Việt Hùng Diễn Nghĩa

Chương 3: Phong tục Bắc Nam có khác

“Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần, bao đời gây nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, mỗi bên xưng Đế một phương”

- Trích ‘Bình Ngô Đại Cáo’ của Nguyễn Trãi

“Thúc phụ”

Hoàng Dung lo lắng nhìn ông lão.

Nói ‘ông lão’ là do vẻ bề ngoài, chứ thực ra chỉ mới hơn 40 thôi.

Người này không ai khác,

Chính là gia chủ đương nhiệm của nhà họ Hoàng đất Kinh Tương, Hoàng Uyển,

Tại Nho Đảng hiện thời cũng là có chút tài danh, được sĩ nhân đất Kinh Tương trọng vọng xưng là Tử Diễm công.

Số là Hoàng Uyển đang bế trên tay con của Hoàng Dung, Hoàng Hùng, mà tâm trạng lại có chút lơ đãng xuất thần, khiến cho nàng không hiểu ra sao.

“Ây.

Xin lỗi Dung nhi!

Ta nhìn đứa bé này đột nhiên nhớ đến Hạng Long.

Ai da!

Hùng nhi, ông ngoại mỏi tay rồi, lâu ngày không gặp ngươi lớn nhanh quá nha!

Theo Nhã tỷ đi chơi nha.

A Nhã, chăm sóc công tử cho tốt đó”

“Hì hì! Vâng thưa thúc công”

Rời tay Hoàng Uyển, Hoàng Hùng lễ phép chào thưa rồi dắt theo nha hoàn a Nhã rời đi.

(P/s: nhập nhằng đan xen ‘thúc phụ’, ‘Dung nhi’, ‘thúc công’, ‘ông ngoại’ là có chủ đích chứ không phải tác bị ngáo, sau này sẽ có tình tiết cần lấy những xưng hô này làm trung tâm. Gợi ý: Hạng Long!!!

Quan hệ nhắc lại cho ai thấy rối:

Hoàng Uyển là chú lại nhận Hoàng Dung làm con gái nuôi

Hoàng Dung lấy Hạng Long sinh ra Hoàng Hùng, bắc cầu thành cháu ngoại nuôi của Hoàng Uyển

Hoàng Thừa Ngạn nhận Hoàng Hùng làm con nuôi nhưng chỉ là anh họ Hoàng Dung, cháu họ Hoàng Uyển.

Ngoại trừ Hoàng Uyển tự xưng mình là ‘ông ngoại’, ‘cha’, thì Hoàng Dung, Hoàng Hùng và Hoàng Thừa Ngạn đều xưng hô bình thường như chưa từng có ai nhận nuôi ai.

Gia tộc mà lớn thì quan hệ rắc rối phức tạp lắm các ông trẻ bà trẻ ạ.

Nói chung là do tác cố tình, muahahaha!)

Nhìn hai người Hoàng Hùng và a Nhã dạo chơi trên đồng cỏ, ngửi hoa, đuổi bướm, nhìn trời, ngắm đất, Hoàng Uyển vốn mặt già ửng đỏ cũng rất nhanh đem che giấu đi sự bối rối, rồi nói lãng sang chuyện khác:

“Haizz,

Nói đến Hạng Long tiểu tử kia.

Dù gì cũng là ân nhân cứu mạng của ta.

Chẵng lẽ nhà họ Hoàng còn không nuôi nổi hắn sao?!

Làm gì rời đi kia chứ, lấy hắn Hạng thị thân phận, chỉ sợ phải lưu lạc tứ phương, không nơi nương tựa.

Uổng phí một thân dũng mạnh a!

Cha còn nhớ năm đó, một bàn tay kia đập xuống đem con thương long dài hai trượng kia đánh cho choáng váng, cứu tánh mạng của ta trong gang tất.

Dung Nhi ngươi không thấy được lần đó,

Không biết được phu quân của ngươi dũng mãnh cỡ nào,

Tiểu tử kia thật là trời sinh thần lực, không hổ là hậu nhân của Bá Vương.

… chíu chíu bùm bùm, nước văng tung tóe”

Hoàng Dung đã nghe chuyện này đến vài lần, mỗi lần một phong cách, nhưng tựu chung cũng là một nội dung chừng đó.

