Đã Từng Lỡ Hẹn Với Thanh Xuân

Chương 9

Tôi ngại, nhưng cứ dùng dằng đi nhờ với không đi nhờ còn mệt hơn, tiện cũng đang đau chân nên tôi đành nói "vâng" một tiếng rồi trèo lên xe, lúc mở cửa ra thì thấy Huy đang ngồi đó.

Hình như anh ta rất thích chiếc Limouse Dcar này nên thường xuyên sử dụng, khi tôi bước lên thì Huy đang xem bản tin thời sự sáng trên màn hình TV phía trước, thấy tôi, anh ta lạnh nhạt ngước lên nhìn đúng một cái.

- Chào anh ạ.

Huy hờ hững “Ừ” một tiếng.

Còn tôi, không dám chắn tầm mắt của anh ta nên không ngồi ghế đối diện như mọi lần, đành ngồi xuống ghế bên cạnh Huy.

Lần đầu tiên ngồi sát nhau trên xe thế này tôi cứ thấy ngại ngại, lúc này ngước lên lại thấy màn hình tivi anh ta đang xem phải là màn hình thông thường mà là màn hình oled dạng kính trong suốt nên tôi mới ngạc nhiên hỏi:

- Đây là màn hình Oled mới ra mắt của công ty anh à?

- Không, đây là phiên bản 1.

Lần đầu tiên, anh ta không nói năng cộc lốc mà lại tốt bụng đột xuất, giải thích cho tôi nghe:

- Phiên bản thử nghiệm, tiện nên dùng cho đến giờ.

- Tôi thấy xem TV cũng nét mà.

Có khi còn nét hơn màn hình tinh thể lỏng nhiều ấy.

- Màn hình Oled lớn trong ý tưởng marketing của cô chất lượng còn tốt hơn.

Chẳng biết câu này đang khen tôi hay là khen màn hình Oled của công ty anh ta nữa, nhưng ngẫm kỹ thì chắc là khen mỗi sản phẩm của Lạc Thành thôi thì phải.

Nhưng mà dù sao có thể nói chuyện với nhau thế này cũng là một bước tiến rất lớn trong mối quan hệ của tôi với anh ta rồi.

Tôi khẽ cười nói "vâng" một tiếng:

- Anh định khi nào tiến hành chiến lược marketing máy chiếu mini?

- Phải duyệt phương án mấy lần nữa rồi mới quyết định, nhưng chắc sẽ nhanh thôi.

- À....

- Cô muốn nhận thù lao gì?

- Dạ?

Tôi ngẩn ra mấy mấy giây mới hiểu ý anh ta muốn hỏi tôi muốn thù lao gì cho phương án marketing đó.

Nhưng cái này là tôi tiện làm bài tập rồi đưa cho anh ta xem thôi, với cả anh ta cũng sửa rất nhiều lỗi sai trong bài tập của tôi.

Cả hai giúp đỡ qua lại nên tôi không dám đòi hỏi gì cả.

Tôi bảo:

- Tôi không cần nhận thù lao gì đâu.

Tôi còn phải cảm ơn anh vì sửa bài tập hộ tôi mới đúng.

Cảm ơn anh.

Huy không mấy quan tâm đến lời cảm ơn của tôi, chỉ hờ hững "ừ" một câu rồi lại tiếp tục xem thời sự.

Tôi cũng không nói nữa, ánh mắt chỉ tập trung nhìn màn hình oled trong suốt gắn trên xe của anh ta, lần đầu thấy tivi xịn thế này thì trong lòng vừa tò mò vừa ngưỡng mộ.

Mỗi tội quãng đường ngắn quá, còn chưa xem được bao nhiêu thì đã đến bến xe bus mất rồi, chú tài xế nửa đùa nửa thật trêu tôi:

- Đi ngắn quá nhỉ? Chưa nói chuyện được mấy câu đã hết quãng đường mất rồi.

- Vâng.

Nhưng được đi nhờ xe thế này cũng nhanh hơn nhiều so với cháu đi bộ rồi.

