Nói đến thành Duyệt Châu không thể không nhắc tới Ôn gia Duyện Châu, Ôn gia được xem như nhà giàu số một, làm giàu bằng nghề vận chuyển đường thủy, hiện giờ gia chủ của Ôn gia là Ôn Chính Khanh, truyền nhân đời thứ ba.
Ôn Chính Khanh thời trẻ cưới một nữ tử họ Lý làm vợ, vị nữ tử họ Lý này xuất thân hương dã, nhưng bộ dáng lại nổi bật, những người gặp qua đều bị kinh diễm bởi dung nhan ấy.
Lúc trước Ôn Chính Khanh vào kinh thi cử trên đường đi gặp phải thổ phỉ, mất tiền còn bị trọng thương, may có nữ nông gia này cứu ông một mạng, về sau được người nhà đón trở về lại vẫn luôn nhớ thương nữ tử ấy, liền đem sính lễ qua đón người về nhà.
Đáng tiếc nữ tử này thân thể ốm yếu, gả đến Ôn gia mấy năm liền qua đời, để lại duy nhất một đứa con gái, tên là Ôn Tình Nhiễm.
Ôn Tình Nhiễm từ nhỏ đã bị đưa đến nhà cũ của Ôn gia ở nông thôn do hạ nhân dạy dỗ chăm sóc, ngay cả phụ thân mình cũng chưa gặp mặt nhiều lần. Không phải Ôn Chính Khanh không thích nàng, mà là Ôn gia có tổ huấn từ đời tổ tiên truyền lại: tất cả nữ hài âm khi sinh hạ(*) của Ôn gia, đều phải đưa về tổ trạch, chăm sóc đến mười bốn tuổi mới có thể về nhà và trong thời gian đó không thể thăm.
*Chuw: "Nữ hài âm khi sinh hạ" do mình không thể edit câu này quá thuần Việt được, nhưng hiểu nôm na là người mẹ sau khi sinh con gái xong thì qua đời
Ôn Tình Nhiễm lại là nữ nhi âm khi sinh ra duy nhất suốt nhiều năm qua của Ôn gia, dựa theo tổ huấn thì nàng phải tới tổ trạch ở đến khi mười bốn tuổi. Tuy Ôn Chính Khanh đối với việc này dị nghị, nhưng Ôn lão thái gia lại thập phần kiên trì, Ôn Chính Khanh là người hiếu thuận tất nhiên sẽ không dám cãi lời, cũng chỉ đành đem nữ nhi về nông thôn để nuôi dưỡng.
Nhà cũ Ôn gia ở nông thôn là sau khi Ôn gia giàu đã đặc biệt mời cao tăng chọn một địa điểm để xây dựng, ở quê nhà lúc ấy đã khiến cho không ít người chú ý.
Không có nguyên nhân nào khác, chỉ là do cao tăng này chọn vị trí rất quái dị. Địa phương được chọn là một sơn oa, tuy phong cảnh núi non sơn thủy rất đẹp, nhưng đi ra ngoài cũng cực kỳ bất tiện, cách thị trấn rất xa, gần như là ngăn cách với thế giới bên ngoài.
Lại còn cố ý đặt ra mấy cái quy củ: Một là hạ nhân làm ở nhà cũ phải chọn người câm điếc không nghe không nói không biết chữ, còn những người ngoài không thể đặt chân nơi này; Hai là trong nhà không thể có sách về thế tục pháp lý. Ba là nữ nhi âm khi sinh hạ của Ôn gia đưa đi nuôi dưỡng đến mười bốn tuổi, mỗi ngày phải uống một chén thuốc cho đến khi về nhà. Còn lại một điều rất kỳ lạ, đó là yêu cầu mời phu tử cần thiết phải là nam nhân họ Lâm.
Cao tăng bảo phải duy trì liên tục ba đời trở lên, Ôn gia rất đáng quý vẫn luôn duy trì.
Vị cao tăng này lúc ấy rất nổi danh, vì Ôn gia có ân với ông ta, mới vì riêng Ôn gia bỏ qua thọ mệnh tính việc này. Vị cao tăng kia tính xong quẻ này về sau không bao lâu liền mất. Đối với việc này gia chủ Ôn gia càng thêm coi trọng, đem viết vào tổ huấn, yêu cầu con cháu Ôn gia sau này cần phải làm theo tổ huấn.
Ôn Chính Khanh sau hai năm liền nghe theo lời lão thái gia nói cưới con gái thứ hai của tri phủ Duyện Châu, còn Ôn lão thái gia cũng vào năm đó chết vì bệnh, từ nay về sau Ôn Chính Khanh tiếp quản công việc của gia tộc dần dần trở nên bận rộn, hơn nữa tổ huấn ghi trong mười bốn trong năm, gia chủ không thể về tổ trạch thăm nữ nhi được nuôi dưỡng ở chỗ này, vì vậy cũng không bận tâm nữ nhi được nuôi ở nông thôn, duy nhất là kêu lão bộc chăm sóc.