Tâm Lý Học

Chương 13: C13: 13. Rối Loạn Ám Ảnh Cưỡng Chế Và Rối Loạn Nhân Cách Ám Ảnh Cưỡng Chế

Obsessive Compulsory Disorder (OCD) - Rối Loạn Ám Ảnh Cưỡng Chế

Obsessive Compulsory Personality Disorder (OCPD) - Rối Loạn Nhân Cách Ám Ảnh Cưỡng Chế

Đặc điểm chủ yếu của chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế là nỗi ám ảnh lặp đi lặp lại hay sự ép buộc nặng đến mức họ dành tất cả những thời gian mà họ có để phục vụ cho nỗi ám ảnh nọ. Nó có thể khiến cho người mắc bệnh trở nên tiều tụy, tinh thần mỏi mệt hoặc gây trở ngại trong cuộc sống.Vào một thời điểm nào đó, người bệnh sẽ nhận ra nỗi ám ảnh hay sự cưỡng chế quá vô lý. Và sự rối loạn này không phải là phải là do dùng thuốc hay do những điều kiện sức khỏe bình thường khác.

Ám ảnh là những ý tưởng , suy nghĩ hay hình ảnh cứ xuất hiện một cách dai dẳng, xâm nhập vào đầu óc khiến cho tâm thần bồn chồn, mỏi mệt. Sự xâm nhập này được nhận dạng là "kẻ lạ trong tiềm thức". Có nghĩa là với cá nhân mắc bệnh, họ nhận nỗi ám ảnh này là "lạ lùng" , không nằm trong quyền điều khiển của họ và không phải loại suy nghĩ mà họ nghĩ là mình sẽ có. Tuy nhiên, họ có thể nhận ra nỗi ám ảnh đó xuất phát từ trong tâm trí mà không phải là do tác động từ bên ngoài.

Những nỗi ám ảnh thường gặp nhất là những suy nghĩ lặp đi lặp lại về sự dơ bẩn (sợ bị nhiễm bẩn khi bắt tay). Giám khảo của American Got Talent, Howie Mandel bị ám ảnh về vi trùng tới mức ông đã cạo trọc đầu mình vì sợ vi khuẩn có thể sống trong đó. Hoặc là nỗi lo lắng thường trực (không biết hôm nay trên đường mình lái xe có khiến ai bực mình hoặc bị tổn thương hay không) hoặc là lúc nào cũng muốn mọi thứ sắp xếp theo một trình tự nhất định (có thể nổi điên lên khi một vật bị lệch ra khỏi thứ tự mà mình sắp xếp chúng). Những suy nghĩ, ám ảnh, và sự thôi thúc đó không chỉ đơn giản là nỗi ám ảnh quá mức về những tình huống trong cuộc sống hằng ngày và thật sự là nó cũng ít khi nào dính đến những tình huống xảy ra trong đời thật như về công việc, nhà cửa, những mối quan hệ.

Những cá nhân bị mắc nỗi ám ảnh như thế thường chọn cách lờ đi hoặc đè nén xuống. Một số khác thì bị thôi thúc, cố gắng giải tỏa nó bằng những hành động và đó gọi là cưỡng chế. Ví dụ như có người cứ lo không biết mình có tắt bếp chưa thì sẽ có hành động cố gắng cưỡng chế dập tắt nỗi lo đó đi bằng cách kiểm tra bếp hàng chục lần để chắc rằng nó đã tắt (và cái này phù hợp với đặc điểm là bệnh nhân dùng tất cả thời gian để phục vụ, cố gắng cưỡng chế nỗi ám ảnh)

Sự cưỡng chế là những hành động lặp đi lặp lại như rửa tay, kiểm tra không ngừng nhằm giảm thiểu đi nỗi lo lắng, mỏi mệt chứ không nhằm để thỏa mãn hay hài lòng gì cả. Trong hầu hết mọi trường hợp, bệnh nhân cảm thấy mình cần phải làm những hành động đó để giảm thiểu đi sự lo âu đi cùng với nỗi ám ảnh, hoặc để phòng ngừa chuyện gì đó. Ví dụ như với người bị ám ảnh là mình bị dơ, họ có thể giảm đi nỗi sợ hãi đó bằng cách rửa tay mình cho đến khi da đỏ lựng lên. Người lo không biết mình khóa cửa chưa thì bị thôi thúc đi kiểm tra cửa mỗi vài phút.

