Việt Hùng Diễn Nghĩa

Chương 45: Đồng bào 10 (cuối)

Trước khi vào truyện thì có mấy gạch nhắc lại dòng thời gian cho rõ ràng:

- Năm 178:

+Đầu năm Marco Polo chia tay Hoàng Hùng đi Nam Dương gặp Hoàng Dung.

+Tháng 3 âm lịch, Thái Ung được ân xá, lập tức khởi hành đi Dương Châu.

+Tháng 4 âm lịch, vừa tới Tư Châu thì gặp được Hoàng Thừa Ngạn, báo tang Hoàng Dung.

+Tháng 5 âm lịch, thành lập Đông Hải thương minh, Phu Văn Lâu, Hồng nghĩa đường, 3 năm ‘giữ đạo hiếu’ bắt đầu, Hoàng Hùng và 6 quái xuôi nam, gặp được tiên động, gặp Giáp Hân Đán.

+Tháng 6 âm lịch, chộp Chu Phù, gặp Nguyễn Bỉnh Khiêm.

+Tháng 7 âm lịch-hết năm, thầy trò đi ‘du lịch’, Hoàng Dung về Kinh Tương mưu tính vấn đề Huyền Kính Ty và hợp tác mậu dịch Ích-Kinh-Dương-Giao

- Năm 179:

+Đầu năm, Sĩ Nhϊếp lên chức thứ sử, bổ nhiệm Lạc Lương làm Thái Thú Giao Chỉ, Lạc Long giả trang làm em trai vào trú tại Khuất Lão.

+Tháng 3 âm lịch, giổ tổ, gặp lại Marco Polo, đoàn thuyền Giang Nam cập bến Vân Đồn, trao đổi buôn bán, và cũng mang theo thuyền thám hiểm.

+Tháng 4 âm lịch, đoàn thám hiểm ra khơi sau một thời gian tập huấn.

+Tháng 5 âm lịch, thầy trò tới rừng Gươm, đoàn thám hiểm trú bão ở đảo cát vàng.

+Tháng 7 âm lịch, Hoàng Hùng đi Đô Bàng Lĩnh, Nguyễn Bỉnh Khiêm đi Cối Kê.

+Tháng 8-9 âm lịch, Sơn Việt và Mân Việt xem như giải quyết ổn, chỉ chờ giổ tổ năm 180.

Đến đây thời gian 3 năm ‘giữ đạo hiếu’ đã dùng hơn 1 nửa.

Cái gì nặng hơn núi sông ta,

Và cao rộng hơn trời cha biển mẹ?

Nghĩa tình xứ sở hương cây khế,

Dẫu ngọt chua vẫn đậm vị quà quê!

(P/s: Chỉ là thơ ngẫu hứng. Ai không thích bỏ qua, chớ xuyên tạc.

Núi sông trời biển là vật thể, nghĩa tình là linh hồn)

“Hoàng Hùng, Hoàng Hùng!

Xem kìa, xem kìa!

Hay quá, hay quá!

Ngộ ghê, ngộ ghê!

Sao mà người ta có thể làm được như thế nhỉ?”

- Thiếu nữ mới lớn như một đóa sơn trà vừa mở trong buổi sớm tinh mơ, hương sắc lung linh trong sương mai và nắng nhẹ, mang màu sơn cước lại chấm nét kiêu sa, linh động hoạt bát mà chẵng nhiễm bụi trần.

“Lang Hoa cô nương.

Nam nữ thụ thụ bất thân.

Chúng ta đều đã 13 tuổi, không còn nhỏ nửa, đừng níu tay kéo áo.

Có thể thả lỏng một chút sao?”

“Không thể!

Hôm qua nói là dẫn người ta đi chơi nguyên ngày.

Kết quả thế nào?

Vừa thả tay liền biến mất, mất hút từ sáng tới chiều muộn”

“Cho nên hôm nay bù đắp lại không phải sao?

