- Ba má ơi, cứu con!
Tiếng kêu ai oán, thống thiết đó vang lên đến lần thứ ba thì vợ Năm Đực mới choàng dậy. Chạy ra lay chồng:
- Ông à, dậy coi ai kêu gì ngoài kia kìa!
Năm Đực hồi chiều nhậu bên đám giỗ nhà hàng xóm mãi đến nửa khuya mới về, nên giờ này hơi men còn chuếnh choáng, nghe vợ kêu mà chỉ ậm ừ. Mãi khi bị vợ kéo tóc thì anh mới bật dậy, ngơ ngác:
- Cái gì vậy?
Lúc đó tiếng kêu càng rõ hơn:
- Ba má ơi, cứu con với!
- Trời, con Xuyến!
Vợ Năm Đực phóng cái rẹt xuống giường, lại ngay mở cửa sổ nhìn ra mấy bụi chuối rậm rạp.
- Cứu con với má ơi!
Không còn nghi ngờ gì nữa, chị vừa chạy vừa gọi chồng:
- Ra coi con nhỏ bị sao ngoài kia kìa!
Hai vợ chồng chạy nhanh ra đó, nhưng bóng tối bao trùm, xòe bàn tay hầu như không thấy, nên nhất thời họ chưa phát hiện ra gì. Vợ Năm Đực phải lên tiếng:
- Con phải hông Xuyến?
Im lặng. Đến lượt Năm Đực kêu lớn:
- Phải con không Xuyến.
Bấy giờ họ mới nghe những tiếng rên phát ra từ phía bờ ruộng cách đó không xa.
- Tới đó coi đi ông!
Bờ ruộng xạ vào mùa khô chỉ còn trơ lại gốc rạ nên dẫu trời tối cũng có thể nhìn được. Họ không phát hiện hình bóng ai. Vợ Năm Đực lại gọi lần nữa:
- Con ở đâu vậy Xuyến?
Vẫn không có tiếng đáp lại. Chị Năm giục chồng:
- Ông vô đốt cây đèn ra đây coi!
Năm Đực chạy đi ngay. Cũng vừa lúc đó chợt tiếng rên lại tái hiện. Lần này ở cách xa hơn, chừng như người rên đang đi về hướng xóm nhà phía trước.
Không đợi chồng trở ra, chị Năm vừa chạy theo, vừa kêu trong nỗi sợ hãi, khổ đau:
- Có chuvện gì vậy Xuyến? Con chờ má với...
Chị chạy bán sống bán chết, bị ngã đau điếng mấy lần mà vẫn đứng dậy, cố chạy tiếp. Tiếng rên, khóc vẫn còn nghe rõ phía trước, khiến cho chị Năm càng sốt ruột hơn.
- Xuyến ơi!
Miệng kêu, chân chạy, bỗng chị Năm giẫm phải vật gì đó, té sấp tới trước. Cú té khá đau, nhưng khi tay chị chạm vào vật đang nằm dưới bụng mình thì vợ Năm Đực kêu thét lên! Tiếng kêu to đến nỗi Năm Đực đang chạy cách gần trăm thước cũng phải giật mình. Anh chạy thục mạng tới nơi thì nhìn thấy vợ vẫn còn nằm sấp đó, nhưng mặt thì ngẩng lên với nét sợ hãi đến tột cùng.
- Có sao không!
Anh ta vừa hỏi mấy tiếng đó thì chợt nhận ra có một người nữa nằm bên dưới vợ mình. Năm Đực kêu lên:
- Ai vậy bà!
Vợ anh ta chỉ thều thào không ra lời, tay thì ra dấu gì đó. Đến khi soi đuốc thì Năm Đực mới hiểu. Vợ anh ta bảo gỡ vật gì đó dưới chân mình. Năm Đực phải cúi xuống thì mới nhận ra một bên chân vợ đang bị dính vô một cái bẫy của ai đó gài bắt trộm.
Khó khăn lắm mới gỡ được bẫy ra, nhưng khi đỡ được vợ lên thì Năm Đực sửng sốt:
- Con... con Xuyến!
Người nằm sấp dưới ruộng chính là Xuyến. Lúc ấy chị Năm cũng đã nhìn thấy, chị gào lên:
- Xuyến ơi!
Ôm con vào lòng, chợt một lần nữa chị Năm hốt hoảng, bởi tay chị vừa chạm vào một vật nhọn nhô ra từ ngực con bé. Và...
