Việt Hùng Diễn Nghĩa

Chương 43: Đồng bào 8

Cảm ơn vYJMw02016 và Quân Thượng vì sự đề cử!

Cảm ơn mọi người ủng hộ!

Cuối cùng cũng hết nợ chương, mừng húm!

“…

Hay đâu thần tiên đi lấy vợ!

Sơn Tinh, Thuỷ Tinh lòng tơ vương,

Không quản rừng cao, sông cách trở,

Cùng đến Phong Châu xin Mỵ Nương.

Sơn Tinh có một mắt ở trán,

Thuỷ Tinh râu ria quăn xanh rì.

Một thần phi bạch hổ trên cạn,

Một thần cưỡi lưng rồng uy nghi.

…”

- Trích bài thơ [Sơn Tinh Thủy Tinh] trong tập Ngày Xưa (1935) của nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp,

Nhược trong ‘suy nhược’, Pháp trong ‘giặc Pháp’.

“Tếuuuuu!

Phải nghe lời ông đấy biết chưa.

Ráng mà học thành tài nghệ của ông, sau này anh mang em đi khắp mọi miền”

“Vânggggg!

Anh Hùng hứa rồi đấy nhé.

Sau này em sẽ được diễn xuất khắp đất trời.

Đem lại tiếng cười khí phách cho tất cả đồng bào”

Khi Hoàng Hùng quay đầu lại thì rừng Gươm đã lui sâu vào vòng tay bao bọc của núi non trung điệp,

Chỉ còn văng vẳng theo từng cơn gió thu những lời khắc ghi trong tâm khảm của Tếu, cháu nuôi của ông già kể chuyện Cao Tấn.

Khó có thể tưởng tượng được rằng sau mấy tháng sống chung thì người trở nên thân nhất với hắn trên mảnh đất ấy lại là Tếu.

Khi mới lọt lòng thì Tếu đã mồ côi cả cha lẫn mẹ sau một trận lũ quét.

Cao Tấn đem cậu bé về nuôi và xem như con cháu ruột bởi ông không cưới vợ chẵng sinh con, hậu quả của việc làm mất ‘Lạc Việt Thần Điểu’.

Với ông thì cậu bé là món quà trời ban, để xoa dịu những giằng xé trong tim vì không giữ được thánh vật của tổ tiên.

Từ bé thì Tếu đã thông tuệ, có lẽ là ông trời đền bù cho tai ương mà ông gây ra cho cậu.

Nhưng cũng bởi vậy mà Tếu hiểu được rằng cha mẹ cậu mất rồi, bất kể Cao Tấn có nói dóc, diễn trò tốt đến cở nào.

Bí nước, Cao Tấn bảo với Tếu rằng linh hồn của cha mẹ cậu ở trong con suối ấy, ngày ngày đi múc nước, bắt cá, tắm giặt thì cha mẹ đều nhìn thấy Tếu.

Thế là không biết vì Tếu tin Cao Tấn thật hay là vì Tếu chứng minh mình vẫn ổn để làm ông vui,

Ngày ngày Tếu vẫn ra bờ suối, hí há hí hoáy cái gì ấy, rồi cậu lại đi theo mấy bác thợ mộc thợ rèn xin xỏ này nọ, học này học kia.

Rồi một ngày Tếu nói với Cao Tấn là cậu gặp được cha mẹ rồi, và mời ông ra suối sau bữa cơm trưa.

Khi Cao Tấn đến nơi lại chẵng thấy Tếu đâu, nhưng ông chưa kịp la ó hốt hoảng thì…

Từ trong lòng suối mát nổi lên hai con rối gỗ một nam một nữ, nho nhỏ thôi nhưng rất xinh đẹp, rất có hồn, tựa như cha mẹ Tếu hiện về thật vậy, họ cảm ơn ông đã thay họ chăm sóc Tếu.

Vấn đề duy nhất là họ nói giọng của Tếu, và quả đầu ba chõm của Tếu dù dựa sát vào thành suối thì cũng đâu thoát được mắt Cao Tấn, người đã từng là cao thủ số một của rừng Gươm, ông bị đánh gãy khớp chứ đâu có bị mù.