Đến, đến, đến”

Lang Hoa nhìn theo chỉ tay của Hoàng Hùng, chỉ thấy một cái sạp tụ tập khá đông người, ít phải đến 40, 50 chứ chẵng đùa, đông hơn nhiều so với những gian sạp khác.

Phải biết rằng bây giờ mới sáng sớm đầu Thìn (7h hơn) mà thôi, người tham dự lễ con chưa tới đông, các sạp văn nghệ đều còn trong quá trình chuẫn bị chứ chưa biểu diễn.

Sạp này có thể thu hút được sự chú ý của nhiều người như vậy chắc chắn có điều đặc sắc.

Có điều là hàng người tới trước đã che kín, Lang Hoa chỉ là thiếu nữ 13, nhìn không qua được, chẵng biết bên trong là gì.

Nhưng không sao,

Để tranh việc các rạp văn nghệ bị bu đông dẫn đến khách tham gia lễ hội không biết đâu mà lần, từ năm ngoái thì Hoàng Hùng đã đề xuất với bố mẹ việc cắm biển chỉ dẫn và biển tên cho các sạp.

Ngoại trừ ý tưởng này thì hắn còn nhiều ý tưởng lắm, năm ngoài tháng 11 về đến Khuất Lão, một mực ở chơi đến bây giờ đã ngót nghét 4-5 tháng, lấy tính cách của Hoàng Hùng thì đâu chịu ngồi yên, nói là dành thời gian cho cha mẹ, kỳ thực là dành thời gian cho ngày giổ tổ, và một lô một lốc các dự định.

Có điều hai vợ chồng Lạc-Hoàng cũng bận tối mặt, từ việc quân chính đến việc kinh tế, từ phối hợp với Lạc Lương chưởng khống Giao Chỉ đến việc tiếp xúc với các gia tộc, bộ lạc, cộng đồng, tăng cường giao lưu hợp tác.

Cho nên Hoàng Hùng ở một ý nghĩa nào đó có thể tính là bị bố mẹ hắn bắt nô, tình nguyện bị bắt nô.

Công việc chuẫn bị cho ngày giổ tổ lần này chính là do hắn chủ đạo.

Bởi thế không cần biển dẫn đường và bảng tên thì Hoàng Hùng cũng biết phía trước là nơi nào.

Lang Hoa nhìn lên bảng tên dựng cao, chỉ thấy viết 3 chữ

“Múa rối nước?

Là trò gì vậy?

Chưa nghe bao giờ luôn”

“Haha!

Đúng vậy, loại hình này mới, năm nay xuất hiện lần đầu.

Vô cùng đặc sắc, đảm bảo Lang Hoa cô nương sẽ thích”

“Đi đi đi!

Tiến lên, chen vào!”

“Ây! Không cần phải làm như vậy.

Còn chưa diễn aaaAAA”

Không đợi Hoàng Hùng nói hết câu thì Lang Hoa đã lấy hắn làm khiên đẩy xuyên qua đám người, vừa đẩy còn vừa hô:

— QUẢNG CÁO —

“Ban tổ chức tới! Ban tổ chức tới! Tránh đường! Tránh đường!”

- ---------------

Ở một bên khác, cũng có một nơi tụ tập đông không kém sạp múa rối nước của ông cháu Tếu.

Có điều đây không phải sạp văn nghệ nho nhỏ mà là một gian nhà mới dựng, khang trang sạch đẹp, hoa thơm đã nở, cây xanh thì mới trồng, còn phải đợi vài năm mới thành biệt thự sân vườn thực thụ được.

Mặc dù không có hàng rào nhưng những bụi hoa đã chắn hết đường, chỉ chừa lại cổng nên nếu không phải ăn cướp thì chắc chắn phải đi ngang qua tấm biển [Nhà Công Tín] viết bằng 2 thứ tiếng Hán và Việt-Mường.

Bởi vì ngôn ngữ viết chưa thống nhất, nên Hoàng Hùng còn đặc biệt đặt hàng bản Mường làm một bức tranh gỗ miêu tả cảnh cá cược.