- Máu! Máu mình ơi!
Nghe tiếng kêu thét của vợ, lúc ấy Năm Đực mới bế xốc con lên. Một cây tre nhọn xuyên từ lưng thấu qua ngực của Xuyến.
Đưa ngón tay để ngang mũi con, Năm Đực chết điếng. Bởi Xuyến đã chết tự bao giờ rồi!
- Xuyến ơi! Má nè con!
Nghe vợ gào khóc thảm thiết, Năm Đực muốn ngăn lại, nhưng anh không còn sức đâu nữa để lên tiếng. Mãi đến khi thấy vợ sắp đập đầu vô bờ đất, anh mới kéo chị về phía mình, giọng khàn đặc:
- Nó chết rồi mình à!
Không tin điều đó, nên chị Năm cứ tiếp tục gào khóc. Giữa đêm trường, tiếng khóc vang đi rất xa. Có lẽ vì thế nên có tiếng chó sủa từ trong xóm, rồi một lát sau, có nhiều bước chân đi về phía họ.
- Có chuyện gì mà ban đêm ban hôm om sòm ngoài này vậy?
Giọng của hương quản Xị nghe là nhận ra liền, nên Năm Đực vội kêu lớn:
- Vợ chồng tui đây hương quản ơi. Năm Đực đây!
Hương quản Xị đi cùng với hai dân đinh nữa, tất cả họ còn nồng nặc mùi rượu. Khi lại gần, chừng như nhận ra Năm Đực nên hương quản hỏi lớn:
- Mày ăn cắp lúa người ta hay sao mà giờ này ở đây?
Đang đau buồn mà nghe hỏi vậy, chị Năm nạt ngang:
- Con tui bị gϊếŧ đây nè!
Năm Đực bình tĩnh hơn:
- Con gái tui bị người ta gϊếŧ chết bỏ nằm đây, hương quản cứu giùm nó với!
Quản Xị bước tới, đưa đèn pin soi vô xác chết rồi không cần nhìn kỹ, đã nói ngay:
- Bị chông tre đâm lủng như vầy là... đi đâu đó ban đêm, lọt xuống hầm chông, chớ ai mà gϊếŧ!
Hắn quay sang tên lính tuần bên cạnh, hất hàm nói:
- Hai đứa bây lấy cán khiêng con nhỏ về nhà làng, để sáng mơi tao coi. Mau lên!
Họ làm rất nhanh. Đến khi họ khiêng đi khá xa rồi chị Năm mới kịp gào lên:
- Trả con tui đây!
Chị lao tới và bằng sức mạnh của người mẹ muốn giành lại con, chị giành lấy Xuyến từ tay hai tên lính tuần, vác chạy nhanh về nhà mình. Năm Đực cũng bất ngờ trước hành động của vợ, anh chỉ còn biết đi bước dài theo sau.
Trời lúc đó đã gần sáng...
Móc túi lấy tờ hai chục đồng đưa cho hương quản Xị, vợ Hai Tường hạ thấp giọng nói, như sợ có người nghe thấy:
- Chú giỏi lắm, để rồi tui nói ông biện lý thưởng thêm. Mà nè, nhớ là phải kín miệng. Hễ có bất cứ điều gì lọt ra ngoài thì chẳng những cái chức hương quản của chú mất, mà cái mạng già của chú cũng... không còn!
Hương quản Xị vốn quen nghe những lời đe dọa như vậy nên khúm núm thưa:
- Dạ bẩm bà, tui đâu có ăn gan trời mà dám...
- Tốt lắm, vậy hãy về đi. Nhớ đi cửa sau, đừng để ai nhìn thấy.
Đợi cho quản Xị ra hồi lâu, Minh Nguyệt cũng lấy dù ra theo. Ra vừa tới cửa phòng nhìn thấy đứa người làm đứng quay lưng, ả dặn:
- Tao đi, trong nhà có ai hỏi thì nói tao đi chùa, chiều mới về.
- Làm ác rồi đi chùa để xóa tội hay sao!
Vừa trả lời con người hầu vừa quay lại và...
- Á!
Một tiếng thét vang lên, vừa lúc Minh Nguyệt lảo đảo, lui mấy bước. Trước mặt y thị không phải là con người hầu bình thường, mà là người với gương mặt trơ xương. Một chiếc đầu lâu trên thân mình bằng xương bằng thịt!