Nếu không giờ cháu mới đến cổng tiểu khu thôi, còn chưa ra được đến đường chính nữa.

Cháu cảm ơn chú ạ.

- Không có gì.

Nói xong, tôi còn quay lại bảo "cảm ơn anh cả" một tiếng rồi mới chạy ra bến xe bus.

Bởi vì tôi biết chú tài xế không thể nào tự ý quyết định được việc có cho tôi đi nhờ xe hay không, mà người ngầm đồng ý việc này chắc hẳn phải là Huy.

Hôm đó, không phải lặc bộ tận 1 cây số, đôi chân và tinh thần tôi phấn chấn hẳn.

Lúc bắt xe bus đến siêu thị làm việc, chị Thanh nhìn thấy tôi mặt mày hớn hở mới trêu:

- Sao hôm nay trông có vẻ tươi vui thế, có anh nào ưng ý rồi hả con bé kia?

- Làm gì có, tại em vừa có ý tưởng marketing được ghi nhận nên vui thôi.

Em đã nói em không lấy chồng nữa rồi mà.

- Xùy, xùy, không lấy chồng thì có học giỏi đến mấy cũng vô nghĩa thôi nhé.

Sau Bí Ngô nó lớn nó cũng bỏ mày đi thôi.

Khi đó một mình mà lập miếu thờ bà cô rồi ôm đống sách vở.

- Em ôm đống sách vở chết già cũng được, lúc đó bác nhớ thường xuyên đến thăm em nhé.

- Phỉ phui cái mồm.

Mà dạo này mày ở đâu, sao không thấy đi xe đạp điện mà chị toàn thấy đi xe bus đến thế?

- À… dạo này em thuê trọ ở ngoài.

Ở ngoài cho tiện bác ạ, giờ ở nhà còn có em trai em nữa, nhà nhỏ, chẳng có phòng riêng cho nó nên chuyển ra ngoài để nó có phòng ở.

- Thế thằng em mày dạo này ngoan chưa?

- Vẫn chưa đâu vào đâu bác ạ, vẫn ham chơi lắm.

- Lớn rồi, nói mãi chả nghe.

Thằng này chắc phải lấy vợ vào thì mới tu chí được.

- Vâng ạ.

Tôi cũng mong em trai tôi tu chí, vì dù nó có quậy phá thế nào cũng vẫn là em trai tôi, không ghét mà cũng bỏ được.

Tôi định vài hôm nữa sẽ thử gọi điện thoại cho mẹ xem chuyện nợ nần của Long thế nào, tuy nhiên còn chưa kịp gọi thì mẹ tôi đã gọi đến trước.

Trong điện thoại, bà nói:

- Mày có tiền không? Mày cho tao mượn tạm 100 triệu để trả cho thằng Long, chứ giờ chúng nó hắt cả sơn vào nhà, hôm qua tao không dám ngủ, giờ cũng chịu thôi, chẳng biết làm sao cả.

Không trả cho bọn nó thì bọn nó cũng chẳng để yên cho mà sống.

Mày có tiền thì cho tao vay tạm, đợi yên yên rồi tao thu xếp trả mày.

- Số tiền lớn như thế con không có, nhưng mà mẹ để con xoay sở xem thế nào đã.

- Ừ.

Có mỗi nó là con trai thôi, biết là nó hư nhưng giờ mà không cứu nó thì mấy thằng cho vay nặng lãi kia gϊếŧ nó mất.

Mày cố giúp nó lần này, giúp em trai mày với mẹ mày.

Chứ mình tao không biết xoay sở như thế nào cả.

Tôi vừa thương vừa giận mẹ, vì bà chiều chuộng quá nên em trai tôi mới hư.

Nhưng việc đã rồi, để người già cả chịu cảnh côn đồn đến quậy phá suốt ngày cũng không được, thế nên tôi nói:

- Vâng, thôi cứ từ từ để con tính, có gì thì con gọi.

Bây giờ con đang có khách đã.

- Ơ mày làm cái gì mà có khách thế? Sao bảo dọn sang ở hẳn nhà người ta rồi cơ mà? Sao giờ lại khách khứa gì nữa?

