Sơn Hà Bất Dạ Thiên

Chương 3

Ai bảo rằng anh không đi học nữa?Giải quyết xong vấn đề ăn mặc sau khi xuyên thời gian, Đường Thận liền phát hiện triều đại này tuy cũng tên là Tống, nhưng chẳng hề tồn tại trong lịch sử Trung Quốc. Triều đại này có nền văn học hưng thịnh sánh ngang Đường, Tống, nền quân sự hùng mạnh không kém gì Nguyên, Minh, về ngoại giao không cần phải nhún nhường trước các thế lực lân bang như Nam Tống. Tóm lại, đây chính là một triều đại dân giàu nước mạnh điển hình.

Nhưng hiểu biết của cậu cũng chỉ tới vậy thôi, cái tên Tằng phu tử nhắc đến hoàn toàn lạ lẫm đối với cậu. Đường Thận trong lòng tuy hoang mang, nhưng cậu cố gắng không để lộ ra mặt.

Tằng phu tử cũng ý thức được một thiếu niên mười ba tuổi khó có thể biết Lương Bác Văn là ai, thở dài thườn thượt: “Cơ hội tốt như vậy mà mi lại lãng phí.”

Đường Thận không cho là phải. Ông cụ kia đã cho cậu danh thϊếp, chứng tỏ ông ta có để ý đến cậu.

Bèn nói: “Tiên sinh, sao người có địa vị như ngài ấy lại ghé thôn Triệu gia?”

Tằng phu tử đáp: “Lương đại nho nhậm chức Phủ doãn Cô Tô từ năm ngoái, nghe đâu dạo gần đây ngài ấy đang sưu tầm thư tịch về phong thổ Giang Nam. Lão phu tuy chỉ là tú tài nghèo nơi thôn dã, nhưng trong nhà vẫn có vài pho sách tổ tiên truyền thừa. Đêm qua Lương đại nho đã cho người đến sao chép lại chỗ sách đó.”

Thì ra là đến mượn sách.

Một phủ doãn vì mượn sách mà chẳng quản đường xá xa xôi tới tận thôn Triệu gia, có thể thấy Lương đại nho vô cùng coi trọng sách vở.

Tằng phu tử vẫn chưa từ bỏ ý định khuyên nhủ Đường Thận: “Ngài ấy nói đúng lắm, con đừng cho là ta không biết, ngày nào trà hoa quả của con cũng bán chạy, tiền lời không ít. Số tiền đó đủ cho con theo học ở chỗ ta từ năm ngoái rồi! Kiếm được tiền lại không chịu đi học, rốt cuộc là con định làm gì hả đồ ngốc?”

Đường Thận chắp tay: “Tiên sinh đừng ép con nữa, con đã có dự định riêng rồi.”

“Vậy là bỏ học luôn hả?”

Đường Thận cười trừ.

Tằng phu tử nghiêm mặt nhìn Đường Thận hồi lâu, khoát tay.

“Thôi mi hãy phắn đi, hôm nay lão phu khó ở.”

Đường Thận không ngại ông đổ quạu, cười trêu: “Vậy phải làm sao thì tiên sinh mới hết khó ở đây?”

Tằng phu tử mở ống tre, nhấp một hớp: “Mỗi ngày một cốc nước quả!”

(Bản edit chỉ được up tại makyo0117.wordpress.com; hãy theo dõi trên ứng dụng WordPress hoặc vào đúng trang để có trải nghiệm đọc truyện tốt nhất.)

Phủ Cô Tô có tổng cộng năm huyện, thôn Triệu gia thuộc huyện Ngô. Thôn giáp với huyện lị nên hội chùa một năm hai lần sẽ có một lần tổ chức ở thôn.

Là đầu mối thông thương quan trọng của tám thôn trong phạm vi mười dặm, thôn Triệu gia trở nên vô cùng giàu có. Đường Thận và Đường Hoàng chăm chỉ chuẩn bị suốt nửa tháng, cuối cùng cũng xong hai mươi cân nước quả trước dịp hội chùa ba ngày. Thoạt tiên, Đường Hoàng lo nước quả để lâu sẽ bị hỏng, đến ngày hội chùa không còn ngon, mất ăn mất ngủ hai ngày. Trái lại, Đường Thận thì cứ bình chân như vại.

