Nhảy, Nhảy, Nhảy

Chương 10: Chương 8

Chương 8

Từ phòng mình, tôi gọi điện cho anh bạn đối tác cũ ở Tokyo. Một người không quen cầm máy và hỏi tên tôi, sau đó lại một người khác bắt máy và hỏi tên tôi tiếp, cuối cùng mới đến anh bạn cũ của tôi nhấc máy. Cậu ta có vẻ bận bịu. Đã một năm rồi chúng tôi không nói chuyện. Không phải tôi cố ý tránh cậu ta; đơn giản là tôi và cậu ta chẳng có gì để nói, Tôi đã luôn quý cậu ta, bây giờ vẫn vậy. Nhưng thực tế, người bạn cũ này đối với tôi (và cả tôi đối với cậu ta) là "quá khứ đã xa." Nhắc lại một lần nữa, không phải chúng tôi đẩy nhau vào vị trí thế này. Chẳng qua chúng tôi chỉ đi theo con đường riêng của mình, và hai con đường này không giao nhau nữa. Không hơn, không kém.

Dạo này thế nào rồi? Tôi hỏi.

Cũng tốt, cậu ta trả lời.

Tôi bảo cậu ta rằng tôi đang ở Sapporo. Cậu ta liền hỏi thời tiết có lạnh không.

Có, rất lạnh, tôi trả lời.

Công việc thế nào? Đó là câu hỏi tiếp theo của tôi.

Bận, cậu ta đáp gọn lỏn.

Không uống nhiều nữa chứ, tôi hy vọng.

Dạo này thì không, gần đây cậu ta cũng không uống nhiều nữa.

Ở đó tuyết có rơi không? Đến lượt cậu ta hỏi tôi.

Giờ thì không, tôi tiếp tục câu chuyện.

Chúng tôi cứ kéo dài mãi trò xã giao tung hứng như vậy.

Cuối cùng tối cũng đi vào chủ đề chính: "Nghe này, tôi có chuyện muốn nhờ cậu."

Ngày trước tôi cũng đã giúp cậu ta một lần, Cả tôi và cậu ta đều còn nhớ. Vả lại, tôi cũng chẳng phải là loại người thích nhờ vả người khác.

"Rất sẵn lòng," cậu ta nói không chút kiểu cách.

"Cậu có nhớ lần chúng ta làm dịch vụ bản tin tận nhà của tập đoàn khách sạn đó không?" tôi hỏi. "Hình như năm năm trước thì phải?"

"Có, tôi nhớ."

"Cậu có còn qua lại với họ khỏng?"

Cậu ta suy nghĩ một lúc. "Khó thể nói là rất thân thiết, nhưng cũng không đứt đoạn. Không tới mức không thể hâm nóng quan hệ nếu cần thiết."

"Có một chằng cha biết rất nhiều về những việc đang xảy ra trong ngành này. Tôi quên mất tên hắn rồi. Người gầy nhẳng, lúc nào cũng đội cái mũ trông buồn cười. Cậu nghĩ có có thể liên lạc với hắn được không?"

"Tỏi nghĩ chắc là được. Cậu muốn biết chuyện gì?"

Tôi tóm tắt lại cho cậu ta bài báo về vụ scandal khách sạn Cá Heo. Cậu ta ghi lại ngày bài báo xuất hiện. Sau đó tôi nói về cái khách sạn Cá Heo cũ và xập xệ đã có ở đó trước cái khách sạn Cá Heo quái quỷ kia, tôi nói rằng muốn biết thêm những điều sau: Một là, tại sao khách sạn mới lại giữ nguyên tên cũ? Hai là, người chủ cũ hiện ra sao? Và cuối cùng là gần đây vụ scandal đó có diễn biến gì mới nữa không?

Cậu ta ghi chép tất cả thông tin và đọc lại cho tôi kiểm tra.

"Đủ chưa?"

"Đủ rồi đấy," tôi đáp "Chắc cậu đang vội hả?" cậu ta hỏi.

"Xin lỗi, nhưng..."

"Tôi sẽ xem hôm nay có thể làm gì cho cậu. Số của cậu ở đó là gì?"

Tôi cho cậu ta số điện thoại của tôi.

"Nói chuyện sau nhé," cậu ta nói rồi gác máy.