Đúng vậy!

Tên nghe rất kêu nhưng thật ra thì nhiệm vụ chủ yếu là tiếp nhận cá cược cho các trận trong giải thi đấu bắt đầu vào chiều nay.

Vì sao phải đặt tên kêu như vậy?

Bởi vì chung quy lại thì cá cược nếu không khống chế, dễ dẫn phát tràn lan trở thành tệ nạn xã hội, tạo thói hơn thua đua đòi, lắm khi khiến cho người ta tán gia bại sản, đẻ ra một loạt kẻ ngồi không mơ mộng làm giàu từ chuyện đỏ đen, rồi sẽ kéo theo trộm cướp và nhiều thứ ác bẩn khác.

Vì vậy Hoàng Hùng kiến nghị rằng nên đặt luật khống chế ngay từ đầu, mở một mặt lưới nhỏ để người ta có đường mà đi, gọi là ‘cấm hết không bằng khai thông’, từ đó tạo thói quen cá cược có tổ chức, có kiểm soát, có đạo đức, tránh những chuyện đáng tiếc xảy ra.

Bởi vì [Nhà Công Tín] vừa mới thành lập, cần một bộ óc linh hoạt, giao tế rộng rãi để ứng biến phù hợp,

Cho nên Hoàng Hùng chọn mặt gửi vàng giao cho Trần Sáu làm chủ quản đầu tiên.

Trần Sáu hiểu biết văn hóa, phong tục các nơi, lại tinh thông nhiều thứ ngôn ngữ, bao gồm cả phương ngữ, mặc dù chiều sâu không bằng Lê Tư, nhưng chiều rộng thì hơn xa.

Dân Việt xưa nay nghèo rớt mồng tơi, bắt đầu hơn 1 năm trở lại đây cây lúa tốt tươi, thuế má xá miễn mới có chút của ăn của để, nào biết đánh bạc, cá cược nó ra làm sao.

Bởi thế mà việc kéo người đi cá cược không hề dễ, nhưng bù lại thì việc thiết đặt luật lệ lại rất thuận lợi, ở một khía cạnh nào đó có thể nói thành ‘tre non dễ uốn’, đợi đến một ngày [Nhà Công Tín] làm lớn ra thì việc cá cược có quy cũ, có quản lý, đúng pháp luật cũng đã ăn vào máu.

Trong một phòng riêng được thiết kế để tiếp khách quý, Trần Sáu đang tiếp đón con trai của Sơn Việt Vu Vương và mấy vị trưởng lão theo phong cách Sơn Việt.

“Hút, hút”

“Ahhh”

Đem cần trúc nhổ ra khỏi mũi, Trần Sáu đánh à một cái, cười lớn khen ngợi:

“Rượu cần của Đô Bàng Lĩnh quả nhiên là số một.

Mấy tháng không được uống để ta nhớ không thôi.

Lúc đó chúng ta còn hứa mời nhau đặc sản các miền mà đúng không?

Đáng tiếc Kha huynh chiều này phải thi đấu, nếu không thì ta cũng mời huynh rượu đặc chế của Khuất Lão, đảm bảo hết sẩy”

Sơn Kha nhìn Trần Sáu thưởng thức rượu cần đúng kiểu thì trong bụng thấy ưng lắm.

Chóe rượu này là đặc chế của Đô Bàng Lĩnh, không phải dũng sĩ không thể uống, một ngụm vào bụng là ngã liền, uống bằng mồm còn thế huống hồ là uống bằng mũi.

Thế là Sơn Kha cười chất phác nói:

“Đấu xong rồi uống. Đấu xong rồi uống”

Mấy vị trưởng lão Sơn Việt cũng bỏ xuống cần tre, cười hà hà.

Trần Sáu rèn sắt khi còn nóng:

“Lần này các vị đến tận [Nhà Công Tín] hẵn là không phải chỉ vì mời ta uống rượu cần đi.