Theo định nghĩa, người lớn mắc bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế ở một thời điểm nào đó sẽ phát hiện ra những nỗi ám ảnh và những hành động cưỡng chế quá mức và không hợp lý. Điều này không áp dụng lên trẻ em vì trẻ em còn thiếu những nhận thức cộng thêm sự cảnh giác để có thể phát hiện ra những bất thường.

Những hoạt động tôn giáo không thuộc phạm trù của bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế, trừ khi nó vượt trên những tiêu chuẩn bình thường của xã hội, được những người trong cùng tôn giáo xác định là không hợp lý, và gây rối loạn với vai trò trong xã hội.

Với những người trưởng thành, bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế thường xảy ra với cả nam và nữ. Nhưng đối với trẻ em, tỷ lệ mắc bệnh ở con trai cao hơn con gái.

Nhiều người thường lầm lẫn bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế với rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế. Bệnh rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế là chủ yếu nằm ở nhân cách. Bệnh nhân thường quá chú ý đến những chi tiết, quy luật và cách tổ chức mà quên mất đi trọng điểm của hoạt động. Họ bị mắc chứng hoàn hảo quá tất cả mọi thứ và để nó làm ảnh hưởng đến công việc. Ví dụ như không thể hoàn thành được công việc của mình nếu những quy định mà bản thân đề ra không được đáp ứng. Nói cách khác, họ quá cứng nhắc và khuyết thiếu sự thích ứng với thay đổi. Họ thường muốn nắm quyền chủ động, chú ý vào từng chi tiết nhỏ nhất quá mức cần thiết. Ví dụ như bệnh nhân làm lạc đi tờ giấy ghi lại những gì mình cần làm. Thì anh ta sẽ bỏ ra hàng giờ chỉ để tìm lại tờ giấy đó, hơn là bỏ ra vài phút cố gắng nhớ lại những gì mình cần phải làm. Họ phân phối thời gian rất tệ, và điều đó cũng gây trở ngại với những ng xung quanh. Bởi vì thế nên họ dành hầu hết thời gian cho công việc và khả năng hoàn thành công việc, hầu như không có thời gian rảnh cho các hoạt động gia đình bạn bè (trong trường hợp kinh tế gia đình ổn định). Họ cũng không thể bỏ đi những vật dụng cũ, hoặc hư nát mặc dù nó chẳng còn giá trị sử dụng gì nữa, thêm vào đó là khả năng chi tiêu quản lý tiền bạc của họ rất tệ.

Với những triệu chứng và hành vi tôi nói trên, thử xem trong hai trường hợp dưới đây bạn có thể phân biệt ra cái nào là rối loạn ám ảnh cưỡng chế và cái nào là rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế không nhé.

Trường hợp thứ nhất: Tim, một cậu bé tám tuổi được bác sĩ của mình cho nhập viện bởi vì trong năm vừa rồi, cân nặng của cậu tụt quá mức nghiêm trọng mà ông không thể tìm ra bất kỳ nguyên nhân bệnh trạng nào. Tim cực kỳ cực kỳ quan tâm đến cân nặng của mình, và cân bản thân mỗi ngày. Cậu lúc nào cũng than rằng cậu mập quá, và nếu như cậu không thể sụt kí thì cậu ăn ít lại. Cậu đã sụt hơn 5 kí trong năm qua nhưng cậu vẫn cho rằng mình còn mập, mặc dù thật sự là cậu bị thiếu dinh dưỡng và thiếu kí. Vì quá mệt mỏi, ba mẹ cậu đã quăng cái cân đi, và thế là cậu ghi chú lượng calo mà mình ăn hằng ngày. Cậu tiêu tốn rất nhiều thời gian vào đó, cứ kiểm tra rồi lại kiểm tra để chắc rằng mình đã đo đúng.

Thêm vào đó, Tim được cho là quá mức ám ảnh với sạch sẽ and ngăn nắp. Hiện tại, câu không có bạn bè bởi vì cậu từ chối không đến nhà họ chơi, cảm giác rằng nhà họ quá dơ. Cậu nổi giận nếu một người nào khác chạm vào cậu. Cậu lúc nào cũng kiểm tra xem cậu có làm mọi việc theo kiểu mà nó nên được hoàn thành không. Hơn nữa, Tim lúc nào cũng dậy sớm hai tiếng trước khi đi học để chắc rằng mình có đủ thời gian để chuẩn bị. Gần đây, cậu thức dậy lúc 1:30 sáng để chuẩn bị đi học.