- Con xin làm lại ở siêu thị cũ.

Bí Ngô nó học cả ngày, con ở không cũng chẳng làm gì nên xin đi làm.

Khách họ vào rồi, con làm đây.

Bận rộn cả ngày hôm đó nên tôi không gọi lại cho mẹ, với cả tôi cũng đang suy nghĩ thêm xem có nên trả nợ cho Long không, vì tính nó xưa giờ mãi chẳng thay đổi, lúc nào cũng đi hứa hẹn rồi đâu lại vào đó nên tôi mới chần chừ.

Thế nhưng, trong lúc tôi còn chưa quyết định xem nên làm gì thì Long lại đột nhiên đến tìm tôi.

Hôm đó tôi mới vừa đi học về, lết bộ gần đến cổng thì nghe tiếng gọi "Chị ơi" ngay sau lưng, ngoảnh đầu lại thấy em trai đang lững thững đi sau mình.

Tôi còn chưa kịp hỏi câu nào, nó đã bảo:

- Khϊếp, đúng là chị lấy được chồng giàu thật đấy.

Ở trong khu nhà giàu à? Kinh thế.

- Sao em lại đến đây? Sao lại biết chị ở đây?

- Thì đi theo chị chứ sao nữa.

Mà giờ chị còn đi học đại học nữa à? Nhà ông kia tài trợ à?

Tôi không trả lời mà chỉ hỏi ngược lại:

- Sao biết chị ở đâu mà đi theo?

- Thì nghe nói chị làm lại chỗ siêu thị cũ đó thôi.

Giờ chị nhiều tiền rồi, cho em vay ít trả nợ đi.

100 triệu thôi.

Hôm nay em không dám về nhà nữa, về nhà là bọn chủ nợ gϊếŧ em chết.

Chị cho em vay tạm, khi nào có thì mẹ trả cho.

- Chị đã nói với em rồi, em chơi bời nó vừa thôi.

Chị không có tiền.

Suốt ngày chơi bời nợ nần thế ai mà trả mãi được, tiền đâu mà trả.

- Thôi chị trả nốt cho em lần này đi.

Chị ở nhà giàu thế mà lại bảo không có tiền.

Cái biệt thự to tướng kia cũng cả trăm tỉ chứ chả ít, chị đẻ con Bí Ngô cho nhà họ thì giờ cũng là người nhà họ chứ gì nữa.

Thế mà em trai vay có 100 triệu cũng không cho vay, chị cho em vay đi.

Tôi thấy nó chơi bời nợ nần nhiều, sợ đồng ý dễ dàng thì lần sau nó lại ngựa quen đường cũ nên nói không cho.

Long kèo nhèo không được lại dọa cứ đứng đây không về, còn đòi vào nhà nói chuyện với "anh rể".

Lúc ấy tôi bắt đầu cảm thấy bực mình, nhưng so với việc bực mình thì tôi còn sợ phiền đến gia đình nhà Huy hơn, bởi vì em tôi thế nào, tôi là người hiểu rõ nhất.

Tôi đang định bảo nó đi về đi để lúc khác nói chuyện, thì bỗng dưng lại thấy có người từ trong biệt thự đi ra.

Hải nhìn thấy hai chị em tôi thì ngạc nhiên hỏi:

- Ơ, có chuyện gì mà chị hai lại đứng đây thế? Đây là bạn của chị à?

- À… đây là…

Tôi còn chưa kịp nói hết câu, Long đã cắt ngang lời:

- Tôi là em của chị ấy, anh gọi chị ấy là chị hai thì chắc là em của anh rể tôi à?

- À thì ra là em của Chi.

Thảo nào nhìn giống thế.

Hải không hề tỏ ra khinh thường những người như em tôi, vẫn lịch sự chìa tay ra rồi bảo:

- Tôi là chú của Trường An.

- À...!thế giới thiệu với anh, tôi là cậu nó.

Cậu ruột đấy.

Nói đến đây, Long lại liếc ngôi biệt thự phía sau và quần áo trên người Hải một lượt:

- Nhà anh to đẹp thật đấy.