Không biết ta có thể làm gì giúp cho?

Cứ nói đừng ngại”

Sơn Kha gật đầu chỉ cô gái ngồi bên cạnh nói:

“Là việc của Mỵ Nguyệt.

Nàng nghe nói …”

Mỵ Nguyệt là một nữ thợ săn Sơn Việt nhưng không phải Đô Bàng Lĩnh mà là ở một vùng rừng núi khác, được Vu Vương triệu tập tới tham dự đoàn bái tổ năm nay.

Bằng ánh mắt sắc bén của một cao thủ thì Trần Sáu có thể dễ dàng nhận ra được năng lực của nàng.

Ẩn sâu trong thân hình cao dõng gầy gò và làn da trắng ngọc khác hẵn với những chiến sĩ dang nắng dang gió lại là một sức mạnh nổi trội hơn nhiều chiến binh nam dũng mãnh.

Ở nàng Trần Sáu mường tượng ra sự linh hoạt của vượn, dẽo dai của báo, sức bật của hươu.

Đó chỉ mới là ấn tượng ban đầu, chắc chắn nàng còn ẩn giấu thực lực, bởi đây là thói quen của bất kỳ một nghề nghiệp chiến đấu nào, từ chiến binh cho đến thợ săn.

Lần này Mỵ Nguyệt cũng tham gia giải thi đấu dành cho nữ.

Đây cũng là chiêu trò của Hoàng Hùng, đem nam, nữ, đơn lẽ, đội nhóm tách ra, không phải vì phân biệt này nọ, mà là vì câu ‘văn không có đệ nhất, võ không có thứ nhì’.

Thay vì đem các tộc ném hết vào một giải đấu để rồi hơn thua tỵ nạnh châm chọc nhau thì có thể gia tăng số giải đấu và phần thưởng, để các cộng đồng có nhiều cơ hội hơn trong việc thể hiện sở trường của mình, chia sẽ vinh quang cùng nhau.

Mỵ Nguyệt là hạt giống số 1 của Sơn Việt, nàng cũng cực kỳ mong mỏi giải quán quân, bởi vì bản làng của nàng rất nghèo, thỉnh thoảng đều phải nhờ Đô Bàng Lĩnh trợ cấp, tựa như lá tả tơi kêu gọi lá rách tới đùm vậy.

Tuy nhiên muốn giành quán quân cũng không dễ, dù sao thì Sơn Việt xưa nay đều hành quân lặng lẽ, hầu như không biết gì về các đối thủ của mình.

Mỵ Nguyệt so với đám người Đô Bàng Lĩnh thì lý trí nhiều, bởi vì nàng là thợ săn chính của bản làng mình, là người trực tiếp đối đầu với sự khắc nghiệt hoang dã của rừng già, giành giật cơ hội sống cho người thân.

— QUẢNG CÁO —

Thế nhưng mỗi lần nàng hỏi chuyện đối thủ thì Sơn Kha và mấy vị trưởng lão của Đô Bàng Lĩnh đều ậm ừ cho qua, hoặc nói mấy câu như kiểu ‘chúng ta vô địch, lo gì mà lo’.

Những người bình thường tự ngạo huênh hoang, đến khi thật sự đυ.ng chuyện thì sẽ bắt đầu lo được lo mất, sau đó tự khuyên nhau bằng những câu vô bổ để ma túy tinh thần của chính mình.

Mỵ Nguyệt cảm thấy như vậy không ổn, nhưng cũng không biết làm sao, thế là lân la tự đi tìm hiểu, đáng tiếc văn hóa có hạn, rất khó giao tiếp với người.

Đến tận hôm qua, dưới sự bố trí của Hoàng Hùng thì Mỵ Nguyệt mới biết về [Nhà Công Tín] nơi có thông tin các tuyển thủ, thậm chí đánh giá thực lực và khả năng thắng giải của họ để phục vụ cho việc thiết lập tỷ lệ cá cược.