Nàng chỉ biết cười cười, thỉnh thoảng trợn mắt gật đầu vờ như mới nghe qua lần đầu.

Thúc công kiêm nghĩa phụ của nàng cũng không biết thân phận thật của chồng nàng, nói cho đúng là cả nhà họ Hoàng chỉ có một người rưỡi biết,

Đó là nàng cùng với ‘bán tín bán nghi’ Hoàng Thừa Ngạn.

Về phần Hoàng Uyển, đừng nhìn bề ngoài còn đang bị ‘thuyết thư tiểu lão nhân’ nhập vào, thao thao bất tuyệt phun mưa chém bão, kỳ thật trong lòng thi lau mồ hôi lạnh thầm hô may mắn.

Mỗi lần hắn đều biến tấu câu chuyện theo một cách khác nhau cũng là có nguyên do.

Thứ nhất là vì hắn hiểu Hoàng Dung, biết mình không đem ra được bao nhiêu chuyện lọt tai nàng, chỉ có chuyện cũ của Hạng Long còn tạm được.

Thứ hai là vì dù có lươn lẹo dẽo quẹo đến đâu đi nữa thì cũng không thể nói cho Hoàng Dung là hắn thất thần vì lo lắng cho vận nhà Hán được.

Từ khi Hạng Long rời đi hai năm trước, cháu gái kiêm con nuôi yêu quý nhất của hắn, viên ngọc quý của nhà họ Hoàng, Hoàng Dung, liền hận lên Lưu thị.

Mặc dù giữ kẻ không nói ra lời nhưng hễ ai ca cẩm ưu lo cho nhà Hán, hoặc tán dương tiên tổ họ Lưu là nàng đều không cho sắc mặt tốt.

Chớ nhìn Hoàng Dung là nữ tử mà lấy tư tưởng đương thời áp đặt vào thân nàng, kỳ thật dân phong nam bắc vốn có khác.

Tại Trung Nguyên bên kia,

Nữ tử bị khinh rẻ, cấm đoán đủ điều, nên họa hoằng lắm mấy chục năm mới ra một vị kỳ nữ tử dám nói, dám làm, dám đảm đương.

Tựa như năm đó đại học sĩ Ban Chiêu, con gái tiểu thuyết đại gia Ban Bưu, em của Định Viễn Hầu Ban Siêu và sử học đại gia Ban Cố, đồng tác giả của Hán Thư. (P/s: ý là gốc đủ to)

Ngược lại, tại đất Thục Sở Việt Ngô bên này thì không hề khắt khe như vậy,

Nữ nhân không chỉ được ăn học sách văn, mà liền luyện tập võ nghệ, bày binh bố trận, thiệp chính quản gia, kinh thương nông tang, thủ công cơ mộc đều có.

Ấy là cái tập tục xưa truyền lại trong hệ tư tưởng, Tần Thủy Hoàng diệt Sở Việt về sau lại đốt sách chôn người, hủy bia đập miếu, nhưng cũng không xóa được.

Nhớ năm đó hai vị Trưng Nữ Vương bao nhiêu oai hùng, anh tư bừng bừng,

Nhân trí thắng qua trăm ngàn anh kiệt trung nguyên, thống lĩnh đồng bào Âu Lạc ngàn ngàn vạn vạn,

Dù sa cơ thất bại song tấm gương còn chiếu sử sách, dù nghiệp xưa Việt Hùng chưa dựng lại được nhưng truyền thống tổ tiên vẫn còn lưu truyền đến nay bất diệt.

Hán triều Lưu thị thì càng là không thèm quản nhiều vì đều tự cho mình là cao sang, không quan tâm đến vùng ‘man hoang’ bên ngoài Trung Nguyên.

Bởi thế mới rước lấy họa Ngũ Hồ xâm lăng, Ngũ Hồ nói cho cùng chính là do Hán triều nuôi ra cả.

Đã muốn thu phục đồng hóa họ, lại cả ngày treo cửa miệng câu ‘không phải tộc ta tất có dị tâm’, khinh rẻ họ là Tây Nhung, Bắc Địch.

Lúc không cần thì đối xử bất công, chèn ép, xem họ như đồ chơi, nô ɭệ, khiến cho họ nổi giận, nuôi dưỡng thù hận.

Đến lúc cần thì đem mua chuộc bằng vàng bạc, lương thảo, muối sắt, hòa thân, cắt đất, khiến cho họ tham lam, nuôi lòng ganh tỵ.