“Nước hoa quả lên men rồi giữ được lâu lắm, không sợ.”

Đường Hoàng nghệt ra: “Hả?”

Đường Thận ung dung: “Anh trai em có phép thuật, trước khi hội chùa kết thúc, nước hoa quả sẽ không hỏng đâu.”

Đường Hoàng câm nín: “…” Anh trai mình chắc khùng rồi.

Ấy thế mà tận nửa tháng sau, nước quả vẫn không hỏng thật. Đường Hoàng mừng rỡ, cô bé đã thấy bóng dáng hai xâu tiền bự lấp lánh đâu đây rồi. Đường Thận không ngừng nghỉ, vẫn tiếp tục làm thêm nước quả.

Đường Hoàng lấy làm lạ: “Anh, mình làm đủ hai mươi cân rồi mà.”

Đường Thận nói: “Còn ba ngày nữa mới đến hội chùa.”

“Nhưng chúng mình làm xong hai mươi cân rồi.”

Đường Thận đặt dụng cụ xuống, nhìn cô em gái mắt tròn xoe, hỏi: “Trưởng thôn đặt hàng hai mươi cân, em làm cho ổng hai mươi cân, em nhận được gì?”

Đường Hoàng đáp: “Hai xâu tiền lớn!”

“Thế trưởng thôn đặt hai mươi cân, em cho ổng hai mốt cân thì sao?”

Đường Hoàng định nói “Thế thì mình lỗ một cân,” nhưng Đường Thận đã cắt lời cô bé: “Nghĩ kĩ vào. Mấy cái cây trước cổng nhà mình vẫn còn nhiều quả, làm thêm một cân tuy là thêm việc, nhưng không tốn kém là bao.”

A Hoàng nghĩ mãi cũng không ra đáp án, dù sao cô bé cũng chỉ mới có chín tuổi mà thôi.

Hôm sau trưởng thôn cho người tới lấy nước quả, Đường Thận giao hai mốt cân nước, trưởng thôn ngạc nhiên lắm: “Tiểu Đường lang, bác chỉ mua của con có hai mươi cân thôi mà.”

Đường Thận xởi lởi nói: “Hội chùa là dịp vui lớn của huyện mình, cháu và A Hoàng từ bé đã thích đi hội chùa rồi, hai anh em hồ hởi quên cả thì giờ nên làm nhiều hơn dự kiến. Bác trưởng thôn đừng lo, bác cháu mình bàn thế nào thì vẫn y như vậy, cháu lấy hai xâu tiền thôi ạ.”

Trưởng thôn cười bảo: “Được, cháu cầm tiền này.”

Trưởng thôn dẫn bốn thanh niên khỏe khoắn tới nhà Đường Thận khiêng nước quả về. Chưa ra khỏi cửa, một anh đã tấm tắc khen: “Tiểu Đường lang ngoan ghê, không ngờ Đường tú tài mọt sách, cổ hủ lại có thằng con lanh lợi như vậy. Các chú xem, trưởng thôn cũng phải ngạc nhiên kìa.”

Tiền trao, cháo múc, chẳng mấy chốc mà xong xuôi.

Ngay xế chiều hôm đó đã có người tới nhà Đường Thận đặt hàng nước quả, nói là trưởng thôn giới thiệu nước hoa quả nhà Tiểu Đường lang là số một huyện Ngô. Nhà họ làm cỗ, nếu có nước hoa quả Tiểu Đường lang pha chế thì tha hồ nở mày nở mặt với quan khách.

Nhìn Đường Thận bình thản thu tiền đặt cọc của người ta, miệng A Hoàng há to đến nỗi nhét quả trứng gà vào cũng vừa.

Đường Thận nhìn em gái mà lo lắng xem có nên sang nhà hàng xóm xin trứng không, cô nhóc đã vỗ tay đen đét: “Em hiểu rồi!”

Đường Thận cạn lời: “….” Hiểu cái con khỉ gì không biết.

“Những thứ em không hiểu còn nhiều lắm.”

A Hoàng mặc kệ Đường Thận, nhanh nhẹn giật lấy tiền đặt cọc trong tay Đường Thận: “Để em cất đi cho anh, không anh lại phung phí!”

Đường Thận dở khóc dở cười.

Sông nước Giang Nam, địa linh nhân kiệt.

