Rốt cuộc Vương Tử Phong đã làm gì, Đường Thận nghĩ mãi mà không đoán ra được trọng điểm.
Đương nhiên cậu không biết, lần này Vương Tử Phong chưa hề làm gì cả, nghi ngờ thế là oan cho chàng lắm.
Vương Trăn chỉ gợi chuyện về ty Ngân Dẫn trong một dịp chàng và hoàng đế đàm luận với nhau. Khéo thay, vua tôi cùng nói tới việc Đường Thận phải đi đốc tra ty Ngân Dẫn. Không chỉ thế, chính Triệu Phụ lại là người dẫn dắt vào đề tài này. Vốn ty Ngân Dẫn do Vương Trăn phụ trách, Đường Thận được giao việc giám sát, Triệu Phụ tiện thể nhắc một câu, thế là hai người chuyển sang bàn về Đường Thận.
Vì vậy, Vương Trăn phất tay áo thở dài, nối vào cái đề tài ấy một cách hết sức trơn tru: “Hai tháng nữa là sinh nhật Đường đại nhân đấy ạ. Nhân nói đến, thần lại nhớ vào lễ đội mũ chín năm về trước, thần được bệ hạ ban thưởng một thỏi mực ngọc Thanh Đô, ánh ngời như ngọc, hương mực nồng nàn. Năm ngoái, thần lấy từ trong kho ra để lau chùi, vẫn còn nguyên như mới.”
Triệu Phụ cũng như sực tỉnh: “Năm nay đến lễ đội mũ của Đường Thận đó ư?”
Vương Trăn thưa: “Vâng.”
Triệu Phụ ngẩn ngơ: “Trẫm quên đấy. Hóa ra Cảnh Tắc mới hai mươi. Thế mà trẫm cứ nghĩ cậu ta không nhỏ tuổi hơn Phỉ Nhiên là bao.”
Nhờ cuộc nói chuyện này mà sau đó Triệu Phụ đã ban chiếu chỉ, cho phép Đường Thận ở lại Thịnh Kinh cử hành lễ đội mũ.
Đầu đuôi sự việc đều được Khởi Cư lang chép lại trong Khởi Cư chú của Triệu Phụ, nhưng Đường Thận không được biết.
Đường Thận lĩnh chỉ, bản thân cậu chưa hết ngỡ ngàng, lễ đội mũ đã được mọi người xúm vào chuẩn bị.
Biết Đường Thận được ở lại Thịnh Kinh để làm lễ, Diêu Tam và Phụng Bút lập tức bận rối rít cả lên. Đầu tiên là phải đến Khâm Thiên Giám, xin các quan bốc giùm quẻ bói, chọn tháng tốt ngày lành.
Nhà thường dân làm gì có vinh hạnh được Khâm Thiên Giám bốc quẻ, chỉ có thể nhờ thầy phong thủy bình thường, hoặc nhờ thầy bói tính ngày tốt cho mình thôi. Riêng các quan trong triều thì có thể nhờ Khâm Thiên Giám tính giúp con cháu nhà mình ngày thích hợp nhất cho lễ đội mũ.
Đường Thận là quan tứ phẩm, cậu muốn cử hành lễ, các quan Khâm Thiên Giám đương nhiên hết sức nhiệt tình.
Có người đồn Giám chính Khâm Thiên Giám Lý Tiêu Nhân nghe tin ấy, còn cố ý dặn dò thuộc hạ: “Lễ đội mũ của Đường đại nhân được Thánh thượng ban thưởng, không thể qua loa. Các ngươi phải làm cẩn thận cho ta, cấm được sơ sẩy.”
Đường Thận được Triệu Phụ trọng dụng, chưa đến tuổi hai mươi đã được cử đi U Châu giám sát tình hình xây dựng ty Ngân Dẫn. Sau này, chẳng biết cậu còn vươn xa đến đâu. Hơn nữa, chỗ dựa của Đường Thận không hề thua kém ai cả. Tuy xuất thân bần hàn, nhưng sư môn của cậu sừng sững như núi, thế lực nguy nga. Lý Tiêu Nhân coi trọng Đường Thận đến thế, có tới bảy phần là vì nể mặt Phó Vị và Vương Trăn.
Quan Khâm Thiên Giám đích thân tính ngày lành cho Đường Thận, vừa khéo, ngày mồng sáu tháng ba năm nay là ngày đẹp, cách sinh nhật hai mươi tuổi của Đường Thận đúng một ngày.
Chọn ngày xong thì phải mở tiệc chiêu đãi tân khách, chuẩn bị trang phục cho lễ đội mũ và các đồ dùng trong nghi lễ.