Trong lúc Minh Nguyệt cứ lùi dần vào phòng mình, thì người kia cũng bước dần theo. Cho đến khi cả hai lọt vào phòng thì cánh cửa phòng cũng tự động đóng sầm lại. Bây giờ một giọng sắc lạnh lại cất lên:
- Một ngàn chùa cũng không rửa sạch tội lỗi của mày, vậy thì đi làm gì cho bẩn nơi thiêng liêng đó! Hãy ở đây chơi với tao, vui hơn.
Minh Nguyệt chân thì muốn bước lùi thêm nữa, nhưng lúc đó đã đυ.ng thành giường, nên một cách tự động, ả ta ngồi phệch xuống, người bắt đầu run như cầy sấy.
- Lúc gϊếŧ người mày đâu có run!
Lúc này bản năng tự vệ đã khiến Minh Nguyệt thốt lên được:
- Tôi... tôi không làm gì. Tôi xin...
Nói tới đó ả chấp tay lạy tới tấp về nhiều hướng, trong lúc con hầu cất tiếng cười rồi bất thần nó ngồi xuống cạnh, đưa tay chụp lấy vai ả:
- Phải lạy tao thì mới đúng, lạy chi lung tung vậy.
Minh Nguyệt cảm thấy toàn thân lạnh như băng, ả run lập cập:
- Dạ... dạ...
Vừa nói ả vừa cúi sát người xuống, lạy dài. Rồi từ đó không ngóc đầu lên được nữa. Giọng sắc lạnh vẫn tiếp tục:
- Được lắm, cứ quỳ mọp như vậy đi. Tao khoái trò chơi này. Chừng nào chán tao lại đổi cho trò khác.
Bỗng ngay lúc đó từ bên ngoài có tiếng người hỏi lớn:
- Làm gì kêu la vậy mợ Hai?
Giọng của Năm Hùm, người làm công thân tín trong nhà. Hắn từ nhà sau chạy lên khi đang làm thịt chó, tay chân còn dính đầy máu me. Chẳng biết có phải do hơi của máu chó dính tay hắn mà trong phòng chợt Minh Nguyệt hóa giải được thế quỳ và người trước mặt ả cũng tự nhiên bật ngửa ra rồi nằm im.
- Có chuyện gì mở cửa ra, tui giúp cho mợ Hai ơi!
Minh Nguyệt lúc này đã có thể lên tiếng được:
- Cứu... cứu tao!
Hai Hùm kéo mạnh cánh cửa phòng. Anh ta nhìn thấy người nằm dài dưới sàn nhà thì kêu lên:
- Con Diệu mà!
Con hầu lúc nãy với cái đầu lâu trên cổ giờ đây đã trở lại là một đứa bình thường với khuôn mặt khá xinh xắn. Nó là con Diệu thường ngày vẫn hầu hạ Minh Nguyệt.
Trố mắt nhìn giây lát, rồi cái máu ác, bản tính hung hăng thường nhật của ả lại nổi lên, thay vẻ sợ hãi, run rẩy lúc nãy, Minh Nguyệt hét lớn:
- Đánh chết con này cho tao!
Hai Hùm ngơ ngác:
- Nó làm gì mà đánh nó mợ Hai?
- Nó... nó... muốn gϊếŧ tao!
Rồi không đợi Hai Hùm, ả tự tay chụp lấy cây gài cửa đập mạnh xuống đầu con Diệu. Nhưng thanh gài cửa chưa kịp hạ xuống thì đã nghe ả thét lên một tiếng và ngã lăn ra, máu trong miệng trào như heo bị chọc tiết!
Hai Hùm định nhào tới đỡ ả dậy, nhưng bỗng khựng lại khi anh ta nhìn thấy sự biến đổi khác thường trên gương mặt con Diệu. Từ màu trắng hồng dễ thương, nó từ từ chuyển sang màu xanh chàm rồi lại sang màu đỏ như máu!
Là một gã đâm thuê chém mướn về làm công nhà này lâu nay, Hai Hùm chuyên làm những công việc mà không ai trong nhà dám làm như gϊếŧ chó, thọc huyết heo, đập đầu trâu bò... Vậy mà trước hình ảnh đang xảy ra hắn cũng phải rùng mình, bước lui mấy bước. Và cuối cùng chính hắn cũng phải bỏ chạy!