Chị tôi ở đây chắc rộng rãi thoải mái lắm nhỉ?

- Ừ, nhà rộng, chị cậu với Trường An ở đây cũng thoải mái.

Mà sao hai người lại đứng ngoài đây thế nào? Chị Chi sao không bảo em trai vào nhà nói chuyện?

Tôi sợ Long đồng ý nên lén lút giật giật áo nó, ngoài mặt thì gượng gạo cười bảo Hải:

- Em trai tôi đến nói chuyện tý rồi về luôn thôi.

Nói xong rồi, không cần vào nhà nữa.

Thôi, Long về đi em, muộn rồi.

- Em chưa nói xong mà.

Chuyện kia thì chị định sao?

- Em cứ về đi rồi có gì chị gọi điện.

Giờ muộn rồi, mẹ ốm, về với mẹ đi.

- Thế cũng được, thế em về nhà chờ nhé.

Chị nhớ gọi điện sớm sớm đấy, không thì mấy người kia đến em không biết làm thế nào đâu.

Biết nó cố tình nói thế để ép mình, nhưng tôi không còn cách nào khác, đành phải cắn răng đồng ý.

Sau khi Long về rồi, Hải mới quay sang bảo tôi:

- Hình như em trai của chị có khó khăn gì à?

- À… không.

Tại lâu nay tôi không về được nên nó đến thăm tôi thôi, tiện nói mấy việc linh tinh.

Tất nhiên mấy lời nói dối ấu trĩ này người bình thường cũng không tin chứ đừng nói đến dân kinh doanh lọc lõi như Hải.

Nhưng anh ta không vạch trần tôi, chỉ cười:

- Thế hả? Nghe nói mẹ chị ốm à? Ốm thế nào?

- Bệnh người già nên ốm sơ sơ thôi, không sao.

- Nếu có gì khó khăn, cần giúp đỡ thì bảo tôi nhé.

Tôi không như anh cả đâu, tôi có nhiều thời gian rảnh rỗi hơn, mà tôi cũng thích giúp đỡ người khác hơn.

- Vâng.

Cảm ơn anh.

Nói xong, tôi miễn cưỡng nở một nụ cười với anh ta rồi rảo bước đi vào trong nhà.

Để người khác biết chuyện không hay của gia đình mình, tôi rất khó chịu, tối hôm ấy gọi điện về mắng cho Long một trận nhưng nó chẳng để được chữ nào vào đầu, cũng chẳng thèm xin lỗi tôi mà còn bảo:

- Thế chị có gửi tiền không? Chị không gửi là mai em lại đến nữa đấy.

- Muốn có tiền thì phải để tao đi vay đã, tiền đâu sẵn thế.

Mày đừng có đến nữa, mày mà đến kiểu như hôm nay thì một xu tao cũng không cho mày vay.

- Biết rồi, nói nhiều.

Nhanh nhanh lên đấy, chúng nó cho hạn đến chiều mai.

Chiều mai chị chuyển tiền về cho em trả nợ.

Tôi không đáp nữa, cúp rụp máy, nằm xuống giường rồi nhưng tức và tủi thân quá nên không sao ngủ nổi.

Vốn dĩ tiền trong thẻ tôi không dám lấy của người ta, nhưng giờ nó ép tôi thế, không đưa nó 100 triệu thì kiểu gì nó cũng đến đây quậy phá làm ảnh hưởng đến tôi và Bí Ngô, mà nếu đưa cho nó thì chẳng khác gì tôi đang lấy tiền Huy cho tôi ăn học để trả nợ cho em trai cả.

Ngày hôm sau, dù không muốn nhưng tôi vẫn phải đi rút tiền đưa cho mẹ tôi trả nợ.

Long thấy tôi mang một đống tiền về thì nham nhở cười bảo:

- Đấy, thế mà cứ bảo không có tiền, giờ được vào nhà giàu rồi thì cũng phải chia tý lộc cho người nhà chứ.

Chị định ôm hưởng một mình đấy à?

