Nghìn Lẻ Một Đêm

Chương 1: Lời giới thiệu

Nghìn lẻ một đêm, tác phẩm vĩ đại bậc nhất của nền văn học A Rập, là

một trong những công trình sáng tạo phong phú và hoàn mỹ của nền văn học

thế giới.

Để tựa bản dịch tiếng Nga xuất bản năm 1929 ở Sankt Peterburg, Macxim

Gorki viết: “Trong số các di tích tuyệt diệu của sáng tác truyền khẩu dân

gian, các truyện cổ tích của nàng Sêhêrazát là di tích đồ sộ nhất.

Những truyện cổ tích này thể hiện với mức hoàn hảo kỳ diệu, xu hướng

của nhân dân lao động muốn buông mình theo phép nhiệm màu của những

ảo giác êm đẹp, theo sự kết hợp phóng khoáng của từ ngữ thể hiện sức mạnh

vũ bão của trí tưởng tượng hoa mỹ của các dân tộc phương Đông – người A

Rập, người Ba Tư, người Ấn Độ. Công trình dệt gấm bằng từ ngữ này xuất

hiện từ thời tối cổ, những sợi tơ muôn màu của nó lan khắp bốn phương, phủ

lên trái đất một tấm thảm từ ngữ đẹp lạ lùng.”[1]

Truyện mở đầu tất cả các truyện, giải thích lý do ra đời của tất cả các

truyện, cái khâu đầu tiên của sợi dây chuyền vàng xuyên qua mọi tình tiết,

liên kết chúng lại thành một chuỗi ngọc tuyệt tác muôn vẻ muôn màu rồi

vòng trở lại để làm thành đoạn kết thúc, là chuyện của một người con gái.

Một người con gái tài sắc vẹn toàn, thông minh rất mực, đã không quản hiểm

nguy dám hi sinh tấm thân ngà ngọc của mình để cứu các bạn gái khỏi cảnh

ô nhục và cái chết bi thương.

Ngày xưa có hai anh em cùng làm vua. Anh làm hoàng đế nước Đại Ba

Tư choán một phần lớn trái đất. Em là vua nước Đại Táctari, chư hầu của

anh. Một hôm, được lệnh của anh triệu về, em vội vã lên đường. Xa giá vừa

ra khỏi kinh thành, đã nghỉ lại; nhà vua nhớ hoàng hậu, một mình lén trở lại

cấm cung định tự tình với người vợ quý yêu một lần nữa. Nhưng hỡi ôi! Nhà

vua không được gặp hoàng hậu như ở trong cảnh nhớ nhung thao thức mà lại

thấy hoàng hậu đang ngủ say trong vòng tay một người đàn ông khác ngay

trên giường ngự của mình. Nổi giận, nhà vua chém chết đôi gian phu da^ʍ

phụ, ném xác xuống hào rồi lặng lẽ trở lại hành cung và ra lệnh khởi hành.

Vua tuyệt nhiên không hé răng cho bất cứ ai biết nỗi khổ riêng đang giày xé

lòng mình.

Song cũng từ buổi tối bất hạnh ấy, một nỗi buồn ghê gớm xâm chiếm nhà

vua và thường xuyên lộ ra nét mặt. Cảnh hoàng đế thân hành ra đón từ ngoài

kinh thành, cảnh hội hè yến tiệc, nghi lễ linh đình cũng như sự săn sóc chân

tình của vua anh đểu không thể làm tiêu tan nỗi u uẩn.Nhà vua tự cho mình là người đau khổ nhất trần gian. Nhưng một hôm

tình cờ nhà vua bắt gặp hoàng hậu, chị dâu của mình, nɠɵạı ŧìиɧ với một tên

da đen trong khi hoàng đế mải đi săn. Vua em thấy nhẹ hẳn người: “À, ra

không phải chỉ có ta là người đau khổ duy nhất. Vinh hiển, phú quý, quyền

uy chấn động thiên hạ đến như hoàng đế anh ta mà vẫn bị vợ lừa dối. Vậy thì

việc gì ta phải tự giày vò cho khổ thân!”

Đến lượt vua anh, khi được tự mình chứng kiến hành động da^ʍ ô của

hoàng hậu, ông cũng vô cùng chán ngán. Hai anh em cùng một lúc từ bỏ

ngai vàng, từ bỏ mọi phú quý vinh hoa trên trần thế. Hai anh em ra đi định

tìm chốn ẩn thân đến trọn đời ở một nơi chân trời góc bể nào đó cho khuây

khỏa nỗi buồn, cho nguôi đi vết nhục. Nhưng tình cờ – vẫn là sự tình cờ –

hai vua bắt gặp một thần linh từ dưới đáy biển nổi lên, ghé vào bờ. Trên đầu

thần đội một chiếc hòm thủy tinh khóa bằng bốn chiếc khóa. Để phòng ngừa

vợ có thể không chung thủy, thần đã nhốt ả vào trong đó và giấu tận đáy đại

dương, chỉ mở cho ra những khi nào mình cần yêu đương tình tự. Ấy thế mà

người đàn bà đẹp này đã từng nɠɵạı ŧìиɧ với những chín mươi tám người đàn

ông khác. Mỗi người sau phút ái ân, phải để lại cho ả một chiếc nhẫn làm kỷ

niệm. Và mỉa mai làm sao! Hai nhà vua, hai ông chồng đang buồn rầu ngao

ngán về thế sự này lại chính là những kẻ bị ả ép buộc làm những tình nhân

bất đắc dĩ thứ chín mươi chín và thứ một trăm.

Vậy ra đàn bà ở đâu cũng vậy và ai cũng như ai thôi. Không thể có cách

nào đủ hiệu lực ngăn ngừa, để cho họ giữ vẹn lòng chung thủy với chồng.

Chỉ còn một cách – hoàng đế nước Đại Ba Tư rút ra kết luận – là gϊếŧ ngay

người con gái vừa chung chăn gối, không để cho sống đến ngày hôm sau. Đó

chính là cách trả thù đời, trả thù đám đàn bà, trả thù vợ của những ông chồng

bị cắm sừng mà trong tay có quyền lực tối cao.

Từ buổi đó, một luật lệ mới được ban hành ở nước Đại Ba Tư. Một luật lệ

vô cùng dã man, hết sức khắc nghiệt. Vua truyền cho tể tướng cứ mỗi đêm

bắt vào cung một cô gái trinh để hầu hạ mình, rồi rạng sáng hôm sau, khi

đêm vừa hết, thì ra lệnh gϊếŧ chết cô gái ấy.

Thế là cứ mỗi đêm một cô gái trinh đi lấy chồng và sáng ra một người đàn

bà thiệt mạng.

Cảnh tang tóc bao phủ khắp kinh thành. Cung đình tràn ngập máu. Nỗi

đau đớn xé lòng mọi người mẹ, người cha, người yêu, người chồng chưa

cưới. Giữa lúc ấy xuất hiện cứu tinh, nàng Sêhêrazát, con gái yêu của chính

tể tướng, người chịu trách nhiệm thi hành lệnh tàn bạo của vua.

Sêhêrazát khẩn khoản xin cha dẫn mình vào cung hiến cho hoàng đế.

- Con điên hay sao? – Tể tướng kinh hoàng