Những Chiều Mưa

Chương 91: Chương 91

“Mà hình như Hiếu có nói chỉ coi được chút xíu phải không.” – Em nheo nheo mắt nhìn tôi.

“Ừa, có chút xíu à.” – Tôi gật gù.

“Vậy Thảo viết gì trong đó?”

Tôi chưng hửng, ngạc nhiên nhìn em. Đầu to như cái đấu.

Chị hai của tôi, chị vừa mắng tôi một hồi váng cả đầu. Mới câu trước câu sau, giờ đã hỏi sang nội dung của cái quyển sổ quái quỷ kia rồi.

Con gái đúng là khó hiểu, tôi nghĩ thầm, gõ ngón tay vào trán buồn bực nói– “Cũng chả có gì hay ho, đọc nửa cuốn mà thấy nó nói xấu mình không.”

“Hở? Sao lại nói xấu?”

“Ai biết được nó. Hừ, đọc từ đầu đến cuối chẳng có lời nào tốt lành.” – Tôi bực bội hừ giọng.

“Không có gì khác, Hiếu chắc chứ?”

Tôi nhíu mày nhìn em, cô nàng này hôm nay sao vậy kìa, có cái vấn đề này mà hỏi tới hỏi lui. Không tìm được đáp án, tôi đành nhún vai bất đắc dĩ – “Thì mới đọc được nhiêu đó, thì thấy toàn bị chửi. Còn đằng sau thì chịu vì chưa có đọc.”

“Ừa.” – Nàng khẽ gật đầu.

“Thôi thôi, bỏ qua vụ này đi, đi chơi thôi.” – Tôi khoát tay nói.

“Hừ, chỉ có nhiêu đó là giỏi.”

“Chuyện, hề hề.” – Tôi cười hềnh hệch – “Gì chứ đi chơi với người đẹp là phải giỏi chứ.”

“Dẻo miêng.” – Em vỗ nhẹ lên lưng tôi, khẽ cười.

Thực sự ngoài phong lan ra thì tôi không có hứng thú với hoa hoét cho lắm, đôi khi nhìn thấy một vài loài lạ lạ thì còn ngó tới ngó lui để biết xem nó tên gì, nhưng chưa đầy 30 giây sau thôi, tôi đã vứt phăng nó ra khỏi đầu. Cho nên cả cái đường hoa Nguyễn Huệ, mỗi loại tôi chỉ liếc qua một lần, sau đó lại tập trung vào chuyên môn đó là. . . ngắm gái. Nhưng có cho tiền tôi cũng chả dám quay ngang quay ngửa, vì kế bên đang có một bà la sát kè kè bên cạnh. Mà nói đi cũng phải nói lại, kế bên là người đẹp lộng lẫy như vậy rồi, cần quái gì phải đi nhìn ngắm thiên hạ chứ. Hưởng thụ vài ánh mắt ghen tị của một số thành phần bất hảo mỗi khi có ông kễnh nào đó nhìn em Thùy, tôi càng đắc ý nắm tay em ấy kéo đi lêu bêu, như thể nói với toàn thiên hạ biết "Đây là vợ của anh, các chú mà bén mảng thì đừng trách anhđây không khách khí. . ." Cơ mà nghe đâu mai mới khai mạc đường hoa chính thức, nên có nhiều chỗ hôm nay muốn cũng không đi được. Nên tôi và em về sau lại chuyển qua tiết mục lượn đường, đến gần tối thì tôi chở em về dinh.

“Vậy là Hiếu tối mùng 2 xuống hở?”

“Ừa, sáng mùng 3 tới SG. Hôm đó đi chơi không?”

“Mùng 2 gia đình mình đi Đà Nẵng rồi, tới mùng 5 với về lận.” – Nàng nhìn tôi mặt rầu rầu, nom đến tội.

“Uầy.” – Tôi ngạc nhiên – “Tết mà cũng đi du lịch à?”

“Ừa, nghe ba nói ra đó để gặp gỡ khách hàng làm ăn nữa.”

Tôi thật sự hết chỗ nói, cứ như ngoài Bắc thì Tết là ngày mà gia đình xum họp vui vầy, là nơi để cho những con người đi làm ăn xa có chỗ để quay về nghỉ ngơi sau một năm bận bịu mưu toan cuộc sống. Nhưng có vẻ người miền Nam thì chỉ coi cái Tết là một chuỗi những ngày nghỉ dài dằng dặc, mà nhà em còn đặc biệt hơn, đi gặp mặt khách hàng làm ăn vào ngày Tết.

“Vậy mùng 5 Thùy mới về à?” – Tôi chán nản hỏi lại.

