Thời gian thấm thoát, ngày tháng thoi đưa.
Giương mắt nhìn, sáu năm trôi đi nhanh như một khe hở bé xíu.
Sáu năm, hướng gió lặng yên trong cung lại phát sinh biến hoá; sáu năm, làm cho một tiểu nữ hài trưởng thành một thiếu nữ.
Uyển Nhi nhìn mình trong tấm gương đồng phản chiếu ra hình ảnh gương mặt tựa như quen thuộc. Không thể không giống người mắc chứng bệnh tự luyến mà thốt ra cảm khái 'ta thật sự càng ngày càng đẹp'.
Nếu nói đời trước, nàng bị người khác khen "có một nét đẹp cổ điển", như vậy đời này, nàng xuyên không về trở thành Thượng Quan Uyển Nhi, loại "cổ điển" đó vận hành càng lúc càng đậm.
Người nói «Phúc hữu thi thư, khí tự hoa» (trong lòng có sách vở, mặt mũi sẽ sáng sủa), học tập trong Học Cung sáu năm xem như không uổng phí. Uyển Nhi khổ đọc như đói như khát, hiện tại nàng càng lúc càng giống với những người đọc sách trong thời đại này.
Loại phẩm khí ảnh hưởng từ thi thư đã thẩm thấu vào bản chất bên trong của nàng, khiến cho mỗi một động tác giơ tay nhấc chân, cũng rất tự nhiên mang theo khí phách rất khác.
Sáu năm trước, kể từ khi may mắn sống sót, giữ được tính mạng, Uyển Nhi cực kỳ trân quý cơ hội còn sống này.
Nàng nghĩ kỹ, còn sống chính là rất tốt. Nàng tưởng nhớ đoạn lịch sử về Thượng Quan Uyển Nhi mà mình từng quen thuộc, một ngày nào đó, cũng sẽ bị Võ Tắc Thiên thưởng thức.
Nếu như đây là một triều đại tồn tại trong thời không song song, nếu như hết thảy mọi chuyện đều không giống với đoạn lịch sử mà nàng từng quen thuộc, vậy thì có phải thông qua cố gắng của nàng, trở thành thay đổi lịch sử với người kia hay không?
Lịch sử, có thể thay đổi sao?
Uyển Nhi cảm thấy, chi bằng nói nàng muốn thay đổi lịch sử, không bằng nói, nàng sáng tạo ra một đoạn lịch sự trong thời không song song này.
"A nương, hài nhi đi Học Cung đây." – Vừa ra trước cửa, Uyển Nhi đã chào tạm biệt với Trịnh thị.
Bởi vì có sáu năm 'ân điển' của Võ Hậu, Uyển Nhi đã có thể thoát thân khỏi chốn lao động bận rộn của cung nhân trong Dịch Đình, Trịnh thị tuy vẫn làm việc, nhưng có Từ Tiệp dư hỗ trợ, ai cũng không dám làm khó.
Trong sáu năm này, hai mẹ con nàng, có thể nói đã trải qua những ngày tháng bình yên.
Nhưng trong lòng Trịnh thị vẫn còn nỗi khϊếp sợ.
Kéo tay Uyển Nhi, thay nàng sửa lại y phục trên người: "Phẩi cẩn thận, thật cẩn thận! Không được nói, cũng không cho phép mình nhiều lời!"
Đây là 'chương trình' mà mỗi lần trước khi nàng tới Học Cung đều nghe dặn, Uyển Nhi cũng đã sớm quen thuộc.
Mỗi lần rời đi, nàng đều mỉm cười, trấn an Trịnh thị: "A nương yên tâm!"
Lần này Trịnh thị không cười, để nàng đi học, mà hơi nhíu mày.
"A nương có tâm sự sao?" – Uyển Nhi quan tâm hỏi.
Trịnh thị liền thấp giọng: "Gần đây trong cung có nhiều việc, con học tập tại Học Cung, giao thiệp nhiều người, phải cẩn thận hơn nữa."
"Đã xảy ra chuyện gì rồi?" – Uyển Nhi hỏi tiếp.
Trong cung, gần đây nhất chỉ ngoại trừ nghe nói Bệ hạ lại bệnh, cũng không có sự tình gì khác a!
Trịnh thị cẩn thận nhìn nhìn ngoài cửa sổ, thấy không ai đi tới, mới thấp giọng nói: "Nghe nói Thái tử đắc tội Hoàng hậu..."
Uyển Nhi nghe vậy ngẩn người: Thái tử Lý Hoằng, cũng muốn giống với thời đại lịch sử mà trước khi nàng xuyên không tới, bị mẹ mình hại chết hay sao?
