Tiếng Gọi Tình Yêu Giữa Lòng Thế Giới

Chương 1: Phần 6

Sau khi bà nội mất, ông nội chuyển đến sống ở nhà tôi một thời gian. Ở trên tôi vừa kể rồi, ông bảo ngôi nhà không thích hợp cho người già, nên đã dọn ra chung cư sống một mình. Ông nội xuất thân trong gia đình làm nghề nông, đến đời cụ tôi hình như vẫn còn là địa chủ tương đối lớn trong vùng. Nhưng vì cải cách ruộng đất, gia đình lụn bại, ông tôi phải lặn lội lên Tokyo thử vận may trong việc buôn bán. Nhân lúc chiến tranh hỗn loạn, ông cũng kiếm được khá nhiều tiền, rồi trở về quê, năm ba mươi tuổi thì mở công ty chế biến thực phẩm. Rồi ông cưới bà nội và sinh ra cha tôi. Theo lời mẹ kể, công ty của ông nội nắm được thời cơ kinh tế phát triển mạnh mẽ nhất từ những năm 1970, 1980 nên làm ăn rất khấm khá, nhờ thế mà gia đình lúc đó sống rất dư dả. Không ngờ, khi cha tôi vừa tốt nghiệp trung học, ông nội hào phóng nhượng lại công ty mình vất vả gây dựng nên cho cấp dưới rồi tranh cử vào nghị viện. Suốt mười mấy năm sau đó, ông liên tục đắc cử làm nghị sĩ, nhưng phần lớn tài sản của ông đều đã biến thành tiền vận động tranh cử. Tới khi bà nội tôi qua đời, ngoài căn nhà ra thì chẳng còn tài sản gì đáng kể nữa. Không lâu sau, ông cũng rút lui khỏi chính trường và giờ sống một mình trong thanh nhàn.

Từ khi lên cấp hai, thi thoảng tôi lại đến thăm ông nội với ý nghĩ coi như đang làm một việc từ thiện, khi thì kể cho ông chuyện ở trường, khi thì vừa nhâm nhi bia vừa xem Sumo trên ti vi với ông. Đôi khi, ông cũng kể chuyện thời trẻ của mình. Nhờ thế tôi mới biết, hồi mười bảy mười tám ông cũng từng yêu một người con gái nhưng vì hoàn cảnh mà hai người đã không thể ở bên nhau…

“Phổi cô ấy có vấn đề,” ông nói rồi nâng lý vang Bordeaux màu đỏ lên nhấp một chút. “Bây giờ thì có thuốc chữa bệnh lao rồi, nhưng thời đó chỉ có mỗi cách là ăn uống đầy đủ và tĩnh dưỡng ở nơi nào đó không khí sạch sẽ, trong lành thôi. Phụ nữ thời ấy không khỏe mạnh thì không chịu nổi cuộc sống hôn nhân đâu. Hồi đó làm gì có đồ điện. Nấu nướng hay giặt giũ đều vất vả đến mức người thời nay không thể nào tưởng tượng nổi. Huống hồ ngày ấy ông cũng giống như những thanh niên cùng thời khác, một lòng muốn mang tính mạng mình hiến dâng cho tổ quốc. Nên dù hai người có yêu nhau mấy đi nữa cũng không thể kết hôn được. Ông và cô ấy đều hiểu rõ điều này. Thời kỳ gian khổ mà.”

“Thế rồi sao hả ông?” tôi vừa uống cà phê vừa hỏi.