Đường Thận giao chuyện này cho Diêu Tam và Phụng Bút lo rồi đi đến phủ Thượng thư.
“Xin sư huynh hãy làm tán tân ở lễ đội mũ của đệ, tán quan giúp đệ.”
Vương Trăn nói: “Đệ cũng biết đấy, hai vị trí đại tân và tán tân, nếu không phải do bậc bề trên đức cao vọng trọng đảm nhiệm, thì cũng phải chọn người không có khiếm khuyết gì.”
Đường Thận lấy làm lạ: “Sư huynh mà cũng có chỗ thiếu sót ư?”
Thế này là sao? Thần tiên như Vương Tử Phong thì có khuyết điểm gì kia chứ? Đẹp trai quá à? Hay nhiều tiền quá đây? Chức vị quá cao? Hay quá được hoàng đế tin cậy?
Vương Trăn tự chỉ vào mình, thản nhiên nói: “Sư huynh của đệ đến nay vẫn chưa yên bề gia thất.”
Đường Thận: “…”
Bấy giờ Đường Thận mới nhớ ra rằng Vương Trăn chưa cưới vợ!
Sang năm nay, Vương Trăn đã hai mươi chín. Tuy ở thời hiện đại, nam giới hai chín tuổi độc thân không hiếm, nhưng tuổi ấy chẳng còn sớm sủa gì nữa, cũng đến lúc nên tìm kiếm đối tượng kết hôn rồi. Đường Thận nói: “Tiêu chuẩn của sư huynh rất cao, đệ biết mà.”
“Đệ biết cơ à?”
“Biết chứ. Người bình thường đâu có xứng với sư huynh. Ba tháng trước, sư huynh có kể cho đệ nghe về mấy cô gái đến tuổi lấy chồng ở kinh thành, bàn một hồi thì hình như kết luận tiểu thư nhà Thượng thư bộ Công – Viên đại nhân là tuyệt nhất. Nhưng sau đó đệ lại nghe được một chuyện, làm đệ nghĩ cô ấy cũng chưa hẳn là đẹp đôi với sư huynh.”
Chuyện Đường Thận nghe nói được là cháu gái Viên đại nhân vốn đam mê chơi bài diệp tử. Thế là cậu bèn tưởng tượng, sau bữa tối, sư huynh nhà mình đứng giữa đình viện, bỗng nổi hứng vẽ tranh. Màn đêm se lạnh như nước mát, quả là thời điểm thích hợp để ngắm sao Khiên Ngưu, sao Chức Nữ. Vương Tử Phong khoác bộ y phục trắng, như chàng tiên không gợn bụi trần, bất cứ lúc nào cũng có thể vυ't bay. Tự dưng giữa lúc ấy, tiểu thư nhà họ Viên lại hô hào một lũ người, rủ rê nhau về phòng đánh bài diệp tử.
Đường Thận lắc đầu quầy quậy, xua ngay khung cảnh ấy đi.
Cô nàng này làm sao mà xứng đôi với sư huynh tiên khí bay bổng của cậu được!
Lúc ấy, Đường Thận nào có nghĩ rằng, ngoài vẽ tranh với thư pháp ra, sư huynh nhà cậu còn biết gϊếŧ nghịch đảng, biết trừ phản tặc nữa cơ. Tiểu thư nhà họ Viên chỉ thích chơi bài diệp tử để tiêu khiển chút đỉnh, còn Vương Tử Phong nhà cậu lấy mạng người ta kia kìa!
Chung quy vẫn là không hợp.
Còn về phần ai mới xứng đôi với sư huynh, Đường Thận nghĩ mãi không ra, nhưng cậu quả quyết rằng người ấy không thể nào là tiểu thư nhà họ Viên được.
Vương Trăn không nén nổi nụ cười: “Đệ cũng biết, chuyện này mà đến tai Viên Thượng thư thì kiểu gì cũng có một hồi gió tanh mưa máu chứ hả?
Đường Thận nhẹ nhàng nói: “Sư huynh chưa thành thân, nhưng sư huynh là quý nhân của đệ. Đệ muốn mời sư huynh làm tán tân.”
“Được.”
Có lời hứa hẹn của Vương Tử Phong, Đường Thận liền bớt một nỗi bận lòng.
Sau khi về tới nhà, cậu suy nghĩ lại những gì mình nói với Vương Tử Phong hôm nay. Đường Thận gọi Diêu đại nương đến hỏi thăm. Nghe bà nói xong, Đường Thận nhíu mày.
Cách người cổ đại kết hôn rất khác với người hiện đại.
