Việt Hùng Diễn Nghĩa

Chương 7: Thầy trò

Ơn thầy đò nhỏ sang sông

Tình trong một lát, nghĩa về Biển Đông

Ơn cha nghĩa mẹ trong lòng

Thầy trò chí nghĩa ở ngoài dặm khơi

(P/s: Chí nghĩa = ý nghĩa tối cao nhất, ý nghĩa tận cùng.

Có hứng viết bừa không vần, không thích bỏ qua, không ảnh hưởng chương)

Lúc này là cuối giờ Mão, còn chừng thời gian vài chung trà là đến giờ Tỵ (khoảng 8:30 sáng).

Mặt trời đã hoàn toàn nhô lên khỏi tường thành, nắng bắt đầu len lỏi vào từng ngõ ngách, lan tỏa khắp Lạc Dương, khiến những bãi đọng do tuyết rơi nặng từ đêm qua cũng trở nên mềm hơn một chút.

Một số hộ dân siêng năng đã bắt đầu dọn tuyết được một lúc,

Nhưng cũng không nhiều người lắm,

Bởi hôm nay là mùng 3 Tết năm đại hàn Ất Mão,

Năm mà hầu hết người Lạc Dương nói riêng và cả đất Tư Lệ kinh kỳ nói chung chú định phải đón Tết trong nhà.

Tại một vài con phố ở khu thương quý, lệch hướng khu ổ chuột,

Và vài con phố nữa ở rìa khu học giả, lệch hướng khu bình dân,

Người dọn tuyết trước cửa nhà cảm thấy có chút khác thường.

Giữa đường, dường như có một lối nhỏ chỉ đủ một người đi, tuyết rất mỏng, đã sớm tan thành nước gần hết, khác hẵn với phần còn lại của con đường, hãy đang còn nhấp nhô đống đυ.n.

Nếu có người rãnh quỡn tò mò đi hết một vòng con đường này thì sẽ thấy

Một đầu là trung tâm của khu thương quý, phủ đệ của Kinh Tương Hoàng thị,

Còn một đầu là phần rìa của khu học giả trí thức, phủ đệ của đại học giả Thái Ung.

Lúc này, tại trước cửa Thái phủ, một cậu bé chừng 7-8 tuổi đang cùng một nhóm 6 người nam thanh niên cường tráng chừng 18-25 tuổi đứng chờ.

Chỉ một lát sau, quản gia kiêm sai vặt của Thái phủ xuất hiện:

“Để Hoàng công tử và chư vị đợi lâu!

Ta là Thái An, quản gia trong phủ.

Lão gia cho mời công tử đến thư phòng.

Mời đi theo ta!”

“Không lâu, nên như vậy!

Cám ơn Thái lão”

Vị quản gia này vừa vặn cũng họ Thái, tên là An, theo Hoàng Hùng biết thì Thái lão được Thái gia nhận nuôi từ nhỏ, tính theo tuổi tác thì còn lớn hơn Thái Ung vài tuổi.

Thái An dẫn theo đám người vào phủ, thái độ vô cùng lịch sự, thậm chí có phần cung kính, nhưng cũng không thiếu ngôn từ, cử chỉ mang tính thăm dò.

Thái An làm quản gia trong phủ nhựng thực ra là anh nuôi của Thái Ung,

Tuy là chủ tớ lại như bạn bầy,

Vậy nên ông biết được rất nhiều thông tin mà gia đinh gác cổng không biết.

Vị tiểu công tử họ Hoàng này có tiếng là thần đồng tại đất Kinh Tương, hơn nữa nhân duyên cũng rất tốt, rất phù hợp tính cách của lão gia, dường như đã có ý nhận làm đệ tử chính thức.

Nhưng đây hầu hết là những lời nghe được từ trong miệng người khác mà thôi, không thể tin hoàn toàn.

Dù sao ở thời đại này, hạng người mua danh chuộc tiếng không ít.

Nay gặp Hoàng Hùng lễ độ, khiêm tốn chứ không hư ngụy, bợ đỡ như những đệ tử ký danh trước đây của Thái Ung,

Thì Thái An cũng lấy làm vui trong lòng thay cho ‘em nuôi’, có thể đạt được một tên đệ tử như ý.

Về phần gia đinh gác cổng thì nhìn theo bóng lưng của bọn Hoàng Hùng có chút kính nể.

Thái An vừa mới ra cửa nên không biết, chứ hắn thì được lão gia dặn đứng canh cổng từ sớm.

Hắn còn nhớ khi ấy hắn trùm kín mít còn lạnh run lập cập, nếu không phải nghĩ đến những ơn huệ của lão gia và phu nhân, hắn đều muốn chữi má nó, tìm đại chỗ nào núp cho xong việc.

Vậy mà vị tiểu công tử kia lại hai tay cầm xẻng xúc, vừa đi vừa dọn tuyết, tốc độ tay tuy chậm hơn so với hai vị gia tướng lực lưỡng bên cạnh nhưng lại vừa vặn phối hợp nhịp nhàng, nhìn vô cùng ăn ý.

(P/s: cũng phải có người xách lễ vật, 6 người phân 3 nhóm thay phiên, main đánh support)

Từ khi đoàn người xuất hiện trong tầm mắt của hắn đến lúc đạt tới cổng phủ, hướng hắn chào hỏi,

Thì họ chỉ mất có không tới nửa chung trà (5 phút).

Đương nhiên, chỉ là người gia đinh cho rằng Thái An không biết mà thôi,

Kỳ thật Thái An biết đấy chứ,

Hắn có nghe Thái Ung nói rằng hôm nay ngoại trừ Hoàng Hùng đến bái sư thì Thái Ung cũng đã nhận lời mời của Hoàng Uyển đến Hoàng Lạc lâu làm khách.

Hoàng gia là nhà giàu, lại cầu học bái sư, tự nhiên phải lãnh trách nhiệm dọn đường.

Chẵng lẽ còn bắt Thái phủ đi dọn tuyết?

Phải biết rằng toàn phủ tính luôn bà bầu cũng góp không đủ hai bàn tay (