“Ông nhập ngũ, sống mấy năm đời lính,” ông kể tiếp. “Ông không nghĩ là mình còn cơ hội gặp lại cô ấy. Một phần ông sợ trong lúc đang đi lính thì cô ấy đã chết, mà ông cũng không chắc có thể sống sót trở về. Thế nên lúc chia tay, ông và cô ấy đã hẹn thề đến kiếp sau sẽ sớm tối bên nhau.” Ông tôi ngừng lời một lúc, ánh mắt dường như nhìn về nơi xa xăm bất định. “Nhưng số mệnh thật trớ trêu. Chiến tranh kết thúc, cả ông và cô ấy đều còn sống. Khi tưởng mình không còn tương lai thì chẳng mong muốn gì, nhưng khi biết mình vẫn còn cả tương lai rộng mở, khát vọng lại trào dâng. Ông muốn ở bên cô ấy bằng bất cứ giá nào. Vậy nên ông bắt đầu cố gắng kiếm thật nhiều tiền. Bởi vì chỉ cần có tiền, bệnh lao hay bệnh gì đi nữa, ông vẫn có thể cưới cô ấy về chăm sóc trọn đời.”“Vì thế ông lên Tokyo?”

Ông tôi gật đầu và tiếp tục câu chuyện. “Hồi ấy Tokyo gần như một bãi đất hoang. Lương thực thiếu thốn trầm trọng, lạm phát tăng nhanh chóng mặt. Hầu như chẳng còn luật pháp gì nữa. Mọi người đều suy dinh dưỡng, cái chết luôn cận kề, ai cũng mang ánh mắt hừng hực sát khí. Ông liều mạng tìm đủ mọi cách kiếm tiền. Cả những chuyện vô liêm sỉ ông cũng bất chấp. Không đến mức gϊếŧ người, nhưng ngoài chuyện ấy ra thì hầu như chuyện gì cũng làm cả rồi. Không ngờ, trong khi ông bươn chải kiếm tiền, người ta đã tìm ra thuốc đặc trị bệnh lao. Gọi là thuốc Streptomycin thì phải.”

“Cháu cũng từng nghe nói đến tên thuốc này rồi.”

“Kết quả là, cô ấy đã khỏi bệnh.”

“Khỏi hẳn ạ?”

“Ừ, dĩ nhiên đó là chuyện đáng mừng. Nhưng khỏi bệnh cũng có nghĩa là cô ấy có thể lấy chồng rồi. Đương nhiên, cha mẹ nào chẳng muốn nhân lúc con gái còn son trẻ mà gả đi.”

“Còn ông?”

“Ông không đạt được tiêu chuẩn của họ.”

“Tại sao?”

“Ông vướng vào mấy vụ buôn bán với dân xã hội đen, lại còn phải ngồi tù nữa. Cha mẹ cô ấy biết chuyện đó.”

“Ông làm thế cũng chỉ để hai người được ở bên nhau thôi mà.”

“Mình thì nghĩ thế nhưng cha mẹ cô ấy lại không thấy vậy đâu. Đương nhiên phải tìm cho con gái một người đàn ông tử tế. Nếu ông nhớ không nhầm người đó làm giáo viên tiểu học hay gì đó thì phải.”

“Vô lý quá!”

“Thời đó là như vậy đấy.” Ông khẽ cười nói, “Với cách suy nghĩ bây giờ thì chuyện đó ngớ ngẩn hết sức, nhưng ngày đó con cái đâu dám đi ngược lại ý muốn của cha mẹ. Huống hồ, cô ấy con nhà gia giáo, lại ốm yếu suốt nên đã là gánh nặng của cha mẹ từ lâu, làm sao dám từ chối đối tượng cha mẹ chọn cho, nói ra những lời kiểu như muốn sống với người đàn ông khác lại càng không được.”

“Thế rồi mọi chuyện ra sao ạ?”

“Thì cô ấy đi lấy chồng. Còn ông thì lấy bà cháu và sinh ra cháu. Cha cháu đúng là một thằng rất cứng đầu.”

“Vậy ông đành từ bỏ cô ấy sao?”

“Thì ông đành vậy. Có lẽ cô ấy cũng thế. Dù sao thì trên đời này cũng đâu thiếu những chuyện tình không thành như vậy chứ.”

“Nhưng ông không thể quên đúng không?”