Tôi ăn bữa trưa đơn giản ở căng tin trong khách sạn. Sau đó tôi xuống tiền sảnh và trông thấy cô tiếp tân đeo kính đang ở sau quầy. Tôi ngồi xuống một chỗ trong góc và quan sát cô. Cô đang bận và có vẻ không chú ý đến tôi. Hoặc có thể cô đã để ý thấy, nhưng lại giả vờ lạnh lùng. Nhưng tôi đoán đó cũng chẳng phải là vấn đề. Tôi thích ngắm cô từ vị trí này. Đồng thời tôi tự nhủ rằng hôm qua mình đã có thể ngủ với cô nếu muốn.

Có những lúc tôi cần phải tự cổ vũ bản thân mình như vậy.

Sau khi đã ngắm cô gái đủ lâu, tôi vào thang máy phòng mình và đọc sách. Bầu trời bên ngoài nặng mây, khiến tôi cảm thấy như đang sống trong một cái l*иg thiếu ánh sáng. Vì không rõ khi nào thì anh bạn cũ sẽ gọi lại, nên tôi cũng không muốn ra khỏi phòng, điều này khiến tôi chẳng còn việc gì để làm ngoài đọc sách. Tôi nhanh chóng đọc xong Jack London và chuyển sang cuốnNội chiến Tây Ban Nha.

Ngày hôm nay giống như một đoàn phim quay chậm cảnh chiều tối. Chẳng có sự kiện gì, đây là đã nói giảm đi rồi đấy. Màu ghi sáng của bầu trời nhẹ nhàng thấm vào sắc đên, và cuối cùng hòa trộn thành màn đêm. Chỉ là một mức đỏ khác của sự u ám mà thôi. Như thể trên thế giới chỉ có hai màu duy nhất, đen và xám, hoán đổi nhau tuân theo quỹ đạo thời gian nhất định.

Tôi gọi phục vụ phòng yêu cầu mang bánh sandwich lên, tôi ăn một miếng bánh, rồi lại làm một ngụm bia. Khi không có việc gì làm, người ta thường làm mọi thứ chậm rãi và tỉ mẩn. Bảy giờ ba mươi, anh bạn cũ của tôi gọi tới.

"Tôi đã tìm thấy thằng cha đó," cậu ta nói.

"Có tốn công lắm không?"

"Ừm, tương đối," cậu ta nói sau một giây im lặng, tạo ra cảm giác như thể việc đó đúng là rất khó khăn. "Để tôi tóm tắt lại cho cậu. Chắc cậu cũng thấy là vụ này đã được bưng bít khá kín rồi. Mà không chỉ kín thôi đâu, nó còn được đóng chốt và khóa vào trong hầm ấy. Không ai đυ.ng tới cả. Vụ việc kết thúc. Không cần cả bùn đất để đào bới lên ấy chứ. Có vẻ như đã có vài chuyện bất bình thường trong chính phủ hay tòa thị chính. Không có gì quan trọng, chỉ là điều chỉnh một chút, họ đã nói vậy đấy. Chẳng ai biết gì thêm nữa. Viện kiểm sát cũng đã chõ mũi vào, nhưng cuối cùng cũng chẳng đi đến đâu. Nhiều đầu mối chạy qua đây lắm. Rất phức tạp. Khó khăn lắm mới moi được tin đấy."

"Đây chỉ là vấn đề cá nhân của tôi thôi mà. Sẽ không gây rắc rối cho ai cả đâu."

"Tôi cũng nói với hắn ta đúng như vậy đấy," vẫn giữ ống nghe, tôi với sang tủ lạnh lấy chai bia khác và rót vào cốc.

"Có vẻ như tôi lắm chuyện giống mẹ cậu, nhưng nói thế này chắc cậu hiểu: Nếu định tọc mạch, cậu sẽ dính đòn đấy," bạn cũ của tôi nói. "Có vẻ như vụ này khá lớn, thực sự lớn. Tôi không biết cậu được gì khi dấn thân vào, nhưng nếu là cậu, tôi sẽ không lún sâu vào việc này đâu. Hãy nghĩ đến tuổi tác và hoàn cảnh của mình, cậu nên sống an phận hơn đi. Tôi không bảo cậu học theo tôi, hiểu không?"

Cậu ta ho khan, tôi uống một ngụm bia nữa.

