vụ thiêng liêng" (và cả một lịch trình trả thù vì bị một người phản bội). Cả hai bên đều đồng tình rằng hắn mắc chứng tâm thần phân liệt hoang tưởng, nhưng tòa vẫn cho rằng hắn hoàn toàn tỉnh táo khi tấn công nạn nhân. Hắn bị khép tội gϊếŧ người và nhận mức án tù chung thân.
[...]
Rối loạn tâm thần
Bệnh tâm thần cực độ bao gồm những cảm xúc, hành vi, suy nghĩ, niềm tin kỳ dị và nhiễu loạn có thể gây ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của một người trong công việc và các mối quan hệ, thường sẽ cô lập người đó. Ở các dạng nghiêm trọng, nó có thể khiến một người trở nên nguy hiểm đối với người khác và/hoặc với chính bản thân họ. Từ giữa thế kỷ mười chín, tâm thần học đã cố gắng phân loại bệnh tâm thần ở từng người, và điều này đã được chính thức hóa ở một số văn bản [...].
Chứng rối loạn tâm thần thường thấy nhất, tâm thần phân liệt (schizophrenia), được xác định dựa trên sự lẫn lộn giữa suy nghĩ và lời nói, đôi lúc trở nên mãn tính. Chứng bệnh này xảy ra đồng đều giữa nam và nữ, và thường là ở độ tuổi mười lăm đến ba mươi lăm. Nghiên cứu cho thấy yếu tố di truyền có ảnh hưởng, một người được di truyền khuynh hướng mắc bệnh có thể bị kích hoạt bởi tác động bên ngoài.
Tâm thần phân liệt thường khiến người bệnh bị ảo tưởng làm nhiễu loạn thực tế của họ. Ví dụ, "Railway Killer" (Kẻ gϊếŧ người trên đường tàu) Angel Maturino Resendez, 40 tuổi, cho rằng nhiệm vụ của hắn là cưỡиɠ ɧϊếp và gϊếŧ chín người ở ba bang, vì họ độc ác. Resendez cũng tin là hắn có thể đi lại khi đang ngủ, trở nên vô hình, và thay đổi khí hậu. Hắn nghĩ rằng lý do hắn trốn được cảnh sát trong hai năm là nhờ tốc độ siêu nhiên của mình và sự bảo hộ của Chúa. Hắn bảo chó dò tìm của cảnh sát không muốn chạm trán "thiên thần sói-hổ với diện mạo của một con khủng long". Bồi thẩm đoàn bác bỏ lời biện hộ mất lý trí của hắn và hắn bị khép tội gϊếŧ người cấp độ một.
Nghiên cứu cho rằng nguyên nhân của tâm thần phân liệt là dị biệt về hóa học hoặc cấu trúc của não bộ. Những triệu chứng ban đầu bao gồm cảm giác căng thẳng, rối loạn giấc ngủ, và mất đi hứng thú. Ở giai đoạn tồi tệ nhất, con người trải qua ảo tưởng, ảo giác, và rối loạn ngôn ngữ. Một số người mắc bệnh sẽ phát triển khuynh hướng bạo lực, đặc biệt là những ai trải qua ảo giác mệnh lệnh như Mullen và Sutcliffe đã khai.
Tâm thần phân liệt là chứng bệnh suốt đời chưa có thuốc chữa. Thuốc kháng thần có thể giúp ổn định hóa học não bộ, nhưng phải được sử dụng dưới sự giám sát chặt chẽ. Có rất nhiều vụ án mà hung thủ đã dừng thuốc. Trên thực tế, một số người mắc bệnh tâm thần phân liệt được cho là đủ khả năng thực hiện một số giai đoạn của quá trình phạm tội, bao gồm tự bào chữa. Colin Ferguson, hung thủ của vụ gϊếŧ người tập thể vào một buổi chiều ở giờ cao điểm tại đường sắt Long Island, là một ví dụ. Một người khác, dù không đến mức độ đó những vẫn muốn tự bào chữa là "Unabomber" Theodore John Kaczynski, người đã gϊếŧ ba người và làm bị thương hơn hai mươi người khác bằng một loại vụ đánh bom bằng thư từ. Hắn cũng viết một bản tuyên ngôn dài 35,000 chữ chống lại thế giới hiện đại và bị bắt vào năm 1996.
[...]