Khi phái ác đấu nổi loạn cướp bóc thì xua binh trấn áp thô bạo rồi lại rút đi, khiến cho họ càng hiếu chiến, nuôi tính bạo ngược.

Khi có một bộ phận phái hòa bình muốn cải thiện quan hệ thì khinh thường, khiến cho họ không còn hy vọng, nuôi lấy thất vọng.

Dần dà nuôi hổ gây họa.

Mặc dù cũng bị đối xử tương tự, nhưng phương Nam vậy mà cuối cùng lại thành nơi cứu cánh, cảng tránh bão cho Hán tộc khi vó ngựa hồ đạp vào Trung Nguyên.

Ấy là bởi, dân phong vùng Sở Việt, nơi bị người Trung Nguyên xưng là ‘Nam Man’, kỳ thật càng nhiều là chân chất thật thà, lành tính rộng lượng, chứ không dễ giận bạo ngược như người thảo nguyên, cũng không đa đoan mưu kế như người Trung Nguyên.

Đồng bào Bách Việt bị đàn áp là sẽ phản kháng nhưng nếu chịu chung sống hòa bình thì người Việt lại vô cùng tốt bụng rộng rãi, dù cho nghèo khó cũng sẵn sàng nhường cơm sẽ áo, lá rách đùm lá tả tơi chứ không bo bo giữ mình như người phương Bắc.

Đều là loài người như nhau, cùng một dạng mã di truyền, há có thể trời sinh lại khác nhau xa như vậy?

Âu cũng là do ngoại cảnh thôi.

Thứ nhất, đó là vấn đề địa lý, khí hậu.

Bởi có câu quýt sinh ra ở Hoài Nam thì ngọt, đem trồng ở Hoài Bắc thì đắng.

Chỉ là một con sông Hoài liền tạo ra sự khác biệt như thế, huống hồ là vạn dặm Nam Bắc, cách trở đâu chỉ một con lạch trời Trường Giang, một dãy xuyên mây Ngũ Lĩnh.

Trong khi thảo nguyên phương Bắc, sa mạc phương Tây thiếu thốn đủ điều, Trung Nguyên đất chật người đông thế gia chằng chịt, dưỡng thành thói quen bon chen tranh đấu. TruyenHD

Thì ở phương nam, sản vật trù phú, khí hậu ôn hòa.

Mẹ thiên nhiên rộng lượng dưỡng thành con dân cũng chất phác, đôn hậu, ít khi toan tính hại nhau.

Tầng lớp lãnh đạo cũng vì vậy mà không lo kẻ khác lật đổ mình, bản thân cũng không có bao nhiêu tham niệm, cho nên ít khi cưỡng ép giới luật, đặt điều bắt chẹt giới tính, nhân thân của người khác.

Thử nhìn một lượt Trung Nguyên,

Từ Lưu Bang dựng nghiệp đến nay,

Có mấy vị quan lại không dùng Nho dựng nghiệp?

Không lấy công danh hoạn lộ làm vẻ vang cửa nhà?

Không đem thương nghiệp, thủ công, thậm chí y bệnh xem là bần tiện cửu lưu?

Mà ở Kinh Tương, Dương Ngô, Giao Việt đất này,

Rất nhiều thế gia kỳ thật đều là nửa quan nửa thương, thậm chí không thiếu y học thế gia, thủ công nghiệp thế gia, nông học thế gia.

Đây chính là sự khác nhau giữa tư duy làm việc thực tế, phát triển tự mình cùng với tư duy cạnh tranh, giành giật từ người khác.

Thứ hai, sau địa lý thì nói đến yếu tố lịch sử,

Ở thời kỳ Tần mạt - Hán Sở tranh hùng, nho gia đi ra Trương Lương, giúp Lưu Bang diệt Tần, thắng Sở, dựng đại nghiệp nhà Hán.

Tuy cùng với Tiêu Hà, Hàn Tín đều được tôn xưng là Hán Sơ Tam Kiệt, lại rất biết giữ mình, không tham quyền vị, không nhận nhiều thưởng, vô cùng được tâm Cao Đế.

Đến nay Lưu Hầu Trương Tử Phòng đã lần lượt bị hai mươi đời Hán đế lôi ra làm gương để răn dạy quyền thần chống đối hoàng mệnh.