Nhưng Cao Tấn vẫn vờ như không phát hiện ra, ông nói chuyện với ‘bố mẹ Tếu’ chỉ một lát rồi rời đi vì sợ Tếu lạnh.

Hôm ấy Cao Tấn khóc nhiều lắm, khóc trong vui cười, khóc trong những lời khen tặng từ tận sâu trong tâm dành cho đứa cháu nuôi, một thiên tài sân khấu thực sự.

“Ai lại nghĩ đến việc đem màn nước hóa thành sân khấu kia chứ?!”

Cao Tấn nói như thế khi kể chuyện này với Hoàng Hùng.

Và Cao Tấn bắt đầu dốc hết cả tâm sức mình vào việc dạy bảo Tếu.

Cậu bé có ước mơ được đem tiếng cười sân khấu, đem khí phách cha ông lan tỏa đến mọi miền đất Việt, để tất cả đồng bào ta có thể được vui tươi hạnh phúc, được đúc luyện đức tâm.

Tếu hệt như cái tên của cậu.

Nhưng nếu không có cái tếu cái tình ấy thì văn hóa ta trong tương lai hẵn là sẽ mất đi một nét chấm phá dịu kỳ.

“Một ước mơ vĩ đại trong một hình hài bé nhỏ!”

Trần Sáu đã nhận xét như thế.

Không phải chỉ vì năng khiếu ngôn ngữ của cậu bé Tếu chẵng kém cạnh gì hắn khiến hắn nhớ lại ngày ấu thơ của mình.

Mà bởi vì Trần Sáu thật sự cảm thấy khâm phục ước mơ ấy,

Trẻ con thích vui thích cười thì không có gì lạ,

Nhưng nếu một đứa bé muốn đem hồn cốt của dân tộc vào trong vui cười

Và lan tỏa cho mọi người để phát triển văn hóa của giống loài mình,

Thì đứa bé ấy thật là đáng khâm phục.

Mọi người cùng đồng ý với hắn, nhất là Hoàng Hùng.

Cho nên dù không có mối thân tình được xây dựng từng giờ từng khắc suốt mấy tháng qua thì Hoàng Hùng cũng bằng lòng dùng hết khả năng giúp cậu bé.

Nếu không phải Tếu còn quá bé và còn cần đi theo Cao Tấn trau dồi nhiều hơn thì Hoàng Hùng đã ‘bắt cóc’ cậu bé theo luôn rồi, Vu Vương cũng cản không được.

- -----------

Chuyến hành trình sắp tới có lẽ sẽ khá vất vã, Hoàng Hùng, Trần Sáu, Đinh Ba và Ngô Hai sẽ phải trèo đèo vượt non băng rừng khá nhiều để leo lên Đô Bàng Lĩnh để gặp gỡ Sơn Việt Vu Vương.

Còn Lý Năm thì được Hoàng Hùng cử đi bảo vệ Nguyễn Bỉnh Khiêm, người sẽ tiếp tục dẫn đoàn học trò của mình đi về hướng Đông, đến diện kiến Mân Việt Vu Vương.

Phân công như vậy không phải vì để đuổi thời gian cho kịp lễ giổ tổ năm sau mà là có dự kiến từ trước.

Trước là về địa lý.

Đô Bàng Lĩnh ẩn trong thâm sơn cheo leo, từ rừng Gươm đến Đô Bàng Lĩnh xa hơn nhiều từ Hợp Phố vào rừng Gươm.

Đoàn người Nguyễn Bỉnh Khiêm đi quá bất tiện, chi bằng chỉ cử một nhóm nhỏ đi thôi.

Về phần Mân Việt thì lại trái ngược.

Bởi vì thường giao tế với người Hán, thậm chí Mân Việt Vu Vương chính là một trong những cánh tay đẩy lưng phía sau quân khởi nghĩa Hứa Chiêu nên đường đi nơi này vốn không phải quá khó khăn.

Thế nhưng Huyền Kính Ty cũng sẽ nhiều hơn.

Nguyễn Bỉnh Khiêm thì không nề gì vì từ xưa nay vẫn thể hiện mặt ngoài trung lập, chỉ yêu đèn sách, tựa như một vị Thái Ung thứ 2, nếu không phải là người Việt chính gốc thì có khi Lưu Hoành cũng muốn vời ông vào Lạc Dương làm thủ lĩnh đám hàn môn để cùng đánh thế gia.