"Còn về người chủ khách sạn Cá Heo cũ, có vẻ như anh ta đã không nhượng bộ cho đến phút cuối, vì thế mà anh ta phải chuốc lắm tai họa. Đáng lẽ ra nên đi khỏi đó ngay, nhưng anh ta lại không chịu chuyển đi. Chắc là không nhìn được bức tranh toàn cảnh lúc đó."

"Thằng cha ấy đúng là loại người đó đấy," tôi nói. "Rất cổ hủ."

"Chuyện kinh doanh của anh ta kết thúc vô cùng tồi tệ. Một đámyakuzađến khách sạn và ở lì đó. Không làm chuyện gì quá tệ đến mức phạm pháp. Chúng tụ tập trong tiền sảnh và hằm hè nhìn bất cứ ai bước vào trong. Cậu tưởng tượng ra được chứ? Tuy nhiên, tay chủ ấy vẫn kiên quyết không nhượng bộ."

"Tôi hiểu," tôi nói. "Người chủ khách sạn Cá Heo cũ chắc đã quá quen với đủ loại khó khăn khổ sở rồi. Vài chuyện bất hạnh lặt vặt ấy chẳng thể làm anh ta nao núng."

"Cuối cùng thì chủ cũ của khách sạn Cá Heo đã đưa ra một đề nghị lạ đời. Thằng cha của cậu đã nói với bọn người đó là hắn sẽ ra đi. Với một điều kiện. Cậu biết là gì không?"

"Chịu," tôi đáp.

"Đoán thử xem nào. Suy nghĩ đi, anh bạn, chỉ một chút thôi. Đó là câu trả lời ột trong các câu hỏi của cậu đấy."

"Với điều kiện là phải giữ nguyên tên khách sạn Cá Heo.

Ng.uồ.n .từ. s.it.e .Tr.uy.en.Gi.Cu.ng.Co..c.om. Đúng vậy không?"

"Chính xác," cậu ta nói. "Đó là điều kiện và những người mua đã đồng ý."

"Nhưng tại sao?"

"Đó cũng không phải một cái tên quá dở. Tên Khách sạn Cá Heo nghe cũng ổn mà."

" Ừm, có lẽ vậy," tôi nói.

"Hơn nữa, khách sạn này sẽ là lá cờ tiên phong cho chuỗi khách sạn mới mà A Enterprises đang có kế hoạch xây dựng. Khách sạn siêu cao cấp, không phải hạng tầm tầm như trước đây. Mà lúc đó họ cũng chưa có tên cho nó."

"Hiểu rồi! Chuỗi khách sạn Cá Heo."

"Đúng vậy. Một chuỗi khách sạn để cạnh tranh với Hilton hay Hyatts trên thế giới."

"Chuỗi khách sạn Cá Heo," tôi nhắc lại một lần nữa. Một di sản được chuyển giao, một giấc mơ được trải rộng. "Vậy chuyện gì đã xảy ra với người chủ khách sạn cũ?"

"Ai biết được?"

Tôi uống một ngụm bia nữa và lấy đầu bút gãi tai.

"Lúc ra đi, bọn họ đã cho anh ta một món tiền kha khá, nên anh ta có thể làm bất cứ việc gì. Nhưng chẳng có cách nào tìm ra anh ta đâu. Anh ta chỉ là một nhân vật nhỏ, một kẻ qua đường mà thôi."

"Có lẽ vậy."

"Đại khái là thế," anh bạn cũ của tôi nói. "Đó là tất cả những gì tôi tìm hiểu được. Hết rồi. Vậy có đủ cho cậu không?"

"Cám ơn. Cậu đã giúp tôi rất nhiều," tôi nói.

Bạn tôi hắng giọng.

"Cậu phải xùy tiền ra à?" tôi hỏi.

"Không," cậu ta nói. "Tôi sẽ mời hắn đi ăn tối, rồi đưa tới hộp đêm ở Ginza, trả tiền xe cho hắn về nhà. Chẳng nhiều nhặn gì đâu, để ý làm gì. Đằng nào tôi cũng có thể tính nó thành kinh phí mà. Mọi thứ đều có thể khấu trừ. Mẹ khỉ, kế toán của tôi lúc nào cũng bảo phải chi nhiều hơn nữa. Cậu đừng bận tâm làm gì. Lúc nào muốn đến hộp đêm ở Ginza thì cho tôi biết. Tôi bao. Chưa đến những nơi đó bao giờ phải không?"