Ông nheo mắt lại, trầm ngâm nhìn tôi như đang suy tư điều gì. Sau một hồi lâu, ông mới cất tiếng, “Để lần khác ông kể nốt. Khi nào cháu lớn hơn chút nữa.”

Khi ông nội thấy nên kể cho tôi phần tiếp của câu chuyện thì tôi đã lên cấp ba rồi. Sau kỳ nghỉ hè năm lớp Mười, vừa bước vào học kỳ hai, một hôm, tôi tan học về tiện đường ghé qua thăm ông, cùng ông uống bia xem đấu sumo truyền hình trực tiếp trên ti vi như mọi lần.

“Ở lại ăn cơm với ông nhé?” ông hỏi tôi sau khi trận sumo trên ti vi kết thúc.

“Thôi ạ, mẹ cháu đang đợi ở nhà.”

Tôi từ chối lời mời của ông thực ra là có lý do. Đó là vì thực đơn bữa tối ở nhà ông hầu như lúc nào cũng đồ hộp. Lúc thì thịt bò rim đóng hộp, khi thì cá mòi ướp đóng hộp. Thậm chí rau cũng là món măng tây đóng hộp, đến cả canh miso cũng là thực phẩm ăn liền. Ngày nào ông cũng chỉ ăn mấy thứ đó. Thỉnh thoảng mẹ tôi ghé qua để nấu nướng một bữa, cũng có khi ông tới nhà tôi ăn, nhưng về cơ bản ông sống nhờ đồ hộp. Theo như ông nói thì người già không cần quan tâm đến mấy việc ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, quan trọng là ăn đúng giờ giấc.

“Ông đang định gọi người ta đem lươn đến,” ông nói khi tôi chuẩn bị ra về.

“Sao vậy ạ?”

“Sao là sao thế nào? Có luật nào cấm ta không được ăn lươn đâu?”

Ông nội nhấc điện thoại đặt hai suất lươn nướng, trong khi chờ người giao đồ ăn tới, hai ông cháu vừa uống thêm một lon bia vừa xem ti vi. Như mọi khi, ông lại mở một chai vang, rồi để hở chừng ba mươi phút đến một tiếng, ăn xong bữa tối mới uống. Thói quen hai ngày một chai Bordeaux từ hồi còn sống với nhà tôi đến giờ vẫn không thay đổi.

“Hôm nay có việc muốn nhờ Saku đấy,” ông vừa uống bia vừa trịnh trọng nói.

“Việc gì ạ?” Vì bị món lươn hấp dẫn nên tôi mới ở lại, giờ bỗng cảm thấy có gì hơi bất an.

“Ồ, chuyện dài dòng lắm.”

Ông nội đi vào bếp lấy ra một ít cá ngâm dầu. Đương nhiên cũng lại là đồ hộp. Chúng tôi dang ăn cá và uống bia thì người đưa hàng đem đồ ăn tới. Chúng tôi ăn sạch lươn nướng, uống hết cả canh gan lươn rồi mà ông vẫn chưa kể xong chuyện. Sau đó hai ông cháu chuyển sang uống rượu. Cứ đà này, không chừng tới năm hai mươi tuổi tôi sẽ thành một con sâu rượu không thể cứu chữa. Trong người tôi chắc hẳn có khá nhiều enzyme phân giải rượu, uống một chút thì không bao giờ say cả. Thực khó mà tin tôi lại là con của người chỉ nếm một chút dưa chua Narazuke thôi là đã thấy nôn nao khắp người.

Câu chuyện dông dài của ông nội kết thúc vừa lúc chai vang Bordeaux gần cạn sạch.

“Càng ngày Saku càng uống rượu giỏi nhỉ,” ông tôi hài lòng nói.

“Chuyện, cháu nội của ông mà.”

“Nhưng cha cháu cũng là con ông mà chả uống được giọt rượu nào.”