Vương Trăn năm nay tuy đã hai mươi chín tuổi, nhưng ngoại hình vẫn trẻ trung tuấn mỹ, hơn nữa chàng nắm quyền cao chức trọng, vừa giàu sang vừa nổi tiếng. Con gái trong thành Thịnh Kinh muốn làm vợ chàng phải xếp hàng dài dằng dặc. Nếu Vương Trăn thực sự muốn cưới cháu gái Thượng thư bộ Công Viên Mục, dầu quan hệ giữa Vương Trăn với Viên Mục không thân, đạo bất đồng bất tương vi mưu, Viên Mục cũng nhất định không từ chối.
Nhưng cứ thế này mãi, khéo cả đời sư huynh phải độc thân cũng nên.
Đường Thận nghĩ thầm: “Thế thì đã sao, cùng lắm thì đã có mình chăm sóc, lo chuyện ma chay cho huynh ấy lúc về già.” Cậu chẳng buồn nghĩ mình chỉ kém Vương Trăn có chín tuổi, đến lúc ấy chả biết ai dưỡng lão cho ai. Song ý tưởng đấy vừa bật ra trong đầu, Đường Thận bỗng nhớ cái năm mới đỗ Thám hoa, trong vườn hoa Phó phủ, cậu vừa thấy Vương Trăn đã vô thức gọi “Ba”.
“…”
Thế là cậu thành con trai Vương Tử Phong rồi còn gì!
Quên đi quên đi, không thể ôm đồm việc dưỡng lão ma chay cho Vương Tử Phong được!
Lễ đội mũ nghe thì có vẻ phức tạp nhưng kì thực khá đơn giản. Cha mẹ Đường Thận mất sớm, nhà chẳng còn ai là người lớn, cũng không phải thế gia đại tộc để có nhiều quy củ. Bởi thế, trình tự lễ đội mũ của cậu khá giản lược.
Sáng sớm mùng sáu tháng ba, Đường Thận rửa mặt chải đầu, thay y phục, đi tới miếu thờ tổ tiên trong nhà Phó Vị.
Phủ Thám hoa không có chỗ thích hợp để cử hành nghi lễ, nên Đường Thận phải mượn Phó phủ để làm lễ đội mũ.
Hôm tổ chức lễ đội mũ, các quan thân với Đường Thận đều có mặt để mừng cho cậu. Vì Đường Thận là quan lớn tứ phẩm, cả Khâm Thiên Giám lẫn bộ Lễ đều cử quan đến dự. Tổng cộng có bảy, tám vị quan kinh thành mặc quan bào, chia nhau đứng thành hai hàng dọc theo con đường lát đá xanh trước tông miếu trong Phó phủ.
Cuối con đường lát đá xanh bóng loáng là Phó Vị. Đường Thận liếc mắt sang bên, cạnh Phó Vị chính là Vương Trăn.
Trong tông miếu, khói trắng lững lờ cuộn lên từ đỉnh hương đồng thau.
Đường Thận mặc bộ lễ phục Huyền Đoan1 dày và nặng, mái tóc dài của cậu được búi gọn trên đỉnh đầu. Cậu bước đến trước mặt Phó Vị, đặt tay trái lên trên tay phải dưới ống tay áo rộng, quỳ xuống tấm đệm mềm. Phó Vị cúi đầu nhìn Đường Thận đã trưởng thành hôm nay, lòng bùi ngùi xúc động. Những cảm xúc ấy nén lại thành tiếng thở dài thật dài, xen lẫn niềm vui và nỗi hoài niệm người đã khuất.
Đường Thận cúi người xuống, Phó Vị giơ tay lên, Vương Trăn bưng chiếc khay gỗ tiến lên một bước. Ông nhấc chiếc mũ truy bố2 làm từ vải gai đen, nhẹ nhàng đội lên búi tóc của Đường Thận.
Giọng Phó Vị trầm bổng du dương: “Ta có người học trò là Đường Thận, nay đội mũ vải thâm cho trò ấy. Khổng Tử nói, quân vương sai sử bề tôi, bề tôi phụng sự quân vương, như thế nào mới tốt?”
Đường Thận chắp hai tay làm lễ, cao giọng đáp: “Quân vương sai sử bề tôi phải dùng lễ, bề tôi phụng sự quân vương phải trung thành.”
Phó Vị: “Tốt lắm.”
Như thế, chiếc mũ thứ nhất đã được đội lên, đồng nghĩa với việc Đường Thận có thể tham chính, dốc sức vì đất nước.
Tiếp theo, Đường Thận thay lễ phục Bì Biền3 màu trắng, bước tới trước mặt Phó Vị lần thứ hai. Cậu lại đặt tay trái lên trên tay phải, quỳ xuống chiếc đệm mềm. Từ trên chiếc khay gỗ mà Vương Trăn bưng, Phó Vị nâng chiếc mũ Bì Biền làm từ da hươu trắng, đội cho Đường Thận.