"Hộp đêm ở Ginza thì có gì hay ho chứ?"

"Rượu và gái," bạn tôi nói. "Những lời khen của thằng cha kế toán nữa."

"Sao cậu không đi với hắn?"

"Tôi cũng mới đi với hắn đấy chứ," cậu ta nói, có vẻ vô cùng ngao ngán.

Chúng tôi chào tạm biệt và gác máy.

Tôi bắt đầu nghĩ về anh bạn đối tác cũ này. Cậu ta bằng tuổi tôi, nhưng bụng đã phệ. Bàn làm việc của cậu ra chất đủ các thứ thuốc theo đơn bác sĩ kê. Thực sự quan tâm đến việc ai trúng cử. Rất lo lắng chuyện học hành của con cái. Lúc nào cậu ta cũng cãi nhau với vợ, nhưng về cơ bản thì đúng là một người đàn ông của gia đình. Chắc chắn là cậu ta cũng có điểm yếu, cậu ta nổi tiếng là uống rượu nhiều, nhưng thuộc típ người chăm chỉ, thẳng thắn. Theo đúng nghĩa đen của những từ ấy.

Chúng tôi hợp tác với nhau từ sau khi tốt nghiệp đại học và làm việc khá ăn ý. Đầu tiên chỉ là dịch tài liệu vặt vãnh, sau đó công việc dần dần mở rộng. Chính xác thì hai chúng tôi không phải bạn thân, nhưng quan hệ cộng tác thì khá ổn. Ngày nào chúng tôi cũng gặp nhau nhưng chẳng cãi vã bao giờ. Cậu ta trầm tính và lịch sự, còn bản thân tôi cũng chẳng phải là hạng ưa tranh cãi. Dẫu vẫn có những điểm khác biệt, nhưng chúng tôi đã cố gắng làm việc dựa trên tôn trọng lẫn nhau. Nhưng rồi có vài chuyện bất ngờ xảy ra, chúng tôi không hợp tác với nhau nữa, có lẽ cũng là thời điểm thích hợp nhất. Cậu ta bắt đầu lại từ đầu, tiếp tục làm việc cho cả hai người, thậm chí có khi còn tốt hơn khi chúng tôi làm chung nữa, thành thật mà nói là vậy. Nếu dựa trên danh sách khách hàng của cậu ta thì đúng là như vậy. Công ty ngày càng phát triển, cậu ta tuyển thêm cả một đội ngũ nhân viên mới. Thậm chí về mặt tâm lý, cậu ta cũng có vẻ vững vàng hơn.

Hình như tôi mới là người có vấn đề. Và có lẽ tôi đã có ảnh hưởng không-lành-mạnh lắm đến cậu ta. Điều này giải thích tại sao cậu ta có thể tìm ra con đường của mình sau khi tôi ra đi. Khen ngợi lấy lòng nhân viên để họ làm việc với kết quả tốt nhất, kể những chuyện cười ngu ngốc cho các cô tài vụ, dẫn khách hàng đến hộp đêm ở Ginza theo nghĩa vụ bất chấp chuyện cậu ta thấy việc đó thật buồn chán. Có lẽ cậu ta cảm thấy căng thẳng nếu phải làm những việc đó khi có mặt tôi. Cậu ta luôn để ý xem tôi nhìn cậu ta như thế nào, lo lắng xem tôi sẽ nghĩ gì. Cậu ta là kiểu người ấy. Mặc dù, thành thật mà nói, tôi chẳng quan tâm lắm đến chuyện cậu ta làm gì trước mắt mình cả.

Tốt thôi, giờ cậu ta đã là chính bản thân mình. Ở mọi góc độ.

Có nghĩa là, việc tôi ra đi đã khiến cậu ta không ngại ngần hành động đúng với tuổi tác, và cậu ta trở lại là chính mình.

Còn với tôi, điều này đã dẫn tôi tới đâu nhỉ?

Chín giờ, chuông điện thoại reng. Tôi không chờ cuộc gọi nào cả - chẳng ai ngoài anh bạn đối tác cũ biết tôi đang ở đây - cho nên ban đầu tôi không chú ý mấy đến tiếng chuông điện thoại lắm. Sau bốn tiếng chuông, tôi nhấc máy.