Mặc dù thấy nữ nhân kia hoàn toàn có khả năng làm như vậy, nhưng thật lòng mà nói, Uyển Nhi vẫn cảm thấy lạnh thấu xương ——
Trịnh thị yêu thương nàng đến tận xương tuỷ, Uyển Nhi hoàn toàn không thể tưởng tượng được, sao mẫu thân lại có thể hại chết cốt nhục của mình, sao lại có ác tâm như vậy?!
Trịnh thị thấy biểu hiện của Uyển Nhi, tưởng rằng nàng bị doạ sợ.
Hài nhi của Trịnh thị, nuôi dưỡng mười bốn năm, xem như hiểu rõ nhất. Nhất là trước sự kiện thoát chết trước mặt Võ Hoàng Hậu trải qua năm đó, cộng thêm lời nói bình tĩnh của Uyển Nhi, Trịnh thị còn tưởng rằng nữ nhi nhà mình có lá gan thật lớn.
Trịnh thị hoảng hốt, chớp mắt một cái, bỗng dưng nhớ tới đứa nhỏ này bất quá cũng chỉ mới mười bốn tuổi.
Tuổi còn nhỏ, mỗi ngày đều ép mình phải đọc sách khổ luyện, dùng sáu năm thời gian để đọc rất nhiều tri thức uyên thâm, còn nhiều lần được các Sư Phó trong Học Cung tán thưởng, chuyện này nên gọi là «Có chí thì nên» đi?
Loại chuyện này, không nên để cho một tiểu nữ hài như nàng phải đón nhận!
Nếu như... nếu như Thượng Quan gia không suy tàn, Uyển Nhi hẳn sẽ trải qua một đời vinh hoa phú quý, không lo cơm ăn áo mặc...
Trịnh thị nghĩ đến đây, nội tâm chợt đau xót.
Thân làm mẹ như Trịnh thị, cảm thấy có lỗi với hài nhi của mình.
Cảm xúc nhất thời mất khống chế, Trịnh thị liền đem Uyển Nhi ôm vào lòng: "Con của ta, đừng sợ, đừng sợ!... A nương ở đây!"
Uyển Nhi đột nhiên bị ôm, quả thực ngẩn người.
Lúc này nàng mới nhận ra, thì ra Trịnh thị nghĩ nàng nghe tới chuyện của Thái tử nên đã sợ hãi?
Uyển Nhi trở nên dở khóc dở cười ——
Trải qua loại chuyện xuyên không không thể tưởng tượng nổi, cũng không thể lường trước được, dưới bàn tay của Võ Hoàng Hậu, lại có thể bảo toàn được tính mạng, nàng còn phải sợ chuyện gì nữa đây?
Điều mà Uyển Nhi sợ nhất bây giờ chính là không thể sống tốt như dự định, không thể thuận hiếu đối xử với Trịnh thị sống yên bình nốt quãng đời còn lại, không phải sao?
"A nương, người đừng lo lắng, con rất khoẻ." – Uyển Nhi vỗ nhẹ nhẹ phía sau lưng Trịnh thị tựa như Trịnh thị mới là người cần được an ủi.
Trịnh thị im lặng thở dài, thầm nghĩ đứa nhỏ này thật quá mức hiểu chuyện, hiểu chuyện ngay từ khi còn rất nhỏ, hoàn toàn không giống với bộ dạng một tiểu hài nhi, cũng hoàn toàn trái ngược với những đứa trẻ đồng trang lứa khác.
Hài tử vừa thông minh, tính tình lại quá trầm ổn này, ở ngoài không bị thua thiệt sao được?
Trịnh thị thầm nghĩ.
Thế nhưng, Trịnh thị rất tán dương tư chất của nữ nhi mình, là một người mẹ, lúc nữ nhi không ở trước mặt mình, loại tâm tình này luôn luôn không khỏi xem điều này mà lo lắng.
"A nương, chuyện trong cung chúng ta nghe người ngoài nói thế nào thì để trong lòng như vậy, tuyệt đối sẽ không mở miệng, đây mới là biện pháp bảo toàn tính mệnh cho chúng ta." – Uyển Nhi nói.
Trịnh thị gật đầu: "Con của ta nói rất phải."
Dứt lời, Trịnh thị hạ giọng nói tiếp: "A nương nghe bọn họ nói, nói không chừng bí mật trong cung lúc này đã đồn đại khắp nơi rồi. Thái tử cầu xin cho hai vị nữ nhi của Thục phi, cầu bệ hạ vì bọn họ mà chọn người lương thiện gả đi, cho nên đã chọc giận Hoàng hậu. Hoàng hậu trách cứ Thái tử, Thái tử bị doạ đến hồn vía lên mây."
Uyển Nhi nghe xong nhíu mày.
Xem ra, mặc dù là thời không song song nhưng hướng diễn tiến chính của lịch sử vẫn đại khái có dấu vết đi theo.