- Tiền này là tao đi vay về, không phải tiền của tao.

Mày liệu liệu làm ăn trả cho tao để tao còn trả cho người ta.

- Rồi, rồi, lắm lời.

Đưa tiền xong, mẹ tôi vui vẻ hẳn, còn bảo tôi ở lại ăn cơm chiều nhưng tôi không có tâm trạng nào ở lại, cũng không muốn ở lại nên thất thểu đi về.

Giờ tan tầm, xe bus rất đông người nên tôi đứng mãi cũng không thể đón được xe nào, cái nào cũng chật cứng không chen lên nổi nữa.

Chờ đến chuyến thứ 3 thì trời đột ngột đổ mưa, trạm xe bus chỗ này mái che rất nhỏ, lại cách xa nhà người ta nên đứng mấy phút đã bắt đầu bị mưa hắt ướt hết cả người.

Thời tiết đầu mùa đông không lạnh lắm, nhưng có mưa và bị dính mưa nên cảm thấy lạnh kinh khủng.

Tôi đứng dưới mái che run rẩy, lúc ấy vừa buồn vì em trai mình, lại vừa ấm ức vì ngay cả thời tiết cũng không đứng về phía tôi nên tôi tủi thân quá, tự nhiên lại muốn khóc to một trận cho lòng đỡ khó chịu.

Thế nhưng tôi lại không dám khóc, bởi vì tôi luôn tự nhủ rằng chỉ một chuyện nhỏ đã rơi nước mắt thì sau này đối diện với chuyện lớn, tôi sẽ không còn nước mắt để khóc nữa, cho nên có lạnh hay có buồn thế nào cũng cắn răng chịu.

Dần dần, trời mưa càng lúc càng nặng hạt, mọi người hầu như đã chạy vào khu nhà phía sau để trú mưa hết, chỉ có mình tôi vẫn im lặng đứng đó.

Tôi sợ bỏ lỡ chuyến xe bus phía sau thì sẽ về muộn hơn Bí Ngô của tôi, mà tôi đã hứa với con mỗi ngày sẽ ở nhà để đợi con đi học về rồi, thế nên tôi không thể về muộn được.

Từng làn xe cộ hối hả xuyên qua màn mưa trắng xóa trước mắt tôi, ai cũng vội vã, thậm chí có cả những chiếc xe lao nhanh đến mức làm bắn hết nước bẩn dưới đường lên người tôi, từ đầu đến chân bị dính nước ướt rượt.

Khi đó tôi lạnh đến nỗi răng va vào nhau lập cập, hai đầu gối run sắp không đứng vững nữa, đang không biết phải làm sao thì bỗng dưng có một chiếc xe đột nhiên đi chậm lại, sau đó dừng hẳn trước mặt tôi.

Huy kéo kính xe xuống, bảo tôi:

- Lên xe.

- Ơ… Sao anh lại ở đây?

Anh ta không trả lời mà chỉ cau mày, lúc này tôi mới nhận ra rằng mình hỏi câu ấy chẳng đúng lúc tý nào nên vội vã chạy lại, mở cửa trèo lên xe.

Mỗi tội cả người ướt quá, toàn nước bẩn mà ngồi xe xịn của anh ta thì sợ hỏng ghế da, nên tôi cứ loay hoay mãi.

Cùng lúc này, Huy bỗng dưng ném cho tôi một chiếc khăn lông rất to, anh ta nói:

- Lau đi, đừng làm bẩn ra xe tôi.

- À… vâng.

Nhiệt độ trên xe rất ấm, tôi ngồi lau tóc một lúc thì tay chân cuối cùng cũng bắt đầu lấy lại được cảm giác.

Thấy anh ta hôm nay tự mình lái xe, tôi mới hỏi:

- Hôm nay anh có việc đi qua khu này à?

- Ừ.

Những hạt mưa nặng trĩu va vào kính chắn gió phía trước, trắng xóa hết cả khung cảnh trước mặt.

Trong tiếng mưa ầm ỹ, tôi nghe tiếng anh ta nói:

- Khu này cũng đâu phải trường cô?

