Điền Nam mùa mưa ẩm ướt để lại cho anh ấn tượng sâu sắc.
Khi rảnh rỗi anh cũng hay nhớ đến bé gái mặc áo ngắn tay cotton cùng quần bảy tấc, da phơi nắng thành màu lúa mạch.
Biên giới Tam Quốc, bên bờ sông Di Sa trồng toàn cây thuốc phiện.
Chính trong biển hoa này có một bé gái 11 tuổi đã kéo anh lên bờ.
Cô gái đeo một sợi dây màu đỏ trên cổ tay trái, trong khi xử lý vết thương cho anh, đuôi dây rủ xuống lắc lư qua lại.
Khi đó, vết máu đen bên hông anh thắm nhuộm qua bộ quần áo ngụy trang.
Anh nhìn thấy cô lấy ra một cái kéo từ trong giỏ mây, ngồi xổm bên cạnh giúp anh cắt áo thun gần vết thương ra, cái miệng nhỏ nhắn mím lại, vẻ mặt nghiêm túc không phù hợp với tuổi tác, cô để anh tựa vào trên giường gỗ, lúc ấy anh mới hỏi: "Không sợ sao?”
"Vâng." Cô cũng không ngẩng đầu lên: "A Hỉ bị súng săn bắn bị thương, mẹ cháu cũng xử lý như vậy.”
"Ai là A Hỉ?"
"Là con chó núi nhà cháu nuôi."
Cô nói xong bèn ngẩng khuôn mặt nhỏ nhắn non nớt lên.
Bởi vì chạy trốn vào ngôi nhà nhỏ bị hỏng nên má của cô dính một chút bùn.
Nhóc con nhìn anh như nhìn một đứa ngốc.
Giống như anh không thể đoán được "A Hỉ" là ai và đã phạm sai lầm rất cấp thấp.
Tống Bách Ngạn nhìn đôi mắt nai đen lấp lánh của cô gái, để ý tới động tác khẽ bĩu môi của cô, anh chợt cảm thấy buồn cười, quên đi cơn đau ở bụng mình, mở miệng nhắc nhở cô: "Trên mặt có bùn.”
Cho dù cô bé có nhỏ hơn đi nữa cũng thích mình xinh đẹp.
Cô nâng cánh tay lên, vừa lau mặt vừa hỏi anh: "Chỗ nào?"
Tống Bách Ngạn thấy cô lau nửa ngày cũng không lau sạch bèn thò người ra, dùng ngón tay cái của tay phải lau vết bùn trên má cô, sự tiếp xúc rất nhẹ nhàng lại khiến cô nghiêng đầu né tránh theo bản năng.
Bàn tay mang theo vết chai của người đàn ông quanh năm cầm súng trên tay chạm vào làn da nhẵn nhụi của cô gái, cảm thấy có chút thô ráp.
Mấy năm trôi qua, Tống Bách Ngạn đã sớm không nhớ rõ những chi tiết nhỏ trong sự nghiệp quân sự của mình nữa.
Thế nhưng anh vẫn có thể nhớ chuyện mình được cứu một cách rõ ràng.
Quý Minh đứng ở phía sau không quấy rầy.
Không biết qua bao lâu, Tống Bách Ngạn chậm rãi lên tiếng: "Lần sau đưa Tiểu Tư đi học, thuận tiện hỏi thăm tình hình của cô ấy ở trong trường.”
Dĩ nhiên “cô ấy" là chỉ cô Đường kia.
......
Đêm đầu tiên Đường Lê chuyển đến ký túc xá Tê Sơn, cô đã gặp một cơn ác mộng dài.
Trong giấc mơ hiện lên từng gương mặt quen thuộc mà dữ tợn của người nhà họ Lê, còn có Hàn Kế Phong lạnh lùng xoay người, cô lại mơ thấy hình ảnh mình ngày đêm chăm sóc mẹ Hàn, cảm giác mệt mỏi lập tức lan ra khắp toàn thân.
Khi tiếng súng nổ tung ở trong đầu, Đường Lê giật mình tỉnh dậy.
Cả người cô đổ mồ hôi lạnh.
Cô đưa tay bật đèn lại chỉ sờ được một bức tường.
Lúc này cô mới nhớ tới mình đang ở trong ký túc xá của trường.
Chứ không phải giam giữ trong cái l*иg đó.
Sau 10:30 tối, ký túc xá đã tắt đèn.
Đường Lê cầm lấy điện thoại di động của mình, đã hơn 2 giờ sáng.
Cô thuận tay mở tin nhắn mới.
[Tiểu Đường, cháu đã lâu không đến, dì lo lắm, nếu rảnh rỗi nhớ trả lời tin nhắn của dì.]
Tin nhắn văn bản gửi khoảng 11 giờ tối qua.
Nhìn người gửi, Đường Lê ôm chặt hai đầu gối của mình.
Cho dù là kiếp trước hay là kiếp này, cô đều phải lén lút đến thăm Tần Nguyệt Như.
Kiếp trước, Tần Nguyệt Như muốn cô làm con dâu, nguyên nhân quan trọng là vì Lê Văn Ngạn là bố cô, cho dù cô chỉ là con riêng của nhà họ Lê.
Khi cô bị Hàn Kế Phong nhốt lại, trong nửa năm đầu tiên, mỗi tuần Tần Nguyệt Như đều đến thăm cô.
Ngoại trừ thở dài, Tần Nguyệt Như chưa bao giờ chỉ trích con trai mình.
Chứ đừng nói là làm chủ cho con dâu như cô.