Hoàng Hùng thì khác.

Hắn có thể qua mặt Huyền Kính Ty Giao Châu nhờ cách trở thông tin nhưng đến vùng quản trị của Mân Việt thì đã không còn là Giao Châu mà là Dương Châu, nơi có quan hệ khăng khít với Kinh Châu.

Nhất là khi Thái Ung cũng đang tá túc ở nhà học trò Cố Ung còn ‘học trò trưởng Hoàng Hùng’ đang giữ đạo hiếu ở Trường Sa thì mật độ liên lạc của Huyền Kính Ty hai châu sẽ càng nhiều.

Khó mà đảm bảo không có ai nhận ra Hoàng Hùng cho dù hóa trang có kỹ đến đâu.

Nếu như một người na ná giống với tiểu công tử nhà họ Hoàng xuất hiện ở đây trong thời gian ‘giữ đạo hiếu’ thì chuyện vui liền lớn.

Cho nên cẩn thận vẫn hơn.

Dù sao thì chỉ cần Mân Việt Vu Vương xuất hiện ở lễ giổ tổ năm sau là ổn, muốn ra mắt làm quen, giới thiệu gặp mặt gì chẵng được.

Trái ngược với sự lo lắng thường trực của Ngô Hai,

Hai thầy trò Nguyễn Bỉnh Khiêm-Hoàng Hùng rất tin tưởng vào kế hoạch do họ hợp tác chế định.

Trong lễ giổ tổ vừa rồi, khi Hoàng Hùng lao đầu vào cuộc vui, dùng ánh mắt tầm gần để quan sát các đoàn đại biểu thì Nguyễn Bỉnh Khiêm lại đứng ở một vị thế ngoài cuộc, để có góc nhìn bao quát khách quan.

Cả hai đều có giác quan sắc bén và trí tuệ cao rộng, nếu có thiếu thì chỉ là không thể phân thân mà thôi.

Thế nhưng nay họ có hai người, tựa như phân thân rồi, nên khi họ kết hợp góc nhìn của mình để bổ khuyết cho nhau thì đã tổng hợp ra phương sách đối phó.

Cho dù là những cộng đồng thuộc dạng khó chơi như Sơn Việt và Mân Việt cũng có thể an tâm 9 phần đi làm.

Còn 1 phần là hên xui.

Điều này thì Hoàng Hùng không lo, hắn là duy nhất ‘thế giới khí vận chi tử’.

Về phần Nguyễn Bỉnh Khiêm thì từ khi còn ở rừng Gươm đã giấu trong ngực áo ‘Lạc Việt Thần Điểu’.

Đó cũng là kế hoạch từ trước chứ không phải nhất thời nổi máu điên.

Hoàng Hùng không có ngáo đến mức vừa nghe luận điểm mê tín của Tây Âu Vu Vương thì liền liều lĩnh chứng minh.

Kế hoạch kế hoạch là gì mà nói mãi.

Vậy thì trước hãy quay lại với lễ giổ tổ.

Các cộng đồng Bách Việt tách biệt với nhau lâu như vậy vẫn không thể đoàn kết lại cũng có lý do của nó.

Mặc dù cùng có một lòng kính nhớ hướng về tổ tiên, chẵng một ai quên ngày giỗ tổ,

Thế nhưng phương châm làm việc và tính cách của các vị Vu Vương thật là khác quá xa nhau.

Cùng tựa lưng vào nhau nơi núi rừng Ngũ Lĩnh mà trong khi đoàn bái tổ của rừng Gươm vừa đông vui vừa hòa đồng thì đoàn đại biểu của Đô Bàng Lĩnh lại hành quân vô cùng lặng lẽ nổi bật.

Đúng vậy, oái oăm như thế đấy!

Lặng lẽ một cách nổi bật!

Hoàng Hùng từng nghe nói có một nhánh học phái âm dương sư ở đất Phù Tang nắm giữ thuật hóa trang ẩn núp vào hoàn cảnh vô cùng xuất sắc, gọi là nhẫn giả.

