Edit by Julia
https://juliaeliellen.wordpress.com/2022/04/07/cbkctstmtll-chuong-10/
Ngày 18/9, người dân Trung Quốc đã đồng loạt tổ chức cuộc biểu tình chống Nhật ở các thành phố lớn, đúng ngày kỷ niệm cuộc xâm lược Trung Quốc của Nhật Bản vào năm 1931, phản đối việc chính phủ Nhật Bản quốc hữu hóa nhóm đảm Senkaku/ Điếu Ngư mà cả 2 nước cùng tuyên bố chủ quyền.
Tại thủ đô Bắc Kinh, khoảng 1.000 người đã biểu tình trước Đại sứ quán Nhật Bản. Các cuộc biểu tình tương tự đã diễn ra gần các cơ sở ngoại giao của Nhật Bản tại Thượng Hải, Quảng Châu ở tỉnh Quảng Đông và Thẩm Dương ở tỉnh Liêu Ninh. Trong khi đó, trên biển Hoa Đông, tàu Cảnh sát biển Nhật Bản đã phát hiện tàu ngư chính Trung Quốc gần nhóm đảo tranh chấp và 1000 tàu cá Trung Quốc đã đổ ra khu vực này.
Trong ngày kỷ niệm 81 năm "sự kiện ngày 18/9", nhiều người dân Bắc Kinh đã đổ xô đến Đại sứ quán Nhật Bản để biểu tình.
Cách khoảng vài trăm mét bên ngoài Đại sứ quán Nhật Bản đang đóng cửa tạm thời, cảnh sát đã lập nhiều rào sắt và đứng chắn thành các bức tường rào an ninh dày đặc
Cảnh sát Trung Quốc đứng thành hàng hai bên đường gần Đại sứ quán Nhật Bản tại Bắc Kinh. Tờ China Daily cho biết trong một bài xã luận: "Trung Quốc sẽ không bao giờ quên ngày 18/9/1931, bởi vì đó là sự khởi đầu của thời kỳ đen tối nhất trong lịch sử hiện đại của Trung Quốc."
Cuộc biểu tình đã được lên kế hoạch để bắt đầu vào lúc 10 giờ sáng nhưng từ sáng sớm, những người biểu tình đã cầm cờ và biểu ngữ tập trung thành các đám đông bên ngoài cơ quan ngoại giao Nhật Bản.
Trong khi đó, ở nhiều nơi khác, lễ kỷ niệm ngày 18/9 đã diễn ra. Tại Thẩm Dương, các hoạt động đã bắt đầu lúc 9 giờ 18 phút. Các đài truyền hình ngừng các chương trình thông thường. Đại biểu từ mọi tầng lớp cũng sẽ đến bảo tàng 918 để tưởng nhớ các nạn nhân.
Người dân Trung Quốc đã bộc lộ sự tức giận về tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản trong suốt nhiều ngày qua.
Tại khu vực Tổng lãnh sự quán Nhật Bản ở thành phố Thượng Hải, cảnh sát vũ trang Trung Quốc phải thắt chặt an ninh xung quanh, trong lúc khoảng 7.000 người biểu tình chống Nhật trước tòa Tổng lãnh sự, hô vang các khẩu hiệu như "Tiêu diệt chủ nghĩa đế quốc Nhật", "Tẩy chay hàng hóa Nhật Bản", "Tiêu diệt Nhật Bản, lấy lại Okinawa"... Trong đám đông có người hô to "Không bao giờ quên sự xúc phạm dân tộc ta. Không bao giờ quên ngày 18-9".
Sự kiện Mukden hay còn gọi là sự kiện Mãn Châu Lý xảy ra ngày 18-9-1931, sau khi các sĩ quan quân đội Hoàng gia Nhật Bản cho nổ mìn một đoạn đường sắt ở miền nam Mãn Châu Lý để tạo cớ cho phía Nhật Bản mở cuộc tấn công xâm lược vùng đông bắc Trung Quốc.
Ngày 18-9 năm nay, tại khu vực Tổng lãnh sự quán Nhật Bản ở thành phố Shenyang, tỉnh Liêu Ninh, nơi diễn ra sự kiện Mukden năm 1931, khoảng 4.500 người biểu tình Trung Quốc tụ tập xung quanh tòa Tổng lãnh sự để biểu tình chống Nhật Bản.