“Chắc là di truyền cách đời đấy.”

“Ừ, chắc thế,” ông gật gù nói. “Thế chuyện ông vừa nói thì sao, nhận lời giúp ông chứ?”

“Hả? Ở đâu ra cái tên đó đấy?”

“Mẹ bạn toàn gọi bạn như vậy còn gì?” Aki tủm tỉm cười.

“Cậu đâu phải mẹ mình!”

“Ừ, nhưng mà mình quyết định rồi. Từ giờ trở đi mình cũng sẽ gọi Matsumoto là Saku-chan.”

“Đừng tự tiện quyết định chuyện như vậy được không hả?”

“Mình đã quyết định thế rồi.”

Cứ như vậy, từ đó trở đi mọi chuyện của tôi đều để Aki quyết định hết, đến nỗi dần dà tôi chẳng còn biết mình là ai nữa.

Mới vào học kỳ hai, đang giờ nghỉ trưa, Aki đột nhiên xuất hiện trước mặt tôi với một cuốn sổ trên tay.

“Này, cầm lấy.” Aki đặt cuốn sổ lên bàn.

“Cái gì đây?”

“Nhật ký trao đổi.”

“Hử?”

“Saku-chan không biết à?”

Tôi ngó quanh quất rồi nói, “Ở trường đừng gọi mình như vậy được không hả!”

“Thế hồi xưa cha mẹ Saku-chan không trao đổi nhật ký à?”

Aki thậm chí còn không nghe tôi nói hay sao ấy.

“Này nhé, nhật ký trao đổi là để con trai và con gái ghi lại những sự việc, suy nghĩ và cảm nhận của bản thân trong ngày, rồi trao đổi cho nhau.”

“Mấy thứ rắc rối này mình không làm được đâu. Lớp cậu không có ai hợp hơn à?”

“Nhưng cái này đâu phải thứ để trao đổi với bất kỳ ai.” Aki có vẻ hơi giận dỗi.

“Mà cái này vẫn phải dùng bút mực hay bút bi viết à?”

“Chì màu cũng được.”

“Điện thoại không được à?”

Hiển nhiên là không. Aki chắp hai tay ra sau lưng, hết nhìn tôi rồi lại nhìn cuốn sổ. Tôi lớ ngớ định giở nhật ký ra đọc, Aki vội ngăn lại.

“Về nhà bạn mới được mở ra đọc. Đó là quy tắc của nhật ký trao đổi.”

Trang đầu tiên là phần tự giới thiệu. Aki viết đủ hết ngày tháng năm sinh, cung hoàng đạo, nhóm máu, thói quen, thức ăn và màu yêu thích, thậm chí còn có cả một đoạn phân tích tính cách bản thân nữa. Trang bên cạnh có hình một cô gái, chắc là Aki tự vẽ bằng bút chì màu, trên đó có ba chữ “bí mật”, “bí mật”, “bí mật” chỉ vào ba nơi ám chỉ số đo của em. Tôi nhìn vào cuốn sổ để mở, lầm bẩm, “Ồ, lằng nhằng quá!”

*****

Cô giáo chủ nhiệm lớp Aki qua đời đúng dịp Giáng sinh năm chúng tôi học lớp chín. Hồi học kỳ một dẫn lớp đi tham quan cô có vẻ vẫn khỏe mạnh, nhưng từ kỳ hai, cô không đến trường nữa. Aki cũng đôi lần nói với tôi là cô mỗi ngày một yếu đi, hình như bị bệnh ung thư thì phải. Khi mất cô chưa đến năm mươi tuổi. Lễ tang của cô giáo diễn ra vào ngày thứ hai của kỳ nghỉ đông. Cả lớp Aki và toàn bộ cán sự các lớp khối Chín đều đều đến dự. Đại sảnh không đủ chỗ cho tất cả học sinh nên chúng tôi phải đứng bên ngoài. Ngày hôm đó lạnh thấu xương. Tiếng tụng kinh cầu siêu tưởng chừng lê thê mãi không dứt. Đám học sinh chúng tôi đứng díu vào nhau, cố không bị chết cóng ở sân chùa này.