"Anh đã quan sát tôi trong tiền sảnh đúng không?" Đó là cô bạn tiếp tân của tôi. Cô không có vẻ gì là tức giận, nhưng cũng chẳng vui vẻ. Giọng nói của cô không thể hiện điều gì.

"Đúng vậy," tôi thú nhận.

Im lặng.

"Tôi không thích bị người khác quan sát khi đang làm việc. Điều đó làm tôi lo lắng và bắt đầu mắc lỗi. Tôi cảm thấy như anh cứ nhìn tôi suốt."

"Xin lỗi, tôi sẽ không nhìn chằm chằm vào cô nữa," tôi nói. "Tôi chỉ nhìn cô để có thêm tự tin thôi. Tôi không nghĩ cô lại căng thẳng như vậy. Từ giờ tôi sẽ cẩn thận hơn. Cô gọi từ đâu đấy?"

"Nhà tôi." cô gái trả lời. "Tôi chuẩn bị tắm rồi đi ngủ. Anh đã gia hạn ngày ở lại đây đúng không?"

"À phải. Công việc bị trì hoãn một chút."

Thêm một khoảng lặng ngắn.

"Anh có nghĩ tôi quá căng thẳng không?" cô hỏi.

"Tôi không biết. Mỗi người mỗi khác mà. Nhưng dù sao, tôi hứa là sẽ không nhìn cô chằm chằm nữa. Tôi không muốn ảnh hưởng đến công việc của cô."

Cô nghĩ ngợi vài giây, sau đó chúng tôi chào tạm biệt.

Tôi cúp máy, đi tắm, và nằm dài trên ghế sô pha đọc sách cho đến mười một rưỡi. Sau đó tôi thay quần áo bước ra hành lang. Tôi bước từ đầu này đến đầu kia. Nó giống như một mê cung vậy. Ở chỗ xa nhất là thang máy dành cho nhân viên, hơi khuất tầm nhìn, ngay bên cạnh cầu thang khẩn cấp. Nếu đi theo bảng chỉ dẫn, qua mấy phòng khách sẽ thấy có một cái thang máy ghi hàng chữ "Chỉ dành cho hàng hóa." Tôi đứng ngay trước đó, để ý thấy thang máy đang dừng ở tầng trệt. Có vẻ như không ai sử dụng nó cả. Loa trên trần đang phát giai điệu "Love is blue". Paul Mauriat.

Tôi nhấn nút. Thang máy khởi động rồi bắt đầu leo lên. Màn hình hiện lên số tầng - 1, 2, 3, 4, 5, 6 - rất chậm nhưng rõ ràng là vẫn đang lên, theo giai điệu của tiếng nhạc.

Nếu có ai đó ở trong thang máy, tôi luôn có thể giả vờ không biết. Khách thuê phòng tại khách sạn vẫn thường hay nhầm như thế. 11, 12, 13, 14 - thang máy lên đều. Tôi lùi lại, cho hai tay vào túi quần, đợi cửa mở ra.

15 - con số ngừng nhảy. Có một thoáng sững lại, không một tiếng động, rồi cửa mở ra. Trong thang máy trống rỗng.

Im lặng khủng khϊếp, tôi thầm nhủ. Hoàn toàn khác hẳn với tiếng cọt kẹt ở khách sạn cũ. Tôi vào trong và nhấn nút số 16. Cánh cửa đóng lại, không một tiếng động, tôi chỉ cảm thấy một chuyển động rất nhẹ, rồi cửa thang máy mở ra. Tầng mười sáu. Sáng sủa, rất sáng là đằng khác, giai điệu "Love is blue" chảy ra từ trần nhà. Không tối tăm, cũng chẳng có mùi ẩm mốc. Tôi đi dọc theo hành lang từ đầu này đến đầu kia để xem xét thật kỹ lưỡng. Có thể thấy là cách bài trí ở đây cũng chẳng khác gì tầng mười lăm. Cũng một kiểu hành lang rắc rối, cũng các dãy phòng như trải dài ra vô tận, cũng có máy bán hàng tự động trong hốc tường giữa hành lang, cũng có một dải thang máy dành cho khách.