Bà chủ Bành từ hôm bị con dâu xách dao rượt chạy, đến nay vẫn còn bệnh, nằm liệt trong phòng. Nhưng khi nghe tin tai nạn xảy ra cho Minh Nguyệt bà vẫn hỏi thăm mấy đứa hầu. Con Hường vốn là bạn của con Diệu, thuật lại chuyện khá rành rọt:
- Hổng biết con Diệu nói gì đó mà mợ Hai nổi trận lôi đình, vác cây gài cửa định đánh nó, nhưng chưa kịp đánh thì ngã lăn ra hôn mê cả buổi chưa tỉnh lại.
Bà Bành ngạc nhiên:
- Con đó ác và có sức dữ lắm, sao lại như vậy?
- Con cũng không biết. Nghe chú Hai Hùm nói lại thì cũng không phải do con Diệu đánh. Mà mợ Hai như bị ma ám hay sao đó!
Bà Bành quan tâm:
- Mày biết gì nói hết cho tao nghe coi. Ma ám làm sao?
- Hai Hùm thuật lại là con Diệu mặt xanh mặt đỏ giống y như quỷ, như ma vậy đó! Nó làm cho mợ Hai...
Nó vừa nói tới đó chợt bên ngoài có tiếng của Minh Nguyệt:
- Nói lén người khác coi chừng thụt lưỡi nghe chưa!
Ả ta xuất hiện làm cho chẳng những con Hường sợ, mà bà chủ Bành cũng phải bật dậy dù đang bệnh nặng.
- Mày... mày...
Minh Nguyệt tươi cười, bước thẳng vào chỗ bà mẹ chồng đang nằm, giọng ả thay đổi đến bà Bành phải ngạc nhiên:
- Con tới thăm má và xin lỗi má về điều không phải của con.
Rồi ả ta sụp xuống lạy liền ba cái, trước khi bà Bành lên tiếng:
- Mày đừng làm vậy tao tổn thọ. Thôi, đứng dậy đi.
Minh Nguyệt vẫn bình tĩnh lạy cho xong rồi mới ngẩng lên, ả vẫn dịu dàng:
- Má đừng giận con. Chỉ tại con ghen mù quáng đã làm cho con làm bậy. Bây giờ con hứa với má, con sẽ là con dâu hiền, ngoan của nhà này.
Bà chủ Bành vẫn không làm sao quên được chuyện hôm đó, bà run run giọng hỏi:
- Mày làm sao giải thích chuyện con Xuyến. Con nhỏ...
Minh Nguyệt tỉnh rụi:
- Đâu có gì đâu má. Hương Quản Xị đã làm tờ trình lên quan rồi, con Xuyến chết là do vô tình khi chạy ra đồng bị ngã lên hầm chông gài ăn trộm. Nó chết là vì vậy chớ nào...
Bà Bành thều thào:
- Mày... mày...
Minh Nguyệt vẫn bình tĩnh:
- Má đừng lo nghĩ lung tung, cứ an tâm tịnh dưỡng, để rồi mấy bữa nữa má hết bệnh, con sẽ đưa má đi Sài Gòn chơi. Nhà con vừa sắm riêng cho con chiếc xe Peugeot 203 mới toanh, chạy êm như ru!
Bà Bành vẫn còn lo:
- Chuyện con Xuyến...
Minh Nguyệt gạt ngang:
- Xong hết rồi. Con đã cho riêng ba má nó một trăm đồng, nên họ không khiếu nại gì nữa. Coi như xui rủi cho cả hai nhà vậy mà!
Thấy con Hường đang nghễnh cổ lắng nghe, Minh Nguyệt nhìn sang nó, giọng dịu dàng, nhưng con bé nghe như có gươm dao trong đó:
- Chuyện gì của người khác có nghe thì nghe thôi, đừng có lanh chanh nhiều chuyện nghe con. Thôi đi ra ngoài đi, chiều gặp mợ, mợ cho ít tiền xài!
Con Hường xưa nay vốn sợ mụ này hết vía, nên vừa nghe nói đã dạ rân:
- Dạ, con hổng dám...