“Ừa, thôi chịu khó ở Sài gòn ngoan ngoãn mấy ngày đi, người ta đi về rồi mua quà cho.” – Nàng khẽ vỗ ngực tôi cười.

“Làm như tui là trẻ con không bằng.” – Tôi gân cổ lên cự lại.

“Hì hì.” – Nàng cười khúc khích – “Thôi Hiếu về đi, nghỉ ngơi tối còn lên xe nữa chứ.”

“Ừa, vậy mình về.” – Tôi nhìn nàng, có đôi chút tần ngần, không nỡ.

“Ăn Tết vui vẻ nha.”

“Sẽ cố.”

“Coi kìa, Tết mà mặt cứ rầu rầu vậy.” – Em mỉm cười, kiễng chân lên, đôi môi hồng nhạt mê người khẽ chạm vào má tôi – “Coi như đền bù, được chưa.”

“Coi như tạm chấp nhận.” – Tôi gật gù.

“Hứ, tui mà nghe ông gây lộn gì trên Ban Mê là ông coi chừng tôi.” – Em nheo mắt lườm tôi.

“Rồi, rồi, mình về đây.” – Tôi co rụt cổ, cáo từ ngay lập tức.

“Bye ha.” – Em đưa tay lên vẫy chào từ biệt.

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Chiếc xe khách nhẹ nhàng vào bến, bầu trời vẫn còn đen thăm thẳm chưa chịu nhường chỗ cho ban ngày. Tôi lạnh nhạt nhìn cảnh vật bên đường qua ô cửa kính đã hơi mờ vì bị sương bao phủ, lòng trầm như nước, không biết những ngày tiếp theo sẽ như thế nào.

“Xe đến nơi rồi, bà con cô bác xuống xe nhớ chú ý đồ đạc coi chừng để quên nha.” – Tiếng anh lơ xe oang oang cắt vỡ phút giây trầm lặng trong tôi. Lặng yên nhìn mọi người trên xe lần lượt đi xuống, tới khi trên xe chỉ còn lại vài hành khách cũng đang chờ đợi như tôi, lúc này tôi mới đứng lên chầm chậm bước xuống, không quên với lấy cái balo đang để ở trên cái giá đựng hành lý phía trên đầu.

Đất cao nguyên có khác, nhiệt độ khác xa so với Sài gòn. Cho dù mỗi năm tôi ở ngoài quê ăn đủ sương mù sương muối, cái rét cắt da cắt thịt, nhưng nhiệt độ hiện tại cũng khiến cơ thể tôi khẽ run rẩy. Trên người chỉ mặc mỗi cái áo cộc tay phong phanh, lòng thầm hối hận vì không mang thêm cái áo len đi, có thể giờ cũng khá khẩm hơn chút. Nhưng có hối thì cũng chẳng giải quyết được gì, tôi dáo dác nhìn xung quanh xem có ai quen thuộc hay không.

“Hiếu phải không con?” – Khi tôi đang căng mắt ra tìm kiếm, bỗng nhiên có giọng phụ nữ vang lên bên cạnh như dò hỏi, có phần không chắc chắn lắm.

Khi tôi quay sang, nhận ra đây là vợ. . . của ông Phương. Tôi lạnh nhạt gật đầu.

“Bữa nay lớn dữ ha, cô nhận không ra. Đi thôi con, ba con đang đợi ngoài xe, đưa đồ đây cô mang cho.” – Người phụ nữ đó tươi cười nói chuyện với tôi.

Nhưng đáp lại sự nồng hậu đó, tôi lắc đầu nói nhàn nhạt – “Đồ nhẹ nên không cần.” – Tôi lùi lại 1 bước, để cho bàn tay của người phụ nữ đó chơi vơi trong khoảng không cùng với một nụ cười vừa nở trên môi.

“À, vậy thì ra xe thôi con.” – Dường như nhận ra tôi có phần không nhiệt tình lắm, người đó nhanh chóng thu đôi tay về, vẫn cười nói rồi quay người đi trước.

Tôi cũng chỉ lẳng lặng đi theo sau. Ra đến cổng bến xe, ngay lập tức tôi nhận ra người đàn ông mà tôi không muốn gặp nhất trên đời, đang đứng bên cạnh chiếc xe toyota màu đen, đang lặng yên nhìn tôi.

“Đi xe mệt không con?” – Ông Phương nhìn tôi một đánh giá một lượt, rồi hỏi.

“Bình thường.” – Tôi lạnh nhạt trả lời.

“Mặc vầy con không thấy lạnh à, mà con có mang thêm áo lạnh không?”

“Không.”

“Haizzz.” – Ông Phương khẽ thở dài khi thấy thái độ của tôi, nhận ra có vẻ không khả quan trong quá trình kéo gần quan hệ giữa 2 người.