Trong thời không này, hai vị nữ nhi của Tiêu Thục phi cũng bị giam cầm trong Dịch Đình, đến tuổi trưởng thành không được lấy chồng, càng không có được tự do. Mà tính tình Thái tử Lý Hoằng lại nhân ái, chắc là lúc đi cầu xin cho hai vị tỷ tỷ cùng cha khác mẹ này mà đắc tội với Võ Hoàng Hậu, vì trước đây Tiêu Thục phi từng là địch nhân của Võ Hậu.
Thế nhưng, không lẽ chỉ vì Võ Hoàng Hậu không nhìn nổi chuyện nữ nhi của Tiêu Thục phi có cuộc sống an ổn mà như thế?
Cái này e rằng cũng chỉ là một cái cớ của Võ Hậu mà thôi.
Lấy thân phận Uyển Nhi, những năm gần đây đều không thể nhớ rõ Cao Tông Hoàng đế đã lâm bệnh bao nhiêu lần.
Trong lịch sử mà nàng từng quen thuộc, Cao Tông Hoàng đế từng bị nhiễm phong hàn tra tấn, đến mức sau này đầu hoa mắt choáng, không đủ khả năng xử lý triều chính, khiến cho Võ Hậu có cơ hội tiếp cận triều chính.
Hiện tại, xét theo vị trí thời không này, mặc dù nàng không biết được có phải Võ Hậu muốn có được cơ hội tiếp cận triều chính mà giương mắt đối phó với Cao Tông Hoàng đế hay không. Nhưng bật quân vương nằm trên giường bệnh như vậy, lấy vốn kiến thức năm đó Uyển Nhi được học về Võ Hoàng Hậu, một người khôn khéo tài giỏi, e rằng tuyệt đối sẽ không buông tha một cơ hội tốt như thế đi?
Cho nên, Võ Hoàng hậu trách cứ Thái tử Lý Hoằng, thay vì nói rằng buồn bực vì Thái tử cầu xin cho nữ nhi của Tiêu Thục phi thì chẳng bằng nên nói rằng, Võ Hậu nhìn thấy thân thể của Cao Tông Hoàng đế ngày càng lụn bại, lo lắng cho thanh danh của Thái tử sẽ bị đánh chìm vào một chỗ, Võ Hậu liền không thể đứng yên được.
Nghĩ đến đây, vị Thái tử đoản mệnh này, tại thời điểm này, chẳng phải sẽ không có kết thúc tốt đẹp hay sao?
Uyển Nhi nghĩ vậy thở dài.
Tương lai a, không biết sẽ còn phải thấy cảnh bao người phải chết đi đây...
Bốp! ——
Một tiếng giòn tan vang lên làm cho Uyển Nhi đột nhiên hoàn hồn.
Nàng ngẩng đầu lên, đối mặt là một vị lão giả mặt mày nghiêm nghị.
Trong tay lão giả cầm thước, vừa mới nện lên quyển sách đặt trên bàn chỗ nàng.
"Quách sư phó..." – Uyển Nhi tự biết mình thất thần, thẹn thùng cuối đầu.
Quách sư phó cau mặt nhìn nàng: "Không chuyên tâm! Chịu phạt!"
"Dạ! Học trò biết sai rồi!" – Uyển Nhi thuận thế đáp.
Quách sư phó lấy nàng nhận lỗi, sắc mặt cũng đã nhẹ đi đôi chút.
Nhưng đứng trước mặt bao nhiêu người khác, quy củ của Học cung không thể làm trái.
"Quách An, đem nàng ra ngoài chịu phạt đi." – Quách sư phó mặt không đổi sắc nói.
Là một học trò ưu đẳng của Học cung, đây là lần đầu tiên Uyển Nhi bị phạt.
Thấy nàng bị một tiểu nội giam đưa ra ngoài, những học trò khác đều tò mò không nhịn được nghển cổ lên nhìn.
Bọn họ bị một tiếng gõ thước "Bốp" của Quách sư phó doạ một cái, toàn bộ rụt đầu về, mặc dù tâm tư còn đi theo Uyển Nhi, nhưng ánh mắt lại không dám rời khỏi sách vở.
Tại cổng Học cung.
"Uyển Nhi cô nương, giữ kỹ." – Quách An đem một gói đồ bọc bằng vải đưa cho Uyển Nhi.
Uyển Nhi kinh ngạc nhận lấy, sau đó lại nhìn về phía Quách An: "Tiểu Quách đại nhân, đây là?"
Quách An so với Uyển Nhi chỉ lớn hơn vài tuổi, mỗi lần nghe nàng gọi mình là "Tiểu Quách đại nhân", đôi mắt kia đều vui vẻ cười đến híp vào nhau, chỉ còn lại cái khe hở nhỏ.
"Đây là cha dặn ta giao cho ngươi." – Quách An nhìn Uyển Nhi đang chớp mắt mấy cái: "Chắc là một quyển Phật kinh."