Trường hợp thứ hai : Một bệnh nhân 45 tuổi là luật sự nhập viện dưới sự kiên trì của vợ ông. Bà không thể chịu đựng được thái độ lạnh lùng, không cảm xúc, thời gian làm việc của ông quá dài, hành vi bạo lực và thường đi công tác xa. Bệnh nhân không cảm thấy hôn nhân mình có vấn đề gì cả nhưng chấp nhận nhập viện để chọc cười vợ mình.

Nhưng sau đó, bệnh nhân có vẻ gặp rắc rối trong công việc của mình. Ông được biết như một thành viên chăm chỉ nhất trong công ty. Tuy ông là thành viên trẻ nhất nhưng ông nổi tiếng là có thể làm cùng lúc nhiều vụ án. Dạo gần đây ông phát hiện ông không thể nào bắt kịp được tiến độ công việc. Ông quá sĩ diện để từ chối bất kỳ vụ nào, và quá mức hoàn hảo hóa mọi thứ để có thể vừa lòng với những gì mà trợ lý ông làm. Ông không thích cách mà họ viết hay câu văn của họ. Ông nhận thấy mình thường xuyên phải sửa chữa những thứ nhỏ nhặt mà họ làm và vì thế ông không thể nào làm mọi việc theo thời khóa biểu của mình được. Những người trong công ty thường than phiền vì ông quá quan tâm đến những chi tiết và không biết cách phân phối công việc, trách nhiệm dẫn đến chất lượng công việc của ông bị hạn chế. Ông có thay từ hai đến ba thư ký mỗi năm trong 15 năm vì không ai chịu được tính khí của ông. Ông chỉ trích họ từ những lỗi nhỏ nhất. Khi những vụ án bị đình trệ, ông không thể quyết định được vụ nào sẽ được xử lý trước, bắt đầu phân công công việc cho từng người nhưng cuối cùng không thể gặp họ được dẫn đến ông phải làm việc 15 tiếng mỗi ngày.

Bệnh nhân là con của hai người cực kỳ ham làm việc. Ông lớn lên lúc nào cũng cảm thấy mình làm chưa đủ, và những gì mình gặt hái được quá ít. Ông không thích nghỉ ngơi nhưng thích được sắp xếp công việc , hoạt động của từng thành viên trong gia đình và sẽ nổi giận nếu có ai đó không theo sự sắp xếp của ông.

Sau khi bạn đọc xong hai trường hợp này, theo bạn, người nào mắc bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế và người nào mắc bệnh rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế ? Đoán thử xem, áp dụng những triệu chứng bệnh lý và những thông tin tôi đưa ra, bạn hãy trổ tài làm bác sĩ xem nào. Không được nhìn lời giải đáp ở phía dưới đây nhé.

Rồi, bạn quyết định xong rồi chứ gì, vậy thì hãy kéo xuống để xem coi mình có chuẩn đoán bệnh lý của hai người kia đúng không nhé.

Tim bị ám ảnh bởi sự dơ bẩn và nỗi ám ảnh này cứ lặp đi lặp lại khiến cho cậu mỏi mệt và không vui. Hơn nữa, cậu lúc nào cũng kiểm tra xem những thứ mình làm có hoàn thành theo kiểu nó đáng ra phải được hoàn thành hay không. Và những hành động như vậy là ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày của cậu. Những suy nghĩ này không nằm trong quyền điều khiển của cậu và khoảng thời gian dài cậu phải thức dậy để chuẩn bị đến trường là hành động cưỡng chế phục vụ cho nỗi ám ảnh này của cậu. Cậu thậm trí tránh đến nhà bạn vì cậu nghĩ nhà họ dơ . Từ những triệu chứng này, chúng ta có thể khẳng định cậu bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế.

Thật ra trường hợp này là bệnh l*иg trong bệnh, Tim còn mắc cả chứng rối loạn tâm sinh lý khi cậu quá mức quan tâm về cân nặng của mình và lúc nào cũng nghĩ mình bị béo phì. Nhưng vì mục tiêu của bài là chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế nên mình không đi sâu vào bệnh này để tránh mọi người bị loạn.

Trường hợp thứ hai, vị luật sư này lạnh lùng, cứng nhắc và bị mắc chứng muốn mọi thứ phải hoàn hảo, và quá mức ám ảnh với từng chi tiết nhỏ. Mặc dù ông không thể quyết định chắc chắn, nhưng ông muốn mọi người phải theo ông. Hôn nhân của ông gặp khó khăn vì thời gian ông làm việc quá dài và không còn thời gian với gia đình và bạn bè. Ông cứng nhắc và lạnh lùng, không thích bất kỳ sự thay đổi nào. Đây là những đặc điểm của chứng rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế.