“Anh không thấy thằng bé đang lạnh run lên à?” – Người phụ nữ đó lại gần ông Phương nói - “Thôi, lên xe đi rồi còn chở con về. 2 cha con tính đứng đây tới sáng à?”

“Vậy mình về thôi con.” – Được giải vây khỏi tình trạng khó xử, ông ta nhanh chóng gật đầu đáp ứng.

Tôi hơi nhíu mày suy nghĩ, người phụ nữ này quả nhiên là không đơn giản. Khi nhận thấy được tình huống hiện tại, lập tức lên tiếng để gỡ bỏ tình hình, đồng thời còn thêm vào câu sau nhấn mạnh từ “2 cha con” như muốn nhắc nhở tôi. Cho dù muốn hay không, thì cũng không thể phủ nhận được đây là cha của tôi, cho nên thái độ cũng không cần gay gắt như vậy. Tôi nhếch miệng cười khẩy rồi cúi người chui vào xe.

Nhìn từng căn nhà bên đường lướt qua tầm mắt theo hướng ngược lại, tôi ngờ ngợ nhớ ra hình như không phải là đi theo đường mà trước đây tôi đã tới một lân, có thể do ông Phương chuyển nhà cũng nên. Một lát sau, xe chầm chậm lăn bánh qua cánh cổng sắt nặng nề, tiến vào trong khuôn viên căn nhà, mà chính xác hơn là căn biệt thự, so sánh với nhà em Thùy thì còn lớn hơn vài phần. Tôi liếc nhìn xung quanh thì hơi ngơ ngẩn người khi thấy phong lan treo đầy rẫy, đa phần là đang nở rộ, đủ các loại màu. Ngoài ra còn có vài loại cây mà tôi biết tên, trong số đó cũng không thiếu các giống loài quý hiếm như thiên hương, tiên nữ, sung, phù dung. . . Điều làm tôi chú ý nhất là hàng Tử trúc xen lẫn với trúc quân tử được trồng gần hòn non bộ cao đồ sộ. Tôi tặc lưỡi – “Quả nhiên là nhà thừa tiền lắm của, đổ vào cái đống này cũng kha khá tiền chứ chả phải đùa.”

Vì xe đến bến khá sớm, thế nên lúc về đến nhà, trời chỉ mới hừng sáng chứ chưa thấy mặt trời đâu. Thành ra trong nhà cực kỳ im lặng. Theo chân ông Phương tới một căn phòng mà theo lời của ông ấy đây là phòng của tôi. Dặn dò vài ba câu là nằm nghỉ mệt đi, nếu có muốn đi đâu hay làm gì thì sáng dậy tính sau. Tôi lẳng lặng gật đầu rồi đóng cửa phòng, nhìn quanh quẩn một hồi, cảm thấy không có gì hấp dẫn. Chui vào nhà tắm rửa mặt cho đỡ bụi bặm, cuối cùng là leo lên giường ngủ. Mặc kệ nó, cái gì tới thì cũng sẽ phải tới, có muốn tránh cũng không được. Chi bằng. . . ngủ cho sướиɠ đã rồi tính sau.

Chuông điện thoại reo lên inh ỏi, kéo tỉnh tôi khỏi giấc ngủ ngon say. Bực bội mở một con mắt liếc nhìn qua cái điện thoại quái quỷ xem ai mà gọi đúng vào giờ linh như thế này. Nhưng khi vừa nhìn vào cái màn hình thì tôi lại tỉnh táo thêm được vài phần, vì người gọi là mẹ tôi.

“Alo.” – Tôi uể oải nói vào trong điện thoại.

“Sao mẹ gọi lúc nào cũng thấy mày ngủ là thế nào?”

“Thì mẹ toàn gọi vào lúc con ngủ chứ sao, nếu mẹ gọi buổi tối thì sẽ khác rồi.” – Dù buồn ngủ díp cả mắt, tôi vẫn cố nặn ra một nụ cười trêu mẹ tôi.

“Con với chả cái, chẳng được cái nước nôi gì hết. Sao rồi, lên đến Ban Mê chưa?”

“Lên từ sớm rồi mẹ, giờ con trai mẹ đang chăn ấm nệm êm rồi.”

“Vậy thì dậy đi, mẹ gọi hỏi thăm mày xem đi lại như nào thôi.”

“Uầy, vậy mà con tưởng mẹ nhớ con trai yêu quý nên mới gọi chứ.” – Tôi cười toét cả miệng nói.

“Cha bố ông, chỉ được cái lắm mồm. Nhớ kỹ mẹ dặn đấy, ở trên đó thì đừng có đi gây chuyện lung tung.”

“Con biết rồi, mẹ vẫn đang ở nhà hay xuống bác Hoa rồi.” (Bác Hoa là bác cả, chị gái mẹ tôi, hiện đang ở Hà Nội.)