Thảm trải sàn màu đỏ đậm, có lớp lông dày mềm mại. Không thể nghe thấy tiếng bước chân của chính mình. Trên thực tế, ở đây im lặng gần như tuyệt đối. Chỉ có tiếng nhạc bài "A Summer Place" văng vẳng, có lẽ Percy Faith. Đến cuối hành lang, tôi quay lại và đi bộ về chỗ thang máy dành cho khách rồi xuống tầng mười lăm. Sau đó tôi lặp lại hành trình đó một lần nữa. Đi thang máy của nhân viên lên tầng mười sáu, vẫn như vậy, hoàn toàn bình thường và sáng sủa. Và vẫn bài hát "A Summer Place."

Tôi bỏ cuộc và quay lại tầng mười lăm, uống hai ngụm brandy và đi ngủ.

Bình minh, màu đen chuyển về màu xám. Tuyết đang rơi. Xem nào, hôm nay mình nên làm gì bây giờ?

Như thường lệ, chẳng có việc gì để làm cả.

Tôi đi bộ trong tuyết đến cửa hàng Dunkin Donuts, xơi hai cái bánh rán vòng rồi vừa nhâm nhi cà phê vừa đọc báo sáng. Tôi lướt qua một bài báo về cuộc bầu cử địa phương. Tôi xem qua danh sách các phim đang chiếu. Chẳng có phim nào tôi muốn xem, nhưng trong số đó có một phim mà một người bạn cấp II của tôi thủ vai. Phim dành cho thanh thiếu niên tên là "Tình đơn phương", trong phim còn có một nữ diễn viên và một ca sĩ tuổi teen đang lên. Tôi có thể đoán được kiểu vai diễn của cậu bạn tôi: một thầy giáo trẻ, đẹp trai và hài hước với dáng người cao, mảnh dẻ, giỏi thể thao, lúc nào cũng có các cô gái vây quanh. Lẽ tự nhiên, nhân vật nữ chính sẽ phải lòng anh chàng. Vậy là cô gái mất cả ngày Chủ nhật để nướng bánh và mang đến căn hộ của chàng. Nhưng lại có một cậu bạn để ý đến cô gái. Một cậu chàng tầm tầm, hơi nhút nhát... kiểu điển hình. Tôi có thể tưởng tượng ra bộ phim mà không cần xem.

Khi người bạn cùng lớp này trở thành diễn viên, tôi đã đi xem vài bộ phim đầu tiên của cậu ta, phần nào là vì tò mò. Nhưng chẳng lâu sau đó tôi không quan tâm nữa. Phim nào cũng cùng một kiểu như vậy, và các nhân vật của cậu ta về cơ bản là giống nhau: cao, đẹp trai, giỏi thể thao, đầu tóc gọn gàng, ban đầu thì là sinh viên, sau đó là giáo viên, bác sĩ hay công chức trẻ, luôn được các cô gái ngưỡng mộ vây quanh. Cậu ta có hàm răng hoàn hảo, nụ cười quyến rũ. Rất ngọt ngào. Dù vậy chẳng có gì đáng để bỏ tiền ra xem. Tôi vốn chẳng phải một kẻ hợm hĩnh chỉ thích đi xem Fellini hay Tarkovsky(12). Không, hoàn toàn không. Có điều những phim của anh chàng này thì đúng là hạng bét. Sản phẩm kinh phí thấp, kịch bản rập khuôn và những câu thoại tầm thường, loại phim mà ai cũng có thể nói thậm chí đạo diễn, cũng chẳng buồn quan tâm.

Tuy vậy, theo tôi nhớ thì ngoài đời cậu ta cũng khá giống với những vai diễn ấy. Cậu ta cũng khá tốt bụng, nhưng có ai thực sự hiểu được con người đó bên trong như thế nào? Chúng tôi học cùng lớp hồi cấp II, và có lần từng chung bàn trong một thí nghiệm khoa học. Khá thân thiện. Nhưng ngay từ hồi đó cậu ta đã hoàn hảo đến mức khó tin - giống hệt như trong các bộ phim cậu ta đóng. Bọn con gái đều điên đảo vì cậu ta. Nếu cậu ra nói chuyện với họ, đôi mắt những đứa con gái trong đám ấy sẽ long lanh ươn ướt. Nếu cậu ta đốt đèn bunsen bằng đôi bàn tay thanh tú, cảnh tượng liền trông như lễ khai mạc Olympic vậy. Chẳng cô gái nào thèm để ý đến sự tồn tại của tôi.