Trong năm huyện thuộc phủ Cô Tô, ngoại trừ phủ thành ra thì huyện Ngô là giàu có nhất, mạch thư hương cũng vô cùng dồi dào. Nghe kể từ trước đến nay có một trăm ba mươi mốt Trạng nguyên thì hai mươi ba người xuất thân từ phủ Cô Tô, trong đó huyện Ngô chiếm năm người. Hội chùa hai lần một năm ở huyện Ngô cũng không chỉ có người dân địa phương tham gia, mà người ở bốn huyện khác và người ở phủ thành cũng ghé đến, thành thử quy mô hội chùa vô cùng hoành tráng.

Ba ngày hội chùa diễn ra, trưởng thôn dành riêng một sạp ở cổng chào để bày nước quả nhà Đường Thận. Trưởng thôn còn mời hai anh em giúp phân phát nước hoa quả, hai huynh muội gật đầu ngay. Đường Thận thì muốn nhân dịp này xem hội chùa thời cổ có gì hay ho, còn Đường Hoàng thì đã mê mải từ lâu rồi.

Quả nhiên, A Hoàng trông sạp chưa nóng ghế đã tót đi chơi hội.

Tháng bảy oi ả, nước quả được chào đón vô cùng. Người thôn khác cầm tiền tới, tưởng phải mua, đến lúc biết nước quả miễn phí thì càng thêm trầm trồ trước sự giàu có, hào phóng của thôn Triệu gia và huyện Ngô.

Đường Thận phát nước quả tới lúc chạng vạng mới thấy em gái nhỏ phụng phịu quay về.

Đường Thận trêu: “Cô chủ nhỏ đi chơi hội xong rồi có rảnh ghé thăm gian hàng của cô không nào?”

Cô bé chẳng buồn đáp.

Đường Thận cau mày: “Sao thế?”

A Hoàng cúi gằm mặt, tay vò mép áo, không nói không rằng.

Đường Thận bỏ đồ xuống, ngồi xổm nhìn em gái từ đầu đến chân: “Không bị thương chỗ nào, cũng không đánh nhau với ai, thế là làm sao nè?”

“Thầy Tằng bảo anh không đi học nữa.”

Đường Thận lặng im.

Cô nhóc ngẩng mặt lên nhìn anh, nước mắt chan mưa, nào có còn dáng vẻ phùng mang trợn mắt lúc hăm dọa bọn lưu manh: “Đường Thận, anh không thể nghỉ học được. Chúng mình kiếm được nhiều tiền lắm, đủ tiền cho anh đi học mà. Anh kiếm được tiền lại không đến lớp, lẽ nào…lẽ nào anh định để dành làm sính lễ cưới vợ cho anh, làm của hồi môn cho em? Em không cần của hồi môn đâu, anh lấy tiền đó đi học đi.”

Đường Thận phì cười: “Em nói linh tinh cái gì thế, ai bảo em vậy?”

“Mọi người ai cũng bảo vậy.”

Đường Thận chẳng buồn hỏi “mọi người” là ai. Những kẻ ưa ngồi lê đôi mách đời nào mà chẳng có.

“Anh thèm mà đυ.ng đến của hồi môn của em.”

“Vậy sao anh không chịu học?”

“Ai bảo em là anh không học?”

A Hoàng tròn mắt: “Hả?”

“Anh chỉ tạm thời không đến trường mà thôi. Đường Hoàng, em muốn anh học hành bài vở với lí do gì?”

Cô nhóc đăm chiêu hồi lâu, đáp: “Đi thi đỗ đạt có công danh.”

“Có công danh để làm gì?”

“Có thì tốt hơn là không có!”

Đường Thận: “Anh đã bao giờ nói là anh không đi thi chưa?”

Đường Hoàng ngớ người ra: “Nhưng anh không đến lớp.”

“Giờ thì chưa, nhưng rồi anh sẽ đi học. Dù gì anh cũng phải thi đậu tú tài.”

Đường Hoàng nín khóc cười toe. Nhưng cô nhóc nhanh trí phát hiện ra lỗ hổng ngay: “Anh chỉ thi tú tài thôi à?”

“Đúng, chỉ thi tú tài thôi.”