Nhẫn giả có thể lặng lẽ dung nhập vào địa hình, bất kể là nơi đông người hay chốn hoang vắng, thành thị phủ đệ hay núi rừng sông suối, mặc dù họ vẫn ở đó nhưng người qua kẻ lại chẵng ai chú ý.

Cùng là một chiêu lặng lẽ ẩn nấp nhưng nếu đem hai đoàn đại biểu của Âu Việt và Sơn Việt coi là hai nhẫn giả thì,

Đoàn Rừng Gươm phải gọi là xuất sắc vì hoàn toàn hòa hợp với đám đông, ngoài cao tầng tổ chức ra thì hầu như chỉ có trọng tài các cuộc đấu là biết họ đại diện cho một trong 7 cộng đồng lớn của Bách Việt,

Còn đoàn Đô Bàng Lĩnh thì phải gọi là dỡ tệ nếu không nói là ‘có lẽ họ tưởng rằng tất cả mọi người đều có tật loạn thị’.

Đoàn Đô Bàng Lĩnh cũng đến sớm nhưng lại không tham gia vào bất kỳ một hoạt động văn hóa văn nghệ nào.

Họ như được trồng giữa trời vậy!

Hầu như chẵng tiếp xúc với ai, cũng không muốn ai tiếp xúc mình.

Bởi vậy mà đến Già Ninh và bé Dần cũng biết họ khó gần, biết họ đến từ Đô Bàng Lĩnh.

Trong khi Già Ninh chẵng hề biết đoàn sứ giả của rừng Gươm, cứ cho là đến từ một Lang đạo nào đó trong cộng đồng Môn Việt,

Mà đường từ làng của Già Ninh đến rừng Gươm có hơn 100 dặm,

Còn khoảng cách giữa làng và Đô Bàng Lĩnh thì có gần ngàn dặm tính theo đường chim bay.

Khi Lạc Long ngõ ý lấy thân phận Nam Việt Vu Vương mời Sơn Việt Vu Vương tham dự lễ giổ tổ năm sau thì cả đoàn Đô Bàng Lĩnh thẳng thừng từ chối, không luyến láy đá xoáy gì, không biết là cộc hay là không cho ai mặt mũi.

Và khi Lạc Long đề nghị Đô Bàng Lĩnh đón tiếp đoàn sứ giả của động Khuất Lão thì họ lại vô cùng dè chừng và yêu cầu càng ít người tới càng tốt, thậm chí trưởng đoàn còn nói rằng nếu nhiều hơn 10 người thì Đô Bàng Lĩnh chưa chắc sẽ đón tiếp.

Thu hoạch từ lễ giổ tổ không phải rất nhiều, nhưng nó lại nghiệm chứng những đánh giá sẵn có của Hoàng Hùng về người Sơn Việt ở Đô Bàng Lĩnh.

Họ cũng giống với những người Sơn Việt sống tản mạn ở Kinh Châu và Dương Châu thôi.

Điều khác biệt duy nhất là họ có thực lực để miễn cưỡng tự cung tự cấp nên không cần phải mạo hiểm xuống núi hay mở cửa đón khách.

Nếu hỏi Hoàng Hùng rằng trước khi về quê cha đất tổ thì hắn hiểu rõ nhất phần nào trong đồng bào mình?

Hoàng Hùng có thể tự tin trả lời là Sơn Việt, bởi vì hắn lớn lên trong những vòng tay, tiếng cười, tiếng nói Sơn Việt, tuổi thơ hắn tiếp xúc với không biết bao nhiêu dân Sơn Việt ở Kinh Châu và Dương Châu.

Họ tự tin vào sức mạnh đơn lẽ, tự tin đến mức chất phác, chất phác đến mức bảo thủ.

(P/s: đã demo chuyện này ở lần đầu gặp Cố Ung)

Có lẽ cũng bởi thế mà có rất nhiều dũng sĩ Sơn Việt đã được chiến thần Hạng Vũ trọng dụng, và đã dám liều mình trong vong vây dày đặc của quân Hán dù các đồng đội Ngô Sở đã bỏ vũ khí xin hàng.

