Nghìn Lẻ Một Đêm

Chương 3: lịch sử sưu tập truyện

Theo các nhà nghiên cứu, Nghìn lẻ một đêm - ít ra là bản lưu truyền đến

với chúng ta ngày nay – được định hình hẳn vào khoảng cuối thế kỷ 15 ở Ai

Cập. Thời kỳ này cả nước Ai Cập đã hoàn toàn theo đạo Hồi. Thật ra, sự

xuất hiện của nó còn ngược lên đến thời xa xưa, bắt nguồn từ những chuyện

Ba Tư rất cổ và đã trải qua một thời kỳ tồn tại lâu dài trước khi được viết ra

thành văn.

Ở đâu cũng vậy, các chuyện kể dân gian không bao giờ là công trình sáng

tạo của một người và có hình dạng hoàn chỉnh ngay từ đầu hay trong một

thời gian ngắn. Thông thường xoay quanh một chủ đề cơ bản, được quần

chúng tham gia, thời gian nhào nặn, tình tiết của câu chuyện phong phú dần

lên, có khi biến dạng đi, và tất nhiên sẽ thay đổi ít nhiều tùy theo địa điểm và

thời gian, bố cục ngày càng chặt chẽ. Cho đến một lúc nào đấy, nó được

những tài năng kiệt xuất chỉnh lý, định hình lần cuối rồi được nhân dân chấp

nhận coi như dạng bản cuối cùng. Các truyện kể được tập hợp trong công

trình đồ sộ với cái tên phổ cập toàn thế giới Nghìn lẻ một đêm có lẽ bắt

nguồn từ truyền thống các truyện dân gian xuất xứ ở phương Đông – đế quốc

của các hoàng đế A Rập. Xoay quanh những truyện này, một số truyện khác

cổ hơn, có nguồn gốc Ấn Độ, Ba Tư hoặc Ấn – Âu được bổ sung vào. Một

loại nữa là những câu chuyện lưu truyền, phản ánh sinh động xã hội Hồi giáo

buổi sơ khai của thời trung cổ, tức là thời đại các hoàng đế Abáxít[2] trong đó

một phần quan trọng dành nói về những chuyện phiêu lưu trên biển cả của

những thương nhân đầu tiên bắt đầu mở rộng buôn bán với nước ngoài bằng

đường biển. Tất nhiên có nhiều truyện nội dung vay mượn từ kho tàng cổ

tích các dân tộc khác. Đây là một hiện tượng thường thấy, nó cắt nghĩa vì

sao nhiều truyện cổ của người Ấn Độ, của Tây Âu chẳng hạn có những điểm

chung giống những truyện cổ ở Trung Quốc, ở Nam Á. “Vay mượn không

phải bao giờ cũng là xuyên tạc, đôi khi việc vay mượn bổ sung cho truyện và

làm cho nó đã hay càng hay hơn.”[3]

Những người kể chuyện rong mang những chuyện đó đi kể khắp nơi.

Trong quá trình ấy họ gọt đẽo cách diễn tả cho thích hợp và hấp dẫn người

nghe. Người ta cho rằng chính những người Ai Cập kể chuyện rong thế kỷ

12 và 13 đã làm cho các truyện trong Nghìn lẻ một đêm thêm phong phú về

nội dung, linh hoạt về hình thức và sáng sủa về từ ngữ. Ngôn ngữ dùng trong

tập truyện này gắn với tiếng nói của các tầng lớp bình dân A Rập hơn là

ngôn ngữ kinh viện thời bấy giờ.

Cũng có thể Nghìn lẻ một đêm thành hình – với tư cách là một tác phẩm

hoàn chỉnh – còn sớm hơn nữa. Theo R. Nicônxơn trong Lịch sử văn học A

Rập, năm 956 một học giả A Rập tên là Masadi đã nhắc tới một cuốn sáchcổ của người Ba Tư nhan đề “Một nghìn truyện, thường được gọi là Nghìn lẻ

một một đêm, đó là chuyện một quốc vương và tể tướng cùng với tiểu thư và

người hầu gái là nàng Sêhêrazát và Đináczát”

Năm 988, Mohammed Ishaq, tác giả một tập thư mục những tác phẩm văn

học A Rập và nước ngoài, nói đến việc người A Rập soạn lại tập truyện cổ

Ba Tư đó. Ông viết: “Tác giả tập Truyện các tể tướng là Abđul AI Jahshiyari

bắt tay soạn một cuốn sách trong đó ông chọn một nghìn truyện của người A

Rập, người Ba Tư, người Hy Lạp và nhiều dân tộc khác, các truyện đểu

riêng biệt, không có quan hệ gì với nhau. Ông tập hợp một số người làm

nghề kể lại, mời họ kể cho nghe rồi chọn những truyện hay nhất, những ngụ

ngôn, cổ tích mà ông thích nhất. Là một người có tài, ông đúc những câu

chuyện ấy lại thành bốn trăm tám mươi đêm, mỗi đêm là một truyện trọn vẹn

dài trên dưới năm chục trang. Nhưng ông chết bất ngờ trước khi hoàn thành

một nghìn truyện như dự định.”[4]

Nghìn lẻ một đêm[5] như ta đã biết hiện nay, lần đầu tiên được giới thiệu

với châu Âu rồi từ đó phổ cập rộng khắp hầu như toàn thế giới là nhờ công

lao của một học giả người Pháp Antoine Galland mà bản dịch từ khi ra đời

cách đây gần ba thế kỷ đã mau chóng trở thành kinh điển.