“Tại sao?” Cỡ anh trai mình phải thi đậu cử nhân ấy chứ? Anh trai mình còn giỏi hơn ông quan huyện nữa là!

Đường Thận điềm nhiên đáp: “Thà yên cái phận tú tài, còn hơn vinh hiển hai đời Hàn Lâm”

Đường Hoàng lại nghệt ra.

“Đậu tú tài là sống ngon lành rồi. Nhóc con biết cái gì, bán nước quả đi.”

Đường Hoàng tức điên lên: “Đường Thận!!!”

Đường Thận cũng không tránh, để yên cho cô em gái trút những nắm đấm bé xíu lên người mình.

Trăm đời tú tài ăn đứt hai đời Hàn Lâm. Chỉ mong làm một thế gia nho nhỏ, vừa cày cấy vừa tu chí học hành, sống khỏe sống thọ. So bề vinh hiển thì kém nhà trâm anh thế phiệt, nhưng vẻ vang gấp mấy lần nhà bình dân.

Đường Thận trông hàng, phơi nắng, cảm thấy cuộc sống thật là thư thả.

Quanh đi quẩn lại đã hết ngày, việc buôn bán đã xong xuôi, Đường Thận bắt đầu dọn hàng. Chợt, cậu thoáng thấy một bóng người cao lớn, cường tráng tiến tới chỗ mình. Đường Thận cảnh giác ngẩng đầu lên; người đàn ông cường tráng, ăn mặc lam lũ đó đã bước tới sạp hàng của cậu.

Người đàn ông này dáng vẻ khôi ngô, tướng mạo cương nghị, làn da rám nắng. Anh mặc áo sợi gai nhàu nhĩ, rách rưới, chân đi đôi giày cỏ nát bươm, hai ngón chân cái thòi cả ra. Anh ta tỏ vẻ ngần ngừ trước sạp, hồi lâu mới hỏi: “Tôi nghe người ta bảo, ở sạp này có thể uống nước miễn phí.”

Đường Thận đánh mắt về phía Đường Hoàng. Bộ dạng người đàn ông khiến cô bé hơi sợ sệt, nhưng cô nhóc vẫn rót cho anh ta một cốc nước quả.

“Của anh đây, uống xong nhớ trả ống tre, chúng tôi rửa đi dùng lại.”

“Cho tôi hai cốc với…”

Đường Hoàng ngạc nhiên: “Hai cốc?”

Người đàn ông chỉ về phía xa. Đầu thôn, một bà lão lưng gù, gầy còm đang ngồi rũ dưới bóng cây dâu lớn.

Đường Hoàng hẵng còn ngơ ngác, Đường Thận đã rót thêm một cốc nước quả, đưa cho anh ta.

“Đa ta tiểu huynh đệ!”

Người đàn ông nhận lấy cốc nước, rảo bước về phía cây dâu. Anh ta giúp bà lão uống nước trước. Bà cụ như đã khát lâu ngày, mấy hớp nước quả mát lịm khiến bà tỉnh cả người. Người đàn ông không chút do dự nhường cốc nước thứ hai cho bà cụ, bản thân không uống một giọt nào. Đút nước cho bà lão xong, anh ta mang cốc tre về trả sạp.

Đường Thận ngăn anh lại: “Đừng đi vội, cho anh thêm một cốc này.”

Người đàn ông sững sờ, nhìn cốc nước Đường Thận đưa cho mà không thốt nên lời.

Đường Thận cười bảo: “Phải chăm sóc bản thân trước thì mới có sức chăm lo người khác.”

Người đàn ông cảm kích khôn cùng, bưng cốc nước uống ừng ực đến cạn.

Hai anh em dọn sạp về nhà.

Ngày thứ hai, hội chùa vẫn lũ lượt người qua kẻ lại. Nước quả của Đường Thận được người ta khen ngợi hết lời, chỉ trong hai hôm cậu đã nhận không ít đơn hàng lớn.

Đường Hoàng xòe tay đếm, tính toán đơn hàng nhận được trong hai ngày vừa qua. “Một xâu tiền, hai xâu tiền… Đường Thận, chúng mình kiếm được ít nhất mười xâu tiền đó. Em chưa bao giờ thấy nhiều tiền thế này anh ơi!”

“Là mười xâu bảy mươi đồng.”