Một dạng rối loạn tâm thần khác là rối loạn xúc động lưỡng cực (bipolar affective disorder), từng được biết đến với cái tên rối loạn hưng cảm-trầm cảm (manic-depressive disorder). Đó là chứng rối loạn tuần hoàn dựa trên những thay đổi tâm trạng đột ngột từ hưng cảm sang trầm cảm, và người bệnh có thể có những giai đoạn cảm xúc mạnh và năng lượng cao khiến họ cảm thấy siêu nhiên. Họ đi không ngơi nghỉ suốt một quãng thời gian dài, có những suy nghĩ lớn lao, và có thể hoàn thành khối lượng công việc lớn. Tuy nhiên, họ sẽ ngay lập tức chuyển sang trạng thái trầm cảm nghiêm trọng, đôi lúc còn kèm theo ảo giác và ý nghĩ tự tử. Có thể họ nghe thấy những giọng nói ở một trong hai giai đoạn, nhưng ở khoảng giữa hai giai đoạn, họ cảm thấy bình thường.
Là người khác làm
Trong giới chuyên gia sức khỏe tâm thần, việc chẩn đoán chứng rối loạn đa nhân cách (dissociative identity disorder - DID) được ghi trong quyển DSM-IV thay cho tên gọi cũ trước năm 1994 (multiple personality disorder - MPD). Căn bệnh này thường bị nhầm lẫn với tâm thần phân liệt vì có nhân cách bị chia cắt. Ý nghĩa của DID là một người bị phân chia thành nhiều nhân cách khác nhau và hai hoặc nhiều hơn hai nhân cách phụ cùng chia sẻ một cơ thể, mỗi nhân cách có một danh tính riêng và thay phiên điều khiển tính cách và hành vi. Người ta tin rằng đây là kết quả của một chấn thương tâm lý (ngay cả điều này vẫn còn đang được tranh luận), như là lạm dụng tìиɧ ɖu͙©, và thường phát sinh trước năm tuổi. Ở một mức độ nào đó, như một số chuyên gia đã viết, "nhân cách thay thế" trỗi dậy để bảo vệ "nhân cách cốt lõi" trước những cảm xúc quá mãnh liệt. Một số nhân cách thay thế xuất hiện để hình thành những động lực bị cấm.
Trong những năm 1980 và đầu những năm 1990, DID là một phương pháp trị liệu để đối phó với những ký ức bị kìm nén. Chuyên gia chỉ ra rằng ký ức chấn thương không được ghi nhớ vẫn còn có năng lượng để bộc phát thành các triệu chứng như trầm cảm, tê dại, đa cảm, và phản ứng với những kí©ɧ ŧɧí©ɧ nhất định từ môi trường có thể chạm đến ký ức đó. Đôi lúc còn có cả những hồi tưởng mơ hồ. Những người này có thể "thoát xác", mất liên hệ với thực tế, bỏ qua những nỗi đau thể xác, và chịu đựng một cơn hoảng loạn bất ngờ. Họ cũng sẽ mắc phải rối loạn ăn uống và một số thói nghiện ngập, và ngược đãi người khác hoặc chính bản thân họ. Nhìn chung, họ gặp vấn đề với chuyện tình cảm và có thể bị rối loạn tìиɧ ɖu͙© và rối loạn giấc ngủ.
Mặc dù tính xác thực của DID vẫn còn gây tranh cãi, rất nhiều tội phạm đã nhìn ra tiềm năng giảm nhẹ tội, và có khi còn thoát được tội. Một số kẻ gϊếŧ người hàng loạt cho rằng mình có một nhân cách khác trong cơ thể để trốn tránh trách nhiệm. Ví dụ, John Wayne Gacy, người đã gϊếŧ ba mươi ba chàng trai trẻ dưới tên "Jack Hanley", một nhân cách thay thế. Sau khi nhận tội và vẽ bản đồ tầng hầm bên dưới căn nhà nơi cất giấu hơn hai mươi nạn nhân, hắn "thoát xác" và giả vờ rằng Hanley đã thực sự vẽ bản đồ. Tuy nhiên, mánh khóe này không thành công và hắn nhanh chóng phải từ bỏ, dựa trên một chẩn đoán tâm thần - ngất xỉu khi uống rượu tạo điều kiện cho một "động lực không thể cưỡng lại" mỗi lần hắn gϊếŧ người. Điều này cũng không mang lại kết quả tốt đẹp cho hắn.
[...]
Nhắc đến việc làm giả một nhân cách "xấu" khiến hắn gϊếŧ người, kẻ sát nhân thường được liên hệ nhất là Kenneth Bianchi, thành viên của một nhóm tên là "Hillside Stranglers" (Những kẻ bóp cổ bên sườn đồi). Họ bắt đầu hành động ở Los Angeles vào năm 1977, và trong một vài tháng, chín phụ nữ bị sát hại và vứt xác dọc theo lòng đường bên sườn đồi. Nhân chứng đã nhìn thấy hai người đàn ông cùng với một nạn nhân, nghĩa là có nhiều hơn một hung thủ gây án. Người phụ nữ thứ mười bị bỏ bên trong cốp xe của cô, nhưng phải đến vụ án chết hai mạng người ở Bellevue, Washington, cảnh sát mới có đầy đủ đầu mối dẫn hướng điều tra đến Kenneth Bianchi và em họ của hắn, Angelo Buono.