Đó là điều may mắn của Hạng Vũ khi có những dũng sĩ quả cảm liều chết mở đường máu.

Nhưng lại là một khuyết điểm chết người của cộng đồng Sơn Việt.

Bởi vì không có đoàn kết thì thất bại là sớm muộn, võ dũng đơn lẽ sao có thể chống trời!

Hạng Vũ chính là một ví dụ đấy thôi.

Từ khi ách đô hộ của người Hán tròng lên người Bách Việt thì khởi nghĩa nhiều nhất chính là Sơn Việt.

Có lẽ do họ tự tin vào dũng lực của mình, cũng có lẽ do họ quá gần đất Hán, chịu áp bách khinh khi thường xuyên nhất.

Nhưng dù khởi nghĩa như cơm bữa thì bại vẫn hoàn bại, thậm chí bại liên tục, bại cực thảm, có những cuộc khởi nghĩa kéo dài không được vài tháng, và hầu như chẵng có cuộc khởi nghĩa Sơn Việt nào đạt được tới trình độ của Trưng Vương, Tây Vu Vương ở Giao Châu cả.

Đó là bởi họ không biết được sức mạnh của đoàn kết, thậm chí ngay ở bên trong cộng đồng mình cũng thế chứ đừng nói là với các cộng đồng khác.

Ví dụ như lần khởi nghĩa ở Cửu Giang vừa rồi, 5 vị thủ lĩnh Sơn Việt hợp binh đánh đuổi thái thú Cửu Giang, chiếm luôn cả quận trị.

Thế mà Lư Thực vừa tới chỉ dùng không tới 6 tháng là họ tan đàn sẽ nghé, người thì đơn độc về núi, kẻ thì liệt dũng xông trận một mình rồi hy sinh.

Thiếu sự trân trọng dành cho sức mạnh đoàn kết chính là điểm yếu lớn nhất nổi bật ở cộng đồng Sơn Việt.

Mà điểm tốt của họ thì ở vào thời đại này lại có thể tính là nửa nọ nửa kia, chẵng ra ngô khoai.

Đó là tôn trọng thiên nhiên.

Đúng vậy!

Người Sơn Việt cũng giống với Âu Việt, vô cùng hiếu kính đến mức bảo thủ đối với những tập tục củ của tổ tiên truyền lại.

Trong đó nổi bật là tôn trọng thiên nhiên.

Khác với nhiều dân tộc miền núi khác, người Sơn Việt không đốt rừng làm rẫy bởi họ cực kỳ kỵ việc phá hoại rừng già, nơi đã nuôi dưỡng và che chở họ khỏi bàn tay đen hắc với ra từ Hoa Sơn.

Nhưng chính bởi thế mà họ thậm chí chẵng bao giờ chơi lửa và hoàn toàn thiếu khuyết kinh nghiệm ứng phó với nó.

Cứ mỗi lần người Hán dùng hỏa công là Sơn Việt lại thảm bại hoàn toàn.

May mà còn có những tướng Hán thấm nhuần đạo nhân đức trong Nho giáo, ví như Lư Thực, sẽ không tùy tiện dùng lửa dùng nước trong chiến tranh.

Nếu không thì núi rừng Ngũ Lĩnh có khi đã bị đốt trụi sau hàng trăm lần khởi nghĩa không thành công của Sơn Việt.

Tập tính tôn trọng thiên nhiên một cách bảo thủ của người Sơn Việt không chỉ khiến họ thua trên mặt trận quân sự mà còn thua trên mặt trận kinh tế.

Nương rẫy quá ít nên nền kinh tế Sơn Việt đến giờ vẫn còn phụ thuộc chủ yếu vào hái lượm và săn bắt như thuở hồng hoang.

Việc ít giao lưu tiếp xúc với bên ngoài và thói bảo thủ khiến công nghệ kỹ thuật của họ cực kém, hầu như chẵng thể gia công tăng giá trị cho sản phẩm của mình.

Liều lĩnh đi săn một con chúa sơn lâm không biết bỏ ra mấy mạng người mà tính đi tính lại cũng chỉ đổi được lương ăn vài ngày cho 4-5 hộ gia đình.