Cuối cùng thì lễ cầu siêu cũng kết thúc, tiếp đến là lễ truy điệu. Cô hiệu trưởng và vài người nữa đọc điếu văn. Aki cũng ở trong số đó. Khi ấy chúng tôi thôi đùn đẩy nhau mà đứng yên lắng nghe. Aki đọc lời chia buồn với một vẻ đĩnh đạc lạ thường. Không chút sụt sùi nào đượm trong giọng nói ấy. Tất nhiên, chúng tôi chỉ nghe tiếng Aki qua loa phóng thanh chứ không phải giọng tự nhiên nên âm thanh có đôi chút biến đổi. Dù vậy, tôi cũng nhận ra ngay đó chính là Aki. Giọng em nghe buồn buồn, vì thế có gì đó người lớn hơn. Tôi ít nhiều cảm thấy bâng khuâng trong dạ - em đã bỏ lại đám trẻ ấu trĩ chúng tôi, một mình tiến lên phía trước rồi.

Trong nỗi xúc cảm gần như tuyệt vọng, tôi ngó qua một rừng các mái đầu của đoàn người tới tham dự tang lễ để tìm kiếm Aki. Cuối cùng tôi cũng thấy em đang đứng trước cổng vào sảnh chính, đầu hơi cúi xuống micro đọc lời chia buồn. Trong khoảnh khắc ấy, tâm trí tôi như bừng tỉnh. Aki vẫn mặc bộ đồng phục đã quen thuộc từ rất lâu, nhưng nhìn từ đây, trông em như một người khác. Không, đó đúng là Aki, nhưng có cái gì đó rất quan trọng đã thay đổi nơi em. Tôi hầu như không để lọt vào tai những gì Aki đọc, hai mắt chỉ chăm chăm dán vào thân hình tưởng chừng như đang ở rất xa của em.

Một người đứng gần tôi nói, “Hirose đúng là Hirose!”

“Ừ, trông thế thôi mà có bản lĩnh lắm,” một người khác phụ họa.

Chợt vài tia nắng mặt trời len lỏi qua những đám mây mù mịt rọi xuống sân đền. Ánh sáng chiếu vào khiến Aki như sáng bừng lên, bóng dáng em nổi bật trên nền đại sảnh tối đen. Đây rồi, đây mới chính là Aki mà tôi biết. Là Aki vẫn hay trao đổi cuốn sổ nhật ký trẻ con kia với tôi, là Aki vẫn hay gọi tôi là “Saku-chan” cứ như thể hai đứa là bạn thân từ nhỏ. Aki thường ngày vẫn luôn kề cận như một thiếu nữ đang bắt đầu trưởng thành. Tựa hồ như một viên pha lê vốn vẫn ở đó, chỏng chơ trên bàn, bỗng trở nên rực rỡ lung linh ngay khi ta thay đổi góc nhìn một chút.

Một cảm giác muốn lao về phía trước bỗng nhiên ập tới trong tôi. Cùng với niềm hân hoan cuồn cuộn trào dâng trong cơ thể, lần đầu tiên tôi nhận thức được rằng mình cũng như bao đứa con trai khác vẫn thầm thương trộm nhớ Aki. Tôi đã hiểu rõ sự ganh ghét khi rõ ràng khi ngấm ngầm mà bọn con trai trong lớp dành cho mình. Không chỉ vậy, tôi thậm chí còn ghen với chính bản thân mình. Ghen tị vì mình may mắn quá đỗi mà dễ dàng được ở bên Aki nhiều như thế, ghen tị vì mình được cùng em trải qua những khoảnh khắc tươi đẹp nhất, và trái tim tôi quặn lại khi nghĩ về điều đó.