Nghìn Lẻ Một Đêm

CHUYỆN CỤ GIÀ THỨ HAI VÀ HAI CON CHÓ ĐEN

Thưa vị thần đứng đầu các đấng thần linh, xin ngài biết cho rằng hai con chó

đen mà ngài trông thấy kia và tôi là ba anh em trai. Tôi là em út. Cha chúng

tôi qua đời để lại cho anh em chúng tôi mỗi người một nghìn đồng

xơcanh[17]. Với số vốn ấy, ba anh em tôi bắt tay làm cùng một nghề như

nhau: buôn bán. Sau khi mở cửa hiệu được ít lâu, người anh cả của tôi, tức là

một trong hai con chó đen mà ngài trông thấy kia, quyết định lên đường đi

buôn ở nước ngoài. Với ý định ấy, anh bán hết tài sản của mình để mua

những hàng hóa hợp với sở thích người nước ngoài.

Anh ra đi và vắng nhà một năm tròn. Vừa lúc ấy, có một người rách rưới

đến trước cửa hiệu của tôi. Tôi ngỡ anh ta là người hành khất.

- Cầu Thượng đế giúp đỡ bạn! – Tôi nói.

- Cầu Thượng đế phù hộ cho cả bạn! – Người ấy đáp. – Lẽ nào bạn không

nhận ra tôi?

Tôi nhìn anh ta và nhận ra:

- Ôi anh cả! – Tôi thốt lên và ôm choàng lấy anh. -Làm sao em có thể

nhận ra anh trong tình cảnh này?

Tôi mời anh vào nhà, hỏi thăm sức khỏe và kết quả chuyến đi của anh.

- Chú hỏi chuyện đó làm gì! – Anh đáp. – Nhìn anh đây hẳn chú đã rõ.

Thuật lại chi tiết những nông nỗi đã xảy ra cho anh một năm vừa qua và đưa

anh đến tình cảnh này thì chỉ làm cho anh thêm buồn bã mà thôi.

Tôi đóng cửa hiệu ngay, rồi dẫn anh đi tắm và đưa cho anh những bộ quần

áo đẹp nhất mà tôi có.

Kiểm tra sổ sách thu nhập, thấy vốn liếng mình đã tăng gấp đôi, có nghĩa

là tôi có những hai nghìn xơcanh, tôi liền chia cho anh tôi một nửa: “Anh ạ,

với số vốn này, anh có thể không cần nghĩ tới số tiền mà anh đã thua lỗ vừa

qua.”

Anh tôi vui mừng nhận một nghìn đồng xơcanh, khôi phục việc làm ăn.

Và chúng tôi lại sống cùng nhau thân thiết như ngày trước.

Ít lâu sau, ông anh thứ hai của tôi, tức là một trong hai con chó kia, cũng

muốn bán tài sản của mình để đi buôn xa. Ông anh cả tôi và tôi đều hết sức

khuyên can anh nên bỏ ý định ấy đi nhưng vô ích. Anh bán hết cơ ngơi, mua

hàng hóa đưa ra nước ngoài. Anh nhập bọn cùng với một đoàn nhà buôn, rồi

cùng lên đường. Một năm sau, anh trở về trong tình cảnh giống y như anh cả

tôi lần trước. Tôi lại may mặc cho anh hai. Và bởi trong thời gian ấy tôi đã

làm sinh lợi thêm được một nghìn xơcanh nữa, tôi biếu anh luôn số tiền ấy.Anh mở lại cửa hiệu và tiếp tục nghề buôn bán của mình như trước.

Một hôm, hai anh tôi đến tìm tôi rủ cùng với họ làm một chuyến đi buôn

xa. Thoạt tiên tôi khước từ gợi ý ấy. Tôi nói: “Các anh đã đi buôn xa, các

anh được cái gì nào? Ai bảo đảm rằng tôi sẽ may mắn hơn hai anh?”

Hai anh viện ra đủ mọi điều hấp dẫn để lôi kéo tôi, tôi vẫn không nghe

theo ý định của họ. Nhưng họ nhiều lần rủ rê đến nỗi sau năm năm từ chối

những lời nài nỉ cuối cùng tôi đành chịu thua. Nhưng đến khi chuẩn bị lên

đường, bàn tới chuyện mua sắm hàng hóa, tôi mới vỡ nhẽ ra rằng hai ông

anh tôi đã tiêu pha hết gia sản; cả món tiền một nghìn xơcanh mà tôi đã biếu

mỗi người cũng không còn gì. Tôi tuyệt nhiên không trách móc lấy một lời.

Ngược lại, vì lúc này vốn liếng của tôi đã lên tới sáu nghìn xơcanh, tôi chia

món tiền ấy ra làm đôi, đưa cho họ một nửa, và bảo: “Ta chỉ nên bỏ ra ba

nghìn đồng thôi, còn ba nghìn ta giấu vào chỗ nào đó kín đáo, nhỡ ra chuyến

đi này không may mắn hơn hai chuyến trước của hai anh, thì ta còn có đồng

vốn để trở về theo đuổi nghề cũ của chúng mình.”

Vậy là ba anh em tôi chia nhau ba nghìn xơcanh, riêng tôi giữ lại chừng ấy

nữa mang chôn vào góc nhà. Sau khi mua hàng hóa, chúng tôi thuê một

chiếc tàu rồi giương buồm thuận gió lên đường. Sau hai tháng đi biển, chúng

tôi đến một hải cảng. chúng tôi ghé vào đấy, bán được hàng với giá rất hời.

Nhất là tôi, tôi bán được giá đến nỗi một đồng lãi thành mười đồng. Chúng

tôi mua hàng hóa địa phương, định mang về trong nước bán. Vào lúc sẵn

sàng lên tàu để nhổ neo trở về nước, thì tôi gặp trên bờ biển một người đàn

bà rất xinh đẹp song ăn mặc thì khá tồi tàn. Nàng đến gần, hôn tay tôi, khẩn

khoản xin tôi hãy lấy nàng làm vợ và cho nàng được cùng xuống tàu theo về

nước. Tôi không muốn nghe theo lời cầu xin của nàng. Nhưng nàng khéo nói

quá, nào là tôi chớ nên quan tâm đến vẻ nghèo túng bên ngoài, nào là rồi đây