Mà cho dù là có sức lực như Phù Đổng Thiên Vương ngày trước, săn hổ không tốn công đi nữa thì cũng đâu có lắm hổ như vậy để săn.

Câu thành ngữ ‘một núi không có hai hổ’ tuy là nói quá nhưng quả thật là hổ rất ít, nếu như không phải trường hợp đặc biệt thì khoảng cách giữa hai con hổ cũng đủ để một thợ săn xuất sắc đi nửa ngày trời.

Cho nên túm lại là Sơn Việt rất nghèo!

Chính vì nghèo lại còn hay bị người Hán bắt chẹt, giống kiểu Cố Ung bắt chẹt cắt đôi giá trị tấm da hổ vậy,

Nên người Sơn Việt mới hay khởi nghĩa, nói là khởi nghĩa chứ thực ra là cướp phá thành trấn người Hán,

Bởi thế mà hai bên đánh nhau suốt, càng đánh thì người Hán càng nãn vì chả lợi lộc gì, còn người Sơn Việt thì lại nghèo vẫn hoàn nghèo.

Thực ra thì đối phó với người Sơn Việt không khó.

Chỉ là người Hán, hay nói cho đúng là Lạc Dương quá bé, Trung Nguyên quá hèn, chứa không nổi Sơn Việt thôi.

Cách đối phó Sơn Việt tốt nhất chính là giúp họ!

Họ không mở cửa đón khách thì giúp thế nào?

Giúp họ phát huy thế mạnh, giúp họ xóa bỏ điểm yếu, giúp họ sống vui vẻ sung túc, rời xa đói nghèo áp bách.

Hoàng Hùng nghĩ đến đấu trường La Mã trong lời kể của Marco Polo.

Hắn đề xuất với Lạc Long đem một bộ phận các cuộc thi đấu trước lễ giổ tổ biến thành các giải đấu quy mô chuyên nghiệp, có luật lệ chặt chẽ, có phân đội rạch ròi, và quan trọng là có thưởng.

Sơn Việt không thích tham gia hòa đồng với mọi người một phần là vì họ bảo thủ, nhưng theo Hoàng Hùng thì càng nhiều là vì chả ích lợi gì.

Dù sao cũng là đồng bào mình, Sơn Việt vẫn còn kính nhớ tổ tiên, vẫn còn đi dự lễ giổ tổ, vậy thì còn có cơ hội giúp họ.

Nếu như người Hán tổ chức các giải đấu này thì người Sơn Việt có 10 thành chắc chắn không tham gia, nhưng ở lễ giổ tổ của dân tộc thì hiển nhiên phải khác.

Đương nhiên là động Khuất Lão sẽ không giúp Đô Bàng Lĩnh chơi xấu, điều đó chỉ sẽ làm trầm trọng hơn quan hệ hai bên bởi Sơn Việt sẽ cảm thấy mình bị khinh thường, còn các cộng đồng khác sẽ thật sự khinh thường xa lánh Sơn Việt.

Huống hồ mấy phần thưởng đó chỉ đủ béo bở để che mắt Đô Bàng Lĩnh nhất thời thôi.

Cả một cộng đồng làm sao có thể được nuôi sống, nuôi giàu bởi mấy giải thưởng lẻ lẻ được.

Sau khi kéo Sơn Việt vào tham gia giải đấu thì Hoàng Hùng đề xuất việc mở đặt cược.

Người Sơn Việt quá ư tự tin vào sức mạnh cá nhân những nhiều lần bị người Hán đánh cho tự bế nên họ tất nhiên rất bí bách.

Đặt cược sẽ là một cách để họ giải tỏa, và chỉ cần thao tác thỏa đáng thì họ sẽ thắng cược hay thua cược là tùy vào nhà cái.

Nếu như động Khuất Lão trợ giúp Đô Bàng Lĩnh trong thi đấu thì tình thế sẽ đi theo chiều hướng xấu, nhưng nếu động Khuất Lão trợ giúp Đô Bàng Lĩnh trong việc cá cược thì lại khác.

Bởi vì nếu Đô Bàng Lĩnh thắng cược thì đó là thắng nhà cái, thắng động Khuất Lão, đâu liên quan gì các cộng đồng khác.