“Tối nay mẹ với thằng Phong đi tàu xuống Hà Nội. Hôm qua dọn nhà đến tối mới xong, may là có thằng Giang với thằng Phong, về sau là có mấy đứa con gái qua giúp, chứ không thì hôm nay vẫn còn bừa bộn lắm. Mày xem xem rồi gọi điện mà cảm ơn tụi nó đi.”

“Uầy, tụi nó sang giúp không phải để cho con trai mẹ phải cảm ơn đâu. Mà đã không cần thì tốt nhất khỏi cho tốn tiền.” – Tôi cười hềnh hệch, rồi chợt ra có điều gì không đúng, tôi hỏi tiếp – “Ủa mẹ, sao lại có thằng Phong ở đây. Nó xuống Hà Nội làm gì?”

Mẹ tôi khẽ thở dài lo lắng ở đầu dây bên kia – “Tội thằng bé, mấy hôm trước mẹ nó đang đi làm, thì tự nhiên thấy khó thở. Đưa lên bệnh viện tỉnh thì người ta nói là suy nhược cơ thể. Nhưng mấy hôm sau cũng không thấy khá thêm mấy nên chuyển xuống Hà Nội rồi.”

“Suy nhược cơ thể?” – Tôi nhíu mày – “Nếu suy nhược thì không đến nỗi phải xuống dưới Hà Nội chứ, nằm ở nhà cũng được mà.”

“Bởi vậy mới nói, mẹ hỏi thì thằng bé không chịu nói. Nhưng mẹ nghe có người nói cô ấy bị ung thư phổi nên. . .”

Tôi nghe như một tiếng sét đánh bên tai, tỉnh ngủ ngay lập tức, bật người dậy. Những gì mẹ tôi nói sau đó thì tôi không còn sức đâu mà chú ý tới nữa, lúc này trong đầu tôi chỉ ong ong mấy chữ ung thư phổ . Tôi lặng người mất một lúc lâu, thì tiếng mẹ tôi thúc giục mới khiến tôi sực tỉnh.

“Mẹ nghe ai nói vậy?” – Tôi liếʍ môi hỏi.

“Thì nghe mấy người quen trên bệnh viện tỉnh nói, nhưng mẹ không có hỏi thằng Phong vì mẹ nghĩ nó giấu. Mày xem rảnh rỗi thì gọi điện hỏi thăm xem cô ấy thế nào?”

“Dạ, có gì trưa nay con gọi.”

“Thôi, mẹ cúp máy đây. Giờ đi chợ mua chút đồ để thắp hương mấy ngày Tết nữa.”

“Còn chào mẹ.” – Tôi đờ đẫn chào mẹ tôi, sau đó tắt máy. Nhưng vẫn chưa thể thích ứng được với những gì mà tôi vừa được nghe. Lúc này tôi chỉ có một ước muốn duy nhất, đó là mẹ tôi nghe được nguồn tin không đáng tin cậy, hoặc kết quả xét nghiệm có gì sai sót. Nhưng tỷ lệ đó thực sự thì. . . ít đến đáng thương.

Ngước nhìn đồng hồ, thấy cũng đã gần 9h. Ngẫm nghĩ một hồi, Ban Mê thì có cafe là nổi tiếng, không bằng chui vào một quán nào đó nhâm nhi chút vị đắng, gϊếŧ thời gian cũng tốt. Vệ sinh cá nhân xong xuôi, tôi vừa mở cửa phòng ra thì thấy có người đứng cách cửa phòng tôi một quãng, như thể đang đợi tôi.

“Anh hai.” – Tôi nhếch miệng tươi cười.

“Mày cũng biết gọi tao là anh à?” – Thằng Quân nheo mắt nhìn tôi.

“Dù gì mình cũng là anh em mà, có gì đâu mà khó chịu thế.” – Tôi lại gần nó vỗ vai, nở nụ cười thân mật hết mức có thể.

Thằng Quân có vẻ ngoài ý muốn khi thấy bộ dạng của tôi, nó kì quái nói – “Mày thay đổi suy nghĩ từ bao giờ thế?”

Tôi nhún vai không nói gì.

“Tao không cần biết mày nghĩ gì trong đầu, nhưng đừng có lộn xộn ở đây. Nếu không thì đừng trách tao.”

Tôi híp mắt cười - “Anh hai đừng dọa em chứ.” Ngay sau đó tôi bước thêm một bước, giơ tay chụp thằng vào cổ nó, hơi siết lại – “Vậy thì tao cũng khuyên mày một câu. Tốt nhất mày nên câm cái miệng lại, cũng đừng làm tao nổi điên lên, không hay ho gì đâu."