Sau một phen giảng giải cộng tung hê thì Trần Sáu cũng thành công thuyết phục Mỵ Nguyệt rằng nàng ít nhất cũng sẽ thắng được vòng loại chiều nay, nếu muốn kiếm thêm thì có thể tham gia đặt cược.

Có điều là Mỵ Nguyệt một nghèo hai trắng, lần này đi theo đội Đô Bàng Lĩnh chỉ mang một thân thực lực, nào có gì khác.

Thế là Trần Sáu nảy ra một kế,

Hắn sẽ cho Mỵ Nguyệt mượn một số tiền đặt cược, với điều kiện là trận vòng loại chiều nay nàng không được thắng quá dễ dàng.

Lý do hắn đưa ra là như vậy sẽ dễ dàng giúp hắn chỉnh sửa tỷ lệ đặt cược có lợi hơn cho [Nhà Công Tín], vì nếu Mỵ Nguyệt biểu hiện quá xuất sắc thì người ta đặt cho nàng hết, hắn phải lỗ chổng vó.

Đương nhiên hắn cũng nhắc nhở Mỵ Nguyệt và những người còn lại là nếu muốn kiếm thêm thu nhập thì năm sau nhớ mang nhiều đặc sản một chút, [Nhà Công Tín] sẽ lấy giá cao thu mua.

Đến lúc đó muốn đặt cược hay muốn để dành thì tùy.

Đặc biệt là rượu cần đặc sản họ đang thưởng thức, Trần Sáu hy vọng có thể đạt được cung ứng ổn định vì hắn muốn dùng rượu này làm quà tiếp khách cho [Nhà Công Tín].

Đọc bảng báo giá mà Hoàng Hùng chuẫn bị từ trước, Mỵ Nguyệt mừng húm gật đầu hứa lia lịa.

Các nàng hiếm lắm mới đi xuống núi một lần, bán buôn với người Hán lời 1-2 thì bị lừa 8-9, giá cả không bằng 1/4 so với liệt kê ở trên bảng này, một số món đồ tưởng vô dụng không ai dùng mà cũng có thu luôn.

‘Mọi người ơi! Không đói nửa rồi! Không phải chịu đói nửa rồi!’-Đó là những gì ngự trị trong đầu Mỵ Nguyệt lúc này.

Khác với Mỵ Nguyệt, đám người Sơn Kha coi bộ hãy còn dè chừng, đến giờ hắn cũng chỉ đặt cược cho bản thân vì cảm thấy mình thắng chắc mà thôi, hoàn toàn không có ý làm giàu mà thuần túy là tự cao.

Có điều Sơn Kha cũng là có thực tài, Đinh Ba từng cùng hắn giao đấu qua, cân tài cần sức.

Trần Sáu cũng không lo nhiều, thúc ép quá lại thành ra tệ nạn, không bằng cứ để họ nếm ngon ngọt dần dần, ngay sau lễ tịch điền năm nay thì sẽ có hội chợ thương mậu.

Đến lúc đó ai không có tiền mua tiếc đứt ruột ráng chịu, năm sau họ sẽ hăng hái tham gia mậu dịch hơn.

Phải biết rằng Hoàng Hùng đã làm chủ nâng giá cao thu mua đặc sản các tộc, lại hạ giá hàng loạt các mặt hàng nhu yếu phẩm.

Nổi bật nhất phải nói đến thóc gạo, bởi vì mảnh đất được cải tạo xung quanh gò Bồng bây giờ đã thu hoạch xong 2 vụ, trộn lẫn không thiếu đời F1 của ST2500, hạt gạo vừa trắng lại mập, dân thu hoạch còn nói đùa là lợn ngọc heo ngà.

Vì đặt vững căn cơ nông nghiệp cho gò Bồng, Hoàng Hùng đã dùng cả 1 cân giống F0, thậm chí nếu không phải sợ tốc độ khuếch trương của F1 quá nhanh khiến Sĩ Nhϊếp và Huyền Kính Ty chú ý, hắn có lẽ đã dùng luôn 3 cân, chỉ để giành hơn 1 cân rưỡi làm vốn cho Ích-Kinh-Dương và các đảo trên biển Đông thôi.