Nho giáo cũng bắt đầu từ Trương Lương mà dựa thế hoàng quyền để phát triển rầm rộ lấn át các học phái khác.

Rồi đến đỉnh cao là thời kỳ Hán Cảnh Đế - Hán Vũ Đế,

Đại nho Đổng Trọng Thư đưa thuyết thiên mệnh vào tư tưởng nho kinh,

Đem đạo đức luân lý chí cao của nho gia từ nhân nghĩa đổi thành trung nghĩa,

Biến tướng phục vụ cũng cố hoàng quyền nên càng được tâm hoàng tộc Lưu thị.

Trong khi đó,

Bách gia chuyên cần lo việc mình, nghiên cứu phát triển tự thân,

Nông làm ruộng, Y chữa bệnh, Công rèn đúc, Mặc cơ quan, Đạo tu hành, Danh nói lý, Âm Dương nói ngũ hành giảng tự nhiên,

Đều không chú trọng ủng hộ hoàng quyền, chỉ hướng về phía khoa học thực dụng hoặc triết học chân lý tiến tới, phục vụ chung cho cả nhân loại.

Hoàng tộc Lưu thị và những thế gia ích kỷ lo sợ sự phát triển của thế gia sẽ san lấp khoảng cách quý bần, đem thế giới đưa đến đại đồng, làm mất đi vị thế thống trị vốn có của họ.

Thế là các đời Hán đế liền minh tôn nho giáo ám diệt bách gia, nhằm cũng cố quyền lực triều đình, mặc kệ nhu cầu của muôn dân.

Nho học thế gia cũng nước lên thì thuyền lên, xưng hùng trung nguyên.

Những gia tộc theo học phái, lưu phái khác liền biến thành bất nhập lưu, bị chèn ép phải bỏ xuống gia học theo nho giáo, hoặc rời đi trung nguyên đến vùng biên thùy khỉ ho cò gáy dựng nghiệp.

Trung Nguyên đã từng tam giáo cửu lưu, trăm nhà đua tiếng, dù gặp cường Tần cũng không khuất phục, vậy mà trãi qua các đời Hán Đế xoay tay xoay cổ liền biến thành độc tôn quý tộc chỉ một âm thanh.

Không còn cạnh tranh, không còn thực nghiệp, tự nhiên có hạn, người ngày một nhiều, sinh không đủ sống, dân chúng kêu than, hỏi ai đáp lại?

Đây chính là cái gọi là ‘vạn mã tề âm cứu khả ai’,

Tức là vạn con ngựa đều im lìm như nhau thật đáng buồn.

Đương nhiên, cũng có thể gọi là ‘Tái ông mất ngựa, biết đâu họa phúc’.

Có mấy đời Hán đế cảm thấy Nho đảng quá thịnh, trong triều bách quan có xu hướng đồng thanh lấn vua thế là nâng đỡ đạo giáo.

Thế nhưng, mấy vị đại lão đời trước của Nho gia cũng không vừa, đem tinh hoa đạo giáo đặc biệt là tư tưởng vô vi cho dung nạp vào nho gia, muốn biến địch nhân thành người mình, chôn xuống bẫy rập cho Lưu thị và có lẽ cả chính nho giáo.

Lưu thị cùng Nho môn đánh nhau loạn xị, hôn chiêu, ngu chiêu, minh thương, ám tiễn ra liên tục.

Ai dè lại làm lợi cho thế gia.

Đến nay, mỗi lần có vị cách mạng minh quân hay cách tân trí sĩ muốn thay đổi hiện trang xã hội, tiếp thu tư tưởng mới làm lợi ích thực tế cho dân,

Thì liền sẽ bị thế gia liên kết lại, dùng câu ‘vô vi mà trị’ để phản đối.

Kỳ thật là ám chỉ quân vương và trí giả quản sự quá nhiều,

vẫn là thay một thái độ ‘an tường’ đi,

‘mắt điếc tai ngơ’ một chút liền tốt,

nếu không liền ‘thay người đi’.

Cho nên cái gọi là nho đảng, thực ra là thế gia đảng vậy!

Chân chính ‘vì dân vì nước’ đại nho đã không còn nhiều.

Học trò nhà nghèo hiểu được cái khó của muôn dân thì bị thế gia vùi dập giữa đường,

Hoặc cúi đầu làm chó săn,

Hoặc cả đời không tiến bước.