Đường Hoàng nhảy cẫng lên: “Nhiều tiền quá nhiều tiền quá đi thôi!”

“Cũng tương đối, đủ để chúng mình đi khỏi đây đấy.”

Đường Hoàng mải mê đếm tiền, chợt ngẩn ra, ngẩng đầu hỏi: “Đi khỏi đây là sao anh?”

“Đến phủ Cô Tô được không, cô chủ nhỏ?”

Đường Hoàng liếʍ liếʍ môi: “Còn lâu, còn lâu mới đủ tiền.”

Đường Thận cụp ngón tay gõ lên trán cô bé: “Chẳng mấy chốc mà đủ.”

Đường Hoàng bụm trán, nhảy dựng lên: “Đường Thận! Rốt cuộc anh có ý định gì, đừng úp úp mở mở với em nữa!”

Đường Thận cười ha hả, uốn éo người né một tràng những nắm đấm và cú đá cáu kỉnh của cô bé.

Việc buôn bán thuận lợi, hai anh em nhận không ít đơn đặt hàng, một tháng tới không lo thiếu công ăn việc làm. Ba ngày hội chùa cũng đến lúc vãn, lượng người trong thôn dần dần thưa bớt. Đường Hoàng đang rót nước cho một vị khách thôn khác. Nào ngờ cốc nước đưa giữa chừng bỗng bị người ta xô phải, nước trái cây màu nâu tóe lên quần áo của người đó. Cô nhóc giật thót, lúng túng không biết phải làm sao.

“Ranh con, mày làm bẩn hết quần áo của tao rồi. Mày phải bồi thường cho tao!”

Đường Hoàng nhìn kĩ tên này, lập tức phát hiện ra gã chính là tên côn đồ bị Đường Thận cầm dao phay đuổi chạy dọc sông lần trước.

Cô bé ưỡn ngực, sẵng giọng nói: “Điêu toa! Ông cố tình hất tay tôi, chú này cũng thấy mà!”

Người khách cầm cốc nước quả chưa kịp lên tiếng, đã bị tên côn đồ trợn mắt hầm hầm hăm dọa. Anh ta giật bắn mình, chuồn nhanh như chảo chớp.

Thoắt cái đã có năm sáu tên côn đồ xộc tới.

Đường Thận phát hiện có biến thì chạy sang, trông cảnh này liền biết ngay đối phương có chuẩn bị mới tới gây sự.

Quân tử báo thù mười năm không muộn, không ngờ bọn ác ôn cũng chờ được ba tháng để báo thù. Cậu sầm mặt kéo Đường Hoàng ra sau lưng, hỏi: “Chúng mày muốn làm gì?”

Gã kia nhổ toẹt một bãi xuống đất, cộc cằn nói: “Làm gì hử? Bôi bẩn quần áo của bố còn lí sự à? Anh em, nện chúng nó!”

Sáu gã côn đồ xắn tay áo, ào tới xốc những băng ghế dài lên để đánh nhau. Đường Thận nghiến răng, hai tay nhấc một băng ghế lên để tự vệ. Tay không tấc sắt, cậu đành có cái gì thì dùng tạm cái đó. Dù tình huống xấu nhất là cả hai bên đổ máu, cũng phải tạo cơ hội cho Đường Hoàng chạy thoát.

Băng ghế trong tay tên cầm đầu vụt thẳng về phía sạp nước quả đánh rầm một tiếng. Lạ chưa, quầy hàng vẫn còn nguyên! Băng ghế dài ấy thế mà nện vào một thân thể rắn như sắt thép, gãy vụn thành từng mảnh.

Đường Thận sững sờ nhìn người đã kịp thời chắn trước mặt mình và em gái.

Người đàn ông với nước da ngăm đã dùng chính hai cánh tay của mình để chắn đòn đánh từ chiếc ghế vừa rồi. Tay hằn vết đỏ nhưng anh ta thản nhiên như không, chỉ từ từ hạ tay xuống, giương đôi mâu sáng quắc nhìn thẳng vào bọn hung đồ.

Lũ côn đồ bị ánh mắt đấy làm cho kinh hồn táng đởm, nhưng có một đứa vẫn chưa biết sợ, hô lên: “Chỉ có một mình nó, chúng mày sợ đếch gì, đánh đi!”

Thế là lũ côn đồ lại ào lên.