- Nhà tôi ở đây, hôm nay tôi học 3 tiết thôi, còn sớm nên tôi tiện về thăm nhà.

Đang đứng chờ xe bus về thì gặp mưa.

May mà có anh cho đi nhờ xe.

Cảm ơn anh nhé.

Anh ta không trả lời nữa, tôi cũng không lắm lời mà chỉ ngồi im nhìn đoạn đường dày đặc xe cộ phía trước.

Mỗi tội hình như bị dính mưa nên tôi bắt đầu cảm, bụng vừa lạnh vừa đau, người thì cứ chốc chốc lại rùng mình nổi hết da gà lên.

Liếc trong gương chiếu hậu thấy mặt tôi xanh mét, nhưng tôi không dám nói mà cũng không dám kêu, sợ phiền đến Huy nên cứ im lặng cắn răng chịu như vậy thôi.

Sau cùng, có lẽ vì khó chịu quá nên tôi lơ mơ thϊếp đi, mãi đến khi xe dừng lại, giật mình mở mắt ra mới thấy trước mặt là một tiệm café rất lớn.

Huy vào bên trong, lúc sau xách theo hai ly nước mang ra, một ly là café đá để anh ta uống, ly còn lại anh ta đưa cho tôi.

Nhìn cốc trà gừng còn nóng hổi, tôi hơi ngạc nhiên, mà cũng rất cảm kích, lần đầu tiên được một người cộc cằn như anh ta đối xử tốt như vậy nên ấp úng mãi mới nói được một câu:

- Cảm… ơn anh.

- Khỏi cảm ơn.

Thay em trai tôi mua cho cô.

Nói đến đây, dường như vẫn cảm thấy như thế vẫn không đúng nên anh ta bổ sung thêm một câu:

- Đừng để Bí Ngô lây cảm của cô.

- À… vâng.

Tôi biết rồi.

Nhờ có cốc trà gừng đó của anh ta mà cơ thể tôi ấm lên rất nhiều, ấm từ trong ra ngoài nên bụng cũng không còn đau nhiều nữa.

Mỗi tội, tối hôm đó về nhà tôi vẫn sốt một trận, vật vã đến tận 3 giờ sáng mới vã mồ hôi ra rồi thϊếp đi.

May sao ngày hôm sau rơi vào cuối tuần, lại trùng với ca nghỉ của tôi nên được ở nhà nghỉ ngơi, Bí Ngô cũng thế.

Con bé thấy mẹ mệt nên cứ chốc chốc lại chạy đi lấy nước ấm cho tôi, sau đó lại lấy khăn đòi đắp trán cho mẹ.

Tôi cười bảo:

- Mẹ hết sốt rồi, mẹ không ốm nữa đâu.

Bí Ngô không cần phải đắp trán cho mẹ.

- Nhưng bác cả nói mẹ bị ốm sẽ lây cho Bí Ngô đấy, mẹ phải uống thuốc nữa mới không lây cho Bí Ngô.

Tôi nghĩ Huy không muốn tiếp xúc nhiều với tôi nên mới nói thế, nhưng con lại không hiểu nên cứ quẩn quanh chăm sóc cho tôi.

Tôi vừa thương con mà cũng vừa buồn cười, cuối cùng đành ngồi dậy ôm lấy Bí Ngô:

- Mẹ khỏe rồi.

Giờ mẹ dậy ăn sáng với Bí Ngô rồi uống thuốc nhé.

Uống thuốc vào là khỏi luôn, còn lâu mới lây được cho Bí Ngô.

- Vâng ạ.

Ăn sáng xong, uống thuốc vào nữa nên tôi thấy đỡ mệt đi nhiều, muốn dành thời gian chơi với con nhưng bình thường cứ cuối tuần là Bí Ngô lại phải sang khu chính chơi với ông nội và em Jin Jin, thành ra bảo được nghỉ thì nghỉ thế thôi, chứ tôi cũng chẳng được chơi với con bao nhiêu.

Không có việc gì làm nên tôi loay hoay dọn dẹp nhà với chị Oanh, lúc lau đến cầu thang thì thấy Huy từ trên phòng đi xuống.