Và nếu như họ thua động Khuất Lão thì động Khuất Lão có thể dẫn dụ họ tham gia vào việc mậu dịch buôn bán một cách gián tiếp cho đến trực tiếp.

Đó là bởi cược sẽ nghiện!

Hoàng Hùng biết điều này bởi vì nhà họ Hoàng kiếm không biết bao nhiêu tiền từ đám con bạc ở Lạc Dương và các thành thị lớn ở Trung Nguyên.

Cho nên chỉ cần Sơn Việt dám cược thì mọi việc để Hoàng Dung lo, nữ chúa đạo này rồi.

Từ việc đặt cọc hàng hóa sản vật, cho đến việc ra người ra sức tham gia vào đoàn mậu dịch.

Một tấm da cáo cũng được, làm bảo tiêu cho thương đội qua Ngũ Lĩnh cũng được, miễn là tạo ra lợi ích thực tế, kiếm sống chính trực.

Có lẽ sẽ không được như những cộng đồng khác như Âu Việt và Môn Việt, nhưng lâu dần thì mối quan hệ của hai bên sẽ ngày càng khăng khít.

Đến lúc đó thì Khuất Lão có thể mở rộng các hoạt động hợp tác như

Phiên chợ và hội thi đấu giữa năm, tăng cường giao lưu buôn bán,

Cử sứ giả đến thường trực tại Đô Bàng Lĩnh, xây dựng tình đoàn kết và quan hệ gắn kết,

Thuê mướn nhân lực sản xuất và cung cấp kỹ thuật thủ công mỹ nghệ, tạo thêm công ăn việc làm,

Mời họ tham gia các đoàn thương mậu, vân vân và mây mây.

Kết luận lại là Sơn Việt như núi tuyết, cao lãnh nhưng cô độc,

Muốn đoàn kết họ thì phải làm tuyết tan từ từ, không thể nóng vội gây ra tuyết lỡ.

Có lẽ vì thế mà cả Tây Vu Vương và Trưng Nữ Vương ngày trước đều không thành công trong việc thuyết phục họ, bởi vì cả hai làm việc có phần gấp gáp, lại thiếu khuyết các điều kiện như bây giờ:

Tây Vu Vương sống ở thời cường thịnh Hán Vũ, phải làm việc bí mật không thể trương dương, gần như không giúp gì được cho Sơn Việt, không thể làm cho họ động tâm.

Đến thời Tân Mãng thì đúng là một cơ hội tốt, đáng tiếc là Lưu Tú quật khởi quá nhanh, Thi Sách mất quá đột ngộ, hai vị Trưng Nữ Vương khởi nghĩa quá cấp tốc, phe ta thắng ở bất ngờ, ở quân thế, nhưng thiếu hụt ở kinh tế, ở chính trị.

Bây giờ thì khác, Hán mạt suy vi, Lưu Hoành và thế gia đánh nhau chí chóe, làm thêm đạo Thái Bình, người Hồ, và một lô một lốc các thể loại ngưu quỷ xà thần như Ô Giang hội, Tổ Long hội, Cự Quân hội.

Lại quá may mắn là Chu Phù, phiên bản Tô Định thứ 2, đã bị nhốt trong nhà giam Khuất Lão, còn Thứ Sử Giao Châu đương nhiệm, Sĩ Nhϊếp, lại mang tư tưởng thân Việt, là một người đã có 6 đời sinh sống trên mảnh đất Âu Lạc.

(P/s: Nhốt thì còn giá trị, còn có biến hóa để dùng sau này. Gϊếŧ là hết, hầu như chả dùng được. Xác của Lưu Hoành có lẽ có giá trị, còn xác của Chu Phù thì chó sói nó thèm)

Cho nên hiện giờ đồng bào ta có thời gian, có đủ thiên thời để từ từ phát triển yếu tố địa lợi và nhân hòa, đem thế mạnh biến thành sức mạnh, đem tiềm lực biến thành thực lực.

Quả đúng như dự đoán của hai thầy trò Nguyễn-Hoàng,

Chuyến đi của nhóm Hoàng Hùng tuy vất vả nhưng nhiệm vụ lại thành công gần như mỹ mãn.