Anh chàng này còn học rất giỏi nữa, lúc nào cũng nhất nhì lớp. Thân thiện, ngay thẳng, dễ gần. Dù có mặc quần áo gì đi nữa trông cậu ta lúc nào cũng sạch sẽ gọn gàng. Thậm chí cả khi đi tiểu cậu ta vẫn có vẻ gì đó rất thanh lịch. Thật là hiếm có thằng đàn ông nào trông tao nhã cả khi đi tiểu. Tuy nhiên, cậu ta chơi thể thao giỏi và cũng hoạt động sôi nổi trong ủy ban học sinh. Có tin đồn cậu ta có quan hệ với cô nàng xinh nhất lớp, nhưng chẳng ai chắc chắn cả. Tất cả các giáo viên đều cho rằng cậu ta rất xuất sắc, thậm chí trong ngày Họp Phụ Huynh(13), các bà mẹ cũng bị cậu ta hấp dẫn. Chẳng qua cậu ta đơn thuần là kiểu người như vậy. Nhưng, như tôi đã nói, thật khó mà biết được anh chàng này đang nghĩ gì.

Cuộc sống của cậu ta gần giống như những bộ phim.

Vậy thì việc quái gì tôi phải trả tiền để được xem một bộ phim như vậy?

Tôi vứt tờ báo vào thùng rác và đi bộ dưới tuyết về khách sạn. Khi đi qua hành lang, tôi liếc bàn lễ tân, nhưng cô bạn của tôi không có ở đó. Tôi đành ghé khu trò chơi điện tử chơi mấy ván Pacman và Galaxy. Đúng là hành hạ thần kinh. Những trò chơi kiểu này chỉ có khơi gợi thêm xu hướng bạo lực trong con người ta. Nhưng gϊếŧ thời gian rất tốt.

Sau đó tôi về phòng đọc sách.

Ngày hôm ấy thật không được việc gì cả. Khi đã chán đọc, tôi ngắm tuyết ngoài cửa sổ. Tuyết rơi suốt cả ngày. Tôi bồi hồi cảm khái rằng sao bầu trời có thể đổ nhiều tuyết đến vậy. Lúc mười hai giờ tôi xuống quán cà phê ăn trưa. Sau đó tôi lại trở về phòng đọc sách và ngắm tuyết rơi.

Nhưng rốt cuộc, đó cũng không phải một ngày hoàn toàn vô ích. Khoảng bốn giờ, tôi đang nằm trên giường đọc sách thì có ai đó gõ cửa. Đó là cô bạn tiếp tân của tôi, cô đứng đó, đeo kính và mặc áo đồng phục xanh nhạt. Không đợi tôi mở cửa rộng hơn. Cô lướt nhẹ vào phòng như một chiếc bóng và đóng cửa lại.

"Quy định của khách sạn. Nếu họ bắt gặp tôi ở đây, tôi sẽ bị đuổi việc đấy," cô nói thật nhanh.

Cô nhìn quanh phòng rồi ngồi xuống sofa, vuốt thẳng đường viền trên chiếc váy dài đến gối. Sau đó cô thở dài một tiếng. "Tôi đang trong giờ nghỉ." cô nói.

"Tôi đang định uống bia. Cô muốn uống gì không?" tôi hỏi.

"Không, cám ơn. Tôi không có nhiều thời gian. Anh đã ở trong phòng cả ngày nay rồi đúng không?"

"Tôi chẳng có việc gì đặc biệt để làm. Chỉ gϊếŧ thời gian bằng cách đọc sách và ngắm tuyết," tôi trả lời.

"Sách gì thế?"

"Về cuộc nội chiến Tây Ban Nha. Toàn bộ câu chuyện, từ khi bắt đầu đến khi kết thúc. Đầy những gợi ý." Chắc chắn rồi, cuộc nội chiến Tây Ban Nha có rất nhiều gợi ý về lịch sử. Đó là một cuộc chiến kiểu cổ điển hình.

"Nghe này, đừng hiểu lầm tôi nhé," cô ngắt lời.

"Hiểu lầm chuyện gì cơ?" tôi hỏi.

Im lặng.

"Ý cô là việc cô đến phòng tôi ư?" tôi hỏi.

"Vâng."