Hôm nay anh ta cũng không đi làm nên tôi thấy ngạc nhiên, nhưng cũng không dám hỏi mà chỉ gật đầu chào một cái rồi tiếp tục lau nhà.

Khi anh ta xuống đến tầng 1, tôi có nghe Huy nói với chị Oanh mấy câu gì đó mà "vứt đi, tôi không dùng nữa".

Ban đầu không để ý lắm, nhưng lát sau thấy chị Oanh bỏ laptop vào một cái thùng cũ đi xuống, tôi mới tròn mắt hỏi:

- Ơ, chị mang máy tính đi đâu thế?

Chị Oanh cũng ngơ ngác không kém tôi, nhăn mặt bảo:

- Cậu Huy vừa bảo chị đem cái máy tính này đem bỏ đi.

Chẳng biết có hỏng hay không, nhưng chị thấy vẫn còn mới mà nhỉ? Mới toanh chưa một vết xước luôn ấy, tự nhiên bỏ đi thế này cũng phí.

- Máy mới thế mà bỏ đi hả chị? Vứt hẳn luôn ấy ạ?

- Ừ, nghe cậu Huy bảo thế mà.

Chị thì có biết gì về máy tính máy tiếc đâu, có hỏng hay không hỏng thì chị cũng không biết.

Hay là em xem thử xem, lỡ biết đâu chưa hỏng thì sao.

- Vâng, để em xem thử.

Tôi bỏ khăn lau xuống rồi ngồi xổm ngay trên cầu thang, lôi máy tính ra khỏi hộp carton cũ để kiểm tra.

Máy tính của Huy vẫn còn rất mới, lại là sản phẩm mới ra mắt của Lạc Thành, mấy tháng trước tôi thấy quảng cáo trên mạng hình như là hơn 60 triệu cái này thì phải.

Thế mà anh ta nói vứt là vứt, đúng là nhà giàu, sở hữu hẳn một tập đoàn về công nghệ nên chẳng biết tiếc của là gì.

Tôi đặt máy tính xuống bậc cầu thang rồi lại loay hoay bật lên, đúng thật máy bị hỏng nhưng chỉ là lỗi windows thôi, cái này thì cài lại là xong chứ không cần phải vứt hẳn.

Tôi đang cần máy tính để học, thấy vứt đi cái máy tính mới thế này thì phí quá nên mới bảo chị Oanh:

- Chị ơi, cái này sửa được.

Hay là chị đừng vứt đi, để em mượn dùng được không?

- Ơ thế là chưa hỏng à?

- Vâng, chưa hỏng hẳn chị ạ, vẫn dùng được.

- Ôi thế thì vứt làm gì cho phí nhỉ? Em xuống hỏi cậu Huy xem, chắc là cậu ấy cho ấy mà.

Bình thường cậu Huy bảo bỏ đi thì là bỏ, có bao giờ lấy lại nữa đâu, mang đi vứt thì phí quá.

- Vâng, để em xuống hỏi.

Tôi tiếc của nên dù ngại nhưng vẫn đi xuống nhà hỏi anh ta, nếu Huy đồng ý thì có cái để học, mà không đồng ý thì mất mặt một tý cũng chẳng sao.

Khi tôi xuống đến phòng khách thì anh ta đang ngồi đọc báo, trước mặt để một ly cafe đen đặc vẫn còn nóng hổi.

Thấy tôi, anh ta hơi ngẩng lên nhìn, tôi thì ấp úng mất vài giây mới dám nói:

- Tôi thấy chị Oanh nói anh định vứt laptop đi à?

- Ừ, sao?

- Hình như laptop chưa hỏng, vứt đi thì phí quá.

Hay là anh cho tôi nhé? Hoặc cho tôi mượn cũng được.

Huy lạnh nhạt cúi xuống tiếp tục đọc báo, bộ dạng chẳng mấy quan tâm đến những chuyện vặt vãnh thế này, chỉ thờ ơ trả lời:

- Cô thích lấy thì lấy!.