Khi Bianchi ngồi tù, luật sư bào chữa của hắn nhờ bác sĩ tâm thần John Watkins khám cho hắn. Watkins cho Bianchi vào trạng thái thôi miên, khiến hắn thừa nhận gây ra các vụ gϊếŧ người và khai ra em họ mình, rồi hắn cho rằng mình bị MPD. Vì hắn gϊếŧ người dưới tên "Steve Walker", hắn không có khả năng hầu tòa. Ba chuyên gia khác cũng bị thuyết phục với trường hợp của Bianchi.
Bên công tố đã thuê chuyên gia riêng, bác sĩ Martin Orne, người biết rằng cảnh sát đã điều tra ra "Steve Walker" là tên của một sinh viên đại học mà Bianchi đã trộm danh tính để làm giả quá trình chẩn đoán. Để bẫy hắn, bác sĩ Orne nghĩ ra một kế: ông nói với Bianchi rằng đa số người mắc MPD có nhiều hơn hai nhân cách, và không lâu sau "Billy" xuất hiện. Bianchi cũng giả vờ chạm vào một người giả tưởng không có ở đó, nhưng ảo giác không phải là một triệu chứng, và cơ quan thẩm quyền đã biết rằng Bianchi đang diễn kịch. Dưới sức ép, hắn thừa nhận lừa gạt cảnh sát. Điều này tạo điều kiện cho công tố khép tội hắn với bảy vụ gϊếŧ người và buộc tội em họ hắn. Năm 1983, tòa kết tội Buono với chín vụ gϊếŧ người với chín bản án tù chung thân.
Một vấn đề đã nảy sinh tại phiên tòa của Arthur Shawcross, kẻ bị truy tố gϊếŧ mười phụ nữ ở Rochester, New York, từ 1988 đến 1989. Dù hắn đã thú nhận chi tiết, luật sư bào chữa vẫn biện hộ hắn "vô tội vì lý do mất lý trí". Để được coi là mất lý trí ở bang New York, Shawcross phải chứng minh tại thời điểm gây án, hắn chịu phải một căn bệnh hoặc tổn thương tâm thần khiến hắn hoặc không biết mình đang làm gì, hoặc không nhận thức được việc mình làm là sai.
Luật sư bào chữa thuê bác sĩ Dorothy Lewis, bác sĩ tâm thần và là chuyên gia về ảnh hưởng của các chứng rối loạn lên hành vi bạo lực. Lewis tin rằng Shawcross gặp chấn thương tâm lý vô cùng nghiêm trọng khi còn bé và mắc chứng động kinh thùy thái dương chưa hoàn thiện làm chặn ký ức. Những cơn động kinh chỉ xảy ra dưới những tình cảnh đặc biệt, như là khi hắn ở một mình với gái mại da^ʍ vào ban đêm. Shawcross hỗ trợ bà bằng cách chấp nhận thôi miên, và bà đã quay phim lại để đưa ra trước tòa. Lewis rất tức giận khi tổ bào chữa không thể lấy được bản quét não mà bà cần để chứng minh vụ án dưới góc độ thần kinh học. Bà cũng không biết rằng một chuyên gia biện hộ khác cũng đã thẩm tra Shawcross cùng lúc đó - điều này có thể đã ảnh hưởng đến những gì Shawcross nói với bà. Vì thế, hy vọng sử dụng hắn làm ví dụ cho lý luận của bà trở nên rắc rối.
Bác sĩ Park Dietz, bên công tố, cho rằng Shawcross mắc chứng rối loạn nhân cách phản xã hội (antisocial personality disorder), không được coi là rối loạn hay tổn thương tâm thần gây cản trở nhận thức. Hắn nhớ đầy đủ các vụ án của mình để cung cấp chi tiết và đầu mối cho cảnh sát tìm ra hai nạn nhân nữa. Hắn cũng đã cố gắng tránh né điều tra và tránh vây bắt, vì vậy hắn biết điều hắn làm là sai và có thể khiến hắn bị bắt giam. Trên thực tế, hắn đã từng ngồi tù vì tội gϊếŧ người tìиɧ ɖu͙©. Kết thúc phiên tòa dài năm tuần, thầm phán ra quyết định Shawcross hoàn toàn tỉnh táo và khép tội hắn với mười điểm tội gϊếŧ người cấp độ ha. Hắn nhận mười bản án hai mươi năm tù đến tù chung thân.
Cre: tamlyhoctoipham.com