Sơn Việt Vu Vương tuy còn khá ngờ vực nhưng đã đồng ý rằng năm sau sẽ cử con trai và mấy vị trưởng lão thực quyền xuất lĩnh một đoàn đại biểu gồm toàn những dũng sĩ thực thụ của Đô Bàng Lĩnh đến tham dự lễ giổ tổ.

Có con trai Vu Vương và một đám trưởng lão thực quyền tham dự thì việc mời được đích thân Vu Vương còn xa sao?!

Vậy là Sơn Việt và Thủy Việt đã không lo!

Đúng vậy, Thủy Việt cũng không lo!

Nếu nói chuyến đi này có gì trăn trở Hoàng Hùng thì đó là lời chém gió của hắn với sứ đoàn Thủy Việt hồi giỗ tổ.

Thủy Việt có mối thù truyền kiếp với Sơn Việt.

Nhưng theo Hoàng Hùng thấy là thói tị nạnh hơn là mối thù thực sự.

Bởi vì họ kỳ thực giống hệt nhau.

Nếu Sơn Việt là núi tuyết thì Thủy Việt là đảo băng.

Đều cao lãnh không thèm tham dự bất kỳ hoạt động văn hóa văn nghệ nào trước lễ giổ tổ.

Đến lễ dâng hương thì lại dâng lên rất nhiều lễ vật, có thể nói là chỉ xếp sau Mân Việt về số lượng, và chắc chắn là ép Sơn Việt nghèo khó một đầu.

Và họ dường như cực kỳ hả hê về điều đó, đi đâu cũng tìm cách chọc khóe Sơn Việt nghèo, khoe mình giàu, trong mắt chỉ có Sơn Việt và mình.

Đây rõ ràng là tình anh em, một loại tình anh em bị hắc hóa.

(P/s: ai đọc Naruto hôn?)

Thế là khi chia tay tàu biển của Thủy Việt thì Hoàng Hùng liền mạo hiểm tung tin đồn nhãm là năm sau Đô Bàng Lĩnh sẽ cử rất nhiều dũng sĩ tham dự giải thi đấu do động Khuất Lão tổ chức.

Sứ giả Thủy Việt lúc đó đứng trên tàu ưỡn ngực ngạo nghễ nói:

“Ahahaha!

Đám nghèo mạt hạng đó mà thi với đấu mốc xì gì?

Chờ xem, năm sau gặp lại.

Cảm ơn tin tức!”

Đợi Thủy Việt và Sơn Việt ma sát ra lửa tình yêu, à nhầm, lửa tình thân thì núi tuyết hay đảo băng cũng phải tan thôi.

Chỉ cần họ hòa đồng tham gia các hoạt động do Khuất Lão tổ chức thì mọi chuyện liền ổn.

Cho nên nếu Hoàng Hùng mà thuyết phục được Đô Bàng Lĩnh thì tương đương với mua 1 được 2.

Và nếu Hoàng Hùng không thuyết phục được Đô Bàng Lĩnh thì tương đương với đắc tội cả 2.

Nói thật là chính Hoàng Hùng cũng không biết khi đó cái gân não nào bị đứt mà mình lại liều mạng như vậy.

Có lẽ đó là điều liều mạng nhất mà hắn từng làm trong cuộc đời.

Cũng may là hắn lấy danh nghĩa cá nhân để tung tin đồn nhãm, chứ nếu mà lấy danh nghĩa sứ giả của Nam Việt Vu Vương thì chuyện này sẽ có khả năng ảnh hưởng tới tình đoàn kết dân tộc.

Rời khỏi Đô Bàng Lĩnh trong sự tạm biệt xem như nhiệt nồng hơn khi mới đến,

Hoàng Hùng thở phào nhẹ nhõm,

Tự hứa với lòng mình là sau này nếu dám dựng sai gân não như vậy nữa thì cho dù may mắn thành công mỹ mãn như lần này,

Hắn cũng sẽ tự bế khẩu 3 tháng.

Nhìn về phương Đông xa xôi, Hoàng Hùng tự hỏi Nguyễn Bỉnh Khiêm có được thuận lợi như mình không.

“Hy vọng Lạc Việt Thần Điểu có thể giúp được thầy!”