Thế nào, bạn cảm thấy mình hiểu rõ hơn về triệu chứng hai bệnh chưa? Xong rồi thì cùng tôi đi xuống phần nguyên nhân và cách chữa trị nhé.

Nghiên cứu cho thấy bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế và rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế có liên quan đến hàm lượng chất dẫn truyền thần kinh, Serotonin, thấp. Serotonin đảm nhận nhiệm vụ truyền thông tin giữa những tế bào não và chất này có vai trò trong việc điều chỉnh cảm xúc, giận dữ, sự thôi thúc, sự thèm ăn, nhiệt độ cơ thể và cơn đau. Những loại thuốc điều trị bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế đều có tác dụng nâng cao hàm lượng Serotonin trong não lên và cũng đồng thời điều trị chứng trầm cảm.

Một trong những phương pháp chữa cả hai chứng là sự kết hợp giữa nhận thức- hành vi. Bệnh nhân phải nói chuyện với chuyên viên tâm lý, đối mặt với nỗi sợ của mình và bắt đầu làm chủ nó. Ví dụ như đối với người bị mắc chứng quá sạch sẽ, ban đầu họ sẽ nói chuyện với bác sĩ tâm lý, nghe lời khuyên. Bệnh nhân sẽ phải kháng cự lại sự thôi thúc muốn làm ra hành động cưỡng chế nào đó để giảm thiểu nỗi ám ảnh. Người bệnh sẽ không bao giờ bị bắt phải bỏ đi những hành động cưỡng chế đó Sau đó họ bắt đầu làm quen với những tình huống có liên quan đến chứng bệnh của họ nhưng họ sẽ phải dời hành động đó lại. Sự thôi thúc phải làm ra hành động sẽ giảm dần nếu như bệnh nhân nghe theo lời chỉ dẫn mà hành động chậm lại. Giống như cách 5 phút họ phải đi xuống coi cửa khóa chưa, thì bây giờ tăng lên 10 phút, 15 phút, rồi 20 phút, từ từ rồi sự thôi thúc bắt buộc phải làm ra hành động giảm dần và có thể sẽ biến mất. Đối với bệnh nhân sợ bị dơ và không thể ngăn nổi sự thôi thúc phải rửa tay thật sạch thì họ sẽ phải tiếp xúc với nguyên nhân kí©ɧ ŧɧí©ɧ sự thôi thúc đó, ví dụ như làm dơ tay họ lại bằng cách chạm vào bồn cầu. Một ví dụ khác là họ phải tiếp cần một tờ khăn giấy hơi dơ một chút, tiếp đó mức độ dơ sẽ tăng dần, và họ sẽ phải làm chủ bản thân mình bắt đầu đối mặt từ loại bỏ nỗi ám ảnh muốn quăng tờ giấy đi và rửa tay cho đến khi tróc da. Phương pháp này được cho là hữu hiệu nhất trong việc chữa trị chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế.

Tuy nhiên phương pháp tốt nhất để chữa chứng này là để cho bệnh nhân tự đấu tranh với tâm lý của bản thân và chuyên viên điều trị chỉ quan sát và giúp đỡ khi cần thiết hơn là họ chỉ dẫn từng bước một. Bệnh nhân phải tự tập luyện một mình như là bài tập về nhà. Vai trò của chuyên viên điều trị sẽ phai mờ dần với bệnh nhân tự biết chịu trách nhiệm với bản thân mình, đến một lúc nào đó, họ không cần chuyên viên điều trị nữa và có thể tự mình điều khiển hành vi. Như vậy, bệnh mới chấm dứt hoàn toàn.

Tôi nghĩ đến đây mọi người có thể hiểu rõ hơn về hai chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế và rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế rồi nhỉ, đồng thời cũng hiểu thêm về cách chữa trị nó. Hai chứng này có thể tự bản thân mình tự chữa nhưng nó đòi hỏi người phải có tố chất tâm lý cực mạnh để có thể kháng cự lại những sự thôi thúc kia. Tôi hy vọng, người nào không biết thì bây giờ biết thêm để tăng thêm sự hiểu biết của mình, còn người mắc chứng này thì có thể tự mình chữa cho mình và có thể giúp đỡ những người cùng mắc bệnh khác.

Cre: Hiroshimi.wordpress.com