Tôi ngồi xuống cạnh giường, tay cầm lon bia. "Đừng lo, tôi rất ngạc nhiên khi thấy cô dừng ở cửa, nhưng là ngạc nhiên kiểu mừng rỡ. Tôi rất vui vì có người đến. Ở đây tẻ nhạt quá."

Cô đứng lên và cởϊ áσ đồng phục ra ngay giữa phòng. Rồi cô quàng chiếc áo lên lưng ghế, cẩn thận để không bị nhàu. Sau đó cô tiến lại chỗ mép giường tôi đang ngồi và ngồi xuống, đôi chân cô khép chặt. Không có áo khoác đồng phục trên người, trông cô thật yếu đuối và dễ tổn thương. Khi tôi vòng tay qua người, cô dựa vào vai tôi. Chiếc áo trắng của cô hơi cứng, và mùi người cô thật dễ chịu. Chúng tôi cứ như thế trong vòng năm phút. Tôi chỉ ôm cô, còn cô cũng chỉ ngồi đó, dựa đầu vào vai tôi, mắt nhắm lại, hơi thở nhẹ nhàng, như thể đang ngủ. Ngoài trời, tuyết vẫn không ngừng rơi, nuốt chửng mọi âm thanh.

Cô mệt. Cô cần một nơi để nghỉ ngơi. Và tôi là bến đậu gần nhất. Tôi hiểu. Thật vô lý và không công bằng chút nào khi một cô gái xinh đẹp trẻ trung thế này lại bị kiệt sức. Tất nhiên, điều này chẳng hề vô lý hay không công bằng. Mệt mỏi chẳng liên quan gì đến tuổi tác hay sắc đẹp cả. Nó cũng giống như mưa, động đất, mưa đá và lũ lụt thôi.

Rồi cô ngẩng đầu lên, đứng dậy và mặc lại đồng phục. Cô đi ra chỗ sofa, ngồi xuống và bắt đầu xoay xoay chiếc nhẫn ở ngón út. Trong bộ đồng phục, trông cô thật cứng nhắc và xa cách.

Tôi vẫn ngồi ở mép giường.

"Chuyện lạ kỳ mà cô gặp phải trên tầng mười sáu đó," tôi bắt đầu, "cô có nhớ là mình đã làm gì đó đặc biệt hay có gì đó khác thường xảy ra không? Vào lúc trước khi cô bước vào thang máy hay khi cô đang đi lên chẳng hạn?"

Cô ngẩng đầu lên với vẻ giễu cợt. "Hừm... để tôi xem nào. Không, tôi nghĩ là không. Nhưng thực tình là tôi cũng không nhớ rõ lắm."

"Không có dấu hiệu gì lạ ư?"

"Mọi thứ vẫn vậy," cô nhún vai. "Chẳng có gì bất thường cả. Thật ra lần đó thang máy hoạt động rất bình thường, nhưng khi cửa thang máy mở ra, mọi thứ đều tối đen. Chuyện chỉ có thế."

"Tôi hiểu", tôi nói, "Cô có muốn đi ăn với tôi tối nay không?"

Cô lắc đầu. "Xin lỗi. Tối nay tôi có kế hoạch khác rồi."

"Thế còn ngày mai?"

"Mai tôi có giờ học bơi."

"Học bơi à?" tôi mỉm cười, nói. "Cô có biết là thời Ai Cập cổ đại người ta đã có lớp học bơi rồi không?"

"Không," cô nói, "nhưng tôi thấy điều đó thật khó tin, anh có thấy thế không?"

"Không, là sự thật đấy. Tôi biết được điều này từ vài nghiên cứu mà tôi buộc phải làm," tôi giải thích. Một kỷ niệm từ mớ những kiến thức thực tế vô dụng.

Cô nhìn đồng hồ và đứng dậy. "Cảm ơn nhé," cô nói. Và lướt nhẹ qua cửa phòng, cũng lặng lẽ như khi cô bước vào. Chỉ có vậy cho cả ngày hôm ấy. Vì thế tôi băn khoăn không hiểu người Ai Cập cổ đại làm gì cho hết ngày, liệu họ có niềm vui nho nhỏ nào không trên hành trình tẻ nhạt đến với cái chết của mình. Học bơi và ướp xác chăng? Và tổng hợp của những điều như vậy chính là cái mà người ta gọi là một nền văn minh.