Quan lại trong triều và cả địa phương thế là dần dần bị thế gia thay máu.

Lúc này ‘hoàng quyền’ và ‘học vấn’ mới phát hiện ra rằng ‘lợi ích nhóm’ từ lâu trở thành lão đại,

Hai đứa mình đánh đấm cho đã, cuối cùng chỉ có thể làm lão nhị và lão tam.

Nho gia tưởng là trên Lưu thị nửa cơ, kỳ thực so với Lưu thị còn thảm, đã ngắc ngoãi rồi!

Trong khi nho gia đánh mất tự mình thì bách gia bị bức rời khỏi Trung Nguyên tưởng rằng muốn thảm.

Ai ngờ lại phát triển rực rỡ tại các chốn biên hoang,

Bởi đời sống xã hội ở các nơi này còn chưa phân hóa mạnh, truyền thống nhân thiện nguyên thủy còn lưu tồn, tính cách con người thì rộng lượng lại tò mò với điều mới lạ,

Mà bách gia thì chỉ chuyên tâm nghiên cứu tự nhiên, thực hành cái mới chư không giống với ‘Đổng Trọng Thư nho gia’, bắt người ta đặt tổ tiên dưới hoàng quyền và học phái.

Thế là tri thức và văn hóa giao dung rồi nở rộ, nhất là ở vùng Bách Việt và Triều Tiên vì hai nơi này đã truyền thừa văn minh nông nghiệp ổn định từ lâu, căn cơ đã hình thành.

Thế là thực nghiệp, phát triển, trù phú trở thành đặc điểm của những nơi bị gọi là ‘di nhung man địch’ này,

Đối lập với cái gọi là chính thống, văn minh, tinh hoa trung tâm nhưng kỳ thực mục ruỗng, cổ hủ, suy tàn của Trung Nguyên.

Bách gia và các dân tộc bị đàn áp tưởng rằng xui xẻo nhưng trong rủi có may!

Về phần Hán đế, chỉ cần không đυ.ng tới lợi ích cộng đồng của thế gia liền sẽ là chí cao vô thượng.

Nếu dám gây ra chúng nộ, vậy long ỷ và hoàng miện liền biến thành heo quay gà luộc trên bàn thờ, nhìn thì ngon, đang để cúng!

Đáng tiếc cho đất Kinh Sở Dương Ngô,

Bởi có phần gần với Trung Nguyên nên từ thời Chiến Quốc, hoàng tộc Sở, Ngô, Việt vì muốn hòa đồng với chư quốc, để tiếp nhận cái gọi là ‘Khổng Mạnh tinh hoa’, Bắc phương văn minh, liền đã bắt đầu công cuộc đồng hóa tự mình, khiến cho thói xưa nếp cũ tốt đẹp của cha ông cũng dần bị phân hóa mai một.

(P/s: Việt ở đoạn trên là Việt Xuân Thu nha hội thích report,

Là Mân Việt Đài Loan ấy chứ không phải Lạc Việt Việt Nam.

Đại Cồ Việt 968

Đại Việt 1054

Việt Nam 1804

Cho đến thời Tam quốc vẫn chưa có một nhà nước nào ở vùng đồng bằng Bắc Bộ có tên dính tới chữ Việt cả.

Triệu Đà Nam Việt là người Tần, không phải người Việt

Bối cảnh truyện có một đống tộc Việt nên nếu bạn đọc muốn report thì trước đó nhớ đọc cho kỹ)

Đặc biệt là Sở quốc, bởi vì là nước lớn, có tham vọng xưng bá Chiến Quốc, nên đem đổi văn tự, du nhập văn hóa Trung Nguyên, quốc tính từ Hùng-Mỵ biến thành Hoàng-My, chính là hiện thời đại gia tộc họ Hoàng đất Kinh Sở, và đại thương nghiệp thế gia giàu nứt tiếng thiên hạ, nhà họ My đất Ngô Từ.

Giao lưu văn hóa, phát triển thông thương tự nhiên là không sai.

Sai là ở chỗ đánh mất tự mình, lạc lối bản thân, lãng phí cơ hội độc lập phát triển, rơi vào vòng xoáy tranh đấu quyền lực nơi Trung Nguyên, toi công rách việc, đem thiệt về mình.