Rồi vụt chạy ra ngoài. Còn lại hai người, Minh Nguyệt vẫn lễ phép:
- Con xin lỗi má lần nữa. Mấy bữa nay nằm ngủ con cứ bị ác mộng hoài, nên vừa rồi đi chùa con được sư cô khuyên nên tu tâm dưỡng tánh, ăn hiền, ở lành... con nghe theo, nên từ nay má đừng ghét bỏ con nữa.
Lời lẽ của ả chẳng khác một dâu thảo hiền, khiến cho trong phút chốc bà chủ Bành cũng động lòng, bà dịu giọng:
- Như vậy là phải đó con. Phải nhắn tin cho thằng Hai nó mừng.
Minh Nguyệt khoe:
- Con gặp nhà con rồi. Bởi vậy ảnh mới mua tặng con chiếc xe hơi đó. Ảnh còn gởi tặng má mấy thứ này nữa.
Vừa nói ả vừa lấy ra một chiếc hộp thiếc, bên trong có chiếc vòng cẩm thạch và đôi bông tai hột xoàn sáng lấp lánh. Bà Bành tuy đã có vô số nữ trang, vậy mà vừa nhìn thấy mấy vật đó cũng phải mừng rơn:
- Mèn ơi, những thứ này đẹp quá!
Bà cố gượng đưa tay cầm lấy và nhân tiện đặt tay lên tay con dâu:
- Má cám ơn.
Nhưng chợt bà kêu lên:
- Sao tay con lạnh quá vậy Nguyệt?
Minh Nguyệt tự sờ tay mình rồi nói:
- Đâu có má. Có lẽ tại má đang bệnh cho nên...
Bà chủ Bành rút tay về không nói gì thêm, nhưng cái cảm giác lạnh lạ thường kia vẫn còn làm cho bà bị rúng động, khiến bà phải rùng mình lên mấy lần.
Có lẽ cảm nhận được điều ấy, nên Minh Nguyệt vội đánh trống lảng:
- Má ăn gì chưa, để con biểu tụi nó đem cháo vô cho má ăn. Nhà con vừa gởi về nào vi cá, nào bào ngư để bồi bổ cho má mau khoẻ.
Bà Bành định ngăn lại, nhưng Minh Nguyệt đã gọi vọng ra ngoài:
- Đứa nào ngoài đó, xuống bếp kêu tụi nó múc cháo tao nấu hồi nãy, đem lên đây ngay coi!
Lát sau đã có ngay chén cháo nóng nghi ngút khói. Minh Nguyệt đích thân thổi cho cháo nguội bớt, vừa múc từng muỗng đút cho bà mẹ chồng. Một cử chỉ mà từ ngày về làm dâu nhà này ả ta chưa bao giờ làm!
Bà chủ Bành thật sự cảm động, nên vừa ăn bà vừa lắng nghe những lời ngọt ngào của cô con dâu. Giữa câu chuyện, bất ngờ Minh Nguyệt hạ thấp giọng hỏi:
- Bà nhớ con Xuyến không, nó muốn thăm bà!
Giọng nói nghe lạ, không phải của ả ta, làm cho bà Bành giật mình, trố mắt nhìn và hỏi:
- Con vừa nói gì?
Một tiếng cười khác thường vang lên, cũng vừa lúc đó Minh Nguyệt vụt đứng dậy, kéo theo cả bà chủ Bành. Bà này đang bệnh nên có lẽ người nhẹ tênh, nên khi bị nhấc bổng lên đã không có một phản ứng gì.
- Con Xuyến về nhà này là do bà phải không thưa má? Vậy thì cái chết của nó bà đâu phải vô can! Vậy thì vay gì trả nấy, thưa má!
Ả ta nghiến răng và thuận tay tung mạnh bà mẹ chồng lên cao như tung một quả bóng. Khi rơi xuống, thay vì rớt trên sàn nhà, bà Bành lại bị vướng vào sợi dây giăng mùng. Bình thường sợi dây ấy chỉ đủ giăng chiếc mùng nhẹ tênh, nhưng lúc này nó lại đủ sức treo thân thể nặng ngót năm chục ký của chủ nhân ngôi nhà.
Không thấy bà chủ Bành động đậy nữa, Minh Nguyệt mới nhẹ gót quay ra. Khi cô ả ra tới cửa thì con Hường đi trở vô, nó vừa nhìn thấy đã kêu thét lên:
- Trời ơi... con Xuyến!
Nó kêu xong thì ngã lăn ra ngất xỉu.