Antoine Galland sinh năm 1646 tại một thị trấn nhỏ ở tỉnh Picácđi, miền

Bắc nước Pháp. Ông mồ côi cha từ sớm. Bà mẹ phải làm lụng vất vả cho con

ăn học. Mười bốn tuổi đã phải đi làm; một năm sau tìm đến Paris tiếp tục

trau dổi kiến thức. Sau đó, giúp việc cho sứ thần Pháp ở Côngxtăngtinôp

(nay là Xtămbun, thuộc Thổ Nhĩ Kỳ) nhờ vậy ông có điều kiện đi lại nhiều

nước Tây Á. Trở về Paris, một hôm tình cờ đọc được một bản chép tay bảy

truyện cổ A Rập, ông có ý định dịch và cho xuất bản. Sách sắp đưa in thì

dịch giả được biết những truyện này thực ra rút từ “một pho đồ sộ gồm nhiều

truyện tương tự chia thành nhiều tập để là Nghìn lẻ một đêm.[6]

Ông nhờ người tìm kiếm hộ, từ Xỵri người ta chỉ gửi đến cho ông có bốn

tập. Ông dịch ngay tập đầu tiên và cho xuất bản năm 1704.[7] “Món quà nhỏ

mọn” như lời ông viết trong thư gửi tặng hầu tước phu nhân 0” lập tức được

hoan nghênh nhiệt liệt. Thành công hết sức to lớn. Cùng với hầu tước phu

nhân O, cả triều đình, nghị viện từ giai cấp tư sản cho đến các tầng lớp

nghèo hèn, tóm lại là tất cả những ai biết đọc biết viết ở Pháp đều đổ xô vào

tranh nhau tập sách.

Trong bốn năm, từ 1704 đến 1708, mười hai tập lần lượt ra đời. Năm 1709

Antoine Galland được một người bạn A Rập đến Paris trao thêm cho một số

truyện nữa, ông lại dịch và cho in tiếp. Từ 1704 đến 1782, trong vòng bảy

mươi tám năm, bản dịch của A. Galland được in lại hơn bảy mươi lần. Trong

những điều kiện của thời bấy giờ, với phương tiện và kỹ thuật ấn loát thô sơ,công nghiệp giấy chưa phát triển, tỉ lệ người biết đọc và biết viết cũng chưa

cao, thành công ấy vượt quá mức tưởng tượng và sự mong ước của mọi

người. Từ bản của AntoineGalland, Nghìn lẻ một đêm được dịch ra nhiều

thứ tiếng và xuất bản ở nhiều nước châu Âu: Anh, Hà Lan, Đức, Italia, Tây

Ban Nha và một số nước tại các châu lục khác.

Chừng hai thế kỷ sau Antoine Galland, một bản dịch tiếng Pháp khác của

Nghìn lẻ một đêm ra đời. Dịch giả là tiến sĩ J. J. C. Mardrus. Thật ra đây là

một bản dịch theo quan niệm và phong cách hoàn toàn khác: Mardrus không

bỏ sót một chi tiết nào, kể cả những đoạn rườm rà đậm màu da^ʍ tục và tất cả

những thơ rải rác trong các truyện. Người ta đã bàn cãi khá nhiều về hai bản

dịch đó. Các nhà nghiên cứu văn học đều nhất trí đánh giá cao bản dịch của

Antoine Galland. Người dịch đã cố tình tước bớt, để tránh cho những người

đọc đỡ ngượng ngùng, một số chi tiết tả tỉ mỉ những cảnh sinh hoạt mà cho

dù có in ra “cũng không cho biết thêm một điều gì mới mẻ về phong tục

những người theo đạo Hồi” bởi vì những cảnh ấy “diễn tả con người đang

sống theo những giây phút bản năng thấp hèn nhất mà bất cứ người sống ở vĩ

tuyến nào cũng đều có” như lời nhận xét của E.BIochet trong tạp chí Bách

khoa (Pháp) số tháng Giêng năm 1900. Tạp chí này nhận xét: “Bản dịch của

Antoine Galland cho chúng ta một ý niệm rất trung thành về tính cách và lời

văn của bộ Nghìn lẻ một đêm cũng như về sinh hoạt của người A Rập.”