Như kia Hoàng Uyển, bây giờ suy tư bạc tóc vì vận nước nhà Hán, kỳ thật, bản thân nào có được chổ đứng tại chính trường Lạc Dương.

Được trọng vọng khắp vùng Kinh Tương, Tử Diễm công, ở trong mắt thế gia quyền quý đất Trung Nguyên lại chỉ là tên man di có chút tài năng thôi, địa vị không cao hơn cái nào đó Ngũ Lĩnh hào trưởng, Bách Việt vu vương là bao.

Đấy cũng là tình hình chung của thế gia phương Nam, chính ứng với câu kia nổi danh từ sau thời Quang Vũ Đế, đầu thời Minh đế:

‘Bắc thính Trung Sơn, Nam vọng Lưỡng Hoài’

(P/s: câu này chém, không cần google. Là thiết lập của truyện. N chương nữa sẽ rõ. Gợi ý: Quang Vũ! Huyền Kính! Vương Mãng!)

Đại ý là thế gia và sĩ nhân trong thiên hạ này, có thể để cho Hán Đế nhìn thẳng và tiếp thu ý kiến, thì đều đến từ Ký, Duyện, Thanh, Từ, Dự và Tư Lệ, 6 châu Trung Nguyên.

Dù là Tịnh châu, nơi phát tích của thị tộc Công Tôn Hiên Viên, thì hào sĩ thế gia cũng chỉ toán một nửa Hán thống, nửa còn lại là Hung Nô hồ huyết.

Về phần Ung Lương, U Yến, Xuyên Thục, Kinh Sở, Ngô Việt thì căn bản là con bỏ.

Lúc cần thì dùng, lúc không cần liền tùy tiện để ngươi làm quan nhỏ tại địa phương biên thùy chịu khổ chịu cực là được.

Nếu như ngươi muốn vào Lạc Dương vậy thì chấp nhận làm bình thường tiểu lại đi, xui xẻo chút nữa có khi cả đời làm lính hầu, sai vặt, hoặc tùy thời bị lôi ra làm dê thế mạng.

Lấy ví dụ đối lập như,

Ngay bên cạnh Kinh Tương là Dự Châu, quận Nhữ Nam Viên thị con em nâng hiếu liêm xong liền có thể từ huyện lệnh hoặc giáo úy làm lên.

Thế mà Kinh Sở danh sĩ Hoàng Uyển, tụ tập một bang đồng hương đồng chí phấn đấu thật lâu,

Cuối cùng cũng vẫn không thoát được cảnh nhìn mặt người khác làm việc, theo đuôi Trung Nguyên thế gia nhận sai khiến, đánh xì dầu, giơ đầu làm con bỏ.

Có điều,

‘Bắc thính Trung Sơn, Nam vọng Lưỡng Hoài’

Cũng có thể hiểu là ra khỏi Trung Sơn tiếp tục hướng Bắc, Hán Đế liền ù tai,

Rời đi Lưỡng Hoài tiếp tục xuôi nam, Hán Đế liền hoa mắt,

Chính lệnh cùng tình báo của triều đình Lưu thị căn bản vươn không ra khỏi phạm vi này.

Nếu như có sự vụ thì thường thường đều là bị chậm trễ, sai lầm.

Còn đám ‘dao sắc’ Huyền Kính Ty lại chỉ biết vung đao thấy máu, huyết tẩy người gây ra sự tình thì được chứ căn bản sẽ không giải quyết sự tình.

Kết quả là sự tình chỉ sẽ trở nên ngày một trầm trọng, cho dù bị đàn áp nhất thời cũng chỉ là để tiềm tàng tích lũy rồi sau này bùng lên càng mạnh mẽ.

Dần dà, người Trung Nguyên cảm thấy người biên thùy ngu ngốc nóng nảy khó dạy, khinh là man di mọi rợ.

Còn người biên thùy lại cảm thấy người Trung Nguyên ngạo mạn độc ác thâm hiểm, chỉ biết nô dịch lợi dụng.

Thế rồi ác quan, tham lại từ Trung Nguyên đến cứ thế mà áp bức, bóc lột dân bản địa đủ đường, không chút đau lòng.

Còn thủ lĩnh, phiên vương bản địa thì trả đũa bằng cách tấn công, cướp phá thành trấn của người Hán, không kiêng nể gì.

