[Bjyx] Đoá Nhài Nhỏ

Chương 1

Gian nhà tựa lưng vào núi chìm trong buổi sớm bình minh, những chú chim hót không ngừng.

Tiêu Chiến cài lại nút áo trên bộ xiêm y màu xám xanh, vốc nước rửa mặt, mở cổng thấy một người đàn ông vác cuốc, mặc y sam mở tung cúc đang cúi người làm đồng, cất giọng chào anh.

"Ấy, Tiêu lão sư dậy sớm vậy."

"Vâng, vẫn phải đi thêm một đoạn đường nữa."

Anh liền nghe sau lưng có người phụ nữ nói với người đàn ông, ông xem Tiêu lão sư người ta mặc cái gì cũng sạch sẽ như thế, ông đừng có ngày nào cũng lăn lộn làm quần áo bẩn thỉu hết cả. Người đàn ông liền đáp lại Tiêu lão sư là người có văn hoá hay đọc sách, vừa không phải xuống đồng làm việc, suốt ngày ngồi ở thư đường, có thể bẩn chỗ nào.

Tiêu Chiến đi xuống một con đường đất, cong cong khoé môi mỉm cười, gấu quần bị bẩn, anh cúi xuống dùng tay phủi phủi.

Anh bản tính ưa sạch sẽ, thích bản thân ăn mặc gọn gàng, phần lớn vì có ngoại hình ưa nhìn, dù cho trong thành phố lớn vài trăm dặm hay ở làng bọn họ, anh đều là đối tượng nhiều cô gái tơ tưởng đến.

Nhà anh ở vùng này cũng được tính là giàu có, ngoài anh ra cả nhà đều sống ở thị trấn, dù nói là một thị trấn nhỏ, nhưng so với ngôi làng này cũng tốt hơn. Người nhà gửi anh đến trường học ven biển, trong đầu có sẵn tri thức vừa nghe giảng thêm hai lớp văn hoá, anh ngoan cố đòi đến vùng núi này để dạy học, khiến cha mẹ tức nghẹn.

Trong làng đám con nít mỗi ngày chỉ quen khom lưng trên đồng, nửa chữ bẻ đôi cũng không biết, lại rất quậy phá. Trưởng huyện dự thính một lớp học liền lo lắng, sợ Tiêu Chiến chạy mất, bọn họ biết đi đâu tìm một thầy giáo dạy học cho tụi nhỏ nghịch ngợm này.

Không ngờ chưa đến một tuần, tụi trẻ con trong thư đường không dám náo loạn nữa, thành thành thật thật ngồi trong lớp đọc theo Tiêu lão sư từng chữ một.

Xuân miên bất giác hiểu, xứ xứ văn đề điểu.(*)

Hài tử trong làng rất nhiều, cơ bản đám tiểu tử trong lớp đều có vài chị gái, bọn họ giờ học vừa kết thúc liền đứng đợi ở cổng thư đường, chỉ để nhìn Tiêu lão sư khoác lên mình chiếc trường bào (**) màu xám xanh.

Làm đệ đệ mà không nghe lời liền bị chị gái đánh đòn, đến cáo trạng với cha mẹ cũng không thắng nổi.

Tiêu Chiến bị gia đình hối thúc quay về nói chuyện cưới xin, mẹ anh lo lắng đứa con bảo bối sẽ nhìn trúng cô gái nào trong làng, không môn đăng hộ đối thì không thể được.

Thuyết phục anh trước hãy thành hôn, sinh hạ một tiểu tử khoẻ mạnh, hẵng quay lại núi dạy học. Còn nói đàn ông hai mươi tư, hai mươi lăm tuổi mà không kết hôn không phải không có tiền thì chính là khuyết tật, tiểu tử rổ mặt kia ở huyện thành, lớn lên xấu xí mà cũng lấy được vợ, con trai bà đàng hoàng như vậy, nhất định phải lấy một người vợ vừa tốt vừa xinh đẹp.

Tiêu Chiến nói cha mẹ cổ hủ, giờ là thời đại nào rồi, anh muốn tự do yêu đương. Mẹ túm anh lại hỏi có phải vừa ý nha đầu nào trong núi rồi không, anh hất tay áo ra liền bỏ chạy.

Chiếc hộp gỗ bên cạnh thư đường của anh hôm nay đúng giờ lại có một phong thư nằm ở trong, Tiêu Chiến lấy nó ra nhét vào y phục, đi bộ về căn phòng nhỏ của mình cách đó hai dặm.

Vốn dĩ trưởng huyện muốn để cho anh một căn phòng tốt hơn, anh liền chọn căn này, nhìn ngắm non nước còn có thể câu cá ở con sông nhỏ.

Anh vỗ nước rửa sạch bụi bẩn trên mặt và cơ thể, trường bào màu xám xanh cũng giũ sạch bụi gấp lại ngay ngắn, ngồi trước cửa sổ mở lá thư ra.

Thư còn mang theo mùi hoa nhài, vì người gửi luôn đặt một vài bông hoa nhài ép khô vào phong thư.

"Em ở trên báo nhìn thấy một câu nói, ngày nào đó muốn nói cho anh nghe."

Lời đề ở cuối thư vẫn là ba chữ "Tiểu Mạt Lị".

Tiêu Chiến mỉm cười, gấp lá thư lại và cất vào trong ngăn kéo, như vậy mỗi khi mở ngăn kéo ra đều thơm mùi hoa nhài, thư bên trong xếp chồng lên nhau.

Đã hơn nửa năm chữ viết trên thư một chút tiến bộ cũng không có, phần đề tên vĩnh viễn là vài chữ "Tiểu Mạt Lị" không xứng với danh.

(*) Hai câu thơ trong bài thơ "Xuân hiểu" của Mạnh Hạo Nhiên. Có nghĩa là giấc xuân say ngủ không nhận ra trời đã sáng, khắp nơi đều nghe tiếng chim hót.

(**) Trường bào là một dạng áo khoác bên ngoài, là trang phục của dân tộc Mãn Thanh, áo cổ trong, ống tay hẹp, thường xẻ bên.