Đặc tính của F0 là thích nghi với địa hình và khí hậu, F1 trồng đúng nơi giống F0 được trồng thì sẽ dần dần cải tạo điều kiện tự nhiên nơi ấy, cho nên tốt nhất vẫn là thủ giữ một bộ phận, thuận tiện cho việc khai hoang mở cõi sau này.

Đương nhiên là giống F1 cũng không đem ra bán hết, chỉ bán 3-4 phần thôi, còn lại giữ làm hạt giống, bởi vì Hoàng Hùng tin chắc là sẽ chẵng có mấy người đem thóc gạo mua được xem như thóc giống để trồng, nhất là đối với những hạt gạo thơm ngon mập phì như vậy.

Họ có lẽ sẽ thử nghiệm nhưng không nhiều, như vậy cũng tốt, Hoàng Hùng cũng không khuyến cáo hay thông báo gì đặc biệt, ai ăn thì ăn, ai trồng thì trồng, sản lượng lương thực gia tăng từ từ một cách ngẫu nhiên mới ít gây chú ý.

Cũng đỡ phải thêu dệt huyền hoặc thiên mệnh gì cho mắc công.

- -------------

Đầu giờ chiều hôm ấy, màn trướng của Nam Việt Vu Vương nơi Khuất Lão khá vắng lặng, chỉ có Đinh Ba đang nằm ngáy ở ngoài cửa.

Bữa trưa vừa rồi hắn được ăn ngon quá, chưa bao giờ được ăn thứ gạo nào ngon như thế.

Hoàng Dung vừa mới rời đi, mang theo hầu hết quan hầu, chuẫn bị cho việc đón khách buổi chiều.

Chỉ có Lạc Long đang chuẫn bị chợp mắt một lát, đáng tiếc …

“Long tiểu tử!

Con trai ngươi lại bắt cóc con gái ta đi đâu rồi?

Ta đều đã hai ngày không thấy được mặt nàng”

- Giọng nói ồm ồm trầm ấm và hùng mạnh đánh động cả căn nhà sàn của Nam Việt Vu Vương.

Đinh Ba hý mắt nhìn một cái rồi lại nhắm mắt giả đò ngáy tiếp.

Lang Thiên trực tiếp bước thẳng vào trong phòng trên mặt treo một chùm hoa, vừa đi vừa vuốt râu, chả có vẽ gì là ‘hưng sư vấn tội’ cả.

Lạc Long cũng biết thừa tính cách lão này sau vài lần tiếp xúc, bởi vì họ giống nhau đến 8-9 phần, nếu là bình thường thì hắn sẽ châm chọc lại vài câu, có điều bây giờ hắn muốn nghỉ ngơi, sáng giờ mệt lã, chiều nay bao việc:

“Chắc ở chổ Tây Âu Vu Vương ấy!

Sáng nay nghe nói bọn hắn quanh quẫn mai bên các sạp văn nghệ của rừng Gươm.

Hết xem rối nước lại xem biểu diễn rèn đúc”

Quả nhiên vừa nghe đến đó thì Lang Thiên liền trừng mắt mở to, ba chân bốn cẳng rời đi còn dứt khoát hơn lúc đến.

Nghe trong những cơn nôm nam còn réo rắt tiếng hô hoán:

“Cao San! Ngươi chớ dạy hư con gái và con rễ khâm điển của ta!”

— QUẢNG CÁO —

Đương nhiên đó chỉ là Đinh Ba mớ ngủ tưởng tượng ra thôi, Mân Việt Vu Vương đâu có thất lễ đến thế, cho dù có thực sự nghĩ như vậy cũng sẽ không hô hoán giữa đường cái.