Bởi thế, mối quan hệ giữa hai bên thường nảy sinh mâu thuẫn, tích tụ hồi lâu thành ra thù hận thâm căn cố đế.

Đến hiện giờ qua mấy trăm năm, thì những câu hỏi như ‘nguyên nhân từ đâu?’, ‘ai đúng ai sai?’ dường như chẵng còn quan trọng, chỉ còn lại tầng dưới dân chúng lầm than đau khổ, người có chí hướng thì loay hoay bất lực, kẻ anh hùng trí dũng kiêm toàn đã lâu chưa xuất hiện.

Thế mới thấm thía câu ‘phép vua thua lệ làng’, ‘sơn cùng thủy tận ra điêu dân’ kỳ thực còn có một tầng ý nghĩa chính là:

‘Ân huệ của triều đình không thi tại nơi này, cớ sao còn bắt dân nơi này cảm đức cảm ân.

Đã muốn áp bức bóc lột người, lại muốn người tôn mình như cha mẹ sao được?’

Bản thân là người Việt, đối với chính sách nửa nạc nửa mỡ của triều Hán chỉ có thể bình một câu:

“Mi là ai! Mi đi ra đi! Ta không biết mi!”

Lại nói Hoàng Dung, xuất thân nhà họ Hoàng đất Kinh Tương, từ nhỏ đã được hưởng giáo dục toàn diện không thua gì nam nhi.

Nàng cũng là người thông minh xuất chúng, tài mạo kiêm toàn, từ nông tang, công thương, đến binh thư, kinh sách đều có một tay.

Song không giống như Hoàng Uyển, muốn tạo ra tiếng nói của người Kinh Tương nơi triều đình.

Hoàng Dung vốn chẵng ưa gì chuyện đấu đá nơi chính trường,

Mà ngược lại,

Nàng yêu thích cuộc sống ngao du, tiêu dao tự tại nơi giang hồ.

Khi còn chưa cưới Hạng Long thì nàng từng mấy lần khinh hiệp nam trang, cùng với người anh họ đồng lứa là Hoàng Thừa Ngạn du lịch cầu học khắp miệt Trường Giang, Ngũ Lĩnh, tại giang nam võ lâm tục xưng Hoàng thị song tinh.

Nói đến Hoàng Thừa Ngạn, cũng là một vị kỳ nhân, đối với kinh thư chư tử bách gia đều có nghiên cứu.

Không chỉ văn thao vũ lược nứt tiếng Kinh Sở, mà lại đối với nghề mộc cùng nông tang càng có am hiểu sâu sắc.

Lão nông bình thường sống mấy chục năm mới đúc kết ra được chút kinh nghiệm dự báo thời tiết hòng mưu sinh cầu phú.

Mà Hoàng Thừa Ngạn đi du lịch vài lần, mới qua hai mươi liền đã thông thạo khí hậu phương nam như lòng bàn tay mình, bất kể biến đổi bất thường nào cũng không thoát khỏi cam nhận của chàng.

Còn đối với nghề mộc thì Hoàng Thừa Ngạn càng là vừa học liền biết, biết liền tinh thông.

Giang hồ Kinh Tương đồn rằng Hoàng Thừa Ngạn nhận được Mặc Gia Trương Hành truyền thừa.

Giang hồ Ngô Việt lại truyền ngôn là Hoàng Thừa Ngạn đạt được Thương Ngô Cao thị truyền thừa.

Sự tích về Hoàng Thừa Ngạn nhiều rất là nhiều, bởi vì chàng đi nhiều rất là nhiều, nói là đạp bằng Trường Giang Ngũ Lĩnh cũng không quá!

Bất kể thật giả thế nào, đều không thể phủ nhận tài hoa xuất chúng của Hoàng Thừa Ngạn, ngôi sao sáng nhất trong thế hệ trẻ hiện giờ của nhà họ Hoàng đất Kinh Tương.

Tất nhiên, với những am hiểu tạp kỷ này thì Hoàng Thừa Ngạn khó bề chen chân vào chốn quan trường phương Bắc.

Đây cũng là điều tiếc hận của Hoàng Uyển, người vẫn luôn nổ lực xây dựng chổ đứng cho thế gia đất Sở Việt trong triều đình Lạc Dương.