[3] Bì Biền: mũ dành cho quan võ
Ý nghĩa của chiếc mũ thứ hai là Đường Thận có thể tòng quân bảo vệ nước nhà.
Cuối cùng, Đường Thận khoác lên mình lễ phục Tước Biền4 đỏ thắm. Phó Vị đội lên đầu cậu chiếc mũ hai màu đen – đỏ, làm từ vải tơ sống.
[4] Tước Biền: mũ cho quan văn
Chiếc mũ thứ ba mang ý nghĩa Đường Thận đã trưởng thành, từ giờ trở đi, cậu được phép tham gia lễ nghi, thờ cúng.
Ba chiếc mũ đã được đội đủ, Đường Thận đứng dậy. Phó Vị cười với cậu: “Theo lệ thường, bây giờ là lúc vi sư chọn chữ và tặng cho con tên tự. Nhưng con khác với người bình thường, mười sáu tuổi đã đỗ Thám hoa, hai mươi tuổi làm quan tứ phẩm. Tên tự con đã có rồi, cái tên ấy là Cảnh Tắc. Hôm nay, vi sư không có gì để tặng con, nên viết mấy chữ này làm quà.”
Phó Vị nói xong, Ôn Thư đồng tử đứng hầu kế bên bèn lấy một cuộn thư pháp đã được bồi5, từ từ giở ra.
[5] Sau khi vẽ tranh, hoặc viết thư pháp, người ta sẽ dán chồng lên một vài lớp giấy hoặc lụa bằng loại hồ chuyên dụng để giúp tác phẩm bền lâu, đẹp lâu
Trên nền giấy Tuyên trắng như tuyết là ba con chữ đại tự rồng bay phượng múa, bút pháp tuyệt vời.
“Khổng Tử nói: Kinh Thi có ba trăm bài, nếu tóm gọi lại thì có thể gọi là: Tư vô tà6. “
[6] Không có suy nghĩ xấu xa, lệch lạc.
Phó Vị tặng Đường Thận ba chữ, “tư vô tà”!
Đường Thận trào dâng xúc động, cậu nhận bức thư pháp bằng cả hai tay: “Học trò xin khắc ghi lời tiên sinh dạy bảo.”
Phó Vị vuốt râu, nhẹ nhàng cười.
Như vậy, lễ đội mũ của Đường Thận đến đây là kết thúc.
Lễ nghi đã hoàn thành, nhưng Đường Thận còn phải mở tiệc chiêu đãi tân khách. Người nhà họ Đường đều ở Cô Tô, chỉ có mình Đường Vân lặn lội đường xá đến Thịnh Kinh để dự lễ. Vì thế, khách khứa dự tiệc hôm nay không quá đông, chủ yếu là các quan ở Thịnh Kinh.
Đường Thận tất bật trước sau, các quan thi nhau chúc mừng cậu trưởng thành, cậu cũng phải mời rượu lại, cảm ơn mọi người đã tặng quà mừng.
Phó Vị và Vương Trăn mặc lễ phục, ngồi ở vị trí chủ trì.
Trời tối dần, đèn đã rạng. Phó Vị cầm đũa, chẳng câu nệ mà chỉ vào Đường Thận – người đang đi tới đi lui như con thoi. Ông nói: “Tử Phong ơi, sư đệ của con hôm nay đã trưởng thành thật rồi. Chớp mắt một cái, năm năm đã trôi qua. Năm năm rồi đấy.”
Vương Trăn chỉ nhấm nháp chút rượu chứ không uống nhiều. Người chàng không ám mùi rượu gay mũi mà thơm lừng vị trái cây. Chàng nhìn theo hướng Phó Vị trỏ đũa, ngắm Đường Thận trong bộ lễ phục Tước Biền màu đỏ sẫm, lần đầu búi hết mái tóc dài lên, vài sợi tóc đen còn sót lơ thơ rủ trên vầng trán. Đôi mắt cậu sáng ngời, lễ phục sẫm mầu càng tôn lên ánh mắt long lanh tựa hai vì sao đêm.
Ánh sáng trong đôi mắt Vương Trăn như bị hút cạn, chàng nhếch môi, cúi đầu uống rượu.
Phó Vị hỏi: “Con thấy sư đệ con thế nào?”
Chén rượu bên môi Vương Trăn khựng lại.
Phó Vị nâng li, nét mặt hết sức thỏa mãn, sung sướиɠ uống cạn.
Ông cảm khái: “Quả đúng là tư vô tà!”
Tư vô tà.
Một tấm lòng trong sáng vô ngần, không chứa chấp cặn đυ.c, không thấy điều tà ác.