Quách An là nghĩa tử của Quách sư phó, bởi vì có ánh mắt lanh lợi cho nên được hầu cận bên người tại Học cung.
Thế nhưng tại sao Quách sư phó lại giao cho nàng một quyển Phật kinh?
Không phải bảo phạt nàng đã thất thần trong lúc nghe giảng bài hay sao?
"Cha dặn ngươi đem theo quyển Phật kinh này đi đến Tĩnh An cung, đưa cho một vị quý nhân. Xem như là trừng phạt a!" – Quách An cười nói.
Tĩnh An cung?
Đây chẳng phải là... Cao Tổ Biệt miếu (chỗ thờ riêng biệt của các vị Cao Tổ) hay sao?
Trong đầu Uyển Nhi dần hiện lên một cái tên, nhất thời có chút kinh ngạc.
Uyển Nhi vẫn giữ nguyên vẻ bất động trên mặt, hỏi Quách An đường đi Tĩnh An cung, sau đó cảm ơn Quách An rồi xuất phát.
Trên đường, trong lòng Uyển Nhi càng không ngừng suy nghĩ tới vẻ quái dị của chuyện mình gặp phải ——
Chẳng lẽ, mỗi một học trò của Học cung khi bị phạt đều phải mang Phật kinh bôn ba đi tới Tĩnh An cung hay sao?
Tuyệt đối không thể nào!
Vậy thì, đây là Quách sư phó cố ý tìm lý do giao cho nàng đem đi?
Tại sao Quách sư phó lại đưa cho nàng?
Nói là bôn ba quả thực cũng không quá khoa trương đâu.
Toà Đường cung này quá lớn.
Uyển Nhi lại chưa từng đến Tĩnh An cung, nàng nhanh chóng tìm đường, sau nửa canh giờ rốt cuộc cũng trông thấy bóng dáng của Tĩnh An cung.
Nàng đứng trước Tĩnh An cung, đánh giá một chút.
Toà Tĩnh An cung này, có chỗ nào có nửa phần tráng lệ, nguy nga của "cung" đâu nhỉ?
Phụ cận không thấy nửa cái bóng người, chỉ có gió nhẹ lướt qua làm lá cây kêu lên "xào xạc", ngẫu nhiên có vài loại chim chóc bay qua "ri rít" vài tiếng.
Dọc theo tường thành, Uyển Nhi hướng đến chỗ cửa cung bước tới, xung quanh chỉ ngửi thấy một mùi cỏ xanh thanh nhã, cảm giác tinh thần thật thanh thản.
Nơi này quả nhiên là một chỗ tốt để tu thân dưỡng tánh.
Loại phong cảnh tĩnh mịch bình hoà này, thật sự có một nhân vật đang bị cầm tù hay sao?
Vô luận thế nào cũng không nhìn ra được một tơ khí trầm mặc mà?!
Nếu gọi chỗ này là "thế ngoại đào nguyên" (chốn Bồng lai tiên cảnh), nói không chừng cũng sẽ có người tin.
Bước chân của Uyển Nhi bỗng nhiên dừng lại, nhìn thấy ngoài của cung có một bóng người.
Nàng vội vàng bước gấp mấy bước, thấy rõ bóng dáng người kia là một bà lão có mái tóc hoa râm, trên người mặc vải đay thô, ngồi xổm trước một khóm hoa tại cửa cung.
Uyển Nhi đảo quanh bốn phía cũng không phát hiện ra người thứ hai ngoại trừ bà lão ấy.
Vậy thì, bà lão này là ai?
Là tôi tớ hầu hạ bên cạnh cho vị quý nhân kia? Hay lại chính là vị quý nhân tôn quý?
Vì hình ảnh trước mắt so với hoài nghi trong lòng chênh lệch quá lớn, Uyển Nhi không dám xác định.
Cho nên nàng bước nhanh về phía trước, hướng bà lão kia cúi người hành lễ:
"Bà bà, xin chào!"
Bà lão kia lại tựa như không hề nghe thấy, cũng không có chút phản ứng ngẩng đầu.
Uyển Nhi giật mình, thầm nghĩ, chẳng lẽ bà ấy bị lãng tai rồi?
Thế là Uyển Nhi lại lớn tiếng hơn một chút, lần nữa hướng bà lão thi lễ một cái:
"Bà bà, xin chào! Xin hỏi..."
Lời còn chưa dứt, bà lão kia đã đứng dậy, giống như không hề xem Uyển Nhi sống sờ sờ tồn tại, thay đổi tư thế, hướng về phía trong cửa cung mà đi.
Uyển Nhi: "..."
Thấy cửa cung mở ra, sau đó lần nữa đóng lại, Uyển Nhi ngây người đứng tại chỗ.
Như vậy là, 'không cho khách vào nhà' hay sao?