Đương nhiên là Hoàng Uyển cũng chỉ tiếc hận thôi chứ không bao giờ gợi ý hay ép buộc Hoàng Thừa Ngạn đi vào quan trường cả, bởi đó là gia quy. (P/s: chương sau sẽ nói rõ hơn về vấn đề này)

Về phần Hoàng Thừa Ngạn thì căn bản chả quan tâm tới quan lộ, ấy là ý thức hệ truyền đời của chi bên ấy rồi, từ việc cha ông đặt cái tên ba chữ cho con cũng đủ hiểu.

Đúng vậy, họ Hoàng tên Thừa Ngạn, không có tự, mà không phải là họ Hoàng tên ABCXYZ, tự Thừa Ngạn.

Nho học thế gia phương Bắc đều lấy tên hai chữ làm điều thanh quý, sau khi thành niên lại lấy thêm hai chữ làm tự, mục đích là để khéo léo tôn lên cái đức, cái chí của bản thân.

Không ít con em thế gia, vì muốn lấy một cái tự thôi liền phải ba lễ, sáu cầu đến khi được một vị ‘danh sĩ’ nào đó nguyện ý ban cho hai chữ.

Mặc dù vị danh sĩ kia cả đời chỉ gặp người xin tự có vài lần, căn bản chả biết tâm chí nhau như thế nào, có xứng với chữ hay không.

Có một thời, loại tục lệ hình thức này trở thành trào lưu,

Một số danh sĩ đại nho tự cho là cao đức nhưng chỉ biết nói suông không biết làm, không có năng lực trị chính làm quan, thì sẽ đi cho chữ bán danh kiếm cơm,

Con em thế gia nếu như tài trí bình thường, hoặc đam mê danh vọng hư ảo, thích đi đường tắt không thích đi từng bước, thì sẽ dùng tiền tài mua danh vọng.

Nhữ Nam Nguyệt Đán Bình cũng là một biểu hiện của trào lưu ấy, bởi đâu mới có Tào A Man ‘quên mang theo tiền’ nên đành gác đao lên cổ ‘danh sĩ’ Hứa Tử Tương xin mấy lời bình.

Câu danh ngôn “Trị thế năng thần, loạn thế kiêu hùng” chính là có nguồn gốc buồn cười như vậy!

Đương nhiên, đối với ai yêu thích sử thì sẽ thấy ở phương Bắc, muốn gặp được tên có ba hoặc bốn chữ cũng không phải hiếm, nhưng bọn họ đều là mang họ kép cả, ví như Tư Mã, Gia Cát, Thân Đồ, Công Tôn, Thái Sử, Hạ Hầu, …

Cho nên tính đi tính lại thì cũng chỉ là một họ một tên mà thôi.

Ai như phương Nam, tên ba chữ, bốn chữ đầy rẫy, mà tên hai chữ nhưng không có tự cũng nhiều, nói chung là không mấy quan trọng cái chuyện tỏ chí, bày đức.

Mình chính là mình, cần gì phải nhờ người khác nâng giá bán thân!

Quay lại với đôi anh em họ song tinh của gia tộc họ Hoàng.

Cũng bởi cái tính cách chung yêu tản mạn, tiêu dao, chăm học hỏi, lười hoạn lộ,

Lại thêm đều sở hữu trí tuệ, tài năng xuất chúng,

Nên Hoàng Thừa Ngạn và Hoàng Dung xem như một đôi tri kỷ, mặc dù không cùng chi nhưng tình thân so ruột thịt.

Từ khi Hạng Long rời đi, Hoàng Thừa Ngạn càng là làm chú như cha, làm cha như thầy, vừa nhận Hoàng Hùng làm nghĩa tử, cũng thay Hạng Long, đỡ đần Hoàng Dung việc giáo dục nuôi dưỡng.

Hai chú cháu Hoàng Uyển, Hoàng Dung mãi bàn tán với nhau nên không để ý thấy Hoàng Hùng đột nhiên có chút biểu hiện lạ thường,

lúc thì tựa như người trưởng thành, trầm tư suy ngẫm,

lúc thì quay lại làm đứa bé, tò mò quan sát nghiên cứu các nơi.

Về phần nha hoàn a Nhã, có lẽ vì thường xuyên gặp phải tình huống như vậy nên đã tập thành thói quen.

Sự việc bắt đầu chừng hơn 1 năm trước.