Còn Lạc Long thì đã nhắm mắt trong tư thế đài sen, đi vào trạng thái thiền định mà chàng học được từ một vị thiền sư ở Cổ Pháp, sáu giác đã bế, hoàn toàn chìm ngập trong an tĩnh để khôi phục tinh thần thân thể.

- -----------

Lễ hội giổ tổ năm nay đặc sắc vô cùng, các hoạt động văn hóa văn nghệ và thi đua đấu giải không chỉ nhiều hơn, mà còn được tiến hành với quy mô hoành tráng và phong cách chuyên nghiệp.

Điều tiếc nuối duy nhất là hầu hết anh kiệt năm trước đã lên thuyền đi biển ráo rồi.

Nhưng năm nay cũng không vì vậy mà thiếu nhân tài, bởi vì Sơn Việt và Thủy Việt có thể nói là dốc hết sức mình, ganh đua từng ly từng tí, chia đều hai sắc huân chương.

Các giải thi đấu đơn trên cạn như đấu vật, bắn cung, đấu côn, vân vân, hầu như chỉ thuộc về Sơn Việt, là vinh quang của riêng họ.

Các giải thi đấu đơn lẫn thi đấu đội dưới nước như thi bơi, thì đua thuyền, thi lặn, vân vân, thì đều được Thủy Việt bao trọn.

Những cái tên như Sơn Kha, Mỵ Nguyệt, những danh hiệu như Thần Nước, Kình Ngư, vang dội cả kỳ đại hội và cũng đi vào bữa cơm quán nước khắp các chốn đồng quê.

Nam Việt chỉ duy nhất kiếm được giải quán quân của hội thi kéo co.

Âu Việt thì vẫn trầm tĩnh như thường, không có giật được giải gì, có điều năm nay mở rất nhiều sạp văn nghệ, từ múa rối nước đến sân khấu kịch, từ biểu diễn rèn đúc đến nhận đặt hàng gấp, còn tiện thể bán buôn một chút đồ thủ công mỹ nghệ.

Về phần Mân Việt lại có chút tịt ngòi, lấy cớ là chiến sự Dương Châu đến hồi gay cấn, Lang Thiên rời đi đã rất mạo hiểm nên tất cả tâm phúc đắc lực đều để lại Cối Kê.

Lý do thật là gì thì chỉ có một số người như Lang Thiên, Lạc Long, Lạc Lương, Hoàng Dung, Nguyễn Bỉnh Khiêm và Hoàng Hùng biết được.

Dù sao Sơn Việt và Thủy Việt dốc sức tham gia lần đầu, cũng nên cho họ nhìn thấy chút hy vọng, đợi họ không bứt ra được hẵn tiến hành cái gọi là ‘công bình công chính’, chứ nếu trấn áp ngay từ đầu thì chỉ sợ họ gặp khó lại thẹn rồi tự bế luôn.

Huống hồ Hoàng Hùng cũng hy vọng Sơn Việt có thể mua được càng nhiều lương thảo càng tốt.

Nếu nói dân ở đâu sẽ tiếc ăn cơm nhất, sẽ dùng phần lớn thóc mua được để làm giống nhất thì đó là Sơn Việt.

Không vì gì khác, chính là vì thiếu giống!

Đói có thể vào rừng kiếm ăn, mặc dù khó mà no đủ nhưng không chết được.

Nhưng nếu có thể ổn định nghiệp trồng trọt thì mới có thể bảo đảm sự sống được dài lâu.

Giống thóc của Sơn Việt thì Hoàng Hùng có nhìn qua khi leo lên Đô Bàng Lĩnh, chỉ có thể nói là thảm.

Quá hoang dã, hạt lép, nhẹ hều, nấu cháo còn tạm được, nấu cơm chỉ sợ một người ăn phải nguyên nồi, hết luôn phần cả nhà.