Nhiều người biểu tình quá khích đã ném gạch, đá vào phía trong khuôn viên tòa Tổng lãnh sự quán làm vỡ kính cửa sổ. Nhiều người khác đốt cờ Nhật Bản để bày tỏ sự tức giận.
Cùng ngày tại Bắc Kinh, khoảng 5.000 người biểu tình phản đối ngay trước Đại sứ quán Nhật Bản. Một số người đốt các bức ảnh của Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda, trong khi một số người khác ném trứng và chai chất dẻo vào phía trong khuôn viên Đại sứ quán Nhật Bản.
Các nhà chức trách Bắc Kinh đã khuyên khoảng 800 doanh nghiệp Nhật Bản ở quận Chaoyang của thủ đô đóng cửa, ngừng hoạt động trong ngày 18-9.
Các cuộc biểu tình chống Nhật nổ ra theo lời kêu gọi trên mạng internet tổ chức các cuộc biểu tình chống Nhật Bản tại hơn 50 thành phố trong cả nước Trung Quốc nhân kỷ niệm sự kiện Mãn Châu Lý.
Cuộc biểu tình chống Nhật tại Bắc Kinh và Thượng Hải lần này bước sang ngày thứ 8 liên tiếp.
Căng thẳng giữa Nhật Bản và Trung Quốc tuần qua leo thang sau khi Tokyo công bố hôm 11-9 rằng, chính phủ Nhật Bản đã ký hợp đồng mua lại ba hòn đảo thuộc Senkaku từ một gia đình người Nhật để chính phủ kiểm soát hoàn toàn đối với quần đảo mà cả Nhật Bản lẫn Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền.
Báo chí Trung Quốc cho biết khoảng 1.000 tàu cá của nước này đang trên đường tiến gần đến Senkaku/Điếu Ngư để phản đối Nhật Bản.
Theo các nhà phân tích, đây có thể là cách thức Trung Quốc phản công việc Nhật Bản quốc hữu hóa ba hòn đảo.
Các nhà phân tích cho rằng, chính phủ Trung Quốc ngấm ngầm chấp thuận để cho công chúng tổ chức các cuộc biểu tình chống Nhật, nhưng chỉ giới hạn trong khuôn khổ pháp luật, trong khi báo chí Trung Quốc đăng tải những bài viết và chương trình phát sóng có nội dung chống Nhật Bản.
Một số người biểu tình Trung Quốc hôm thứ bảy và chủ nhật vừa qua liên quan các vụ phá hoại công trình văn hóa, cướp bóc, phóng hỏa nhằm vào các nhà máy, cửa hàng bách hóa, tiệm ăn của người Nhật Bản đang hoạt động tại Trung Quốc.
Phát ngôn viên Tập đoàn sản xuất xe hơi Toyota Motor Corp cho biết, tập đoàn có kế hoạch cho một số nhà máy ở Trung Quốc ngừng hoạt động ngày 18-9 và đang theo dõi chặt chẽ tình hình ở Trung Quốc.
Biểu tình bài Nhật tại Trung Quốc năm 2012 là một loạt các cuộc bài được tổ chức ở các thành phố lớn tại và trong khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 9 năm 2012. Nguyên nhân chính của các cuộc biểu tình là sự leo thang giữa Trung Quốc và xoay quanh thời điểm kỷ niệm năm 1931, một để, đỉnh điểm là một thất bại bẽ mặt của và một chiến thắng quyết định của trong việc hợp nhất và sáp nhập. Các cuộc biểu tình nổ ra tại mỗi thành phố của kể từ và tiến hành, trở thành cuộc biểu tình lớn nhất kể từ khi hai quốc gia bình thường hóa quan hệ ngoại giao năm 1972. Những người phản đối tại một số thành phố sau đó trở nên, chính quyền địa phương bắt đầu bắt giữ người biểu tình và cấm các cuộc biểu tình. Ngoài các cuộc biểu tình bài Nhật và chỉ trích, một số cuộc biểu tình đã chỉ trích về những bất mãn xã hội. Tác động từ căng thẳng ngoại giao khiến thương mại song phương giữa hai quốc gia bị thiệt hại và ảnh hưởng kéo dài trong vài năm tiếp theo.
Hết chương 10.