Sơn Việt Vu Vương cũng có nhắc qua với Hoàng Hùng về việc trao đổi thóc giống, và Hoàng Hùng đã hứa rằng sau lễ hội giổ tổ lần này sẽ có thóc giống bán ra, thậm chí hắn còn trộn lẫn mấy chục hạt F0 vào trong số thóc bán cho Đô Bàng Lĩnh, chỉ vì rãi một chút hy vọng.

- ---------

Nhìn vào những báo cáo về kết quả đạt được trong kỳ giổ tổ lần này, cao tầng của lễ hội bao gồm những quan khách đặc biệt như Lang Thiên và Cao San đều nuốt nước miếng ừng ực.

Có điều ai nào biết được năm sau lại càng hơn năm trước,

Bởi vì trước lễ giổ tổ năm sau đã có một con thuyền của đội thám hiểm trở về,

Người ít hơn,

Nhưng là do san bớt qua thuyền khác,

Còn thuyền này chuyên chở sản vật thu mua tìm kiếm được ở biển đông và biển nam.

Nó còn mang theo tin tức rằng đoàn thám hiểm đã gặp được những tăng nhân Thiên Trúc tại một vương quốc phương nam xa xôi ngàn dặm, theo mô tả là cách Âu Lạc một khoảng tương đương từ Vân Đồn quay lại Trường Giang.

Bản đồ sơ lược do Marco Polo vẽ ra cũng được mang về, trên đó đánh dấu hơn 10 hòn đảo lớn nhỏ trong khu vực biển đông, nơi mà họ đã đi qua và cắm cờ để sau này khỏi lộn.

Có bản đồ này thì đoàn thám hiểm năm nay có thể lấy thăm dò biển đông và giao lưu mậu dịch với những tộc người sống ven bờ biển phía nam làm chủ yếu, không thể hoàn toàn dựa vào một đội thám hiểm được, phải tạo ra nguồn lợi tức thời nhanh chóng và ổn định thì mới mong mọi người thực sự chú tâm vào nó.

Hoàng Dung đã bắt đầu cho kiến tạo các công xưởng đóng tàu ở Giao Chỉ từ năm ngoái, mặt ngoài treo danh nghĩa Đông Hải thương minh, để Sĩ Nhϊếp có câu trả lời cho Lạc Dương khi Huyền Kính Ty mách lẽo.

Nhưng đội ngũ thì hoàn toàn là người Nam Việt, Âu Việt và do các gia tộc Hán Việt chịu trách nhiệm bảo vệ, trông coi.

Rất nhiều tiến bộ triễn vọng, tuy không thấm thía gì với lực lượng hùng mạnh của Trung Nguyên nhưng kiến tha lâu cũng đầy tổ, đợi chờ một ngày dân tộc có cần thì đây chính là căn cơ, hơn nửa không phải là dùng một lần thì xong, mà là nguồn lực liên tục không ngừng nghĩ.

Có điều là Hoàng Hùng cũng không thể chứng kiến quá trình này, bởi vì sau lễ giổ tổ năm tiếp theo, hắn liền phải khăn gói lên Bắc gấp, ngay cả việc tổ chức hội chợ cũng phải giao cho Hoàng Dung.

Không phải vì thời hạn giữ đạo hiếu tới kỳ, chẵng ai trách một đứa con giữ đạo hiếu nhiều hơn 3 năm cả, thiếu thì người ta đàm tiếu chứ dư thì ai nói làm gì.

Hắn gấp gáp như vậy là vì trước lễ giổ tổ chừng nửa tháng, thế giới ý chí hiếm khi chủ động tòi mặt ra, nay lại thông báo khẩn cấp:

“Một trong những kẻ xâm nhập trái phép đã thức tỉnh hoàn toàn và thành công đoạt xá sinh linh giới này.

Sức mạnh ngoại lai hắc ám lựa chọn ruồng bỏ hắn.

Thế giới ý chí đã có thể khóa chặt vị trí của hắn.

Hán triều, Dương Châu, Cửu Giang, Ô Giang trấn.

Tên gọi hiện tại Ô Vũ.

Tuổi tác 8”